Kinh nghiệm ăn uống ở Sapa

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm ăn uống ở Sapa

19/04/2015 02:48 AM
2,053

Mùa hè, lên Sapa tránh nóng thật chẳng có gì tuyệt vời hơn. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng, mời bạn cùng chúng tôi cập nhật những kinh nghiệm mới nhất cho chuyến đi này nhé.


Sapa cách Hà Nội 370 km, khí hậu ở đây thường mát mẻ, vào mùa hè, trời không nắng gắt còn mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, có năm có băng tuyết chính vì thế nên đây có thể coi là nơi đi du lịch rất hợp lý cho bạn để trốn cái nóng mùa hè này.

Chuyên mục xin có 1 số kinh nghiệm về du lịch Sapa xin chia sẻ với các bạn. Chúc các bạn có 1 chuyến nghỉ hè thật thú vị.

Phương tiện đi lại

Từ Hà Nội bạn có 2 phương tiện là tàu hỏa và xe ô tô để lên đến Sapa:

Tàu hỏa: Một ngày có 3 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai với các giờ chạy là: 19h40, 20h35 và 21h50. Bạn sẽ mất 8 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.

Giá vé một chiều HN – Lào Cai dao động từ 135.000 đồng/người đến 515.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi. Bạn nên ra thẳng ga Hà Nội để mua vé, tốt nhất là trước đó khoảng 3-5 ngày, nếu đi được vào các ngày trong tuần thì sẽ không lo bị hết vé. Nếu mua giường nằm, bạn có thể chọn tầng 1 để dễ dàng di chuyển. Nếu đi cùng gia đình, hãy đăng ký cả một khoang để thuận tiện trong việc quản lý hành lý.





Tàu hỏa vẫn là phương tiện được nhiều du khách

 lựa chọn để đến với Sapa (Ảnh minh họa).

Điểm lưu ý đặc biệt, bạn phải đọc kỹ thông tin trên vé về số toa, số phòng, tránh trường hợp nhầm lẫn (cùng số phòng nhưng khác số toa) sẽ rất phiền phức khi bạn đổi lại sau đó.

Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa với giá khoảng 50.000 đồng/người.

Ô tô: Bạn có thể lựa chọn một trong 2 hãng xe được đánh giá là tốt nhất hiện nay cho hành trình Hà Nội – Lào Cai là xe Vietbus và xe Hưng Thành. Xe giường nằm, điều hòa với giá vé khá mềm, chiều Hà Nội - Lào Cai trung bình là 150.000 đồng đến 180.000 đồng/ người, từ Lào Cai lên Sapa là 50.000 đồng/người.

Chuyên mục có lời khuyên với các bạn có con nhỏ đi cùng thì nên lựa chọn phương tiện là tàu hỏa vì độ an toàn cao hơn cũng như không bị gò bò như ô tô, nhất là các bạn bị say ô tô vì đường bộ đi lên Lào Cai rất dốc và quanh co.

Tại Sapa, nếu bạn có nhu cầu tự mình lái xe đi khám phá các địa điểm vui chơi thì bạn có thể thuê xe máy để chủ động đi lại với giá khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày (xăng bạn tự đổ).

Khách sạn

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Đắt nhất là Victoria, Châu Long, khách sạn hạng vừa có SapaView, Thien Ngan, Holiday, FansipanView... hạng chuẩn có Pinocchio, Sapa Star Light, Công đoàn... Các khách sạn này đều có giá cả phù hợp theo loại lựa chọn và rất chuyên nghiệp.

Thông thường khách sạn lớn nào cũng có nhà hàng và cũng có phục vụ ăn sáng buffet miễn phí (bao gồm trong tiền phòng), suất chỉ khoảng 90.000-100.000 đồng/khách là trung bình (ăn theo set menu), hoặc tự chọn (A la cart) thì sẽ đắt hơn, nhưng đồ ăn đảm bảo hơn và cũng sạch sẽ hơn.

Ăn

 Ăn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.

Ăn trưa – tối: Có hai quán được nhiều người bản xứ giới thiệu có tên là Dũng hoặc Hoa Đào đồ ăn ngon, giá cả vừa phải hoặc một loạt các hàng ăn ở bên hông nhà thờ Sapa. Đặc biệt rau ở Sapa rất ngon, thích hợp với không khí se lạnh vào buổi tối bạn có thể gọi món lẩu gà để ăn và thưởng thức vị ngọt của rau Sapa.

Ăn đêm, vặt: Ăn đồ nướng, trứng nướng, thịt xiên ỏ một loạt các hàng vỉa hè gần nhà thờ (đường đi lên núi Hàm Rồng) và đoạn Hồ. Số lượng đồ nướng ở đây phải nói là bạt ngàn.





Buổi tối bạn tha hồ lựa chọn đồ ăn vặt ở Sapa.

Nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.

Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….

Uống

Ở Sapa có hàng loạt các quán café với view tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn một quán café sang trọng với không khí tĩnh lặng bên trong các nhà hàng hay một quán café nằm trên vỉa hè, bên hông nhà thờ, chợ Sapa để có thể thỏa sức ngắm quang cảnh đường phố Sapa.





Ở Sapa có rất nhiều quán cafe ngon với phong cách rất Tây.

Chơi

Núi Hàm Rồng ngắm những thảm hoa trên đường đi. Khi tới Sân Mây, bạn sẽ có dịp phóng mắt để nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, nằm ở khu trung tâm.

 Bản Cát Cát - cách trung tâm khoảng 12 km. Là bản làng nghề du lịch lớn ở Sapa. Vào bản thăm quan bạn có thể mua được những món quà lưu niệm nho nhỏ để về làm quà cho người thân.




Đường xuống bản Cát Cát


Thác Bạc là dòng thác đổ xuống từ trên cao, bọt tung trắng xóa nên được gọi tên như vậy. Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét, là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sapa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác.

Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sapa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm.

Cầu Mây cách Sapa khoảng 17 km. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, bạn thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.


Bãi đá cổ Sapa là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây.

Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.

Bản Tả Van (bản du lịch lớn ở Sapa) với dịch vụ homestay cho khách du lịch. Ở Tả Van bạn có thể được thưởng thức các điệu múa mang đậm tích chất dân tộc Giáy và có thể tham gia múa sạp cùng với người dân trong bản. Từ Tả Van, bạn có thể liên hệ với 1 số người dân tộc để vào bản Tả Phìn để tận mắt thăm quan cuốc sống thường nhật của những người dân trong bản cũng như tham gia vào các trò chơi như bập bênh, xích đu… với các trẻ em ở bản.

Thăm quan nhà người dân tộc Dao ở bản Tả Phìn.


Tham gia các trò chơi dân gian với trẻ em ở bản.



Thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc ở Tả Van


Khi đêm xuống, thành phố bé xíu trở nên đẹp một cách huyền ảo. Đi trong sương mù trên những con dốc, ngồi sưởi bên bếp than hồng, ăn trứng gà nướng chấm với bột nêm sẽ đem lại cho bạn những cảm giác thật tuyệt vời.


Một số lưu ý nhỏ cho bạn: nếu sau một ngày đi chơi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ngần ngại mà hãy thưởng thức ngay dịch vụ tắm lá người Dao và massage chân ở đây để xua tan đi mọi mỏi mệt trong người. Chi phí 1 lần dịch vụ vào khoảng 200.000 đồng/lần.



Thứ nhất:



Vài ngày trước khi
đến Sapa, đề nghị bà con cô bác giữ sức khỏe, nên ăn uống bồi bổ, đảm bảo cơ chân cơ tay cơ bụng và tổng thể các loại cơ đạt được độ dẻo dai săn chắc; mục đích trèo cho khỏe, leo cho cao, đi được lâu được bền. Tránh tình trạng chân run, mắt mờ trên chặng đường hành quân.






Thứ hai:


Các bạn chú ý nên chuẩn bị đồ đạc, mang những thứ cần mang, không mang những thứ không cần thiết. Tránh trường hợp mang nhầm, khuân cả valise đồ dùng cá nhân nhưng cuối cùng lại vẫn thiếu, mà lại cũng thừa.Nhưng có mấy thứ khuyến cáo bà con cô bác nên mang theo dù có đi vào mùa nào chăng nữa.
- Đó là kem chống muỗi và côn trùng. Cá nhân em thì nếu có điều kiện, em thích mang thêm cả vợt muỗi nữa. Tại em thích cái gì kêu vui tai, tàn sát ác liệt. Mang vợt đến đây thì vợt được cả rổ muỗi là ít. Nhưng muỗi này đúng là muỗi dân tộc, không phải muỗi thủ đô nên không tinh nhuệ. Chỉ được cái to khỏe đông đúc, chứ nó hơi ngu ngu, biểu hiện là tác chiến rất lộ liễu và manh động, không khôn ranh như muỗi Hà Nội. Muỗi HN có khi cả phòng có mỗi 1 con mà rình mãi đập không chết, đốt êm rù bà rù nhưng ngứa ới là ngứa, điên hết cả người. Còn muỗi
Sapa rất thật thà, đốt đau nhưng dí vòi đến đâu là biết đến đấy. Vì thế rất dễ bắt quả tang đang đâm vòi vào chân mình.





Thứ ba:
Chú ý này dành cho chị em liễu yếu đào tơ, không chịu được khổ ải bao giờ, cứ khắc nghiệt một cái là chỉ muốn ngất, điển hình là chứng say tàu xe. Trên đường từ Lào Cai lên Sapa, chị em đừng có nghe giang hồ truyền miệng về độ đẹp, độ nên thơ, phong cảnh hữu tình của Sapa mà hí hửng quá, phấn khởi quá. Tốt nhất cứ phớt lờ những lời đồn đại của giang hồ, chị em ta cứ uống viên thuốc chống say, nhắc bác tài xế hoặc ai đó đáng tin là nhớ gọi dậy khi đến nơi (không người ta lại lừa bán đi Trung Quốc thì khốn), rồi yên tâm đánh 1 giấc ngon lành, khi nào hết thuốc tỉnh dậy thì xe cũng đến nơi là vừa. Đừng có dại dột mà hớn hở ngồi chờ mong ngắm cảnh “núi ấp ôm mây, mây ấp núi” quá, vì đường đi núi non hiểm trở, ngoằn ngoèo uốn khúc lắm, cứ tí tởn cho lắm vào rồi lúc bác tài bác ý cua cho vài đường thì chỉ có mặt xanh nanh vàng, nhìn cái gì cũng quay quay bay bay , môi thì nhợt nhạt như người phải gió. Đấy là em dặn cho chị em mong manh dễ vỡ nhé! Còn thanh niên trai tráng, sức khỏe dồi dào thì cứ hát hò reo vui chụp ảnh đồi nương, thỉnh thoảng nhanh tay nhanh mắt còn chộp được cả pô ảnh “Trên trời mây trắng như bông. Ở dưới cánh đồng mông trắng như mây” nữa cơ, khí khí…






Kinh nghiệm 4:
Bà con cô bác mà đi tour theo công ty dịch vụ du lịch có uy tín thì không lo chứ nếu tự tổ chức đi cùng gia đình hay đi theo nhóm thì cẩn thận. Dân ở đây đã qua cái thời kỳ mông muội rồi nên giờ khôn ranh lắm, hay đánh vào vẻ mong manh dễ vỡ của dân Kinh chúng ta để kiếm đồng ra đồng vào. Ví dụ nh�� chuyện mình thuê các đồng chí dân tộc dẫn đường, đồng chí ấy lợi dụng mình người Kinh ngây thơ, đồng chí dẫn mình đến cái khe nước bé tí tẹo tèo teo đang chảy tồ tồ từ trên cao xuống rồi bảo đấy là Thác Bạc huyền thoại! Điêu thế cơ chứ. Bà con nêu cao tinh thần cảnh giác! Thác Bạc xịn phải là cái thác cao ới là cao, to ới là to, mát ới là mát cơ nhá, là thác mà trèo lên đến nơi thì cũng thấy bạc hết cả mặt ý nhá






Kinh nghiệm 5:
Đồ ăn ở Sapa cực kỳ đa dạng phong phú, ngon thì có ngon nhưng cũng dễ làm tổn thương cái bụng yêu quý lắm. Vì thế, bà con cô bác nhớ mang theo 1 bịch thuốc tiêu hóa (đấy là nói theo sách, còn ai ăn tạp, ăn tham thì mang theo vài bịch cho nó yên tâm), phòng trừ trường hợp khẩn cấp, nửa đêm cứ chạy ra chạy vào vừa mất ngủ lại vừa mất mặt với bà con khối phố nằm cùng phòng!





Kinh nghiệm 6 :
Khi đi Sapa, bà con phải nhớ đổi thật là nhiều tiền lẻ, càng nhiều càng tốt. Đừng có lười mà cầm toàn tiền chẵn to đẹp đi. Đến đấy bà con sẽ biết, các đồng chí dân tộc toàn mượn cớ không có tiền lẻ trả lại để ngoắc vào cổ dân Kinh chúng mình mấy thứ có cái tên mỹ miều là Thổ cẩm để thay thế tiền lẻ thối lại. Chẳng còn cách nào khác, tiếc tiền, ta lại phải ngậm ngùi nhận. Người Kinh ta gọi cái này là sáng tạo, cao hơn là thông minh, cao hơn tí nữa gọi là thủ đoạn, còn cấp cao hơn cả gọi là… quân lưu manh! Biết thế nhưng “bọn nó” ngoắc cái nào vào cổ ta vẫn phải ngậm ngùi nhận cái đấy, vì tiếc tiền, hức hức…

(Mấy quầy hàng, nhà sách, siêu thị dưới Kinh ở ta cũng hay viện cớ này để thối lại bằng mấy cái kẹo cao su. Không biết ông tổ của mánh khóe này là Kinh hay là dân tộc?!).








Kinh nghiệm 7:

“Đồng tiền đi liền khúc ruột” . Ông bà ta đã dạy rồi. Thế nên bà con cô bác đến Sapa quán triệt tinh thần cảnh giác, “đồ đeo sau lưng là của nó, đồ đeo bên hông là nửa của nó nửa của mình, còn đồ đeo trước mặt mới là của mình”. (Cái này lý thuyết là thế, chứ thực tế có khi đeo trước mặt cũng là của nó nốt. Mở ngoặc cái nữa là “nó” ở đây chỉ dân cướp giật móc túi). Nhìn mặt rõ là dân tộc, cứ ngơ ngơ thế mà chỉ rình sơ hở là thó đồ của người ta. Ghét thế cơ chứ lại! Giả dụ có mất đồ cũng phải ngậm ngùi chịu đựng, nhìn mặt nó kinh lắm. Chẳng may đòi lại nó cú lên nó yểm cho cái bùa về không thuốc chữa thì khốn nạn cái thân. Thôi, của đi thay người, chả dám dây dưa. Dân tộc gì mà sao ăn ở thất đức thế không biết! …






Kinh nghiệm 8:
Sapa có rất là nhiều dân tộc. Nào là Tày, Dao, Mán, Mông… Mỗi một loại dân tộc lại chia làm nhiều loại nhỏ khác nữa. Điển hình là dân tộc Mông. Mông – có rất nhiều loại Mông, mỗi Mông lại có một đặc điểm hình dáng kích cỡ màu sắc khác nhau. Ví dụ như Mông xanh, Mông trắng, Mông đỏ, Mông đen, lại có cả Mông hoa nữa đấy (tức là Mông được vẽ hoa vẽ lá. Loại này quý hiếm, nghe nói đẹp nhắm)… Nói chung rất phong phú đa dạng, Mông nào cũng lạ, Mông nào cũng hay, ngắm mãi không chán… “Mông đen, mông trắng rồi lại vàng mông.







Kinh nghiệm 9:
Ở chợ Sapa, nhiều trẻ con người già nói tiếng Anh như gió dù nói tiếng Kinh chưa sõi. Các bác dân tộc chẳng thiết gì dân Kinh mình, các bác ấy thích làm bạn với Tây hơn, moi tiền của Tây giàu hơn. Lên Sapa mới hiểu, dân ở đây học Vi mô rất là giỏi, áp dụng vào thực tế rất là siêu, bằng chứng là phân biệt giá cấp 3 rất là tài . Cứ quý cô quý cậu, quý ông quý bà nào mà tóc xoăn mũi lõ thì giá hàng khác hẳn. Độ tăng của giá tỉ lệ thuận với độ xoăn độ lõ. Càng xoăn càng lõ thì hét giá càng chóng mặt. Thế nên khuyến cáo các bác, ai mà lỡ dại giống Tây thì khi đi Sapa nhớ mang đồ hóa trang cho giống dân An Nam nhà mình, tóc đen da vàng mũi tẹt cho dễ hoạt động. Viết đến đây chợt nhớ đến ngài Alexandra nhà ta. Mong là Ngài đọc được chú ý này, vì nó hướng đến những đối tượng như Ngài. Em nói thật chứ nhìn tướng Ngài, da nâu, mắt tít, mũi lõ, râu quai nón thế kia là dễ rơi vào tầm ngắm lắm. Ngài đi thì nhớ mang khăn mang nón Ngài ạ, không lại khốn khổ cái túi tiền của vợ Ngài. Ngài cũng cười ít thôi không các em dân tộc yểm bùa bắt về làm trâu làm ngựa thì không ai dám cứu…








Kinh nghiệm 10:
Thêm đặc điểm nữa, Sapa có rất là nhiều cảnh đẹp, đã thế người cũng lại rất là hay . Nhìn yêu ới là yêu, thích ới là thích. Các bà cụ móm mà cười duyên tệ , các em cu thì hay cởi truồng nhưng chụp lên cũng rõ là ảnh nuy nghệ thuật, thấy đẹp lắm chứ không phô tí nào, khí khí… Nhưng bà con cô bác người Kinh chú ý, có chụp ảnh các bà các ông, các anh các chị, các em các ún thì nhớ rình rình núp núp bí mật mà chụp nhá. Công khai giơ máy lên bấm là các đồng chí dân tộc ấy đòi tiền bản quyền đấy . Dân tộc gì dã man, hơi tí là tiền, mất hết cả nét hồn nhiên ngày nào. Làm mình cứ phải giả nai, mặt bơ bơ mà máy lúc nào cũng dứ dứ chỉ chực chộp vội, hí hí…







Kinh nghiệm 11:
Dân Hà Nội đi du lịch, nhất là khu cửa khẩu, thường là mua cho khi nào ví tiền xẹp lép mới thôi, mua đủ thứ, rồi có khi không khuân nổi vẫn cứ mua. Bà con cô bác chú ý, mua gì cũng phải cân nhắc đắn đo, đừng có tiếc rẻ khiêng về rồi mà lại ngồi tiếc tiền. Có mua thì mua được con lợn cắp nách là hay nhất. Nhìn rõ là thích, ăn lại ngon ới là ngon. Em dặn là dặn thế, chứ em cũng mắc bệnh tiếc rẻ, chả bao giờ nhịn được mua sắm, cứ thấy rẻ là tớn lên, quên hết mọi lời răn dạy. Vì thế em nhắn nhủ bà con, nhớ 11 chú ý này của em, bà con cứ đi rồi sẽ biết em nói không quá tí nào, không điêu tí nào. Thật đấy






Hướng dẫn vài kinh nghiệm đi du lịch ở Sapa

www.lamsao.com


Bạn chưa từng đến Sapa và đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Sapa sắp tới của mình? Dưới đây là một số thông tin hữu ích, Yeudulich xin cung cấp cho bạn về Sapa để bạn có thể yên tâm cho chuyến đi của mình.


Thời điểm đến Sapa:

Thời điểm tốt nhất để đến Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Vào thời điểm này thời tiết khá ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.

Vào tháng 4 – 5, Sapa tràn ngập trong sắc hoa đua nở và những cánh đồng xanh mướt.

Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.

Vào mùa đông khỏang từ tháng 12 đến tháng 2 trời trở nên rất lạnh, nhất là ở phía đông bắc khi về đêm. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh trên thung lũng cao vào buổi sáng sớm. Đặc biệt trong những năm gần đây trên Sapa thường xuất hiện băng tuyết và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nếu đên đây trong dịp này chắc chắn bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng khá lãng mạn.

Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà vào thời điểm này, Sapa rất đông khách du lịch. Vì vậy nếu không thích ồn ào, đông đúc thì bạn không nên đi du lịch Sapa vào thời điểm này.

2

Chuẩn bị hành lý:

Nếu bạn thường xuyên du lịch, hãy chọn loại vali nhỏ và chất lượng. Vali vừa đủ nhét vào khoang hành lý, nhưng cũng đủ lớn để chứa quần áo, đồ dùng cá nhân từ 2 đến 5 ngày. Đi Sapa, bạn chỉ nên đem giày dép màu nâu hoặc đen. Trời sẽ trở lên lạnh vào buổi tối bạn nên mang theo áo khoác mỏng vào mùa hè. Bạn nên mang theo khăn choàng cổ, găng tay, mũ len thật ấm nếu đến Sapa mùa đông.


Bạn nên mang một vài chai nước nhỏ, hoặc có thể mua trên đường đi.

Mang theo áo mưa, ô che nắng trong trường hợp thời tiết thay đổi.

3

Phương tiện đi lại:

Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm; vé giường nằm điều hòa giá , còn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn .


Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25 nghìn.

Ở Sapa, bạn có thể thuê xe máy đi chu du những địa điểm bạn thích.

  • 4

    Đến Sapa, bạn nên ở khách sạn Mùa Xuân giá phòng bình dân  có thể nhìn ra thung lũng và ngọn núi Fanxipăng.
     
    Khách sạn Mountain View, khách sạn MV ở ngay cạnh Royal, vị trí đẹp hơn khách sạn Mùa Xuân, Cát Cát…, Bamboo và Victoria.

    Khách sạn Mùa Xuân (0203824890)

    Khách sạn Apatit chỉ cách nhà thờ một đoạn.

    Khách sạn Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .
     
    Khách sạn Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 .




5

Các địa danh du lịch ở Sapa:

Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể.

- Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ


- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.

- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu

  • 6

    Ăn uống :

    Giá đồ ăn ở Sapa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.

    Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su...  Món rau đặc biệt nhất cảu Sapa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.

    Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

    Sa Pa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ...cá. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Hai loại cá nước lạnh này  nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ.

    Nếu đi thăm chợ phiên Bắc Hà, bạn nên thưởng thức món khâu nhục - thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê...






  • 7

    Mua sắm, giá cả:

    Bạn không nên mua thuốc hoặc nấm linh chi, củ tam thất dọc đường lên Hàm Rồng vì chủ yếu là của Trung Quốc mang sang – không tốt như quảng cáo và giá cao, đồ giả bạc của người bán hàng rong không rõ nguồn gốc.

    Bạn có thể Mua quà lưu niệm tại khu chợ đêm sát chân nhà thờ Đá tuy nhiên nhớ mặc cả cẩn thận: các loại đồ thổ cẩm nếu màu sắc bắt mắt là của Trung Quốc.

    Riêng nước, bia, thuốc lá ở Sapa đắt hơn miền xuôi và giá tăng gấp rưỡi. Vì vậy bạn có thể dùng bia hơi địa phương, giá và hương vị chấp nhận được.





Vài kinh nghiệm đi du lịch ở Sapa Ăn uống


Ăn uống
Giá đồ ăn ở Sapa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng, khoai tím nướng,
trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của
Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su... Món rau đặc biệt nhất cảu Sapa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Sa Pa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ...cá. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Hai loại cá nước lạnh này nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ.

Nếu đi thăm chợ phiên
Bắc Hà, bạn nên thưởng thức món khâu nhục - thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê...



 


Mua sắm, giá cả:

Bạn không nên mua thuốc hoặc nấm linh chi, củ tam thất dọc đường lên Hàm Rồng vì chủ yếu là của Trung Quốc mang sang – không tốt như quảng cáo và giá cao, đồ giả bạc của người bán hàng rong không rõ nguồn gốc.
Bạn có thể Mua quà lưu niệm tại khu chợ đêm sát chân nhà thờ Đá tuy nhiên nhớ mặc cả cẩn thận: các loại đồ thổ cẩm nếu màu sắc bắt mắt là của Trung Quốc.




Riêng nước, bia, thuốc lá ở Sapa đắt hơn miền xuôi và giá tăng gấp rưỡi. Vì vậy bạn có thể dùng bia hơi địa phương, giá và hương vị chấp nhận được.


Kinh nghiệm ăn uống tại Sapa

Điểm đến Sapa không còn là cái tên xa lạ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bạn chưa từng đến Sapa và đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Sapa sắp tới của mình? Chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm ăn uống khi bạn có dịp đến Sapa.

 Kinh nghiệm ăn uống tại Sapa
Điểm đến Sapa không còn là cái tên xa lạ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bạn chưa từng đến Sapa và đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Sapa sắp tới của mình? Chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm ăn uống khi bạn có dịp đến Sapa.

Giá đồ ăn ở Sapa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sapa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su...  Món rau đặc biệt nhất cảu Sapa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sapa mới là ngon nhất.

Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Sapa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ...cá. Cá suối Sapa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sapa. Hai loại cá nước lạnh này  nuôi ở Sapa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ.

Nếu đi thăm chợ phiên Bắc Hà, bạn nên thưởng thức món khâu nhục - thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê...



Kinh nghiệm du lịch Sapa - Đi lại, ăn ở, tất tần tật


Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội, có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại bằng ô tô có thể gặp tr�� ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hoặc xe máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một huyện của tỉnh Lào Cai.

@ Các địa danh du lịch ở Sapa:

- Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ

- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.

- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu

@ Đi lại:

Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm giá 150k/lượt cho tàu SP (tàu du lịch). Nếu bạn mua vé giường nằm điều hào giá 240k/lượt, còn bạn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn . Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai bạn đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25k. Đến Sapa bạn nên ở KS Mùa xuân giá phòng 100k cho phòng 2 giường (KS này nhìn ra thung lũng và có thể nhìn ngọn núi Fanxipăng rất đẹp). Bạn có thể thuê xe máy giá 100k/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 75k/ngày (tự đổ xăng) đi chu du những địa điểm bạn thích. Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể.
Đến Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc bạn đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.

@ Ăn ở:



- Khách sạn Mountain View: giá fòng là 150k, hình như vẫn còn loại rẻ hơn. MV ở ngay cạnh Royal, vị trí nói chung là đẹp hơn Mùa Xuân, Cát Cát…, Bamboo và Victoria (chính ra ở V. rất buồn mà lại đắt). Nếu ở được fòng 204 là sướng nhất vì fòng này có ban công nhìn xuống đường mà cũng ra được cái sân thượng trồng hoa nhìn xuống thung lũng rất đẹp.

- Khách sạn Mùa Xuân (0203824890)

-Khách sạn Apatit đi, tớ kô nhớ số ĐT (có thể gọi 1080 Lào cai để hỏi). Lớp tớ mới đi hồi tháng 3. Đợt đó đi hơn 10 người, KS nói là 100k/fòng/đêm, nhưng cuối cùng thanh toán có 70k thôi. hehe. Bi giờ vào mùa chính có lẽ sẽ đắt hơn đấy, nhưng có thể rẻ hơn chỗ khác. Cái KS nè chỉ cách nhà thờ một đoạn, mà trông giống như vila ý, có khuôn viên cây cối thoáng, rất đẹp.

-KS Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .Lần trước bọn tớ cũng ở đây,tại gần quán ăn Anh Đào .Ăn ở Anh đào ngon .THuê xe máy của mấy anh xe ôm ngay cửa Ks (Ko biết có ưu đãi gì ko nhưng giá thuê rẻ lắm:30.000đ)

-Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 . Giá : 80-100K/ph , 2 giường rộng rãi . Đến SP gọi điện là chủ nhà ra đón .
Ăn nhớ hỏi giá trước , nói chung không đắt lắm . Đêm ra phố nướng mà uống rượu , có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng . . . Trời rét mà ăn dồ nướng rồi uống rượu San lùng hay phết !!!

- Ăn uống :

Riêng mấy cái củ khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam, chả lợn cắp nách đã đủ béo phì. 2000d/củ khoai, 3000 /xiên thịt lợn cắp nách, cơm lam thì 2 000 thì phải ( ăn miễn phí nên không biết ạ), quả trứng cứ 2000 mà nướng ( mag nhớ chọn cái quả nào bịn rịn mồ hôi như nắng chang chang mùa hè mà xơi, nếu ko thì cứ trứng luộc mà nướng…mất thơm ngon tinh khiết). À quên! hạt dẻ…nó to như ngón chân cái…. mấy nghìn một xiên cũng không biết chắc là 1 ngàn( miễn phí mà, có phải giả xiền đâu) Còn chú heo con nào thích ăn rau su su, cải mèo…thì cứ a lê hấp vào chợ ẩm thực ngay trước nhà thờ mà gặm

Phòng trên Sapa có thể 4,5 người thậm chí 10 người ở cũng được nhé :-) (Jetravel)

@Một số lịch trình cơ bản:

LT1: 4 đêm – 3 ngày từ tối thứ 5 sáng thứ 2

Preparation: Đặt vé tàu (2 chiều nếu được, ~220k/ng) và phòng khách sạn (2 đêm – 24, 25, 1 phòng ~80-100k chia 2-3 người)
Mua: mì, bánh kẹo, sữa, giấy ăn… nói chung là hậu cần (total ~40k/ng)
Thứ 5 – HN-LÀO CAI – tối lên tàu (LC1: 10h10)
Thứ 6 – LÀO CAI-SAPA
- Sáng sớm đến (7h10), mua vé xe bus du lịch (~25k/ng) lên Sapa (nếu đi bus thường thì 10k nhưng fải chờ, ko đợi sẵn ở ga)
- Nhận phòng KS, mua bản đồ. Nếu chưa mua được vé tàu về về thì đặt của KS (phí 20k/vé) + hỏi các tour ngủ đêm tại bản  đặt tour cho cả ngày thứ 7 + sáng CN – hỏi: có giảm tiền KS hôm ngủ bản ko?) – maybe đi Tả Van, Tả Phìn + hỏi thuê xe máy tự lái.
- Ăn sáng. (Chapa Restaurant, vì mọi người giới thiệu dữ quá, he he)
- Đi bộ thăm Hàm Rồng , trên đó có radio tower and look-out (lệ phí 15k). Ăn trưa. Nghỉ tại khách sạn.
- Chiều: loanh quanh khu phố, nhà thờ…, chiều tối ra chợ shopping (đào, souvenir…) – toàn đi bộ.
- Ăn tối. Về nghỉ sớm mai đi tour (máu thì ra thăm nghĩa địa xem đom đóm)
Thứ 7, 25 – Trekking Tour – nơi đặt tour được đề nghị: Auberge Hotel (871 243), Mountain View Hotel (871 334)…
CN – SAPA surroundings + SAPA-LÀO CAI
- Tầm trưa về SAPA. Ăn trưa.
- Thuê xe máy (~100k/xe cả xăng) or đi tour xe ôm (Thác Bạc, chân núi Fanxipan, Cầu Mây, and/or Cổng Trời, Bãi Đá Cổ… tự chọn sau ~ 50k lệ phí tất cả)
- Bắt xe lên Lào Cai. Chơi. Ăn tối, chờ lên tàu.
- 7h (LC2) or 8h35 (SP2) tối lên tàu về HN.
Thứ 2 – Sáng sớm về đến HN, the end (4h or 4h20)

Nếu tính trung bình mỗi bữa ăn ~30k, ngày 3 bữa  Ăn uống cả tour ~180k
KS ~80k/ng, Xe cộ các loại ~200k, Tàu ~220k, Đồ mua ở HN ~40k, Lệ phí tham quan, mua sắm và các khoản phụ khác ~200k

TOTAL: < 900.000 VND (tính dư dả lắm rồi, ko lo thiếu.)

Đấy là em rút ngắn để tiết kiệm thời gian và tiền của (theo ý của bạn em). Đã tham khảo topic về Sapa trên các diễn đàn, kể cả ttvnol, box Du nịch.
Nếu máu để em dựng lại cái plan mà đi cả chợ Bắc Hà, thêm 1 ngày nữa.
Sáng sớm tinh mơ thứ 2 về nên các bác ko phải nghỉ làm.
À còn nữa, đấy là em tính đợt vắng khách, ko biết các dịp lễ tết giá cả nó thế nào.

Comment tiếp nhân chuyến trekking Minh Lương - Sapa vừa rồi:

- Bản Hồ, bản Sín Chải là những bản dân tộc đáng để đi, Cát Cát gần hơn nhưng không bằng

- Thác Bạc rất mùa xuân rất ít nước, nói chung là không đẹp



Kinh nghiệm ăn uống ở Vũng Tàu
Thói quen ăn uống của người Việt Nam
Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Đi picnic nên mang theo gì



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý