Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh

19/04/2015 02:45 AM
1,566

Nhân viên kinh doanh là người đem khách hàng về cho Doanh nhgiệp. Tuyển dụng nhân viên kinh doanh giỏi bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của bộ phận nhân sự-tuyển dụng.



Bí quyết 1: Kiên trì

Kiên trì là đức tính đầu tiên và tối cần thiết đối với bất kỳ nhân viên kinh doanh nào. Khi tỏ ra kiên trì, bạn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của giám đốc kinh doanh. Họ sẽ tò mò muốn tìm hiểu cách làm việc của bạn, bạn sẽ làm gì khi bị từ chối, khi nhà tuyển dụng tỏ ra khó chịu. Trước tiên bạn hãy viết một lá thư thật thuyết phục để giới thiệu về năng lực của mình, sau đó gọi điện cho giám đốc kinh doanh. Bạn hãy viết lá thư kế tiếp để nhắc nhở về lá thư đầu tiên. Cuối cùng, bạn gửi mail đến cho giám đốc kinh doanh, đính kèm lý giải của bạn vì sao họ nên tuyển dụng ban hay ít nhất cũng mời bạn tham dự phỏng vấn . Bạn nên bắt đầu lá thư của mình bằng những câu nói gây ấn tượng như: “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nếu tôi được chấp nhận”.

Bí quyết 2: Chuẩn bị thật tốt

Những nhà tuyển dụng thường than phiền rằng các nhân viên kinh doanh thường thiếu sự chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn thực ra chính là cuộc gọi mời mua hàng. Đối với nhà tuyển dụng, khả năng làm việc của bạn chính là hàng hoá. Bạn hãy chứng tỏ cho họ biết bạn đã chuẩn bị rất nghiêm túc cho cuộc phỏng vấn này bằng cách nói: “Để chuẩn bị cho buối phỏng vấn này, tôi…” và liệt kê ra các công việc đã làm.

Bí quyết 3:  Resume ấn tượng

Bạn phải thể hiện được ý muốn làm việc của mình ngay trong resume. Resume của bạn phải được điều chỉnh thích hợp cho từng ngành nghề và công ty.

Bí quyết 4: Chứng minh các thành công

Hãy chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là một người thành công. Hãy kể ra 3 thành công lớn nhất của bạn và thuật lại 7 thành tích nổi bật khác mà bạn đã đạt được trong các lĩnh vực khác nhau như: học hành, âm nhạc, thể thao… Bạn sẽ tiếp tục đem đến thành công cho công ty mới. Bạn có thể chưa phải là một nhân viên bán hàng thành công nhưng bạn đã có được thành công trong các lĩnh vực khác. Nó góp phần tạo ra con người tương lai của bạn.

Bí quyết 5: Có kiến thức về kinh doanh

Nếu bạn muốn trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn phải có kiến thức về kinh doanh và hiểu biết các khái niệm về bán hàng. Bạn không thể học kinh doanh từ sách vở, tuy nhiên bạn hiểu được kinh doanh là cả một quá trình. Bạn có thể thảo luận với nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của việc hiểu biết nhu cầu khách hàng và đưa ra các giải pháp. Bạn cũng có thể hỏi nhà tuyển dụng về quan điểm kinh doanh và cách thức làm việc của họ.

Bí quyết 6: Kế lại một câu chuyện liên quan đến kinh nghiệm bán hàng

Bạn cần kể lại một kinh nghiệm liên quan nào đó để chứng minh cho khả năng thuyết phục của bạn. Bạn hãy mô tả thật chi tiết cách thức bạn khiến một ai đó làm theo điều mình mong muốn. Hãy thể hiện rằng bạn có đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc mới này.

Bí quyết 7: Sẵn sàng bắt đầu từ vị trí thấp nhất

Có thể bạn sẽ bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Tuy nhiên đừng nản lòng vì bạn đã  bước chân được vào ngành nghề mình mong muốn.

Hãy chuẩn bị tinh thần để làm việc!!

Việc trở thành một nhân viên kinh doanh khi chưa có kinh nghiệm quả thật cũng rất khó khăn. Bán hàng là cả một nghệ thuật. Đây cũng là lý do giải thích vì sao các giám đốc kinh doanh được trả lương rất hậu. Họ làm việc chăm chỉ, không sợ bị từ chối hay nguy hiểm.

Tuy nhiên, sự thật thì rất ít người có thể làm đúng theo 2 hay 3 điều trong số 7 bí quyết này. Nếu bạn có thể làm được, bạn đang tạo ra sự thay đổi. Hãy nhớ rằng những nhân viên kinh doanh giỏi thường rất hiếm hoi.


10 câu hỏi kinh điển trong buổi phỏng vấn

Có ít nhất 4 trong số 10 câu hỏi sau luôn được hỏi trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể quá quen thuộc với chúng, nhưng hãy cẩn thận! Nếu không có cách trả lời phù hợp, bạn vẫn có thể bị loại ngay từ vòng đầu!

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn
Có đến 98% các
cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi này. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Cái NTD muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…). Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh hóa chất!






Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết được điều này.

Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân. Hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”.

Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?
Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD. Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào NTD. Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP. HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em, môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp”. Theo chị X, ứng viên này là người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.

Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng
công việc. Như vậy, NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?
Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu hỏi này. Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục NTD. Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt. Đồng thời, bạn cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện. Chẳng hạn: “Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần mềm cho một bệnh viện. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”

Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
Lưu ý đối với câu hỏi này, nếu bạn trả lời: “Tôi chưa bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp”, NTD sẽ nghi ngờ và tiếp tục “tra hỏi” cho đến khi tìm ra sự thật. Cách tốt nhất là bạn nên “nói giảm, nói tránh” một chút, đồng thời chỉ ra cách giải quyết của bạn, chẳng hạn: “Không đến mức gọi là mâu thuẫn. Tôi chỉ có một vài lần bất đồng ý kiến với đồng nghiệp. Khi chuyện xảy ra, tôi đề nghị được gặp trực tiếp họ và dành thời gian để lắng nghe quan điểm của họ. Sau đó, chúng tôi thảo luận cho đến khi tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho đôi bên.”

Câu hỏi 8: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới là gì?
Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với NTD. Ví dụ: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng phân tích tài chính của một doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa Chartered Financial Analyst (CFA) ở Trung tâm FTMS.”

Câu hỏi 9: Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó kết hợp với mức lương bạn mong muốn và mức lương gần đây nhất của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu "khoảng" hơn là một con số chính xác.

Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự nhiệt thành của mình với công việc! Hãy
hỏi NTD ít nhất một câu, có thể là về chế độ phúc lợi, điều kiện và thời gian làm việc …; chẳng hạn: “Tôi có phải làm việc vào ngày thứ bảy không?”. Không nên nói “Không, anh/chị đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.”

Trả lời phỏng vấn tuyển dụng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì là nghệ thuật nên bạn cần nghiên cứu mới biết cách trả lời. Tuy nhiên, do cũng là nghệ thuật nên bạn phải linh hoạt, khéo léo thì mới trả lời phỏng vấn tuyển dụng thật sự tốt được. Vì thế, bạn đừng bao giờ học thuộc lòng những ví dụ trên đây rồi “trả bài” cho NTD! Chúng chỉ đóng vai trò định hướng, gợi cảm hứng cho bạn sáng tạo và tìm ra những cách trả lời phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn may mắn khi tìm việc nói chung và dự phỏng vấn tuyển dụng nói riêng!


Vượt qua buổi phỏng vấn dù thiếu kinh nghiệm


Em vừa tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực Trường ĐH Lao động - xã hội (cơ sở 2). Đến nay em có tổng cộng thời gian làm việc cho một công ty du lịch là hai năm (kể cả bán thời gian và toàn thời gian).


Công việc chính của em là nhân viên sale, thỉnh thoảng em cũng làm phụ giúp phòng nhân sự một số công việc liên quan đến chuyên ngành em vừa tốt nghiệp như tiền lương, BHXH, tuyển dụng...

Qua quá trình làm việc, em thấy công việc kinh doanh không phù hợp với khả năng cũng như sở trường của mình. Hiện em muốn tìm một công việc theo đúng chuyên ngành quản trị nhân lực. Xin hỏi khi đi phỏng vấn tuyển dụng, em phải trình bày về kinh nghiệm làm việc như thế nào để thuyết phục nhà tuyển dụng?

(Doan To Nga)

- Chào bạn. Bạn xét thấy “công việc kinh doanh không phù hợp với khả năng cũng như sở trường” của mình, vậy sở trường của bạn là gì? Và bạn thực sự yêu thích một công việc như thế nào? Đây là hai câu hỏi rất quan trọng bạn cần suy nghĩ kỹ và có câu trả lời cụ thể. Bởi khi đó bạn mới định vị được đâu là ngành nghề phù hợp nhất với bản thân, từ đó nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công cũng như hạnh phúc trong công việc.

Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị nhân lực, bạn có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến cung ứng nguồn nhân lực; tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; phụ trách công tác lương bổng và các chế độ, chính sách, công việc hành chính văn phòng…

Như vậy, những công việc bạn có thể làm là: chuyên viên tuyển dụng nhân sự, chuyên viên lương bổng và phúc lợi, chuyên viên đào tạo nguồn nhân lực, nhân viên hành chánh, thư ký, trợ lý cũng như các công việc liên quan khác như: chăm sóc khách hàng, kinh doanh, tiếp thị…

Riêng với công việc kinh doanh, bạn thấy không phù hợp với tính chất công việc hay với sản phẩm/dịch vụ bạn kinh doanh (du lịch)? Bạn hãy phân biệt rõ để có sự chuyển hướng nghề nghiệp phù hợp nhé!

Một giải pháp dành cho bạn nếu muốn làm công việc đúng chuyên ngành là chuyển qua phòng nhân sự của cùng công ty (khi phòng có nhu cầu tuyển dụng). Bạn có thể trình bày với cấp trên trực tiếp nguyện vọng của mình và nhờ cấp trên hỗ trợ. Khi trao đổi với người có trách nhiệm liên quan ở phòng nhân sự, bạn cần thuyết phục và chứng minh với anh/chị ấy rằng: bạn không những yêu thích mà sở trường của bạn đáp ứng được các yêu cầu của vị trí ứng tuyển.

Trong trường hợp bạn mong muốn làm việc ở môi trường mới, bạn cần lưu ý các điểm quan trọng sau:

Trình bày hồ sơ: Bạn đã có hai năm kinh nghiệm, đây là một lợi thế đáng kể bởi không phải sinh viên mới ra trường nào cũng đáp ứng được yêu cầu kinh nghiệm của nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng lợi thế này bằng cách liệt kê đầy đủ các nhiệm vụ bạn đảm trách, kinh nghiệm và các kỹ năng quan trọng đã tích lũy cũng như những thành tích bạn đạt được trong suốt thời gian qua trong hồ sơ. Và đặc biệt, bạn cần tập trung nhấn mạnh những yếu tố phù hợp nhất với yêu cầu vị trí ứng tuyển.

Thư tìm việc: Bạn chuyển từ công việc kinh doanh sang công việc nhân sự, hãy trình bày mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì, mong muốn cũng như niềm đam mê của bạn với vị trí ứng tuyển. Và đừng quên nhấn mạnh những sở trường bản thân phù hợp với vị trí này để bước đầu thuyết phục nhà tuyển dụng.

Bạn tự tin với sự lựa chọn của mình, cộng với những điểm bạn trình bày trong hồ sơ và thư tìm việc sẽ là những nền tảng giúp bạn vượt qua các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Kinh nghiệm đi phỏng vấn ứng tuyển nhân viên Seo


[quang ba web]- Bạn đã có hiểu biết trong lĩnh vực quảng cáo website (seo) nhưng tìm việc vẫn hết sức khó khăn đối với bạn. Sau đây là tổng hợp những kinh nghiệm khi đi xin việc ở lĩnh vực này.

Vâng cũng như các bạn là 1 sinh viên trước khi ra trường mình đã khát khao có 1 công việc và mình đã chọn quảng cáo website. Thời gian ban đầu thật khó khăn để xin việc có lẽ cũng là tình trang chung với tất các các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp cao đẳng như mình. Trải qua 2 tháng không lương 1 tháng thử việc và 8 tháng nhân viên chính thức mình lại quay lại công đoạn ban đầu như các bạn là đi xin việc. Nhưng khi đã có kinh nghiệm rùi thì mình được quyền tự tin hơn để kiếm 1 công việc ưng ý. Vậy khi đã có hiểu biết về seo rùi bạn sẽ cần những gì để có 1 vị trí trong 1 công ty seo chuyên nghiệp.

Đầu tiên mình nghĩ chính là vấn đề tâm lý. Khi bạn có 1 tâm lý vững vàng thì sẽ không có gì làm khó bạn cả. Bạn bình tĩnh và đĩnh đạc tràn đầy tự tin đi phỏng vấn thì đó đã là ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng rồi. Thử tưởng tượng xem, bạn bước vào phỏng vấn mà cứ run run thì người ta sẽ nghĩ sao. Hiện nay người ta tuyển nhân viên đâu chỉ cần kiến thức chuyên môn mà họ còn cần cả 1 con người hòa đồng, nhanh nhẹn ... Rất nhiều tiêu chí đó bạn à. Cho nên "tâm lý chiến" chính là cái bạn có thể ghi điểm đầu tiên. Hay suy nghĩ là mình đang không có việc, đang là con số 0 không có gì để mất, hãy làm hết mình và không run sợ thoải mái và tự tin với kiến thức mình có

Điều tiếp theo bạn cần chính là kiến thức và sự hiểu biết của bạn. Cái này là nhân tố quyết định bạn có được lựa chọn hay không. Hay chuẩn bị kỹ cho việc này. Bạn hãy hệ thống kiến thức của bạn về quảng cáo website. Càng logic hóa kiến thức cảu bạn bao nhiêu thì khả năng trúng tuyển của bạn càng cao bấy nhiêu. Bạn hay trình bày nó theo trình tự, ý lớn ý nhỏ rõ ràng. Trong SEO thì bạn có thể trình bày theo 2 hướng.

- Hướng thứ nhất : bạn hay trình bày trình tự các bước làm của bạn khi bạn seo (nhớ trình bày mạch lạc rõ ràng nhé)

- Hướng thứ 2: Trình bày theo quy trình onsite - offsite (hướng này được mình dùng và có vẻ được đánh giá cao hơn)

Điều cuối cùng chính là làm chủ buổi phỏng vấn. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ vì thường người phỏng vấn mới là làm chủ những không phải thế bạn à. Đừng để bị áp đặt không khí cảu buổi phỏng vấn. Không phải cứ người phỏng vấn mình là người biết về seo đâu (chủ yếu đối với những công ty không làm dịch vụ seo). Việc là chủ ở đây là bạn điều hướng buổi phỏng vấn tới những cái gì bạn muốn, trình bày những cái bạn đã chuẩn bị trước. Luôn tạo cảm giác chuyên nghiệp và để nhà tuyển dụng thấy mình là người trung thực nhé. Đôi khi bạn có thể nói là bạn cũng đang phỏng vấn 1 vài nơi để tự nâng tầm bản thân nhưng cũng nên cân nhắc nhé vì nó là con dao 2 lưỡi đó bạn à. Các tiêu chí thành thật, hài hước (tạo không khí thoải mái nhưng có chừng mực vì dù sao đây cũng là buổi phỏng vấn) và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn. Đây là những kinh nghiệm đúc kết lại của mình. Chúc các bạn may mắn và tìm được 1 chỗ làm ưng ý.



Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Phong thái khi đi phỏng vấn
Những kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng
Các câu hỏi pỏng vấn thường gặp


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý