Ăn thịt thỏ có tốt không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ăn thịt thỏ có tốt không?

19/04/2015 02:47 AM
2,339


Thịt thỏ còn chứa nhiều loại vitamin và acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là acid amin ngậm nước và acid amin màu mà cơ thể dễ thiếu. Ăn nhiều thịt thỏ có lợi cho việc trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể, giúp trẻ em sinh trưởng phát triển và giúp người già kéo dài tuổi thọ.


GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT THỎ


Sau những thông tin về hậu quả của thuốc siêu nạc đối với gia súc (thịt heo), trong các bữa tiệc ở các nhà hàng hiện nay, người ta lại chuộng món thịt thỏ.

So với thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt dê thì thịt thỏ không ngon bằng nhưng giá trị dinh dưỡng của nó cao hơn nhiều.

Hàm lượng protein trong thịt thỏ khoảng 21,50%, cao gấp đôi hàm lượng protein ở thịt heo, thịt dê, hơn 18,7% ở thịt bò và hơn 33% ở thịt gà. Trong khi đó hàm lượng mỡ lại chỉ có 0,4%, bằng 1/16 ở thịt lợn, 1/7 ở thịt dê và bằng 1/5 ở thịt bò. Còn hàm lượng cholesterol, cứ 100g thịt thỏ thì có khoảng 60 - 80mg, thấp hơn các loại thịt khác… Từ đó có thể thấy thịt thỏ là một loại thức ăn có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp.

Về mặt bổ dưỡng: 100g thịt thỏ có 40g nước, 13g protein, 4g chất béo, 12mg canxi, 124mg photpho, lmg sắt, 4mg nicotinamid.

Thịt thỏ còn chứa nhiều loại vitamin và acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là acid amin ngậm nước và acid amin màu mà cơ thể dễ thiếu. Ăn nhiều thịt thỏ có lợi cho việc trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể, giúp trẻ em sinh trưởng phát triển và giúp người già kéo dài tuổi thọ.

Canh thịt thỏ bồi bổ cơ thể: 120g thịt thỏ, 30g đảng sâm, 30g sơn dược, 30g táo đỏ, 15g câu kỷ tử cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh; đảng sâm, sơn dược, câu kỷ và táo cũng có thể ăn. Loại canh này có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ dưỡng thần kinh, bổ tì vị, tăng khí huyết, rất thích hợp với những người cơ thể suy nhược do ốm lâu, người gầy yếu, mất sức, hụt hơi, ăn ít.

Đối với tim mạch: trong thịt thỏ rất giàu dịch nhầy có thể ngăn chặn những tác dụng có hại của albumin, mỡ mật độ thấp, có khả năng ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của bệnh vành tim, xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp. Do đó, thịt thỏ được coi là một loại thức ăn lý tưởng cho những người béo và những người mắc bệnh tim.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120802-105607-1-Thitthothucandinhduongdangluachona6873.jpeg

Thịt thỏ giàu protein, ít cholesterol

Hỗ trợ trị đái tháo đường (ĐTĐ): câu kỷ tử + thịt thỏ là món ăn cho người ĐTĐ. Câu kỷ tử vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ gan bổ thận, lợi tinh và sáng mắt. Nghiên cứu về dược lý cho thấy nó có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, có thể trị bệnh ĐTĐ. Thịt thỏ vị cay tính bình, khi vào tỳ vị thì có tác dụng bổ trung ích khí, bổ âm trị khát; là một loại thức ăn hoàn toàn là protein, hơn nữa do sợi cơ mịn và thưa, lượng nước nhiều nên thịt thỏ có chất non mịn, dễ tiêu hóa hấp thụ. Thịt thỏ là món ăn lý tưởng của những người mắc bệnh ĐTĐ. Câu kỷ tử và thịt thỏ kết hợp với nhau có công dụng bồi bổ gan thận, bổ tỳ trị khát, rất thích hợp với người bệnh ĐTĐ.

Cách làm: lấy 15g câu kỷ tử, 250g thịt thỏ, cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm muối, mì chính, ăn thịt thỏ, uống canh, câu kỷ tử cũng có thể ăn kèm.

Thịt thỏ nấu nấm: món này thích hợp với thực đơn bệnh ĐTĐ, vì Đông y quan niệm ĐTĐ thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn, thận suy không gạn lọc được chất bổ dưỡng nên đái ra đường. Thịt thỏ bổ âm, bổ thận. Cơ thể người bệnh ĐTĐ khô nóng. Thịt thỏ mát và sinh tân dịch. Thực đơn ĐTĐ cần giảm mỡ, thịt thỏ ít mỡ. Nấm thanh nhiệt, kết hợp đồng vận với thịt thỏ. Nấm lại ít carbohydat và hầu như không có đường.

Với bệnh ĐTĐ týp II (không phụ thuộc insulin), tuần hoàn trì trệ tạo thuận lợi cho liên kết glucoz protein tăng xơ động mạch. Những sự kiện này cản trở glucoz khuếch tán vào các mô. Thịt thỏ hoạt huyết, nấm thông khí huyết, hai vị kết hợp giúp glucoz khuếch tán tốt hơn, không tồn đọng trong máu nên glucoz-huyết giảm.

Món này cũng thích hợp với người bệnh tim mạch với lý do: ít chất béo và cholesterol. Làm mạnh khí huyết, giảm nguy cơ kết đọng tiểu cầu và chất béo đọng vào thành mạch máu. Thành mạch không xơ cứng, vẫn đàn hồi nên giúp ổn định huyết áp.

Tư âm bổ thận, ích gan: câu kỷ hầm thịt thỏ. Món này thích hợp với các bệnh do âm suy như ĐTĐ, cao huyết áp do can dương vượng, cao huyết áp thiểu suy do trì trệ tuần hoàn ngoại vi (giảm tiết chất thư giãn nội mô ở thành mạch máu).

Trị suy nhược cơ thể sau khi bệnh, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, ăn nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.

Trị can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tay chân mềm yếu: thịt thỏ 500g, mè (vừng) đen 30g, hành, gừng, muối, dầu vừng, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn thịt.

Trị chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, xơ cứng mạch máu, bị trẹo (bong gân) đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: bách hợp 12g, tam thất 6g, thịt thỏ 200g. Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ. Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi đến khi thịt chín nhừ, cho gia vị vào là được. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.

Chế biến thịt thỏ: thịt thỏ là món ăn bằng thịt lý tưởng cho những người béo phì, người mắc bệnh ĐTĐ và bệnh vành tim nhưng thịt thỏ tính thiên về lạnh, vì vậy, những người tỳ vị hư hàn ăn vào không hợp. Để khắc phục tình trạng này, khi xào nấu nếu cho thêm ớt, trần bì thì có thể kềm chế được tính lạnh của thịt thỏ, cách chế biến này sẽ phù hợp với mọi người, ai dùng cũng được.

Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng...

Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 - 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn.

Nếu bị “ám ảnh” vì những hậu quả độc hại do các hóa chất đang được dùng cho các gia súc (đặc biệt là heo, gà…) thì thịt thỏ, với nguồn dinh dưỡng cao, lành mạnh (do được nuôi bằng thảo mộc), đáng là “ưu tiên” khi chọn cho mình thực phẩm “bổ mà sạch”!



Thịt thỏ - thức ăn dinh dưỡng đáng lựa chọn



Sau những thông tin về hậu quả của thuốc siêu nạc đối với gia súc (thịt heo), trong các bữa tiệc ở các nhà hàng hiện nay, người ta lại chuộng món thịt thỏ.
So với thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt dê thì thịt thỏ không ngon bằng nhưng giá trị dinh dưỡng của nó cao hơn nhiều.
Hàm lượng protein trong thịt thỏ khoảng 21,50%, cao gấp đôi hàm lượng protein ở thịt heo, thịt dê, hơn 18,7% ở thịt bò và hơn 33% ở thịt gà. Trong khi đó hàm lượng mỡ lại chỉ có 0,4%, bằng 1/16 ở thịt lợn, 1/7 ở thịt dê và bằng 1/5 ở thịt bò. Còn hàm lượng cholesterol, cứ 100g thịt thỏ thì có khoảng 60 - 80mg, thấp hơn các loại thịt khác… Từ đó có thể thấy thịt thỏ là một loại thức ăn có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp.



    Về mặt bổ dưỡng

    100g thịt thỏ có 40g nước, 13g protein, 4g chất béo, 12mg canxi, 124mg photpho, lmg sắt, 4mg nicotinamid.

    Thịt thỏ còn chứa nhiều loại vitamin và acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là acid amin ngậm nước và acid amin màu mà cơ thể dễ thiếu. Ăn nhiều thịt thỏ có lợi cho việc trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể, giúp trẻ em sinh trưởng phát triển và giúp người già kéo dài tuổi thọ.

    Các món ăn bổ dưỡng từ thịt thỏ

    Canh thịt thỏ bồi bổ cơ thể: 120g thịt thỏ, 30g đảng sâm, 30g sơn dược, 30g táo đỏ, 15g câu kỷ tử cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh; đảng sâm, sơn dược, câu kỷ và táo cũng có thể ăn. Loại canh này có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ dưỡng thần kinh, bổ tì vị, tăng khí huyết, rất thích hợp với những người cơ thể suy nhược do ốm lâu, người gầy yếu, mất sức, hụt hơi, ăn ít.



    Đối với tim mạch: trong thịt thỏ rất giàu dịch nhầy có thể ngăn chặn những tác dụng có hại của albumin, mỡ mật độ thấp, có khả năng ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của bệnh vành tim, xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp. Do đó, thịt thỏ được coi là một loại thức ăn lý tưởng cho những người béo và những người mắc bệnh tim.

    Hỗ trợ trị đái tháo đường (ĐTĐ): câu kỷ tử + thịt thỏ là món ăn cho người ĐTĐ. Câu kỷ tử vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ gan bổ thận, lợi tinh và sáng mắt. Nghiên cứu về dược lý cho thấy nó có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, có thể trị bệnh ĐTĐ. Thịt thỏ vị cay tính bình, khi vào tỳ vị thì có tác dụng bổ trung ích khí, bổ âm trị khát; là một loại thức ăn hoàn toàn là protein, hơn nữa do sợi cơ mịn và thưa, lượng nước nhiều nên thịt thỏ có chất non mịn, dễ tiêu hóa hấp thụ. Thịt thỏ là món ăn lý tưởng của những người mắc bệnh ĐTĐ. Câu kỷ tử và thịt thỏ kết hợp với nhau có công dụng bồi bổ gan thận, bổ tỳ trị khát, rất thích hợp với người bệnh ĐTĐ.

    Cách làm: lấy 15g câu kỷ tử, 250g thịt thỏ, cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm muối, mì chính, ăn thịt thỏ, uống canh, câu kỷ tử cũng có thể ăn kèm.

    Thịt thỏ nấu nấm: món này thích hợp với thực đơn bệnh ĐTĐ, vì Đông y quan niệm ĐTĐ thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn, thận suy không gạn lọc được chất bổ dưỡng nên đái ra đường. Thịt thỏ bổ âm, bổ thận. Cơ thể người bệnh ĐTĐ khô nóng. Thịt thỏ mát và sinh tân dịch. Thực đơn ĐTĐ cần giảm mỡ, thịt thỏ ít mỡ. Nấm thanh nhiệt, kết hợp đồng vận với thịt thỏ. Nấm lại ít carbohydat và hầu như không có đường.

    Với bệnh ĐTĐ týp II (không phụ thuộc insulin), tuần hoàn trì trệ tạo thuận lợi cho liên kết glucoz protein tăng xơ động mạch. Những sự kiện này cản trở glucoz khuếch tán vào các mô. Thịt thỏ hoạt huyết, nấm thông khí huyết, hai vị kết hợp giúp glucoz khuếch tán tốt hơn, không tồn đọng trong máu nên glucoz-huyết giảm.

    Món này cũng thích hợp với người bệnh tim mạch với lý do: ít chất béo và cholesterol. Làm mạnh khí huyết, giảm nguy cơ kết đọng tiểu cầu và chất béo đọng vào thành mạch máu. Thành mạch không xơ cứng, vẫn đàn hồi nên giúp ổn định huyết áp.

    Tư âm bổ thận, ích gan: câu kỷ hầm thịt thỏ. Món này thích hợp với các bệnh do âm suy như ĐTĐ, cao huyết áp do can dương vượng, cao huyết áp thiểu suy do trì trệ tuần hoàn ngoại vi (giảm tiết chất thư giãn nội mô ở thành mạch máu).

    Trị suy nhược cơ thể sau khi bệnh, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, ăn nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.

    Trị can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tay chân mềm yếu: thịt thỏ 500g, mè (vừng) đen 30g, hành, gừng, muối, dầu vừng, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn thịt.

    Trị chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, xơ cứng mạch máu, bị trẹo (bong gân) đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: bách hợp 12g, tam thất 6g, thịt thỏ 200g. Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ. Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi đến khi thịt chín nhừ, cho gia vị vào là được. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.

    Chế biến thịt thỏ: thịt thỏ là món ăn bằng thịt lý tưởng cho những người béo phì, người mắc bệnh ĐTĐ và bệnh vành tim nhưng thịt thỏ tính thiên về lạnh, vì vậy, những người tỳ vị hư hàn ăn vào không hợp. Để khắc phục tình trạng này, khi xào nấu nếu cho thêm ớt, trần bì thì có thể kềm chế được tính lạnh của thịt thỏ, cách chế biến này sẽ phù hợp với mọi người, ai dùng cũng được.

    Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng...

    Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 - 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn.

    Nếu bị “ám ảnh” vì những hậu quả độc hại do các hóa chất đang được dùng cho các gia súc (đặc biệt là heo, gà…) thì thịt thỏ, với nguồn dinh dưỡng cao, lành mạnh (do được nuôi bằng thảo mộc), đáng là “ưu tiên” khi chọn cho mình thực phẩm “bổ mà sạch”!


Người bị suy nhược nên ăn thịt thỏ?


Xu hướng hiện nay, món thịt thỏ được nhiều thực khách ưa chuộng bởi thịt trắng, giòn và ngon.





So với thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt dê thì thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều (protein cao hơn thịt bò, thịt dê, thịt lợn); hàm lượng cholesterol thấp, có Ca, S, P, Na và các vitamin; có ovophospholipid có tác dụng bảo vệ thành mạch, chống xơ hóa. Cả thịt thỏ, gan thỏ, tiết thỏ, lông thỏ, xương thỏ đều có tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc. Gan thỏ: vị ngọt mặn, tính hàn; tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu. Tiết thỏ: vị mặn, tính hàn, không độc; tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng... Thịt thỏ dùng rất tốt cho các trường hợp suy kiệt gầy sút, người mới ốm dậy, nôn ói, táo bón, đại tiện xuất huyết và đái tháo đường. Liều dùng, cách dùng: 100 - 1.000g; nấu chín, bung, hầm nhừ, quay rán.
Một số món ăn - bài thuốc có thịt thỏ:
Thịt thỏ tiềm vỏ quít: thịt thỏ 200g, vỏ quít (trần bì) 8g. Thịt thỏ chặt miếng to, cho muối, dầu, sa lát, rượu, hành, gừng trộn đều, ướp trong 30 phút; vỏ quít ngâm rửa, thái lát. Đun sôi dầu rán, cho thịt thỏ vào rán vừa chín; tiếp tục cho vỏ quít, ớt tươi, gừng, hành vào xào với thịt thỏ, sau đó cho nước hàng (gồm mì chính, đường trắng, muối, mắm, dấm), đảo đều, đun đến khi thịt khô chuyển màu đỏ nâu sậm, đổ ra đĩa, gắp bỏ gừng hành, đổ ít dầu vừng lên. Dùng cho bệnh nhân sau thời kỳ bệnh nặng dài ngày, cơ thể suy nhược, người mỡ trong máu cao.
Nước hầm thịt thỏ: thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội. Uống khi khát. Dùng cho các trường hợp người ốm suy kiệt, đái tháo đường, tiểu không cầm hoặc di niệu.
Thịt thỏ nấu dạng cari: dùng cho bệnh nhân nôn ói trào ngược, táo bón.
Súp thịt thỏ bổ tỳ: thịt thỏ 200g, sơn dược 30g, câu kỷ tử 15g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đại táo 30g. Nấu dạng súp ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.
Chữa đái tháo đường: thịt thỏ 100 - 200g, kỷ tử 15g. Thịt thỏ chặt nhỏ, cho cùng với kỷ tử, đun nhỏ lửa với nước đến chín nhừ, thêm ít muối. Ngày ăn 1 lần; dùng nhiều ngày.
Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu: thịt thỏ 100 - 200g, đại táo 20g. Thịt thỏ chặt nhỏ, đại táo xé. Hấp cách thủy hay nấu chín. Ăn nóng, ngày 1 lần.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.


CÁC MÓN NGON TỪ THỊT THỎ


Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi thỏ ở các huyện trong tỉnh Bình Định phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chăn nuôi thỏ có nguồn vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền để làm và nhất là tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nên rất thuận lợi.

Thỏ rất dễ nuôi, không kén thức ăn và chủ yếu là ăn rau cỏ, lá cây. Thời gian sinh trưởng của thỏ ngắn, thời gian nuôi khoảng từ 3 đến 3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt; khoảng từ 5,5 đến 6 tháng tuổi thì thỏ bắt đầu sinh sản. Một năm thỏ cái đẻ 6 -7 lứa, mỗi lứa 6 -7 con. Một thỏ mẹ 4 - 5 kg có thể sản xuất ra 90 -140 kg thịt thỏ một năm, nên thu hồi vốn nhanh. Phù hợp với khả năng của nhiều gia đình.


 

Vừa rồi có chuyến công tác tại huyện Phù Mỹ và được các anh chị ở địa phương mời thưởng thức món ngon được chế biến từ thịt thỏ.

Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cách làm thịt thỏ từ một chủ quán chuyên bán đặc sản thịt thỏ. Thấy tôi tò mò tìm hiểu, chủ quán cũng vui vẻ giúp tôi biết rõ thêm về quy trình và cách làm thịt thỏ cũng như cách chế biến thịt thỏ.

-  Đầu tiên bạn nấu nước sôi. Sau đó cắt tiết thỏ ngay động mạch ở cổ. Bạn cũng dùng bột ngọt và nước mắm như là cắt tiết vịt thôi. Tiết này dùng để làm món tiết canh thỏ.

- Sau đó bạn nhúng nước sôi con thỏ và cạo lông (dùng dao lam hay con dao nào bén một chút). 

- Tiếp theo, đem vào thui dưới lửa khò cho cháy sạch lông măng còn sót và đển khi thịt nó căng ra là được.

- Dùng con dao mũi nhọn, lật ngửa con thỏ lên bạn cắt dọc theo bụng nó nhẹ nhàng (vì da bụng nó mỏng lắm, bạn cắt mạnh sẽ bịch ruột nó ngay). Moi hết ruột ra (nếu muốn nhanh thì bạn bỏ hết ruột đi) còn không thì cắt một ít ruột non làm sạch bỏ vào tiết canh, lấy tim và ít gan thôi.    

- Chặt thỏ ra theo chiều dọc, sau đó chặt 2 đùi riêng... tiếp đến, lọc phần thịt trên lưng ngay trên 2 chân sau của thỏ, chặt cổ riêng, có thể bỏ đầu đi, rồi chặt thịt còn lại theo yêu cầu món ăn mà bạn định làm. 


 

Chế biến thịt thỏ có nhiều món lắm: rôty, thỏ né, xào, ướp nướng, tiết canh, bằm nướng lá chanh,... (nhiều món nữa bạn tự nghĩ ra nhé).

Một số món ngon chế biến từ thỏ:

- Món tiết canh thỏ: cũng giống như đánh tiết canh và làm tiết canh vịt vậy.

Món tiết canh này cho thêm bánh tráng vào để trộn thêm cái vị giòn thơm thật tuyệt.


 

- Món thỏ né: thì bắt chảo bằng lên, bỏ ít bơ và chặt thịt thỏ ra từng miếng nhỏ và nướng trên chảo bơ và rau thì ăn rau mùi gì cũng được.

- Món thỏ nấu củng: thì bạn lấy phần lưng của thỏ vì xương nhiều và nấu lên với các loại củ quả (củ lang, cà rốt, đu đủ...) và ăn với bánh mỳ hoặc bún.


 

- Món thỏ nướng: thì bạn ướp phần thịt nhiều vào hỗn hợp sả, ớt, hành, dầu, tiêu, lá chanh, lá lốt (càng nhiều gia vị càng ngon), sau đó nướng trên bếp lửa than thì mới thơm ngon.


 

- Món thỏ chiên cơm nếp cháy giòn: đây là món khá đặc biệt và cũng là đặc sản của địa phương huyện Phù Mỹ. Thịt và bộ lòng thỏ được băm nhỏ với nấm làm nhân bên trong, cơm nếp chín bọc làm thành bánh và chiên giòn với dầu phộng. Món này vừa giòn thơm bên ngoài và vừa béo, vừa dẻo phần cơm nếp bên trong với nhân thịt thỏ, ngon tuyệt.


 

   Món dưa kiệu chua ngọt - đặc trưng của địa phương càng làm tăng thêm các món thịt thỏ đậm đà và có phong vị hơn.

Nhưng nhớ là thịt thỏ ăn và uống với rượu nhé. Đừng uống bia không thú vị đâu.
 

Chúc các bạn cuối tuần có những ngày nghỉ vui vẻ cùng gia đình, bạn bè và dùng ngon miệng nhé!

Sau đây một số món ngon được chế biến từ thịt thỏ mà tôi sưu tầm trên mạng. Xin chia sẻ cùng các bạn.

* Thỏ xào sả ớt:

Nguyên liệu: 300 gr thịt thỏ (còn da), 100gr ớt Đà Lạt xanh, đỏ, vàng, 100gr hành tây. 1 thìa súp sả, ớt xay, rượu trắng, tương ớt, 2 thìa cà phê bột nêm. Đường, nước mắm, dầu ăn.


 

Cách làm: Rửa thịt thỏ qua rượu trắng, vớt để ráo, chặt miếng vừa ăn. Thái miếng vuông lớn ớt Đà Lạt, hành tây. Đun nóng dầu ăn, phi vừa thơm ớt, sả xay, cho thịt thỏ vào xào săn, nêm bột nêm, đường, nước mắm, tương ớt. Tiếp tục đảo đều để thịt thấm gia vị. Cuối cùng, cho ớt Đà Lạt, hành tây vào xào chín, dọn ra đĩa.

Món này dùng với cơm trắng.


* Thỏ nấu chao:

Nguyên liệu: 1 thìa súp chao đỏ, 2 thìa súp chao trắng. 1/2kg khoai cao, 1/2 con thỏ. 1 củ hành tây, 1 thìa súp hành, tỏi xay, 1/2 lít nước dừa. Bột nêm, đường, rượu trắng, dầu ăn. 1 thìa súp dầu điều.

Cách làm: Rửa thịt thỏ với chút rượu trắng, chặt miếng vừa ăn, ướp với chao đỏ, trắng, dầu điều. Đun nóng dầu, phi thơm hành, tỏi xay, cho thịt thỏ vào xào săn. Cho nước dừa, hành tây thái vuông vào, nêm gia vị. Gọt vỏ khoai cao, thái vuông, rán vàng, cho vào nấu với thịt đến khi nước có độ sánh vừa.

Món này dùng với bánh mì.


* Cà-ri thỏ:

Nguyên liệu: 1 quả cà tím, 100gr đậu bắp, 2 quả ớt sừng, 1/2 lít sữa tươi, 1 nhánh lá cà-ri, 400gr thịt thỏ. 1 thìa súp bột cà-ri, 2 thìa súp sả, ớt, hành tím, tỏi xay. Bột nêm, đường, rượu trắng.


 

Cách làm: Rửa thịt thỏ qua rượu, chặt vừa ăn, thái khoanh cà tím, ngâm nước muối. Đậu bắp bỏ đầu, đuôi. Đun nóng dầu, cho tỏi, sả, hành tím, ớt xay vào phi thơm. Cho 1/2 thìa bột cà-ri, thịt thỏ vào xào, nêm gia vị, xào thấm, cho sữa tươi, phần bột cà-ri còn lại và lá cà-ri vào. Cho đậu bắp, ớt sừng, cà tím vào, để lửa liu riu.

Dùng với bánh mì hoặc bún.


* Thỏ nướng:

Nguyên liệu: 1/4 con thỏ (khoảng 400 - 500gr), 1 quả dưa chuột, thái khoanh, 1 thìa súp tương ớt, xà lách, 2 thìa súp rượu trắng. Gia vị: 1 thìa cà-phê ngũ vị hương, 2 thìa cà-phê đường, 2 thìa cà-phê bột nêm, 1 thìa súp nước tương, 1 thìa súp tỏi, hành xay, 2 thìa súp dầu ăn.

Cách làm: Rửa thịt thỏ qua rượu trắng, giữ nguyên miếng, ướp với gia vị, để 20 phút cho thấm. Quạt than hồng, cho thịt lên nướng dưới lửa vừa. Trở thường xuyên để thịt chín đều.

Chặt thịt vừa ăn, dùng kèm dưa chuột, tương ớt, xà lách.

* Thỏ hầm thuốc Bắc:

Nguyên liệu: 1/2 con thỏ, 2 gói gia vị tiềm, 2 thìa súp bột nêm, 2 thìa cà-phê muối, 1 thìa súp đường, rượu trắng.

Cách làm: Rửa thịt thỏ qua rượu trắng, chặt miếng lớn vừa ăn. Cho nước vào nồi đất to, đun thật sôi, cho thịt thỏ vào, nêm chút muối, vớt bọt thật sạch. Tiếp tục đun sôi, cho hai gói gia vị tiềm vào, đun trên lửa liu riu, nêm bột nêm, đường vừa ăn. Đun hỗn hợp thêm khoảng 45 phút để thịt thỏ chín mềm.





Thịt thỏ rô ti
Món ngon với thịt thỏ
Thịt thỏ chế biến như thế nào

Thị thỏ nấu giả cầy
Canh nhân sâm, linh chi, thịt thỏ
Thịt thỏ nấu rượu chát
Khử mùi hôi của thịt đúng cách






(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý