Sau khi bị sốt nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

seminoon seminoon @seminoon

Sau khi bị sốt nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

19/04/2015 02:46 AM
17,110

 Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Bạn cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cũng cần phải tránh một số thực phẩm gây sốt thêm.


NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ SAU KHI BỊ SỐT?



Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37độ C, từ 37,1 đến 38,4độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 39độ C trở lên thì có nghĩa là sốt cao, còn trên 40độC là sốt rất cao…Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh là rất quan trọng.

Đối với những bệnh nhân đang hoặc sau khi bị sốt thì nên ăn cháo loãng, táo, dâu tây, cần nước, cà tím, rau chân vịt, kỷ tử, đậu tương,..


Nếu trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu…thì nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.

Đối với người bị sốt do xuất huyết sau sinh, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu… thì có thể ăn gan lợn, sữa ngựa, cá mực, vừng đen, ngó sen chín, long nhãn, đương qui…là những thực phẩm có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, an thần, rất tốt cho người bệnh.

Đối với những người sốt do âm hư hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy yếu, sốt buổi sáng và sốt tăng vào trưa - đêm, bất an, ra mồ hôi nhiều vào đêm, miệng khô, đau nhức xương…bạn nên ăn thịt chim bồ câu, thịt gà ác, thịt vịt, thịt ếch, thịt rùa, trai, ba ba, hàu, sò biển, bào ngư, hải sâm, yến sào, cá quả, hạt vừng đen…


Ảnh minh họa

Người bị sốt cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.



Tuy nhiên, để tránh sốt cao bạn nên tránh các thực phẩm sau:

Uống nước lạnh


Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể không giảm mà còn sốt cao hơn. Trong trường hợp, nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quálạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Không uống trà

Trong trà có chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Không ăn trứng

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Không nên ăn mật ong

Khi bị sốt, điều cần thiết là phải bổ sung những thực phẩm có thể làm hạ nhiệt độ cơ thể. Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.

Kiêng đồ ăn cay

Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.


Có nên uống nhiều nước quả khi bị sốt?
 

Khi bị sốt cao vào mùa hè, tôi thường không ăn uống được gì cả. Điều này khiến tôi rất mệt. Bố mẹ tôi thì cứ khuyên phải cố gắng uống nhiều nước hoa quả cho tăng sức đề kháng?

Nhưng tôi lại nhớ đọc ở đâu đó rằng khi bị sốt không nên ăn hoa quả vì chúng chứa nhiều đường. Điều này không biết đúng không?

 

Thay vì các loại nước quả như nước cam...

Trả lời:

Bạn thân mến!

Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc bị một cơn sốt cao (38,9-40oC) thì hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây:

Bị sốt không có nghĩa là bạn hoặc con bạn đang gặp một vấn đề gì đó nghiêm trọng. Nếu bị sốt nhẹ và không có vấn đề gì khác, bạn không cần điều trị, chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều là ổn.

Khi bị sốt, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên. Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Vì thế, cách hữu hiệu nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bằng cách tránh nóng nực, nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và không ăn uống.

Thực tế, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi bị sốt phải tích cực ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng đây là sai lầm vì hầu hết mọi người đều không cảm thấy đói khi bị sốt. Do đó, bạn chỉ cần cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể đang bận chống chọi lại với các virus hoặc vi khuẩn gây sốt. Thế nên, bạn hãy để cơ thể làm công việc của mình mà không bị mất tập trung.

Bạn chỉ nên:

- Uống nhiều nước lọc: Bởi vì vi rút và vi khuẩn thường phát triển nhiều hơn, mạnh mẽ hơn trong các tế bào bị mất nước. Các tế bào máu trắng cũng thực hiện chức năng tốt hơn, các độc tố được loại bỏ dễ dàng hơn khi cơ thể có lượng nước cần thiết khi sốt.

- Giảm lượng đường: Khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.

Bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.

 
... Tốt nhất nên ăn canh/súp rau củ

- Chỉ ăn nước ép rau, súp rau: Khi bị sốt và khi những cơn sốt đã giảm, triệu chứng chán ăn thường trở lại với người bị sốt. Khi đó, bạn có thể bắt đầu pha loãng nước rau ép hoặc súp rau để ăn.

Nói chung, những người bị sốt nên ăn những thực phẩm nấu chín vì giúp tiêu hóa dễ dàng hơn so với các thực phẩm sống. Theo đó, bạn chỉ cần tiến hành chế biến các thực phẩm nguyên hạt, rau hấp, súp rau. Bạn cũng có thể uống nước trái cây pha loãng nhưng chỉ uống một vài ngày sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy khỏe khoắn trở lại.


5 thực phẩm cần tránh khi bị sốt


Không ăn quá nhiều trứng, mật ong, thức ăn cay, hạn chế uống trà và thức uống lạnh khi bị sốt.

Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm, năng lượng hao tổn khá nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý đến 5 điều kiêng kỵ sau:

1. Không uống trà quá nhiều

Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh.

Đồng thời, trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu, phân hủy và làm giảm hiệu quả của các loại thuốc giảm sốt.

5 thực phẩm cần tránh khi bị sốt 1

Trứng và mật ong là hai trong số những thực phẩm cần tránh khi bị sốt. Ảnh:healthybeautyforyou

2. Không uống quá nhiều thức uống lạnh

Uống quá nhiều thức uống lạnh sẽ không làm giảm nhiệt độ cơ thể mà càng làm sốt cao hơn.

Nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm như bệnh kiết lỵ, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống các thức uống quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

3. Không nên ăn mật ong

Khi bị sốt, điều cần thiết là phải bổ sung những thực phẩm có thể làm hạ nhiệt độ cơ thể.

Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.

4. Hạn chế ăn thức ăn cay

Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

5. Không ăn trứng quá nhiều

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng có nhiều protein nên ăn trứng sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng thêm, không phát tán ra bên ngoài được, dẫn đến sốt cao hơn và lâu khỏi hơn.


ĐIỂM MẶT NHỮNG CƠN SỐT NGUY HIỂM

Nếu những cơn sốt có kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, hôn mê… thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Sốt đa phần lành tính (sốt do viêm mũi họng, viêm amiđan, cảm cúm, do virus…).
Sốt thương hàn
Nếu bạn sốt do cảm cúm, chắc chắn sẽ có ho và sổ mũi. Sốt do thương hàn thì không kèm hai triệu chứng này mà có đặc điểm là sáng mát, chiều nóng, sốt tăng dần, kéo dài. Sốt kéo dài, liên tục, kèm theo li bì, hoảng hốt, mê sảng, môi khô, lưỡi trắng, phân lỏng, đau bụng vùng hố chậu phải. Bệnh nhân thường nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sờ ấn bụng vùng hố chậu phải nghe tiếng ọt ọt rất đặc biệt.
Sau một tuần, sốt lên đến 40 độ C nhưng mạch lại rất chậm. Thường trong các bệnh nhiễm khuẩn, nếu sốt 40 độ C thì mạch tương ứng 120 lần/phút, nhưng sốt thương hàn thì mạch khoảng 80-90 lần/phút. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là thủng ruột. Vì vậy, nếu nghi sốt do thương hàn thì phải nhập viện làm xét nghiệm để chẩn đoán xác định và có chỉ định dùng thuốc đặc hiệu.


Sốt xuất huyết
Bệnh dễ nhận ra bởi dấu hiệu sau đây: Sốt cao đột ngột liên tục từ 2 đến 7 ngày. Sau đó có biểu hiện xuất huyết như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài, có những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da (nốt xuất huyết) hoặc tiêu hóa, đau (sờ dưới hạ sườn phải có một khối, ấn thấy đau).
Riêng với người lớn, kèm theo sốt thường là những cơn lạnh run, nhức đầu, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng. Bệnh thường phát biến chứng (nếu có) vào ngày thứ 4 hay thứ 5. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu hạ.
Sốt do bệnh phổi, lao
Những cơn sốt nhẹ dai dẳng, thường sốt về chiều, kém ăn, sút cân. Nếu lao phổi thường có ho, khạc đờm kéo dài, có thể ho ra máu. Vì vậy, bạn nên tới bệnh viện khám để được điều trị dứt điểm.
Sốt trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai cần thận trọng nếu bị sốt. Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra có thể dẫn đến sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sẩy thai hoặc thai lưu.
Nếu bị sốt trong thai kỳ, cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý, không nên tự ý dùng kháng sinh.
Sốt do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp: Viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi, thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở. Cần chụp X - quang lồng ngực, xét nghiệm đờm, máu.
Nhiễm khuẩn hệ thống thận - tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp. Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng. Cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận, siêu âm, chụp X-quang vùng thận - tiết niệu.
Nhiễm khuẩn ở gan mật: Viêm đường mật, áp-xe gan, viêm gan do virus. Thường kèm theo sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.
Nhiễm khuẩn màng não: Có sốt, nôn, nhức đầu. Có khi co giật, liệt nửa người, hôn mê. Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời.
Thử gập cổ trẻ vào ngực, nếu gập không được hoặc trẻ lộ vẻ đau đớn (dấu hiệu cổ cứng) thì nhiều khả năng là viêm màng não. Đối với trẻ dưới hai tuổi, dấu hiệu thóp trước phồng cũng rất quan trọng để nhận ra viêm màng não, phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Ngoài các tác nhân gây bệnh như đã kể trên, sốt còn có thể là nguyên nhân của một số căn bệnh khác, chẳng hạn như rối loạn nội tiết (cơn cường giáp) hoặc do tăng sinh tổ chức (trong ung thư và bệnh về máu). Vì vậy bạn không nên chủ quan với những cơn sốt bất thường, mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.


Xử lý khi bị sốt cao co giật

Sốt cao, co giật không chỉ thường xảy ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Nếu không biết cách xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu oxy não, liệt và hôn mê...

Cháu Trà My (4 tuổi) cấp cứu tới bệnh viện trong tình trạng được bọc kín, sốt cao, co giật, người tím tái, khó thở... Thân nhiệt bé lên trên 40oC, phổi viêm nặng. Nguyên nhân là do bé bị sốt, nhưng gia đình chỉ cho uống thuốc hạ sốt, lại bắt bé ở trong phòng kín, mặc nhiều quần áo, đắp chăn khiến mồ hôi ngấm vào cơ thể gây viêm phổi. 

Trẻ sốt cao đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư.
 
Ngược lại với cháu Trà My, Minh Anh (3 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng cấm khẩu, méo mồm, liệt nửa người và hôn mê. Nguyên nhân do bé sốt cao 41,1oC, uống thuốc hạ sốt và chườm đá vẫn không đỡ, gia đình đã ngâm em vào chậu nước lạnh để hạ nhiệt.
 
BS Nguyễn Văn Lộc, Trưởng phòng khám Hen phế quản cho biết, bệnh viện thường xuyên phải cấp cứu  trẻ bị co giật, hôn mê... do cha mẹ không biết cách xử lý khi trẻ sốt. Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất khi cơ thể mắc bệnh. Sốt cũng có lợi cho cơ thể vì đó là cách tự vệ của cơ thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nhất là virus. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch thông báo về trung tâm điều nhiệt ở não và tuyến dưới đồi. Tuyến dưới đồi sẽ nâng thân nhiệt cần thiết cho cơ thể ở trung tâm điều nhiệt lên vài độ. Thân nhiệt của người bệnh bây giờ là 38 - 39oC hay 40oC chứ không còn 37oC như bình thường. Lúc này cơ chế sinh nhiệt trong cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh cho đến khi đạt thân nhiệt "nóng sốt" cần thiết. Vì thế, cơ thể đang nóng sốt mà người bệnh lại cảm thấy rất lạnh.
 
Đặc biệt, cơ thể trẻ nhỏ rất bất lợi khi bị sốt cao vì tỷ số diện tích da/cân nặng rất lớn (so với người lớn) nên trẻ dễ bị mất nước và muối khoáng khiến hệ thần kinh bị rối loạn không điều chỉnh được thân nhiệt, khiến thân nhiệt bị lên, xuống quá mức cần thiết (khi sốt cao thì sốt rất nhanh mà khi hạ sốt cũng hạ rất nhanh). Dĩ nhiên sốt cao quá có hại cho cơ thể. Sốt cao dễ gây co giật, rất nguy hiểm, nhiều khi để lại di chứng bất lợi về sau.

Biểu hiện khi bị sốt cao, co giật, thường đột nhiên co giật toàn thân, gồng cứng người, nắm chặt tay chân, nghiến răng, trợn mắt và có thể ngưng thở trong vài giây, kèm theo nôn ói, tiểu tiện ra quần. Cơn co giật thường diễn ra trong vòng từ 1 - 5 phút. Khi bị co giật, người thân phải giữ bình tĩnh, tuyệt đối không đổ sả, vắt chanh, cạo gió, gây nôn... Phải thực hiện các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm nghiêng qua một để đờm nhớt và chất nôn ói dễ chảy ra ngoài, làm sạch đường thở. Không kìm giữ mạnh khi đang bị co giật, không cho bất cứ thứ gì vào miệng kể cả thuốc hoặc các loại nước vì có thể gây hít sặc, tắc đường thở dẫn đến tử vong. Hạ sốt càng nhanh càng tốt.



Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất
Bé tiêm phòng bị sốt phải làm sao
Mẹo giúp bé mọc răng không bị sốt
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?
Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Sốt trong 3 tháng đầu mang thai



(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khi bị sốt có được ăn súp cua không ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Trong khi sốt nên ăn và uống gì tốt cho sữc khỏe?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý