Kinh nghiệm phỏng vấn với người nước ngoài

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm phỏng vấn với người nước ngoài

19/04/2015 02:48 AM
2,373

Ưu điểm khi làm việc tại các công ty liên doanh là lương cao, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, môi trường năng động. Nhưng để vào được những doanh nghiệp này, bạn cần “lận lưng” vài bí quyết đấy.



Một hồ sơ cơ bản bao gồm bằng cấp, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch (CV) và đơn xin việc. Tuy nhiên, khi xin việc vào công ty có yếu tố nước ngoài, yếu tố bằng cấp không quan trọng bằng phong cách, kinh nghiệm mà ứng viên thể hiện trong CV. 

Hồ sơ ấn tượng

Hãy nhấn mạnh những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn đang xin vào làm. “Kê khai” cả những kinh nghiệm có từ hồi bạn còn là học sinh, sinh viên nhé. Những nhà quản lý nước ngoài rất thích những người thông minh, năng động.

Ngoại ngữ, vi tính là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời

Lẽ dĩ nhiên bạn phải biết ngoại ngữ khi làm việc với một ông sếp nước ngoài. Vi tính, kỹ năng sử dụng Internet cũng là những yếu tố không thể thiếu bởi các sếp “tây” rất thích các phương tiện làm việc công nghệ cao.

Ngay tại buổi phỏng vấn, rất có thể bạn sẽ phải viết một đơn đặt hàng hoặc một thư cảm ơn đối tác bằng tiếng Anh, và kỹ năng này sẽ được thực hiện trên máy tính để nhà tuyển dụng có thể kiểm tra kỹ năng của bạn một cách tổng hợp. Ngoại ngữ, vi tính tốt không những giúp bạn thành công ở “đầu vào” mà còn giúp bạn dễ có cơ hội thăng tiến về sau.

Trang phục phù hợp, trả lời chuyên nghiệp

Trang phục phù hợp với người nước ngoài: trang trọng, lịch sự. Những trang phục được ưu tiên là veston, váy áo công sở, áo dài, complet – cravat...

Phong cách nói chuyện tự tin, quyết đoán và nên pha chút hài hước. Nếu một sếp nước ngoài trực tiếp hỏi bạn, hãy thể hiện cho ông ta thấy tinh thần dân tộc của bạn. Điều này là rất cần thiết thì người nước ngoài không thích những nhân viên Việt không yêu nước Việt. Bạn tưởng rằng khi bạn tôn vinh đất nước của họ, họ sẽ thích thú và chọn bạn. Thực tế không phải vậy, trò nịnh nọt đó chỉ nói lên rằng bạn thật lố bịch và làm việc chỉ vì tiền.

Hãy chứng tỏ phong cách làm việc hiện đại (có thể làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, làm việc không kể thời gian, chịu được áp lực công việc…)

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở doanh nghiệp nước ngoài:

Bạn có biết là mình đã đến muộn 20 phút?

Bạn sẽ bắt đầu giới thiệu đôi điều về bản thân mình chứ?

Tại sao bạn không cho tôi biết những thành tích lớn nhất trong công việc của bạn thời gian vừa qua?

Tại sao bạn lại quyết định thôi việc ở công ty cũ?

Bạn nghĩ gì về phát minh gần đây của thế giới về máy điện thoại thế hệ mới?

Mục tiêu của  bạn khi xin vào công ty này?

Bạn sẽ vượt qua áp lực công việc như thế nào?

Bạn thấy hình ảnh bạn như thế nào trong 5 năm tới?

Tại sao chúng tôi lại phải thuê bạn?

Bạn có ngại đi công tác thường xuyên không?

Bạn có sẵn sàng nhận công việc ngay bây giờ?

Nếu được tuyển dụng vào vị trí này, bạn mong muốn được trả mức lương bao nhiêu?

Bạn có muốn hỏi tôi điều gì không?


Kinh nghiệm ứng tuyển vào công ty nước ngoài??

Làm việc cho một công ty nước ngoài có lẽ là mong muốn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn cùng nghiều đãi ngộ tốt, làm việc trong một công ty hay một tập đoàn nước ngoài là mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Nhưng không hẳn là ai giỏi chuyên môn cũng có thể ứng tuyển được vào công ty nước ngoài, hoặc có thể vào làm rồi nhưng không thích nghi được với môi trường.

Mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ từ cá nhân mình, hi vọng giúp ích được cho các bạn trẻ đang có ý định xin vào làm việc cho những công ty nước ngoài.

làm cho công ty nước ngoài,

Để ứng tuyển vào môt công ty nước ngoài, yêu cầu đầu tiên là phải thông thao tiếng Anh. Vì ngôn ngữ chính được sử dụng trong các công ty nước ngoài đa phần là tiếng Anh (trừ một số công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc), nhưng điều này cũng có lợi là sau một thời gian làm việc, trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt.

Thứ hai là phải hòa nhập được với văn hóa của công ty, mỗi công ty sẽ có những văn hóa khác nhau, như công ty của Nhật thì cần những người phải tuân theo luật của cty (như đi làm đúng giờ…), các công ty của những nước Châu Âu & Mỹ thì dễ hơn. Những yếu tố này rất quan trọng, vì cá tính của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến việc chấp hành các quy định, chính sách của công ty. Nếu như không thích nghi được thì bạn sẽ khó mà tồn tại được lâu trong một mội trường nơi mà bạn cảm thấy không thoải mái, và làm việc không hiệu quả là điều dễ hiểu.

Thứ ba, khi interview (phỏng vấn) cũng cần có một số lưu ý, ví dụ như đi interview ở cty Nhật thì mình cần những đặc điểm như: Thật thà, trung thực, làm việc chăm chỉ, và đúng giờ. Biết những đặc điểm này, bạn nên nêu rõ những điểm mạnh của mình về những yếu tố đó. Còn những công ty Châu Âu và Mỹ thì đòi hỏi các tố chất như tự tin, chịu được áp lực cao, sáng tạo. Tất cả những yếu tố nêu trên là những đặc điểm chung, vì đó là văn hóa của doanh nghiệp thì điều đâu tiên là ai cũng phải có những yếu tố đó (không kể ngành nghề, chuyên môn). Trước khi quyết định ứng tuyển vào một công ty nào đó thì bạn nên tìm hiểu về văn hóa, cách làm việc hay chính sách của công ty đó, để chuẩn bị về tâm lý. kỹ năng khi làm việc cho công ty đó.

Thông thường, bạn sẽ được phỏng vấn nhiều vòng. Vòng đầu tiên, bộ phận nhân sự sẽ phỏng vấn bạn để khai thác những yếu tố mà mình đã nêu ở trên để xem người đó có hợp với văn hóa của công ty hay không.Sau đó họ sẽ hỏi sơ qua về những tính cách, đặc điểm của người đó có phù hợp với công việc hay không, nhưng ở vòng này thì nhân sự chỉ hỏi sơ thôi vì thực ra họ cũng không rành nhiều về chuyên môn. Nếu như qua được vòng đầu tiên với nhân sự, bạn sẽ được vào vòng trong và được phỏng vấn với người có chuyên môn (Line manager). Đa phần những cty lớn đều trải qua nhiều vòng phỏng vấn. Hiện giờ, tôi đang làm ở một công ty Việt Nam nhưng đa phần tuyển dụng những người ở các công ty global khác, nên phòng nhân sự ở đây làm việc cũng giống như global vậy. Đối với những vị trí cao, đôi khi phải phỏng vấn đến 3 vòng. Để ứng tuyển vào một công ty, không chỉ là công ty nước ngoài, theo kinh nghiệm của mình là nên chia sẻ thật lòng với Nhà tuyển dụng, ko nên “nổ” nhiều quá về mình. Bạn hãy thể hiện rằng mình tự tin, có nhiều đặc điểm phù hợp với công việc, yêu thích công việc và mình tin là sẽ hoàn thành tốt công việc sắp tới. Hãy thể hiện bản thân bạn bằng CV công việc của bạn và những điều bạn đã/sẽ làm được chứ không phải là chỉ qua lời nói. Một số kinh nghiệm chia sẻ, hi vọng giúp ích phần nào cho các bạn.


Chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với người nước ngoài




Làm ăn ở Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Indonesia… nhớ in vài trăm tấm danh thiếp vì mọi người trong bàn họp đều chờ đợi bạn trao vào tay họ tấm thiệp nhỏ ấy.
Đi bàn chuyện làm ăn với một đối tác Ý? Bạn đừng xem thường việc chưng diện bộ cánh của mình vì người Ý rất trọng thị dáng vẻ chau chuốt bảnh bao sành điệu. Ngoài ra xin nhớ rằng doanh nhân Ý chỉ họp hành từ 10-11 giờ sáng, chiều chỉ sau 15 giờ, giống như ở Pháp và ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vậy.

Bay đến Amsterdam, hãy nhớ kê khai tất cả những chức vụ, học vị, học hàm vào danh thiếp vì người Hà Lan rất nể trọng người học cao, biết nhiều, hiểu rộng. Nhớ tránh nói đến tất cả những gì liên quan đến lịch sử giữa Hà Lan và Đức.

Ở Nhật, người ta tôn trọng thoả thuận miệng. Có nghĩa là bạn hãy sẵn sàng nhận cái gật đầu, cái bắt tay như là sự đồng tình hợp tác mà đừng đòi hỏi bản hợp đồng với nhiều điều khoản ràng buột.

Làm ăn ở Nga tránh nói đến chuyện tôn giáo, Sa hoàng. Ở Trung Quốc không nói đến các đề tài Đài Loan, Tây Tạng, chế độ một con trong mỗi gia đình. Còn ở Thái Lan chuyện liên quan đến hoàng gia là điều cần tránh.

Trong bữa tiệc ở Ý, người ta không bao giờ dùng tay để ăn các loại trái cây tráng miệng ngoại trừ nho và sơri. Ở Malaysia chẳng có chuyện hai đối tác ôm và vỗ vai nhau như thường thấy ở Nga, nơi mà bữa tiệc tối thường bắt đầu khá sớm vào lúc 18 giờ trong khi ở Pháp không ai mời nhau ăn tối trước 20 giờ.

Còn ở Đài Bắc, bạn hãy chuẩn bị sức khoẻ vị trong một tuần làm việc ở đó, rất có thể bạn sẽ được đối tác mời đi ăn tối và giải trí đủ 7 đêm.


Làm quen với các kiểu phỏng vấn



Phỏng vấn xin việc, ngoài cách thông thường là màn đối thoại 1-1 thì còn có nhiều cách khác. Có thể bạn chưa biết nên sẽ có nhiều ngỡ ngàng, lo lắng...

Phỏng vấn qua điện thoại

Vì những hạn chế về thời gian và không gian, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến, nhất là với những công ty có ông chủ người nước ngoài. Thỉnh thoảng những cuộc phỏng vấn qua điện thoại được sắp xếp trước, một số phỏng vấn mà không báo trước. Nếu thời gian không tiện cho bạn, bạn có thể cho người gọi biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.

Chuẩn bị:

Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm việc, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, những nguồn tham khảo,... và để chúng trước mặt.

Vào đầu cuộc phỏng vấn, bạn xác nhận lại tên và chức vụ của người phỏng vấn để tiện xưng hô và sau này còn viết thư cảm ơn họ.

Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Nếu người phỏng vấn ngắt lời bạn, đừng tỏ ra khó chịu, gắt gỏng.

Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng,... Đừng lan man lạc đề tài.

Phỏng vấn theo nhóm

Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn theo nhóm. Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng với từng người (nhiều người hỏi). Tính cạnh tranh cũng cao hơn. Bạn phải biết thể hiện mình nhiều hơn, nếu không muốn bị lẫn trong nhóm (nhiều người trả lời).

Chuẩn bị:

Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của bạn và người đặt câu hỏi.

Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặt biệt chú ý đến họ.

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.

Khi người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm

Nếu bạn xin việc ở một công ty nhỏ không có chương trình tuyển dụng, có thể bạn sẽ gặp một người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm. Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm có thể không biết nắm vai trò chủ trì và sẽ để cho bạn điều khiển cuộc nói chuyện. Có thể người ấy sẽ không đặt ra những câu hỏi liên quan đến khả năng cũng như lai lịch của bạn.

Chuẩn bị:

Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm bởi vì họ không phải là dân phỏng vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ rất quen thuộc với công việc và có thể là người có kỹ thuật tốt. Hãy xem đây là lợi thế của mình. Hãy nói nhiều hơn về khả năng của bạn và đặt ra nhiều câu hỏi về vị trí bạn dự tuyển. Đừng im lặng giống họ kẻo bạn sẽ mất điểm.

Phỏng vấn hành vi

Người phỏng vấn muốn biết những nỗ lực trước đây của bạn có thể dự đoán cho công việc tương lai như thế nào. Bạn sẽ được hỏi về việc làm thế nào bạn giải quyết những tình huống trước đây. Nhiều người sai lầm vì không cung cấp đủ chi tiết và ví dụ.

Chuẩn bị:

Hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến những chi tiết sau:

- Tình huống: giải thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty)

- Kỹ năng: là kỹ năng của bạn

- Hành động: bạn đã giải quyết khó khăn như thế nào

- Kết quả: kết quả bạn đạt được là gì

Phỏng vấn áp lực

Một cuộc phỏng vấn gây căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép, từ đó đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.

Chuẩn bị:

Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không quan trọng mà là bạn trả lời như thế nào.

Phỏng vấn tình huống

Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn, có khả năng bạn sẽ đối mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân tích kỹ năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có thể là: “Có bao nhiêu chiếc xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh?” Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình bạn suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.

Chuẩn bị:

Hãy sáng tạo. Người phỏng vấn thích lắng nghe những giả định hợp lý và suy nghĩ lôgic, chứ họ không muốn biết chính xác số xe máy ở TPHCM. Vì vậy, hãy tự tin, thông minh, sáng tạo và có cá tính.


Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu íc
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm cực hữu ích
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Mỹ


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý