Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngân hàng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngân hàng

19/04/2015 02:45 AM
1,768

Trong lúc tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất 2011 và nhân dịp kỷ niệm 01 tháng kể từ ngày chính thức khai trương diễn đàn, tôi sẽ tổng hợp và hệ thống hóa lại một vài điều cần lưu ý cho một cuộc phỏng vấn thành công vào một Ngân hàng.


I/ Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị về trang phục:

Điều này đã được nhắc đến nhiều tại topic
Mặc gì khi đi phỏng vấn vào Ngân hàng nhiều ý kiến đã được bàn luận, tuy nhiên tựu chung lại là: Ăn mặc giản dị, lịch sự, không quá cầu kỳ và chói lóa. Đặc biệt không nên có quá nhiều ... mùi!

2. Chuẩn bị về Kiến thức:

2.1. Về cơ bản, kiến thức chuyên môn (chuyên ngành) các bạn đã được test tại các đợt thi viết (trừ bạn nào có kinh nghiệm rồi, ko phải test) nên khi phỏng vấn sẽ không nhắc lại nhiều, chủ yếu với các bạn thi viết, hãy xem lại xem mình có sai gì trong đề thi viết không? vì có thể nhà tuyển dụng sẽ gỏi lại.

Khi phỏng vấn, nếu hỏi về nghiệp vụ, nhà tuyển dụng thường tập trung vào 2 hướng:
- Những câu mà bạn đã trả lời sai trong đề thi viết
- Những câu hỏi trọng tâm đánh thẳng vào chuyên môn bạn đang làm và chuyên môn bạn muốn làm tai bank của họ.

2.2 Ngoài kiến thức về nghiệp vụ, các bạn nên chuẩn bị kiến thức hiểu biết chung về ngân hàng mà bạn tham dự phỏng vấn.
Chi tiết về tên, logo, slogan và ý nghĩa của chúng cùng với định hướng, điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược phát triển của Ngân hàng.
Kiến thức này rất quan trọng, nó giúp bạn chủ động trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng khi họ giả định đặt bạn vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong môi trường làm việc của họ.

Ví dụ: MSB có thể hỏi, nếu làm chuyên viên QLKH cá nhân thì theo em việc huy động có quan trọng không? - nếu ở MSB bạn nên trả lời là rất quan trọng, vì MSB hiện dừng cho vay cá nhân và chỉ tập trung vào huy động vốn của mảng KH này ....

2.3 Hãy xem lại một lần CV của bạn (xem thêm:
Tạo điểm nhấn trong CV - yếu tố quyết định để vượt qua trở ngại đầu tiên) và chắc chắn rằng bạn tự "thuộc cv" của mình, đừng nói những gì KHÁC với cv của bạn mà không có lý do chính đáng

II. Đối diện với Nhà tuyển dụng

Việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng được bắt đầu ngay từ phòng chờ. Tùy vị trí mà cần có phong thái phù hợp, tuy nhiên, phong thái nhã nhặn lịch sự luôn được cho là nên làm trong bất kỳ tình huống nào.
Khi vào phòng, hãy đi thẳng, hơi cúi chào, "đường hoàng" chủ động kéo ghế ngồi và chào Nhà tuyển dụng, không nên vì quá run mà khép nép quá. (Để bớt run, trước đó lúc chờ bạn nên uống nước - nên mang theo chai nước nếu bạn có mang túi hoặc cặp).
Trong quá trình phỏng vấn, hãy mở đầu bằng cách chủ động giới thiệu bản thân, tập trung vào thông tin chính và đặc biệt nhấn mạnh đến chuyên ngành học hoặc kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển - đừng mất thời gian bởi những thứ linh tinh (như sở thích, chứng chỉ không liên quan, các loại địa chỉ ...).

Nếu bạn thấy khát trong lúc PV, cứ chủ động mở nước uống hoặc yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp nước nếu không có (một số Ngân hàng họ không bố trí nước trên bàn phỏng vấn, tôi cũng chưa tìm hiểu lý do là gì, nhưng tôi không đánh giá cao những ngân hàng đó - tôi cảm thấy bị thiếu tôn trọng )

Khi trả lời phỏng vấn, cố gắng nhìn thẳng vào vùng tam giác giữa Hai Mắt và Miệng nhà tuyển dụng (tránh nhìn thẳng vào mắt). Trả lời gọn, rõ ràng, không dài dòng, cứ trả lời ý chính trước, họ hỏi thêm ta sẽ diễn giải.

Khi phỏng vấn xong, chủ động chào người phỏng vấn và chốt thêm một câu cảm ơn
Ví dụ: "Cảm ơn anh chị đã bớt chút thời gian cho em cơ hội được nói chuyện cùng các anh chị. E thiết nghĩ đây là cơ hội lớn để e học hỏi và khẳng định mình, rất mong có thể được làm việc với các anh chị trong thời gian tới" - Nghe thì nó hơi khách sáo nhưng rất cần (theo tôi là vậy) nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong việc ứng xử với tình huống phỏng vấn.

Dù kết quả thế nào, hãy mỉm cười khi ra khỏi phòng đừng quên đóng lại cửa

III. Về nhà:
Đừng quá suy nghĩ nhiều, relax đê, cbi cho buổi tiếp theo :p và nếu có kinh nghiệm gì hay thì cùng chia sẻ tại topic
Tổng hợp những kinh nghiệm thi vào ngân hàng nhé


Kinh nghiệm quý cho ứng viên tài chính, ngân hàng


Nếu bạn có kế hoạch làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Wesly Grove, chuyên gia nhân sự cao cấp của ngân hàng Chase Mahattan Bank, sẽ giúp bạn hiểu được phần nào công việc này.

“Cùng với chính sách toàn cầu hoá và giao lưu thương mại quốc tế đang ngày một tăng cao, số lượng ngân hàng sẽ bùng nổ và ngày có nhiều ngân hàng hơn cung cấp vốn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện tại nhiều nơi nhu cầu việc làm trong nghề ngân hàng vẫn vượt quá số vị trí hiện có. Tuy nhiên, theo tôi, một khi bạn quyết tâm làm nghề này, sẽ có rất nhiều cơ hội để thăng tiến”, Grove nói.

Theo ông thì ngay tại Mỹ, một quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển nhất thế giới, cũng sẽ rất khó khăn đối với các sinh viên Mỹ mới ra trường nếu muốn xin việc trong các ngành ngân hàng.

Những yêu cầu bắt buộc trong việc tuyển chọn nhân viên

Làm thế nào để một sinh viên mới tốt nghiệp có được một lợi thế trong ngành ngân hàng tài chính? Theo Wesley, khả năng nói và viết tiếng Anh thông thạo là kỹ năng số một để giúp bạn có việc làm, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành về tài chính ngân hàng.

Ông mong đợi điều đó trong bản lý lịch một trang dễ đọc và thư xin việc của ứng viên. “Một bản lý lịch viết bằng thứ tiếng Anh hoàn hảo - không có lỗi ngữ pháp hoặc cú pháp - sẽ được đặt vào vị trí trên cùng trong chồng lý lịch trong quá trình tôi xét tuyển nhân viên”.

Ngoài tiếng Anh tốt, khi tuyển người cho một vị trí, Wesley tìm những ứng cử viên có ba năm kinh nghiệm làm việc trong một công ty thuộc lĩnh vực tài chính ở bất cứ cương vị nào - thậm chí là người thực tập hoặc thư ký. Ông cũng yêu cầu các ứng cử viên phải có bằng đại học. Bằng đại học không nhất thiết phải liên quan đến tài chính. Với một số vị trí, bằng đại học có thể về ngoại ngữ hoặc một lĩnh vực khác.

Thách thức lớn nhất của Wesley khi tuyển người là tìm ra những người có trình độ để làm ở các vị trí quản lý. “Ở cấp này, phần lớn những người có kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh ngân hàng đều có trình độ khác biệt với nhau cả về sự am hiểu lẫn kỹ năng làm việc”.

Khi tuyển người vào những vị trí này, ông theo dõi những người có kỹ năng phân tích sâu sắc, có thể đọc các bản phân tích tài chính trên máy tính, cơ cấu các giao dịch lớn và phức tạp cũng như việc quản lý ngoại hối. Ở mức tối thiểu, ông tìm những người có khả năng học những kỹ năng kinh doanh cơ bản.

Lời khuyên đối với các ứng viên

Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phỏng vấn người xin việc, Wesley đưa ra các lời khuyên: “Trước tiên, hãy đến phỏng vấn đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Trả lời các câu hỏi với một sự hiểu biết và thể hiện sự nhiệt tình, động cơ làm việc của bạn. Hồi hộp trong cuộc phỏng vấn là điều bình thường. Tôi không bao giờ đánh lỗi người khác vì họ hồi hộp.

Điều tôi không thích là khi người ta kiêu căng hoặc coi mình là trung tâm trong một cuộc phỏng vấn, chỉ đòi hỏi những gì công ty có thể dành cho họ chứ không phải những gì họ có thể mang lại cho công ty”.

Vì thế, Wesley khuyên các ứng viên đừng vội nghĩ đến quyền lợi của mình, đừng vội đòi hỏi lợi nhuận lương bổng ngay tức thì để sớm hưởng thụ: “Tiền bạc, lương bổng không phải là do sự ban phát, mà cũng chưa hẳn là do kinh nghiệm học hỏi của bạn hay tài năng của bạn, mà đích thực là do kết quả làm việc của bạn. Bằng mọi cách, bạn bày tỏ cho người tuyển dụng thấy rõ sở trường, sở đoản của mình và bạn cũng phải bày tỏ quyết tâm làm tốt công việc mà người ta có thể giao phó cho bạn”.

Wesly luôn đặc biệt chú ý đối với những người có lòng yêu thích công việc, vì theo ông: “Cùng với đức tính nhẫn nại, kiên trì, sự say mê công việc là một trong những yếu tố căn bản để thành công. Người ta thường thành công khi làm những việc mà mình yêu thích và khi công việc mang lại sự khuây khoả thì nó chẳng còn là gánh nặng nữa”.

Hơn thế nữa, người được phỏng vấn phải được chuẩn vị trước thông tin về ngân hàng mà mình định xin việc và chuẩn bị sẵn các câu trả lời. Việc thể hiện các ý tưởng sáng tạo, khả năng hoàn thành mục tiêu đặt ra cho các kế hoạch trung và dài hạn cũng rất có lợi trong các cuộc phỏng vấn xin việc.



Kinh nghiệm Thi và Phỏng vấn vào Ngân Hàng



Kinh nghiệm Thi và Phỏng vấn vào Ngân Hàng

Vòng 1: Vòng Hồ sơ
Các Ngân Hàng đều có một Bản thông tin Ứng Viên,ở đó bạn cần khai trung thực và nêu những điểm mạnh của mình,nhấn mạnh nó.

VD : Bạn mới TN ĐH đừng nói về kinh nghiệm làm thêm này nọ,hãy nhấn mạnh là tôi thường tham gia các hoạt động Đoàn – Hội,từ đó tạo cho tôi sự tự tin,chững chạc .Mặt khác trung thực,liêm khiết,tận tuỵ,nhiệt tình với CV và nghiêm túc với nghề mình đã chọn,nắm chắc kiến thức đã được đào tạo từ ghế nhà trường là một lợi thế của tôi…

Vòng 2 : Thi viết
1.Đầu tiên bạn phải giỏi Tiếng Anh và Tin học .Vì thi Ngân Hàng sẽ thi viết về TA và thi viết về Tin học.

2. Nắm chắc lý thuyết chung về Ngân Hàng và các nghiệp vụ NH. Hiểu Luật Ngân Hàng – Luật các Tổ Chức Tín Dụng .

3. Ở 1 số Ngân Hàng hiện nay áp dụng thi IQ và GMAT.Bạn có thể tham khảo phần IQ, GMAT

Vòng 3 : Thi vấn đáp
Vòng này là quan trọng nhất,đầu tiên bạn cần tìm hiểu về các lĩnh vực mà NH bạn dự tuyển đang kinh doanh,bạn có thể truy cập vào website của NH đó để tìm hiểu,hoặc có thể tìm qua

Bạn cần đọc nhiều sách báo biết nhiều thông tin thời sự,kiến thức xã hội.

VD như Thị trường CK, Chính phủ mới gồm bao nhiêu Bộ, Thống Đốc NH Nhà Nước là ai, cơ cấu Ngân Hàng NN VN…

Khi PV bạn phải đầu tóc gọn gàng ăn mặc sạch sẽ, lịch sự, quần áo không được nhăn nhúm, cắm thùng và không mặc áo không cổ, đi giày với nam , giày hoặc xăng đan với nữ, không mặc loè loẹt, quá diêm dúa.

Khi PV cần nhìn thẳng vào mắt người TD, lắng nghe kỹ câu hỏi và suy nghĩ 10-15s trước khi trả lời, khi trả lời không nhìn xung quanh hãy nhìn thẳng mắt người TD, hãy hít hơi thật sâu và mỉm cười khi gặp phải vấn đề, câu hỏi bạn chưa biết.Nếu HĐ TD có nhiều người thì ai hỏi thì nhìn thẳng vào người đó trả lời.

Bạn cần chứng minh với họ rằng bạn khát khao làm việc tại NH đó và muốn gắn bó lâu dài với CV, bạn có thể CM với họ là NH sẽ thu được nhiều điều tốt , có lợi khi nhận bạn vào .Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn mẫu

Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn mẫu

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:

1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!

Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!

3. Điểm mạnh của Anh/Chị?

Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.

4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?

Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

5. Giới hạn của Anh/Chị?

Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.

6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?

Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”.

7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ?
Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại NH là gì ?

Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: “Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét.

Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại …..Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .

Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.

8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?

Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!

9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?

Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty”. Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?

Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.

11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?

Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể”.

12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?

Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.

13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?

Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.

14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn”. Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”

15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?

Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.

16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết

Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?

“Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng – dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không”. Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”.

Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.

19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?

Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.

21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?

Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?

Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?

Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?

Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?

Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?

Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.

27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.

28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?

Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”. Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!

30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?

Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.

31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.

32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?

Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.

33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?

Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!

34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?

Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.

35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.

Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.

36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?

Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.

37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?

Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.

38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?

Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.

39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?

Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.

40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?

Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?” hay “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.

41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?

Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.

42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?

“Hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”).

43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?

Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.

44. Anh/Chị thường đọc gì?

Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.

45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?

Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.

46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?

Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.

47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?

Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?

Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.

50. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì ?

Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điẻm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là ” nói nhiều”. hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính ” cầu toàn”, khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi…

Còn một ý kiến khác thì cho rằng “có tài có tật”. Nếu bạn biết chắc nhà tuyển dụng đó thực sự hiểu và đang tìm kiếm nhân tài (như vị trí có các vị trí sáng tạo, nghiên cứu,…) cộng thêm bạn tự tin vào năng lực của mình mà ko để ý đến nhược điểm ko liên quan mấy, bạn có thể nói thẳng ra. (ví dụ nhược điểm bướng bỉnh, lơ đễnh,…), nhưng đó chỉ là dành cho các nhân tài luôn tin vào khả năng bản thân, những vấn đề khác chỉ là “muỗi” thôi. Chứ đa số mọi người vẫn phải chuẩn bị trước.


Những kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích



(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý