Chữa sẹo lồi như thế nào là hiệu quả nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa sẹo lồi như thế nào là hiệu quả nhất

19/04/2015 02:46 AM
715

Sẹo lồi là kẻ thù lớn nhất của chị em. Hiện nay chưa có phương thuốc nào chữa trị triệt để. Tuy nhiên, chữa sẹo lồi như thế nào là hiệu quả nhất không phải chị em nào cũng biết cách. Tham khảo ngay bí kíp để luôn tự tin nhé

Sẹo lồi là gì?


Sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của tổ chức xơ sau tổn thương da. Nó phát triển không ngừng, thường nổi cao trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới của sẹo, không bao giờ giảm theo thời gian, màu hồng hoặc tím, bề mặt nhẵn, cảm giác thường ngứa, đôi khi đau khi chạm vào sẹo. Cần phân biệt với sẹo phì đại ở những điểm sau: sẹo phì đại phát triển ngay sau khi chấn thương nhưng chỉ giới hạn trong ranh giới của sẹo, thường dừng phát triển và giảm sau 1 – 2 năm. 

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi hiện nay vẫn chưa rõ. Một số tác giả đặt ra giả thuyết do sự thay đổi tín hiệu tế bào kiểm soát phát triển và tăng sinh tổ chức, mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa trong tiến trình lành vết thương.

Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng hay gặp ở những vùng da căng, cử động như ngực, lưng, bả vai và cũng có thể ở những vùng ít di động và ít sức căng như dái tai. Thường sẹo lồi ít gặp ở người già và trẻ em, người có da sẫm mẫu dễ bị hơn là người da trắng.

Điều trị như thế nào?


Hiện nay, điều trị sẹo lồi vẫn còn là vấn đề nan giải của y học cũng như ngành Da liễu vì tỷ lệ đáp ứng điều trị thấp và tỷ lệ tái phát cao. Không có một phương pháp điều trị đơn độc nào tốt nhất cho sẹo lồi. Nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào hoàn thiện, điều trị khỏi hoàn toàn sẹo lồi. Do vậy, điều trị dự phòng sẹo là vấn đề cốt lõi.

Các phương pháp được áp dụng điều trị sẹo lồi hiện nay bao gồm:

Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng hay gặp ở những vùng da căng, cử động như ngực, lưng, bả vai và cũng có thể ở những vùng ít di động và ít sức căng như dái tai. Thường sẹo lồi ít gặp ở người già và trẻ em, người có da sẫm mẫu dễ bị hơn là người da trắng.

• Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi. Tránh phẫu thuật thẩm mỹ trên những bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi, đặc biệt là vùng giữa ngực. Giảm thiểu sức căng tại vết mổ nhiều nhất nếu có thể. Cố gắng đưa vết mổ theo nếp da và tránh nhiễm trùng vết mổ.

• Tiêm corticosteroid nội thương tổn: Thuốc được dùng là triamcinolone acetonide. Phương pháp này đơn giản, tương đối an toàn và hiệu quả. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp là teo da tại vùng tiêm, dãn mạch, mọc lông, trứng cá, rối loạn kinh nguyệt, mất sắc tố không hồi phục… Khi tiêm cần chú ý tiêm vào trong sẹo, không được tiêm vào vùng tổ chức da lành để hạn chế các biến chứng do thuốc. Có thể dùng tiêm nội sẹo đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật lạnh, phẫu thuật cắt bỏ, 5FU, băng ép hoặc dán silicon…

• Phẫu thuật lạnh (Cryotherapy):  Làm lạnh thương tổn bằng ni tơ lỏng, gây tổn thương các mạch máu và teo biến, phá hủy tổ chức xơ, collagen làm cho tổ chức xẹp xuống. Biện pháp này hiệu quả, ít biến chứng, hiện đang được dùng ở Bệnh viện Da liễu Trung ương. Cần chú ý thời gian đóng băng không quá 25 giây để tránh biến chứng mất sắc tố. Không được áp lạnh quá giới hạn sẹo vì có thể làm sẹo rộng ra do làm tổn thương tổ chức lành. Qui trình thường phải làm từ 3-10 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-4 tuần. Có thể kết hợp với tiêm corticosteroid làm tăng tỉ lệ đáp ứng điều trị lên đến 84%. Tuy nhiên, khi kết hợp 2 phương pháp này, có thể gặp nguy cơ loét lâu lành tại tổn thương.

• Phẫu thuật: Cắt bỏ thương tổn thường cần kết hợp với các biện pháp khác để tránh tái phát như tiêm corticosteroid trước, sau phẫu thuật, băng ép, dán silicon, bôi imiquimod… Có nhiều kỹ thuật cắt bỏ được đề nghị như phẫu thuật vạt da xẻ đôi, cắt để lại ranh giới sẹo. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn hạn chế với tỷ lệ đáp ứng khoảng từ 50 – 80% và phẫu thuật chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất  định.

• Laser:  Laser màu xung (PDL-pulsed dye laser) có tác dụng làm giảm kích thước và xẹp sẹo, giảm màu đỏ của sẹo do tác động phá hủy các mạch máu, nhưng giá thành đắt. Việc phối hợp corticosteroid tiêm nội thương tổn cho kết quả khả quan hơn. Laser Nd: YAG (neodymium; yttrium-aluminum-garnet) cũng có tác dụng nhất định trong việc làm mềm sẹo, giảm kích thước nhưng còn ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâu dài. Các loại laser khác ít kết quả hoặc có khi làm tăng kích thước sẹo như laser argon chỉ có tác dụng giảm ngứa, laser CO2 tái phát cao 40-90% chỉ có tác dụng bào mòn sẹo để áp dụng các biện pháp tránh tái phát khác.

• Xạ trị: Có thể kết hợp với phẫu thuật, nhưng hiệu quả thấp tùy nghiên cứu có thể tái phát 100%, đồng thời một nguy cơ khiến cho phương pháp này hiện nay ít dùng đó là xuất hiện ung thư tế bào vảy ở da tại điểm điều trị sau 15-30 năm. Phương pháp này không được áp dụng cho trẻ con. Trong một số nghiên cứu cho thấy chiếu từng đợt ngắn liều cao 1200 Gy trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật cho hiệu quả tốt với tỷ lệ tái phát 4,7%.

Ngoài ra có thể dùng một số phương pháp vật lý như: Băng ép, thắt sẹo, vải băng ép…

• Các trị liệu mới: Là những trị liệu mới ứng dụng, cho một số kết quả khả quan nhưng cần nghiên cứu thêm bao gồm:

Bevacizumab: Là một chất ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF):

Liệu pháp ánh sáng: Quang động lực (photodynamic therapy/PDT), UVA-1, UVB dải hẹp bước sóng 340-400nm giúp dự phòng sẹo lồi do giảm tế bào mast.

Etanercept: Ức chế TNF và TGF-beta3.

Quercetin: một flavonol, có tác dụng ức chế sự phát triển các nguyên bào sợi quá thừa trong sẹo.

Prostaglandin E2 (Dinoprostone) phục hồi sự sửa chữa vết thương bình thường.

Chất tẩy màu mạnh do quan sát thấy sẹo lồi không gặp ở bệnh nhân bị bạch tạng và ít gặp sẹo lồi ở những bệnh nhân da trắng.

Chất ức chế tế bào mast.

Liệu pháp gene.

Như vậy, sẹo lồi có thể coi là một  tổn thương lành tính về mặt khoa học, nhưng thường ác tính về mặt tâm lý và xã hội. Sẹo lồi đặt ra một thách thức lớn cho bác sĩ điều trị vì tỉ lệ tái phát cao và thường  không đáp ứng với điều trị. Có nhiều biện pháp điều trị nhưng cho đến nay không có một liệu pháp duy nhất nào đạt hiệu quả 100%. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tiếp về điều trị sẹo lồi.


Những món ăn nên tránh để tránh sẹo lồi

Khi vết thương chưa lành hẳn miệng, do không biết cách chăm sóc và kiêng khem các đồ ăn mà chúng ta rất dễ bị sẹo lồi. Sẹo lồi rất dễ mắc phải và cách chữa trị không phải là đơn giản. Chính vì vậy để tránh sẹo lồi ngay từ lần đầu tiên thì chúng ta nên biết cách phòng tránh ngay từ khi vết thương chưa lành. Và những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn tránh được sẹo lồi, cụ thể là những đồ ăn mà bạn không nên ăn để tránh khỏi bị sẹo lồi.


loai-bo-cac-mon-an-de-tranh-bi-sseo-loi

Trứng

Trứng là loại thức ăn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, là loại thức ăn bổ dưỡng, cần thiết cho người bị thương. Tuy nhiên có rất nhiều sự trùng hợp về việc, ăn trứng gây ra vùng da bị thương trắng hơn, hoặc có màu loang lổ như bị lang ben. Vậy nên, theo kinh nghiệm dân gian, để cho “chắc ăn”, bạn nên kiêng trứng trong thời gian vết thương lên da non, liền da. Thực sự đây chỉ là nhận định mà theo ông cha ta răn dạy.

Trứng là loại thức ăn bạn nên tránh để khỏi bị sẹo lồi

Trứng là loại thức ăn bạn nên tránh để khỏi bị sẹo lồi

Rau muống

Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004) cho biết: “Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu”. Chính vì vậy, nếu bạn bị vết thương rất sâu, cần làm làm đầy nhanh chóng thì rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới. Nhưng nếu muốn giữ thẩm mỹ với những vết thương ngoài da, bạn nên kiêng ăn rau muống. Vì theo nhận định  và kinhg nghiệm của ông cha ta thì ăn rau muốn cũng rất dễ để lại sẹo lồi.

Rau muống bạn cũng không nên ăn để tránh sẹo lồi

Rau muống bạn cũng không nên ăn để tránh sẹo lồi

Hải sản

Đây là loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người. Còn với những người bị thương, ăn hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy khi bị thương bạn nên hạn chế ăn các đồ hải sản để tránh bị sẹo lồi.

Không nên ăn hải sản để tránh sẹo lồi

Không nên ăn hải sản để tránh sẹo lồi

 Nếp, thịt gà

Nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây xưng và mưng mủ cho vết thương. Còn thịt gà là loại thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành. Chính vì vậy bạn cũng cần kiêng ăn các loại thực phẩm này, để có thể tránh sẹo hiệu quả

 
Chữa sẹo lồi bằng phương pháp tự nhiên

Có thể là do những chấn thương, do bị bỏng, bị bệnh thủy đậu hoặc mụn trứng cá mà sau khi khỏi bệnh, chúng để lại những vết sẹo xấu xí trên mặt mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó gây mất thẩm mỹ cho chủ nhân. Nhất là những vết sẹo được mô tả là sự phát triển nhanh chóng của lớp xơ sợi ở lớp hạ bì. Thường biểu hiện là một khối u cục, có phân thùy, mô đặc và có thể lan rộng sang tổ chức mô lành.Nó phát triển nhanh từng đợt và không có biểu hiện thoái triển. Với sẹo lồi nếu bạn không chữa trị kịp thời, nó sẽ lan rộng và rất khó chữa trị, bên cạnh những phương pháp chữa trị chuyên dụng của y học thẩm mỹ, thì các phương pháp từ thiên nhiên cũng phần nào giúp bạn hạn chế được tình trạng sẹo lồi.

Nếu muốn chữa trị bằng các phương pháp thiên nhiên, cách đơn giản nhất là chúng ta hãy tìm hiểu đặc điểm của sẹo lồi trước khi điều trị.

- Một số vùng của cơ thể có khuynh hướng biểu hiện sẹo lồi là: một nửa trên của cơ thể như: đầu, cổ, ngực vai và cánh tay. Trong đó vùng hay gặp nhất tai dái tai, cổ bên, vùng cơ den ta, sẹo lồi cũng có thể gặp ở xung quanh rốn và có thể gặp ở cả vùng mu.

- Ngoài yếu tố di truyền ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi gây sẹo lồi là: do căng kéo vùng vết thương, do da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.

- Sẹo lồi là dạng sẹo gồ trên da do sự phát triển quá mức, thường gây ngứa đau và đôi khi gây co kéo.

Phương pháp điều trị sẹo lồi bằng phương pháp thiên nhiên

Sử dụng tinh chất cây rau má

Tinh chất cây rau má trị sẹo lồi hiệu quả

Tinh chất cây rau má trị sẹo lồi hiệu quả

Cây Kola (côla) hay còn gọi là cây rau má là một loại thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nhằm chữa lành vết thương và những bệnh về da như bệnh vẩy nến và bệnh phong.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.

Bạn có thể áp dụng bằng cách lấy rau má giã nát và đắp lên vùng da sẹo, còn nước thì bạn có thể dùng để uống để làm đẹp da.

Hành tây là một trong ” phương pháp” chữa trị sẹo lồi hiệu quả

Tinh chất hành tây trị sẹo lồi

Tinh chất hành tây trị sẹo lồi

Từ lâu hành tây luôn được coi là một loại thảo dược tự nhiên để loại bỏ vết sẹo. Chiết xuất hành tây là một chất chống viêm, giảm sự thâm của vết sẹo do dư thừa collagen trong mô sẹo, giảm thiểu sự xuất hiện của mức độ sẹo và ức chế phát triển sẹo. Bạn cũng có thể sử dụng tinh chất hành tây ở dạng gel để bôi lên vùng da sẹo, có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị sẹo. Tuy nhiên  đối với những trường hợp bị dị ứng với hành tây thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Tinh dầu cây ngải đắng (ngải cứu).

Tinh dầu cây ngải đắng thường được chưng cất từ lá của cây ngải đắng (ngải cứu) lâu năm. Đây là một chất khử trùng, một loại kháng sinh và là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên và hiệu quả.

Vì thế, khi bị sẹo, bạn có thể sử dụng tinh dầu cây ngải đắng để sữa chữa tình trạng xấu xí của các vết sẹo nhé, đặc biệt là với những vết sẹo cũ hoặc các vết sẹo quá khó coi. Tinh dầu cây ngải đắng giúp cải thiện lưu thông và làm mềm vết thương, chữa lành và tái tạo da, phá vỡ các mô sẹo.

Tinh dầu cây ngải đắng trị sẹo lồi

Tinh dầu cây ngải đắng trị sẹo lồi

Tuy nhiên những cách chữa trị trên không thể mang lại kết quả điều trị cao, mà chỉ là liệu pháp chữa trị tạm thời. Bạn nên tìm đến với những phương pháp chữa trị thích hợp hoặc tìm đến với những trung tâm thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và tư vấn.


Chữa sẹo lồi hiệu quả bằng kem trị sẹo Dermatix



Dermatix  là gì

Dermatix® được các chuyên gia phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ và gia da liễu trên toàn thế giới khuyên dùng
là có thể giúp làm giảm sẹo một cách rất hiệu quả. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng ở bệnh nhân Châu Á làm
PHẲNG, MỀMMỜ sẹo, ngoài ra còn làm giảm ngứa, và các tình trạng khó chịu do sẹo gây ra.

Dermatix® là sản phẩm cao cấp hàng đầu trong xử trí sẹo, bao gồm sẹo phì đại, sẹo lồi, được chứng minh hiệu quả
trên lâm sàng, thuận tiện và dễ sử dụng, dùng cho các loại sẹo do: phẫu thuật, vết mổ bắt con, bỏng, chấn thương. Có thể
sử dụng cho tất cả các vùng trên cơ thể, đặc biệt là bao gồm cả cho các sẹo ở vùng mặt, khớp và vùng cử động nhiều.

Dermatix® có hai dạng túyp 7g và 15g được bán tại các nhà thuốc tây.


Các đặc điểm chính của Dermatix®:

* Được sản xuất tại Mỹ và được FDA Mỹ phê chuẩn.
* Được chứng minh lâm sàng làm sẹo PHẲNG, MỀMMỜ.
* Được khuyên dùng bởi các chuyên gia phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ và da liễu    trên toàn thế giới.
* An toàn cho trẻ em và mẹ cho con bú.
* Với dạng gel trong suốt, không mùi giúp cho việc sử dụng thuận tiện và dễ dàng.    Dùng 2 lần/ngày.
* Rất lý tưởng cho các sẹo ở vùng mặt, khớp và các vùng cử động nhiều.
* Mau khô và có thể trang điểm sau khi sử dụng Dermatix®.


Dermatix® thích hợp sử dụng cho lọai sẹo nào?

Dermatix® hiệu quả ngay cả đối với các loại sẹo lồi, sẹo phì đại xuất hiện không quá hai năm, sử dụng ngay khi vết thương vừa đóng miệng. Bao gồm các loại sẹo do phẫu thuật, chấn thương, do bỏng,...

Sẹo sau tai nạn trở nên dày, rộng ra, khô, gồ lên và có thể chuyển màu đen hay đỏ, đôi khi gây đau và ngứa.

Dermatix® được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng trong việc xử trí sẹo với nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa được chứng minh với loại sẹo lõm, ví dụ như sẹo do mụn hay thủy đậu.

Dermatix® hoạt động như thế nào?

Làm MỜ

Làm MỀM

Làm PHẲNG




Tôi nên dùng Dermatix® như thế nào?



Sử dụng Dermatix® dễ dàng và thuận tiện. Bạn sẽ thấy sự cải thiện
đáng kể của vết sẹo nếu sử dụng theo đúng hướng dẫn. Hãy nhớ là bạn không
cần dùng lượng quá nhiều xoa trên vết sẹo, bạn hãy theo hướng dẫn bên phải.

Làm sạch vùng da sẹo với nước và chất làm sạch để khô. Chỉ bôi Dermatix® lên vùng da khô sạch. Nếu sẹo của bạn là sẹo mổ chắc chắn rằng vết thương đã lên da non trước khi bôi Dermatix®. Thời gian lành vết mổ là khoảng 10-14 ngày sau mổ.

Bôi nhẹ nhàng 1 lớp mỏng Dermatix® trên vùng da có sẹo. Sử dụng một lượng nhỏ khoảng 1 hạt đậu nhỏ cho vết sẹo 15cm.

Chờ 4-5 phút để thuốc khô trước khi mặt quần áo hoặc trang điểm. Nếu sau 5 phút thuốc vẫn chưa khô có nghĩa là bạn bôi quá nhiều. Trong trường hợp đó, bạn hãy nhẹ nhàng lau đi lượng thừa với khăn giấy và chờ cho khô. Bôi quá nhiều không giúp cho quá trình liền sẹo nhanh hơn, vì vậy bạn không nên lãng phí khi dùng. Một khi thuốc đã khô, bạn có thể trang điểm, sử dụng kem chống nắng lên trên vết sẹo. Nên tránh mặc quần áo chật vì có thể kích thích hoặc làm tổn thương mô sẹo. Chỉ nên bôi Dermatix® hai lần mỗi ngày (sáng và tối) trên vết sẹo khô, sạch.




Tôi nên dùng Dermatix® trong bao lâu?



Bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trong 12 tuần đầu tiên sử dụng liên tục. Đối với các loại sẹo quá lớn, thời gian cần điều trị ít nhất là từ 3 đến 6 tháng hay lâu hơn để có thể cải thiện sẹo tối đa.

Khi nào tôi nên dùng Dermatix®?
Dermatix® sẽ phát huy công dụng tốt hơn đối với các sẹo mới. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi vết thương đã lành, khoảng từ 10-14 ngày sau khi bị thương.

Khi nào tôi không nên dùng Dermatix®?
- Dermatix® không nên dùng khi vết thương còn hở và ướt.
- Dermatix® không nên dùng khi tiếp xúc với niêm mạc hay bôi quá gần mắt
- Dermatix® không nên dùng cùng với các thuốc điều trị ngoài da khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước.

Ước lượng chung sau đây giúp bạn biết khi nào nên bắt đầu dùng Dermatix®:

SẸO DO:

THỜI GIAN BẮT ĐẦU DÙNG:

Phẫu thuật; mổ đẻ; phẫu thuật tuyến giáp; mổ tim...

Sau 10 - 14 ngày

Giải phẫu mặt, giải phẫu mí mắt...

Sau 7 ngày

Vết cắt sâu

Sau 7 - 10 ngày

Bỏng thường

Sau 3 - 5 ngày

Các vết xước, côn trùng cắn

Sử dụng ngay – sau 1 ngày

Vết sẹo lõm (do mụn/thủy đậu)

Không áp dụng


Sử dụng Dermatix® có an toàn không?

Dermatix® dùng được cả cho trẻ em. Dermatix® không gây ngứa, đau, kích ứng da.
Nếu xảy ra tác dụng phụ, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm sao tôi biết được Dermatix® đang hoạt động hiệu quả?
Vết sẹo thường có màu đỏ hoặc sậm màu so với các vùng da khác; vết sẹo thường gồ lên, dày, khô và có thể gây đau và ngứa. Với việc sử dụng Dermatix đều đặn, vết sẹo của bạn trở nên sáng, mềm và tiệp với màu da theo thời gian. Dermatix® còn giúp giảm ngứa và đau.




Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Dermatix




Dermatix® khác với các sản phẩm trị sẹo khác như thế nào?
Dermatix® được chứng minh lâm sàng giúp làm sẹo phẳng, mờ và tiệp với màu da. Bạn không cần phải mát xa lên vết sẹo, khô nhanh và có thể sử dụng mỹ phẫm sau khi thoa Dermatix® lên vết sẹo.

Dermatix® họat động hiệu quả như thế nào?
Dermatix® giúp hydrat hóa phần da nhạy cảm của vết sẹo và hình thành màn bảo vệ chống lại các tác nhân hóa học, vi khuẩn xâm nhập vào vết sẹo. Điều này giúp cho sự hình thành đồng đều collagen và cải thiện tình trạng sẹo.

Sẹo bất thường xuất hiện do collagen tăng sinh không đồng đều quá mức trong giai đoạn lành vết thương.

Dermatix® thích hợp với loại sẹo nào?
Deramtix hoạt động hiệu quả với sẹo lồi, hình thành không quá 2 năm, gồm cả sẹo phì đại. Không thích hợp với sẹo lõm do mụn hay thủy đậu.

Dermatix® không thích hợp trong trường hợp nào?
Dermatix® chỉ sử dụng ngoài da. Không sử dụng khi vết thương còn hở, vùng tiếp xúc với niêm mạc hay quá gần với mắt. Dermatix® không dùng đồng thời với các thuốc khác như kháng sinh hay các thuốc trị bệnh ngoài da khác.

Deramtic có tác dụng với các sẹo cũ không?
Dermatix® không thích hợp với sẹo lâu hơn 2 năm. Với các sẹo mới, Dermatix® sẽ giúp làm sẹo mềm, phẳng và tiệp với màu da.


Sử dụng Dermatix® bao lâu để thấy kết quả?
Cải thiện ban đầu sẽ thấy khi sử dụng Dermatix® trong 12 tuần liền. Đối với các vết sẹo lớn hơn, có thể phải mất 3 đến 6 tháng hoặc là hơn để thấy được hiệu quả của Dermatix®.

Tôi cần phải sử dụng Dermatix® trong bao lâu?
Bạn sẽ thấy sự cải thiện sau 12 tuần sử dụng liên tục. Để Dermatix® phát huy tác dụng tối đa, bạn cần sử dụng thời gian lâu hơn.

Tuýp 7g sử dụng được trong bao lâu?
Đối với sẹo nhỏ 6-inch, sử dụng được trong 1 tháng. Điều bạn cần nhớ là chỉ lấy lượng nhỏ bằng hạt đậu, bôi lên vết sẹo, để khô từ 4-5 phút. Nếu vẫn chưa khô sau 4-5 phút, có nghĩa là bạn đã bôi quá nhiều.

Dermatix® có làm mất sẹo?
Khi da đã bị tổn thương, có nghĩa là bạn không thể tránh sẹo, điều bạn làm là giúp vết sẹo mờ đi và khó nhìn thấy. Bạn nên sử dụng khi vết thương đã đóng miệng.

Dermatix® có loại bỏ sẹo hoàn toàn không?
Không thể làm sẹo "biến mất". Tuy nhiên, Dermatix® sẽ giúp cải thiện tình trạng của vết sẹo.

Dermatix® có dành cho da nhạy cảm?
Dermatix® là sản phẩm "da cho da" và phù hợp để sử dụng trên làn da nhạy cảm. Dermatix® đã và đang được sử dụng một cách an toàn trong việc chăm sóc sẹo chuyên nghiệp trong nhiều thập kỷ qua. Dermatix® cũng phù hợp cho cả trẻ em.




Thuốc trị sẹo thâm Dermatix hiệu quả bất ngờ
Trị sẹo bằng rau má
Mẹo vặt chữa sẹo thâm hiệu quả
Trị sẹo bằng phương pháp tự nhiên
Cách trị sẹo lõm lâu năm cực kì hiệu quả
Cách trị sẹo thâm hiệu quả bất ngờ


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi bị sẹo lồi cơ địa. Sau khi phẫu thuật cách đây 15 năm, sẹo không những không nhỏ đi mà lại càng ngày càng to ra, thỉnh thoảng có ngứa và nhức rất khó chịu và mất thẩm mĩ. Bác sĩ có thể cho tôi biết có cánh nào ngăn cho sẹo không phát triển tiếp và thôi không ngứa nhức nữa không. Và những nơi nào chữa sẹo lồi có uy tín
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý