Ăn thịt thỏ khó mang thai - đúng hay sai?

seminoon seminoon @seminoon

Ăn thịt thỏ khó mang thai - đúng hay sai?

19/04/2015 02:47 AM
912


Dân gian lưu truyền rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn thịt thỏ vì thỏ có môi trên bị hở, con cái sinh ra sẽ bị sứt môi. Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây
dị tật sứt môi do những rối loạn về sinh học, dùng thuốc an thần và thần kinh lúc mang thai.




NHỮNG ĐỒN THỔI HOANG ĐƯỜNG VỀ ĂN UỐNG LÚC MANG THAI

 

Ăn thịt chó khi mang thai sinh ra con sẽ có nhiều rôm sảy hay ăn thịt thỏ bé sẽ bị sứt môi là những đồn thổi khiến nhiều mẹ bầu lúng túng.

Khi mang thai, có rất nhiều lưu ý và những quan niệm truyền miệng về sử dụng thực phẩm mà bà bầu nên biết để đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, không phải bất cứ lưu ý nào cũng đúng, dưới đây là một lời quan niệm sai lầm về sử dụng thực phẩm cho mẹ bầu.

Mang thai không nên ăn nhiều ốc

Nhiều người cho rằng phụ nữ khi mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sợ sinh con sẽ có nhiều rớt. Nhưng thực tế, đây là quan niệm hết sức sai lầm. Trong ốc có chứa nhiều loại sinh tố như B2, PP, A... và các chất đạm, mỡ, cacbon hydrat, sắt, canxi. Chính vì vậy, đây là nguồn cung cấp chất đạm và
canxi rất tốt cho bà mẹ mang thai.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, ốc chứa nhiều chất đạm và canxi. Bên cạnh đó, ốc rất dễ ăn và không gây ngán như các món ăn khác nên đây cũng là loại thực phẩm rất tốt cho thai phụ.

Tuy nhiên, do ốc sống dưới ao hồ nên cũng có rất nhiều loại ký sinh trùng. Bởi vậy, khi lấy ốc làm nguyên liệu chế biến thức ăn cần ngâm kỹ và rửa sạch để loại bỏ các vật ký sinh gây hại.

Những đồn thổi hoang đường về ăn uống lúc mang thai 1
Ảnh minh họa.

Ăn thịt thỏ thì con sinh ra sẽ bị sứt môi

Dân gian lưu truyền rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn thịt thỏ vì thỏ có môi trên bị hở, con cái sinh ra sẽ bị sứt môi. Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây
dị tật sứt môi do những rối loạn về sinh học, dùng thuốc an thần và thần kinh lúc mang thai. Ngày trước người ta thường đổ lỗi cho bệnh giang mai, nhưng khoa học đã kiểm chứng không phải do vi khuẩn mà là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

- Yếu tố di truyền: rất hiếm, và hầu như không phải là do di truyền.

- Do rối loạn tâm lý của bà mẹ lúc mang thai: bị stress, bị nhiễu động thần kinh, bị trầm cảm, mất ngủ.

- Suy dinh dưỡng do bà mẹ ăn quá ít, hoặc ăn không được nhiều xảy ra lúc mới thụ thai.

- Do dùng thuốc an thần, thuốc ảnh hưởng đến thai.

- Do môi trường bị ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, phóng xạ, chất độc màu da cam (dioxon).

Từ những lý do trên có thể kết luận rằng việc ăn thịt thỏ khiến con sinh ra bị sứt môi là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, vì thịt thỏ có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt.

Ăn thực phẩm cay thì con sinh ra sẽ có môi đỏ

Trong dân gian có nhiều lời khuyên truyền miệng rằng nếu ăn nhiều gia vị cay trong quá trình mang thai thì con sinh ra sẽ có môi đỏ. Thực tế, hoa hồi, quế chi, hạt tiêu, bột ngũ vị hương, ớt… là những gia vị ngon có tính nóng. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì không hợp chút nào.

Phụ nữ mang thai thân nhiệt thường cao hơn bình thường, đường ruột cũng khô hơn. Những gia vị nóng có tính kích thích rất dễ làm tiêu hao nước trong ruột, làm cho dạ dày và ruột giảm tiết dịch, khiến cho phụ nữ mang thai bị
táo bón. Bởi vậy, phụ nữ khi mang bầu nên hạn chế ăn thực phẩm cay nóng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.


GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT THỎ

Thịt thỏ - Thức ăn bổ dưỡng cho người gầy yếu


Thịt thỏ có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát, những người vừa ốm dậy, dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu.

Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thuỷ hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần.

Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 200g, kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng 10 ngày.

Chữa can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô khẳng, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tứ chi mềm yếu: Thịt thỏ 500g, vừng đen 30g, hành, gừng, mì chính, muối tiêu, dầu vừng, nước sốt lượng vừa đủ.

Thịt thỏ bổ cho người gầy yếu

Thỏ mổ thịt lột vỏ bỏ da, móng chân, nội tạng. Cho thịt vào trong nồi nhúng cho đến hết máu ở thịt, sau khi sôi, hớt bọt, bỏ vào đó các thứ gia vị nói trên như hành, gừng, muối tiêu, xong đun tiếp cho thịt chín, vớt ra, để hơi nguội đôi chút , lại bỏ vào trong nồi nước sôi, đun nhỏ lửa 1 giờ, vớt ra để nguội.

Chặt thành miếng vuông khoảng 2cm bày lên đĩa to. Đem vừng đen vo sạch xong rang chín thấy có mùi thơm. Ở trong bát đã bỏ sẵn mì chính, dầu vừng, trộn đều vừa khoả vừa bỏ vừng đen đã rang chín kỹ vào sau đó tưới nước sốt đó lên đĩa thịt thỏ bày sẵn ăn kèm với các thứ gia vị kèm theo.

Chữa chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, bị xơ cứng mạch máu, bị trẹo đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ.

Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi lăn tăn đến khi thịt chín nhừ, cho các gia vị vào là được.

Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng…

Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 – 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc.

Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi.

Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó.

Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ, trẻ em trúng độc, sang lở.

Ăn thịt thỏ có khi cũng có tác dụng phụ, có một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục, Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với cá loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn.


Thịt thỏ - thức ăn dinh dưỡng đáng lựa chọn



Sau những thông tin về hậu quả của thuốc siêu nạc đối với gia súc (thịt heo), trong các bữa tiệc ở các nhà hàng hiện nay, người ta lại chuộng món thịt thỏ.
So với thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt dê thì thịt thỏ không ngon bằng nhưng giá trị dinh dưỡng của nó cao hơn nhiều.
Hàm lượng protein trong thịt thỏ khoảng 21,50%, cao gấp đôi hàm lượng protein ở thịt heo, thịt dê, hơn 18,7% ở thịt bò và hơn 33% ở thịt gà. Trong khi đó hàm lượng mỡ lại chỉ có 0,4%, bằng 1/16 ở thịt lợn, 1/7 ở thịt dê và bằng 1/5 ở thịt bò. Còn hàm lượng cholesterol, cứ 100g thịt thỏ thì có khoảng 60 - 80mg, thấp hơn các loại thịt khác… Từ đó có thể thấy thịt thỏ là một loại thức ăn có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp.



    Về mặt bổ dưỡng

    100g thịt thỏ có 40g nước, 13g protein, 4g chất béo, 12mg canxi, 124mg photpho, lmg sắt, 4mg nicotinamid.

    Thịt thỏ còn chứa nhiều loại vitamin và acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là acid amin ngậm nước và acid amin màu mà cơ thể dễ thiếu. Ăn nhiều thịt thỏ có lợi cho việc trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể, giúp trẻ em sinh trưởng phát triển và giúp người già kéo dài tuổi thọ.

    Các món ăn bổ dưỡng từ thịt thỏ

    Canh thịt thỏ bồi bổ cơ thể: 120g thịt thỏ, 30g đảng sâm, 30g sơn dược, 30g táo đỏ, 15g câu kỷ tử cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh; đảng sâm, sơn dược, câu kỷ và táo cũng có thể ăn. Loại canh này có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ dưỡng thần kinh, bổ tì vị, tăng khí huyết, rất thích hợp với những người cơ thể suy nhược do ốm lâu, người gầy yếu, mất sức, hụt hơi, ăn ít.



    Đối với tim mạch: trong thịt thỏ rất giàu dịch nhầy có thể ngăn chặn những tác dụng có hại của albumin, mỡ mật độ thấp, có khả năng ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của bệnh vành tim, xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp. Do đó, thịt thỏ được coi là một loại thức ăn lý tưởng cho những người béo và những người mắc bệnh tim.

    Hỗ trợ trị đái tháo đường (ĐTĐ): câu kỷ tử + thịt thỏ là món ăn cho người ĐTĐ. Câu kỷ tử vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ gan bổ thận, lợi tinh và sáng mắt. Nghiên cứu về dược lý cho thấy nó có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, có thể trị bệnh ĐTĐ. Thịt thỏ vị cay tính bình, khi vào tỳ vị thì có tác dụng bổ trung ích khí, bổ âm trị khát; là một loại thức ăn hoàn toàn là protein, hơn nữa do sợi cơ mịn và thưa, lượng nước nhiều nên thịt thỏ có chất non mịn, dễ tiêu hóa hấp thụ. Thịt thỏ là món ăn lý tưởng của những người mắc bệnh ĐTĐ. Câu kỷ tử và thịt thỏ kết hợp với nhau có công dụng bồi bổ gan thận, bổ tỳ trị khát, rất thích hợp với người bệnh ĐTĐ.

    Cách làm: lấy 15g câu kỷ tử, 250g thịt thỏ, cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm muối, mì chính, ăn thịt thỏ, uống canh, câu kỷ tử cũng có thể ăn kèm.

    Thịt thỏ nấu nấm: món này thích hợp với thực đơn bệnh ĐTĐ, vì Đông y quan niệm ĐTĐ thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn, thận suy không gạn lọc được chất bổ dưỡng nên đái ra đường. Thịt thỏ bổ âm, bổ thận. Cơ thể người bệnh ĐTĐ khô nóng. Thịt thỏ mát và sinh tân dịch. Thực đơn ĐTĐ cần giảm mỡ, thịt thỏ ít mỡ. Nấm thanh nhiệt, kết hợp đồng vận với thịt thỏ. Nấm lại ít carbohydat và hầu như không có đường.

    Với bệnh ĐTĐ týp II (không phụ thuộc insulin), tuần hoàn trì trệ tạo thuận lợi cho liên kết glucoz protein tăng xơ động mạch. Những sự kiện này cản trở glucoz khuếch tán vào các mô. Thịt thỏ hoạt huyết, nấm thông khí huyết, hai vị kết hợp giúp glucoz khuếch tán tốt hơn, không tồn đọng trong máu nên glucoz-huyết giảm.

    Món này cũng thích hợp với người bệnh tim mạch với lý do: ít chất béo và cholesterol. Làm mạnh khí huyết, giảm nguy cơ kết đọng tiểu cầu và chất béo đọng vào thành mạch máu. Thành mạch không xơ cứng, vẫn đàn hồi nên giúp ổn định huyết áp.

    Tư âm bổ thận, ích gan: câu kỷ hầm thịt thỏ. Món này thích hợp với các bệnh do âm suy như ĐTĐ, cao huyết áp do can dương vượng, cao huyết áp thiểu suy do trì trệ tuần hoàn ngoại vi (giảm tiết chất thư giãn nội mô ở thành mạch máu).

    Trị suy nhược cơ thể sau khi bệnh, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, ăn nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.

    Trị can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tay chân mềm yếu: thịt thỏ 500g, mè (vừng) đen 30g, hành, gừng, muối, dầu vừng, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn thịt.

    Trị chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, xơ cứng mạch máu, bị trẹo (bong gân) đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: bách hợp 12g, tam thất 6g, thịt thỏ 200g. Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ. Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi đến khi thịt chín nhừ, cho gia vị vào là được. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.

    Chế biến thịt thỏ: thịt thỏ là món ăn bằng thịt lý tưởng cho những người béo phì, người mắc bệnh ĐTĐ và bệnh vành tim nhưng thịt thỏ tính thiên về lạnh, vì vậy, những người tỳ vị hư hàn ăn vào không hợp. Để khắc phục tình trạng này, khi xào nấu nếu cho thêm ớt, trần bì thì có thể kềm chế được tính lạnh của thịt thỏ, cách chế biến này sẽ phù hợp với mọi người, ai dùng cũng được.

    Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng...

    Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 - 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn.

    Nếu bị “ám ảnh” vì những hậu quả độc hại do các hóa chất đang được dùng cho các gia súc (đặc biệt là heo, gà…) thì thịt thỏ, với nguồn dinh dưỡng cao, lành mạnh (do được nuôi bằng thảo mộc), đáng là “ưu tiên” khi chọn cho mình thực phẩm “bổ mà sạch”!

Người bị suy nhược nên ăn thịt thỏ?



Xu hướng hiện nay, món thịt thỏ được nhiều thực khách ưa chuộng bởi thịt trắng, giòn và ngon.




So với thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt dê thì thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều (protein cao hơn thịt bò, thịt dê, thịt lợn); hàm lượng cholesterol thấp, có Ca, S, P, Na và các vitamin; có ovophospholipid có tác dụng bảo vệ thành mạch, chống xơ hóa. Cả thịt thỏ, gan thỏ, tiết thỏ, lông thỏ, xương thỏ đều có tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc. Gan thỏ: vị ngọt mặn, tính hàn; tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu. Tiết thỏ: vị mặn, tính hàn, không độc; tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng... Thịt thỏ dùng rất tốt cho các trường hợp suy kiệt gầy sút, người mới ốm dậy, nôn ói, táo bón, đại tiện xuất huyết và đái tháo đường. Liều dùng, cách dùng: 100 - 1.000g; nấu chín, bung, hầm nhừ, quay rán.

Một số món ăn - bài thuốc có thịt thỏ:

Thịt thỏ tiềm vỏ quít: thịt thỏ 200g, vỏ quít (trần bì) 8g. Thịt thỏ chặt miếng to, cho muối, dầu, sa lát, rượu, hành, gừng trộn đều, ướp trong 30 phút; vỏ quít ngâm rửa, thái lát. Đun sôi dầu rán, cho thịt thỏ vào rán vừa chín; tiếp tục cho vỏ quít, ớt tươi, gừng, hành vào xào với thịt thỏ, sau đó cho nước hàng (gồm mì chính, đường trắng, muối, mắm, dấm), đảo đều, đun đến khi thịt khô chuyển màu đỏ nâu sậm, đổ ra đĩa, gắp bỏ gừng hành, đổ ít dầu vừng lên. Dùng cho bệnh nhân sau thời kỳ bệnh nặng dài ngày, cơ thể suy nhược, người mỡ trong máu cao.

Nước hầm thịt thỏ: thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội. Uống khi khát. Dùng cho các trường hợp người ốm suy kiệt, đái tháo đường, tiểu không cầm hoặc di niệu.

Thịt thỏ nấu dạng cari: dùng cho bệnh nhân nôn ói trào ngược, táo bón.

Súp thịt thỏ bổ tỳ: thịt thỏ 200g, sơn dược 30g, câu kỷ tử 15g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đại táo 30g. Nấu dạng súp ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.

Chữa đái tháo đường: thịt thỏ 100 - 200g, kỷ tử 15g. Thịt thỏ chặt nhỏ, cho cùng với kỷ tử, đun nhỏ lửa với nước đến chín nhừ, thêm ít muối. Ngày ăn 1 lần; dùng nhiều ngày.

Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu: thịt thỏ 100 - 200g, đại táo 20g. Thịt thỏ chặt nhỏ, đại táo xé. Hấp cách thủy hay nấu chín. Ăn nóng, ngày 1 lần.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.



MỘT SỐ MÓN NGON VỚI THỊT THỎ


So với thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt dê thì thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều (protein cao hơn thịt bò, thịt dê, thịt lợn); hàm lượng cholesterol thấp, có Ca, S, P, Na và các vitamin; có ovophospholipid có tác dụng bảo vệ thành mạch, chống xơ hóa. Cả thịt thỏ, gan thỏ, tiết thỏ, lông thỏ, xương thỏ đều có tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc. Gan thỏ: vị ngọt mặn, tính hàn; tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu. Tiết thỏ: vị mặn, tính hàn, không độc; tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng... Thịt thỏ dùng rất tốt cho các trường hợp suy kiệt gầy sút, người mới ốm dậy, nôn ói, táo bón, đại tiện xuất huyết và đái tháo đường. Liều dùng, cách dùng: 100 - 1.000g; nấu chín, bung, hầm nhừ, quay rán.

Một số món ăn - bài thuốc có thịt thỏ:

Thịt thỏ tiềm vỏ quít: thịt thỏ 200g, vỏ quít (trần bì) 8g. Thịt thỏ chặt miếng to, cho muối, dầu, sa lát, rượu, hành, gừng trộn đều, ướp trong 30 phút; vỏ quít ngâm rửa, thái lát. Đun sôi dầu rán, cho thịt thỏ vào rán vừa chín; tiếp tục cho vỏ quít, ớt tươi, gừng, hành vào xào với thịt thỏ, sau đó cho nước hàng (gồm mì chính, đường trắng, muối, mắm, dấm), đảo đều, đun đến khi thịt khô chuyển màu đỏ nâu sậm, đổ ra đĩa, gắp bỏ gừng hành, đổ ít dầu vừng lên. Dùng cho bệnh nhân sau thời kỳ bệnh nặng dài ngày, cơ thể suy nhược, người mỡ trong máu cao.

Nước hầm thịt thỏ: thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội. Uống khi khát. Dùng cho các trường hợp người ốm suy kiệt, đái tháo đường, tiểu không cầm hoặc di niệu.

Thịt thỏ nấu dạng cari: dùng cho bệnh nhân nôn ói trào ngược, táo bón.

Súp thịt thỏ bổ tỳ: thịt thỏ 200g, sơn dược 30g, câu kỷ tử 15g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đại táo 30g. Nấu dạng súp ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.

Chữa đái tháo đường: thịt thỏ 100 - 200g, kỷ tử 15g. Thịt thỏ chặt nhỏ, cho cùng với kỷ tử, đun nhỏ lửa với nước đến chín nhừ, thêm ít muối. Ngày ăn 1 lần; dùng nhiều ngày.

Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu: thịt thỏ 100 - 200g, đại táo 20g. Thịt thỏ chặt nhỏ, đại táo xé. Hấp cách thủy hay nấu chín. Ăn nóng, ngày 1 lần.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.




Thịt thỏ rô ti
Món ngon với thịt thỏ
Thịt thỏ chế biến như thế nào
Thị thỏ nấu giả cầy
Canh nhân sâm, linh chi, thịt thỏ
Thịt thỏ nấu rượu chát
Khử mùi hôi của thịt đúng cách






(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý