Sau khi sinh có được ăn đậu phụ không?

seminoon seminoon @seminoon

Sau khi sinh có được ăn đậu phụ không?

19/04/2015 02:46 AM
10,606


Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương. Nó là một trong những món ăn phổ biến của nhiều người bởi những tính năng ưu việt: dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chễ biến, giá thành rẻ...


Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu phụ rất phổ biến trong dinh dưỡng hàng ngày.


Nhiều thai phụ lo ngại ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của em bé nhưng thực ra đậu phụ có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, miễn là bạn luôn ăn với số lượng vừa phải.

- Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.

- Đậu phụ có thể đóng góp một lượng lớn protein cho bà bầu; do đó, hỗ trợ phát triển các tế bào cho thai nhi.

- Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.

- Kẽm có trong đậu phụ giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme.

- Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.

- Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E trong đậu phụ thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ.

- Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn đậu phụ thường xuyên cung cấp cho cơ thể năng lượng, protein, chất béo, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh.

- Chất isoflavones trong đậu phụ làm sạch các gốc tự do, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy, isoflavones còn làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ nên rất có lợi khi mang thai.

An toàn khi mẹ bầu ăn đậu phụ - 1
Nhiều thai phụ lo ngại ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển giới tính của em bé. (ảnh minh họa)

An toàn khi ăn đậu phụ khi mang thai

Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.

Đậu phụ, đậu nành không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi.

Nếu người mẹ bị dị ứng với đậu nành thì cũng có thể bị dị ứng với đậu phụ. Các dấu hiệu có thể gồm khó thở, nổi ban...

Ăn nhiều đậu phụ còn có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Lưu ý: Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt... và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.


Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng phong phú rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để hấp thụ các chất dinh dưỡng của đậu phụ tốt nhất cần phải biết kết hợp với thực phẩm khác.

Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương. Nó là một trong những món ăn phổ biến của nhiều người bởi những tính năng ưu việt: dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chễ biến, giá thành rẻ...

Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là protein, 100gr đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người. Ngoài tác dụng là món ăn ra, đậu phụ còn hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.

Dưới đây là một số cách kết hợp với một số thực phẩm khác để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng của đậu phụ:

Đậu phụ kết hợp với thịt để tăng lượng protein

Cách ăn đậu phụ tốt nhất cho sức khỏe 1

Đậu phụ kết hợp với thịt có tác dụng bổ trợ giúp hấp thụ protein trong đậu phụ tốt hơn.

Đậu tương được cho là "thịt thực vật". Nó chứa các protein tốt nhất trong tất cả các thực phẩm thực vật. Tuy nhiên, hàm lượng và tỷ lệ các axit amin trong protein từ đậu phụ không phải là hoàn toàn đầy đủ, cũng không phải là đặc biệt thích hợp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể. 

Vì vậy, nếu bổ sung thêm một số loại thực phẩm protein chất lượng cao khi ăn đậu phụ, nó có thể đóng một vai trò bổ trợ với đậu phụ, làm cho protein trong đậu phụ có thể được hấp thụ tốt hơn cho cơ thể con người. Thực phẩm chứa hàm lượng protein chất lượng cao bao gồm thịt và trứng.

Đậu phụ kết hợp với lòng đỏ trứng để tăng sự hấp thu canxi

Cách ăn đậu phụ tốt nhất cho sức khỏe 2

Cũng như chúng ta bổ sung vitamin D khi uống viên canxi, chúng ta có thể bổ sung canxi khi ăn đậu phụ, nó là cần thiết để ăn cùng với một số loại thực phẩm giàu vitamin D. Bởi vì vitamin D đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hấp thu canxi. Lòng đỏ trứng chứa rất giàu vitamin D. Ngoài ra, mề gà, gan và các cơ quan động vật khác cũng có tác dụng tốt để tăng sự hấp thu canxi trong đậu phụ.

Đậu phụ kết hợp với rong biển để cung cấp thêm iốt

Cách ăn đậu phụ tốt nhất cho sức khỏe 3

Đậu phụ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, mà còn có tác dụng trong việc điều trị, phòng chống xơ vữa động mạch. Điều này là bởi vì đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin. Saponin có thể ngăn chặn sự hình thành của peroxit lipid, là nguyên nhân chính của xơ vữa động mạch. 

Tuy nhiên, có một vấn đề được đưa ra là saponin sẽ dẫn đến bài tiết I-ốt trong cơ thể. Do đó, ăn đậu phụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt. Vì vậy, khi bạn ăn đậu phụ, hãy bổ sung thêm rong biển là loại thực phẩm giàu iốt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đậu phụ kết hợp với rau xanh và nấm để ngăn ngừa bệnh tật

Cách ăn đậu phụ tốt nhất cho sức khỏe 4

Mặc dù đậu phụ có chứa chất dinh dưỡng phong phú, nhưngđậu phụ tương đối thiếu chất xơ. Nếu bạn chỉ ăn đậu phụ không có thể gây ra những rắc rối của táo bón. Trong khi rau xanh và nấm giàu chất xơ, vì vậy chúng ta có thể bổ sung ra xanh khi ăn cùng đậu phụ. Ngoài ra, nấm và rau quả cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Đậu phụ và các sản phẩm được làm từ đậu rất tốt cho cơ thể song chúng ta không nên biến đậu thành thực phẩm ăn mỗi ngày và không ăn quá nhiều trong một lần.

Người cao tuổi và những người mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh Gout, xơ cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử dụng đậu phụ.

Ngoài ra, ăn nhiều đậu có thể làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến tiêu hóa, thúc đẩy sự hình thành xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu iốt.



TUY NHIÊN KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU ĐẬU PHỤ



Theo y học Trung Quốc, đậu phụ có tính ngọt và mát mẻ, có lợi cho dạ dày, ruột già... Tuy nhiên, ăn đậu phụ cũng có thể có hại cho sức khỏe.

Thực phẩm từ đậu nành từ lâu đã được biết đến như dinh dưỡng chăm sóc cho sức khỏe, cho dù đó là sữa đậu nành hay đậu phụ. Các loại thực phẩm này khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi người dân rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho mình và gia đình. Không thể phủ nhận các giá trị dinh dưỡng của đậu phụ, nó bao gồm chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Theo y học Trung Quốc, đậu phụ có tính ngọt và mát mẻ, có lợi cho dạ dày, ruột già... Tuy nhiên, ăn đậu phụ cũng có thể có hại cho sức khỏe.

Suy giảm chức năng thận

Trong những trường hợp bình thường, khi ăn vào cơ thể, thức ăn thông qua sự trao đổi chất của protein thực vật, và cuối cùng hầu hết các chất thải chứa nitơ qua sự bài tiết của thận. Người già, thận giảm khả năng bài tiết chất thải, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, tiêu thụ nhiều protein thực vật sẽ làm tăng gánh nặng cho thận vì buộc thận lọc các chất thải nhiều hơn. Lâu dài sẽ làm giảm chức năng thận.

 Khó tiêu

Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều sẽ không chỉ cản trở cơ thể hấp thu sắt và protein một cách dễ dàng mà còn dẫn đến chứng khó tiêu, trướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

Các chuyên gia y tế nói rằng, trong đậu phụ đồng thời cũng rất phong phú chất methionine, methionine dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine. Homocysteine ​​có thể làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, dễ dàng để làm lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Thiếu hụt iốt

Đậu phụ từ đậu nành có chứa một chất gọi là saponin, có thể thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể con người. Do vậy, nếu tiêu thụ đậu phụ lâu dài có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt iốt, khiến cơ thể bị bệnh thiếu i-ốt.

Để thúc đẩy bệnh gout

Đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gout. Tiêu thụ đậu phụ làm cho nồng độ axit uric trong huyết thanh cao dễ dẫn đến các cuộc "tấn công" của bệnh gout.
Đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gout.

Giảm đáng kể lượng tinh trùng của nam giới

Nam giới nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác. Theo một số báo cáo của trường học Y tế công cộng Harvard, Mỹ, thì nếu tiêu thụ các sản phẩm đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đáng kể.

Các sản phẩm đậu nành có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sinh tinh. Đậu nành và các sản phẩm giàu phytoestrogens isoflavone, nếu tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến mức độ androgen nam, dẫn đến một loạt các hậu quả xấu.

Ăn quá nhiều đậu nành có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng nam. Trong 5 năm qua, những người ăn sản phẩm đậu nành sẽ có xác suất rối loạn chức năng cương dương cao hơn 3,46 lần so với những người khác.

Nhìn chung, đậu phụ là tốt, nhưng chúng ta không nên ăn mỗi ngày, một món ăn và không ăn quá nhiều. Các người già và người bị bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ vữa động mạch... càng nên kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm đậu nành.


Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh


Chăm sóc vú: Khi mang thai ở 3 tháng cuối, thai phụ đã bắt đầu có sữa non. Tuy nhiên trước tuần thứ 37, thai phụ không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dẫn đến nguy cơ sinh sớm.

Sau 37 tuần, thai phụ có thể lấy hai ngón tay vê kéo đầu vú, mát-xa vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, thai phụ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Đừng vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, dẫn đến sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật. Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát-xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của vú. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm vú giả để hỗ trợ.

Chăm sóc bộ phận sinh dục: Khi mang bầu ở thời điểm sắp sinh, d�� con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường to bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường khoảng sau 21 ngày hoặc muộn nhất là 1 tháng. Dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ đẻ thì sẽ mất nhiều thời gian hơn). Nếu dạ con không co chặt lại thì có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú ngay sau khi sinh.

Sau sinh, sản phụ sẽ thấy có nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu có thể lên đến 100ml nên sản phụ cần được đóng bỉm to, những ngày sau đó có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết. Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh cần nằm bất động trên giường trong khoảng 8-10 giờ (đối với người sinh mổ, cần nằm bất động 24 giờ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tiếp sau đó dần dần sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não đề phòng bị choáng ngất, bị ngã.

Đặc biệt, sản phụ nên tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, sản phụ có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Ngoài ra, ngay sau khi sinh người mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi thở hít vào thì co khít cơ âm đạo, lúc từ từ thở ra thì đồng thời giãn cơ âm đạo hoặc luyện tập giống như khi đang đi tiểu thì nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần như vậy. Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…

Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non) lúc này cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.

Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh, nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô. Nếu sau 4 ngày sản phụ không thấy giảm đau, nhức thì có thể đã bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

Tùy cơ thể từng người, chị em có thể tắm gội vài ngày sau sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, không nên tắm và gội liền một lúc và chớ cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy… Chị em cần được ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý và sống trong không khí yêu thương chăm sóc của gia đình.

Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu…, không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa…).


Các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý sau khi sinh cho mẹ và cho bé


Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần

Vậy là mẹ và bé đã gặp nhau sau bao tháng ngày mong đợi. Tình thương của mẹ dành cho bé giờ lại càng đầy ắp và được cụ thể hoá hơn qua việc chăm bẵm cho bé từng miếng ăn, giấc ngủ.

Thể trạng của bé khi mới chào đời: Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần. Tay và chân có sắc xanh do hệ tuần hoàn chưa hoạt động thích nghi. Những đốm đỏ hay những vết sần sùi xuất hiện trên da là bình thường và sẽ biến mất sớm. Lúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là phân su. Sau khi bú, phân sẽ đổi màu. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không nên canh theo giờ, cũng không nên để bé ngủ quá lâu trên 4 giờ mà chưa đậy bú.

Dinh dưỡng cho mẹ: Qua hành trình vượt cạn, mẹ mất nhiều máu, mệt mỏi do co hồi dạ con nên ăn uống không ngon miệng ngay được. Cung cấp năng lượng cho mẹ bằng thức ăn loãng, hấp thu nhanh và dễ tiêu hoá. Một ngày sau sanh, mẹ có thể ăn uống trở lại bình thường.

- Sữa mẹ chứa 80 –90% là nước nên mẹ phải uống nhiều nước, tốt nhất là sữa tổng hợp dưỡng chất thiết yếu cho bé và thức ăn loãng.

- Ăn thức ăn có đầy đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng… Ăn quá nhiều gia vị làm ảnh hưởng mùi vị sữa mẹ, bé sẽ chê sữa mẹ. Ăn quá mặn sẽ gây phù, cao huyết áp, nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ.

- Không nên kiêng khem nếu mẹ thấy ngon miệng, cần ăn nhiều rau, trái cây để chống táo bón.

Lưu ý: Nếu mẹ bị lở đầu vú, đầu vú nhỏ, bị tụt vào trong, có thể vắt sữa ra cốc và cho bé uống bằng thìa nhỏ. Trường hợp mẹ bị bệnh lý chống chỉ định cho con bú bằng sữa mẹ như: viêm gan, suy tim… có thể nuôi bé bằng sữa công thức. Điều chỉnh lượng sữa, số lần bé bú một ngày dựa vào sự tăng cân và chất lượng phân của bé. Nếu bé bị táo bón có thể do pha ít sữa nhiều nước. Phân loãng và có hột, bé đi tiêu trên 10 lần một ngày có thể do pha quá nhiều sữa, bé không tiêu hoá được hết. Nên chọn loại sữa phù hợp với cho từng tháng tuổi của bé./.

Theo Phụ nữ TPHCM

Món cháo chống táo bón sau sinh

Khi bị táo bón sau sinh, cần ăn các thức ăn mềm, những loại thực phẩm dễ tiêu.

Đông y cho rằng, sau sinh do mất máu nhiều khiến khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch bị suy hao làm ảnh hưởng tới chức năng nhu động của ruột, phân chậm tống ra ngoài nên quá trình lưu lại ở ruột bị đại tràng hút kiệt nước, phân rắn lại mà sinh táo bón. Lúc này sản phụ thường biểu hiện tình trạng âm hư hỏa vượng khiến sắc mặt không tươi nhuận, mà hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý…

Các thức ăn cần thiết lúc này là thức ăn mềm, loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất cellulose như các loại rau, quả tươi (đậu bắp, khoai lang…). Lưu ý không ăn các loại thực phẩm có tính nóng kích thích như tiêu, ớt, uống cà phê, trà, rượu, hút thuốc lá… Tốt nhất là cần kết hợp chọn dùng một số món ăn bài thuốc để vừa an toàn, hiệu quả cho cả mẹ lẫn con mà chứng táo bón cũng hết.

Tùy chọn một món ăn trong số các món ăn dưới đây, dùng cho đủ số ngày từng đợt, sau đó muốn ăn tiếp thì có thể thay đổi món khác thích hợp.

Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa thái miếng, cho cả vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho khoai nhừ, khuấy đều thành cháo, cho đường đỏ vào để sôi lại chốc lát là được. Ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Khi thấy đại tiện ngày 1 lần (hết táo bón) thì ngừng ăn.

Cháo mè (vừng) đen: Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc 100g, dầu, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch vỏ ngoài rồi nạo hay mài nhỏ. Bắp cải làm sạch thái nhỏ, gạo xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch băm nhỏ ướp muối, rồi cho dầu xào chín. Cho bột gạo vào nồi đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ đun sôi nhừ, cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp thì cho nốt thịt heo băm đã xào vào, sôi nhào là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3-5 ngày.

Cháo cật heo: Cật heo 1 đôi chừng 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày.

BS Tuấn Linh – BS Minh Nguyệt

Ăn gì để tốt sữa sau sinh?

(Ba bau) – Ăn gì để có nhiều sữa sau sinh luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều sản phụ. Mời các bạn cùng tham khảo những loại thực phẩm dưới đây.

Chúng ta vẫn thường nghe nói, sau khi sinh nở phải kiêng kị rất nhiều đồ ăn trong suốt 3 tháng 10 ngày. Vậy có những gì chị em có thể ăn được để vừa tốt cho sức khỏe lại nhiều sữa cho con?

Móng giò hầm đu đủ

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Hoa chuối

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Hạt bí

Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

Rau đay

Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Rau khoai lang

Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Nấu cháo rau mùi

Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

Ăn rau ngót, tránh rau cải

Sau sinh, sản phụ cũng nên nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.





Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Sau khi sinh có nên dùng mỹ phẩm
Sau khi sinh bao lâu thì tắm gội được
Sau khi sinh có nên đánh răng
Sau khi sinh bao lâu thì tử cung co lại
Sau khi sinh làm sao cho bụng nhỏ lại






(st)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho e hoi .be con e được 1thang nhung hay bi tro thinh thoang co tieng ho va hay văn ng .cho e hoi chau co lam sao khong ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em sinh dc 2thang roi nhung ko buet co nen an dau phu hay ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý