Kinh nghiệm ăn uống ở Huế

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm ăn uống ở Huế

19/04/2015 02:48 AM
1,892

Vua Tự Đức nổi tiếng cầu kỳ, kiểu cách trong ăn uống. Nghệ thuật ẩm thực đa dạng của Huế và cách nấu ăn trong tiệc lớn của cung đình là những kinh nghiệm đáng quý đã được lưu truyền. Bạn sẽ bắt gặp ở đây rất nhiều loại bánh: bánh bèo, bánh lọc, bánh ít, bánh khoái và bánh nậm trong các quầy hàng trên các con phố và nhà hàng tại chợ Đông Ba. (Đường Trần Hưng Đạo, giá chừng 5000-10.000đ/ đĩa) và xung quanh thành phố.





Kinh nghiệm du lịch ở Huế thơ mộng



Mỗi năm, thành phố Huế đều tổ chức festival với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như lễ hội ẩm thực, hoa cây cảnh, lễ hội thả diều nghệ thuật và trình diễn áo dài, thời trang. Năm nay, festival Huế sẽ được tổ chức từ ngày 30/4 tới 3/5.

Trời chiều trên sông Hương.

Huế là thành phố tràn ngập cây xanh với không khí thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc. Khắp thành phố vẫn lưu giữ được những lăng tẩm, đền đài và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm tuổi.

Nếu đã có dịp tới thăm thành phố Huế mộng mơ, mời bạn chia sẻ với các độc giả cách thức di chuyển, những điểm vui chơi và các món ăn ngon thú vị ở đây. Những gợi ý của bạn sẽ được cập nhật thêm vào bài.

1. Phương tiện đi lại

- Từ Hà Nội tới Huế: có đường bay của Vietnam Airlines.

- Từ TP HCM tới Huế: cả Vietnam Airline và Jetstar Pacific đều có đường bay.

- Ngoài ra bạn có thể đi tàu hoặc giường nằm chất lượng cao.

2. Khách sạn và nơi nghỉ tại Huế

- Bạn có thể đến khu vực đường Lê Lợi, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, là những tuyến phố trung tâm để tìm khách sạn. Giá cả cho một phòng đôi ở Huế là từ 200.000 đồng trở lên, tùy loại và tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.

Quán cà phê vườn với tán cây xanh mát.



 Địa chỉ ăn uống và vui chơi ở Huế


- Khi tới Huế, bạn có thể thuê xe máy với giá từ 80.000 đồng tới 120.000 đồng để đi khám phá Kinh thành cổ và nhiều điểm tham quan quanh thành phố. Những địa điểm du lịch xa như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định... chỉ cách khu phố trung tâm từ 5 km tới 15 km nên việc đi lại trong ngày khá tiện.

- Ngoài xe máy, bạn có thể đi xe xích lô vòng quanh Đại Nội và khu Hoàng thành Huế. Giá xích lô rẻ và các bác lái xe ở đây thường nhiệt tình giới thiệu về những địa điểm du lịch và các cửa hiệu, quán ăn nổi tiếng.

Kinh thành Huế là nơi nhiều khách du lịch không thể bỏ qua khi tới thành phố.

- Nếu không có điều kiện đi biển Lăng Cô cách Huế gần 70 km, bạn có thể tới biển Thuận An, cách thành phố Huế 12 km. Đây là bãi biển hoang sơ, nước trong xanh, cát trắng và sạch. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể thuê xe ôm hoặc đi xe buýt với giá 6.000 đồng tới gần bãi biển, sau đó đi bộ khoảng 10 phút là ra tới biển.

- Trên đường từ biển Thuận An về thành phố, bạn ghé vào cồn Hến ăn cơm hến và dạo bước trên con đường Hàn Mặc Tử ở phường Vĩ Dạ thơ mộng. Buổi chiều trong mát, ngồi ngắm cảnh sông Hương từ quán cà phê vườn Vi Dạ xưa là gợi ý thú vị cho bạn.

Bánh bột lọc và cơm hến ở Huế.

- Buổi tối, bạn có thể mua vé nghe ca Huế trên thuyền và thả đèn hoa đăng trên sông Hương thơ mộng. Mỗi vé nghe đàn ca và đi dạo trên sông có giá khoảng 80.000 đồng tới 120.000 đồng.

- Tới thăm phòng tranh XQ ở 49 Lê Lợi, một không gian rộng lớn, có bến thuyền nhìn thẳng ra sông Hương và những bức tranh thêu tuyệt đẹp.

- Tối muộn, bạn thuê xích lô chạy tới khu phố ăn đêm gần Đại Nội và thưởng thức những món ăn đặc trưng của Huế như bún bò giò heo, cơm hến, các loại bánh, bánh khoái, bánh bèo, bánh bột lọc, chè, đồ nướng...

- Ở khu gần Kinh thành Huế cũng có nhiều tiệm may áo dài nổi tiếng, bạn có thể tới đây mua vải, đặt may chỉ trong một ngày.

- Bạn có thể mua các loại quà như chè cung đình ở phố Lê Huân, mè xửng và các loại bánh ở chợ Đông Ba.




Đồ ăn chay cũng có truyền thống lâu đời ở Huế. Các quầy ở chợ Đông Ba phục vụ vào các ngày mồng 1 và 15 hàng tháng theo lịch âm. Một vài món ăn dùng đậu tương để làm thịt chay, cũng là một cách làm khá phổ biến.


• Một số món ăn nổi tiếng tại Huế là:


- Cơm hến:
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế. Bạn có thể thưởng thức cơm cồn hến ở
Năm Châu Hội Quán: 4 Kim Long và 3 Vạn Xuân, P. Kim Long hay quán ngay chân cầu phía bên trái đường Ưng Bình.


   


                                                                                     Cơm hến và bún bò Huế
- Vả Huế
:
Là món ăn dân dã của Huế và vả cũng trở thành món ăn thượng lưu của du khách khi đến Huế. Vả đã để lại trong lòng người xa quê nỗi nhớ quê nhà.

   


                                                                                          Vả Huế và tôm chua
- Bún bò giò heo
:
Tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

- Bánh bèo xứ Huế
:
Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Ở Huế có nhiều quán bánh bèo, nậm lọc nhưng không ai là không biết đến quán
bánh lọc bà Đỏ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài các loại bánh như bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, chả tôm....


   

                                                                          Bánh bột lọc, bánh bèo và bánh khoái


- Bánh khoái:
Quán Lạc Thiện, số 6 Đinh Tiên Hoàng. Ngoài quán Lạc Thiện, còn có thể thưởng thức món bánh này ở quán Lạc Thạnh, quán Hồng Mai... trong nội thành Huế. 
- Các món ăn chơi của Huế
:
Chè bột lọc thịt quay, chè bắp, cháo gạo đỏ cá Bống Thệ, bánh canh Nam Phố, mè xửng Huế, bánh khoái cá Kình, bánh ướt Huế, nem lụi Huế, bún nghệ xứ Huế, tôm chua Huế,…. 

   


                                                                                           Nhà hàng tại Huế
• Một số địa chỉ hàng quán để bạn lựa chọn:
-
Quán Hàng Me ở 12 Võ thị Sáu: các loại bánh như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít, chả tôm, nem chua....
-
Biệt phủ Thảo Nhi: bánh tráng phơi sương, vả trộn, rau càng cua trộn, cơm niêu cá kho tộ...
-
Cơm hến quán nằm ngay chân cầu đầu thôn Vĩ Dạ trên Cồn Hến: cơm hến, bún hến, chè bắp
-
Quán Huyền Anh ở K52 Kim Long: Bánh ướt thịt nướng, bún thịt nướng
-
Quán Nga: Bánh canh cua và các món ăn truyền thống của Huế.
- Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương: các loại chè trong đó có món chè thịt quay rất thú vị
-
Quán Lạc Thiện
với món bánh khoái nổi tiếng đặc biệt vì món nước chấm rất ngon.

Khi đến Huế, bạn nhớ uống một cốc nước chanh, bạn sẽ ko bao giờ quên vị đấy đâu.


Những món ăn ngon ở Huế. Cùng du lịch Huế liệt kê những địa chỉ ăn ngon cho du khách gần xa được biết các bạn nhé. Các bạn có thể sử dụng tài khoản Facebook cuối bài viết để comment thêm địa chỉ mà bạn biết, muốn giới thiệu.

Bánh lọc Huế

Quán Tranh bèo nậm lọc
Địa chỉ: Đường Chi Lăng, Huế
Điện thoại: (84-54) 531866


Bánh bèo nậm lọc bà Đỏ
Địa chỉ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế
Điện thoại: (84-54) 541182

Bánh bèo Bà Cư
Địa chỉ: 47 Nguyễn Huệ, Huế
Điện thoại: (84-54) 832895

Bún riêu cua
Địa chỉ: 56 Nguyễn Huệ

Cháo ông Lương
Địa chỉ: 43 Bà Triệu, Huế

Yaourt
Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ

Bánh bèo nậm lọc Mợ
Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, Huế

Cháo vịt Thuận
Địa chỉ: 94 Bùi Thị Xuân, Huế

Bún bò Huế

Quán mỳ Phước
Địa chỉ: 62 Nguyễn Huệ

Bún- cháo- cơm hến
Địa chỉ: 98 Nguyễn Huệ

Bánh canh cá lóc Thủy Dương
Địa chỉ: Thủy Dương, Hương Thủy

Bún chả cá
Địa chỉ: 110 Nguyễn Huệ

Bún chả cá
Địa chỉ: 124 Nguyễn Huệ

Bánh canh cua Phạm Hồng Thái
Địa chỉ: đường Phạm Hồng Thái, Huế

Long 89
Địa chỉ: 89 Nguyễn Huệ
Điện thoại: (84-54) 825090

Bánh bèo Huế

Bánh canh cua Phan Bội Châu
Địa chỉ: Dốc Phan Bội Châu, Trường An, Huế

Bánh ướt, bún thịt nướng Kim Long
Địa chỉ: Kim Long

Chè Cung Đình Huế
Địa chỉ: 31 Nguyễn Huệ

Bún bò Huế
Địa chỉ: 14 Lý Thường Kiệt, tp Huế
Điện thoại: (84-54)826460

Bún bà Tuyết
Địa chỉ: 37 Nguyễn Công Trứ

Bún bà Tâm
Địa chỉ: 43 Nguyễn Công Trứ

Cháo bò Đập Đá
Địa chỉ: Nguyễn Sinh Cung, Vĩ Dạ, Huế

Bún bà Mỹ
Địa chỉ: 71 Nguyễn Công Trứ

Chè Hẻm
Địa chỉ: 17 Hùng Vương, Huế

Chè Sao
Địa chỉ: 60 Phan Chu Trinh
Điện thoại: (84-54) 823069

Chè Huế

Bánh canh mụ Đợi
Địa chỉ: 40 Đào Duy Anh
Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu.

Bún Hiền
Địa chỉ: 29 Bà Triệu

Bún bò Huế bà Phụng
Địa chỉ: đường Nguyễn Du, Huế

Cơm hến và chè bắp Cồn Hến
Địa chỉ: Cồn Hến, Vĩ Dạ

Bánh khoái Hồng Mai
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Huế

Ốc Huế

Quán ốc Trường An
Địa chỉ: Trường An, Huế

Bún mắm nêm, bún thịt nướng Bà Triệu
Địa chỉ: Bà Triệu, Huế

Bánh khoái Lạc Thiện
Địa chỉ: 6 Đinh Tiên Hoàng, Huế
Điện thoại: 84-54) 527348

Đường ăn sáng
Địa chỉ: Đường Trương Định

Quán ốc Minh Nghĩa
Địa chỉ: 253 Phan Bội Châu
Điện thoại: (84-54) 884865

Quán vườn Hương Cau
Địa chỉ: 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Huế
Điện thoại: (84- 54) 527228 - 222038


Chia sẻ kinh nghiệm du lịch “bụi” ở Huế

Huế đã là cảm hứng cho biết bao thi nhân mặc khách làm nên những áng thi văn ca ngợi một xứ Huế rất đẹp, rất thơ. Huế có nhiều thắng cảnh, nhiều di sản cũng như nhiều món ăn ngon… thật khó để bạn hiểu hết Huế chỉ trong 1 lần ghé thăm.

1. Bạn nên chọn thời điểm nào đến Huế

Ở Huế, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Vì vậy bạn nên cân nhắc về thời điểm khi đi du lịc Huế.Ngoài ra thời điểm diễn ra Festival Huế (một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam) cũng là một điều bạn nên cân nhắc.Nếu là 1 người đã từng đi, và ít nhiều biết đến Huế, thì đi vào dịp Festival hay không thì không quan trọng.Nếu là 1 người hoàn toàn xa lạ với Huế, thì có lẽ Festival là dịp hợp lý nhất. Vì không những bạn sẽ biết thêm được 1 Huế thơ mộng, mà sẽ còn tìm hiểu, khám phá được những nét văn hóa đẵc thù nơi đây mà qua sách báo, tranh ảnh cũng không thể cảm nhận được tất cả.

2. Phương tiện đến Huế

- Từ Hà Nội tới Huế: có đường bay của Vietnam Airlines.

- Từ TP HCM tới Huế: cả Vietnam Airline và Jetstar Pacific đều có đường bay.

- Ngoài ra bạn có thể đi tàu hoặc giường nằm chất lượng cao.

2. Khách sạn và nơi nghỉ tại Huế

Bạn có thể đến khu vực đường Lê Lợi, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, là những tuyến phố trung tâm để khách sạn. Giá cả cho một phòng đôi ở Huế là từ 200.000 đồng trở lên, tùy loại và tùy thuộc nhu cầu của bạn.

3. Địa chỉ tham quan, vui chơi ở Huế

- Khi tới Huế, bạn có thể thuê xe máy với giá từ 80 - 120 ngàn đồng để đi khám phá Kinh thành cổ và nhiều điểm tham quan quanh thành phố. Những địa điểm du lịch xa như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định... chỉ cách khu phố trung tâm từ 5 - 15 km nên việc đi lại trong ngày khá tiện.

- Ngoài xe máy, bạn có thể đi xe xích lô vòng quanh Đại Nội và khu Hoành thành Huế. Giá xích lô rẻ và các bác lái xe ở đây thường nhiệt tình giới thiệu về những địa điểm du lịch và các cửa hiệu, quán ăn nổi tiếng.Nếu không có điều kiện đi biển Lăng Cô cách Huế gần 70 km, bạn có thể tới biển Thuận An, cách thành phố Huế 12 km. Đây là bãi biển hoang sơ, nước trong xanh, cát trắng và sạch. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể thuê xe ôm hoặc đi xe buýt với giá 6.000 đồng tới gần bãi biển, sau đó đi bộ khoảng 10 phút là ra tới biển.

- Trên đường từ biển Thuận An về thành phố, bạn ghé vào cồn Hến ăn cơm hến và dạo bước trên con đường Hàn Mặc Tử ở phường Vĩ Dạ thơ mộng. Buổi chiều trong mát, ngồi ngắm cảnh sông Hương từ quán cà phê vườn Vĩ Dạ xưa là gợi ý thú vị cho bạn.Buổi tối, bạn có thể mua vé nghe ca Huế trên thuyền và thả đèn hoa đăng trên sông Hương thơ mộng. Mỗi vé nghe đàn ca và đi dạo trên sông có giá khoảng 80.000 đồng tới 120.000 đồng.

- Tới thăm phòng tranh XQ ở 49 Lê Lợi, một không gian rộng lớn, có bến thuyền nhìn thẳng ra sông Hương và những bức tranh thêu tuyệt đẹp.

- Tối muộn, bạn thuê xích lô chạy tới khu phố ăn đêm gần Đại Nội và thưởng thức những món ăn đặc trưng của Huế.

- Ở khu gần Kinh thành Huế cũng có nhiều tiệm may áo dài nổi tiếng, bạn có thể tới đây mua vải, đặt may chỉ trong một ngày.

- Bạn có thể mua các loại quà như chè cung đình ở phố Lê Huân, mè xửng và các loại bánh ở chợ Đông Ba về làm quà cho bạn bè và người than.

4. Đặc sản Huế

- Đồ ăn ở Huế ngon và rất rẻ nhưng ăn cái gì và như thế nào, ở đâu?

- Quán Hàng Me ở 12 Võ thị Sáu: các loại bánh như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít, chả tôm, nem chua....

- Biệt phủ Thảo Nhi: bánh tráng phơi sương, vả trộn, rau càng cua trộn, cơm niêu cá kho tộ...

- Cồn hến (ở quán ngay chân cầu phía bên trái đường Ưng Bình đi từ đường Nguyễn Sinh Cung rẽ vào, qua quán Vĩ Dạ Xưa khoảng 50m): cơm hến, bún hến, chè bắp

- Quán Huyền Anh ở K52 Kim Long: Bánh ướt thịt nướng, bún thịt nướng- Quán Mệ Thẻo 64 Bà Triệu: Bún mắm nêm gọi cả 2 loại lộn xộn hoặc bò tái ăn đều ngon, chẹp

- Số 11 Phó Đức Chính: nem lụi, bánh khoái- Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương: các loại chè trong đó có món chè thịt quay rất thú vị

- Quán Chân đồi: trên đường lên đồi vọng cảnh cũng có nhiều món ngon

- Quán Vĩ Dạ Xưa, một số các loại quán có chữ "viên", có 1 quán nữa ở ngay trong đại nội phía sát cổng thành thì phải ngồi cũng thích vì theo kiến trúc nhà vườn. Khi đ��n Huế, bạn nhớ uống một cốc nước chanh, bạn sẽ ko bao giờ quên vị đấy đâu.



Kinh nghiệm du lịch Huế: Những địa điểm tham quan, ăn uống tại Huế

Huế – kinh đô xưa của Việt Nam, là thành phố tràn ngập cây xanh với không khí thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc. Khắp thành phố vẫn lưu giữ được những lăng tẩm, đền đài và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm tuổi.Du lịch Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài nổi danh, nơi có những con người với danh xưng “người Huế trầm mặc”, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp. Đến Huế, cái cảm giác đầu tiên mà ta bắt gặp chính là đang bước vào một nơi tĩnh lặng, hiền hoà trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng rất nhẹ, rất êm, rất xinh và được lắng nghe một giọng nói cũng rất “Huế” đâu đó vọng lại.

Đi lại?

Nếu muốn đi bằng máy bay, Bạn có thể chọn điểm đến là sân bay Đà Nẵng hoặc Phú Bài.

Sân bay Phú Bài có những chuyến bay hàng ngày đến và từ TpHCM và Hà Nội, nhưng các chuyến bay này thường bị trì hoãn do thời tiết xấu vào mùa mưa (giữa tháng 10 – giữa tháng 12). Từ sân bay mất khoảng 25 phút bằng taxi để đến trung tâm.

Chọn đi bằng xe: hầu hết các xe và Open tour đều đi qua Huế. Từ Huế có thể đi Hội An, Đà Nẵng hoặc ra Hà Nội.

Những địa điểm tham quan

Ở Huế chủ yếu là đi thăm các lăng tẩm và Đại nội, chùa Thiên Mụ. Các lăng tẩm thường cách xa nhau và xa thành phố Huế. Nếu bạn không cho em bé đi thì có thể thuê xe máy để đi. Nhưng theo nhiều du khách thì tốt nhất là đi taxi hoặc thuê 1 ô tô con (khoảng 250-300K cho 1 tour đi thăm Lăng Tự Đức, Minh mạng, Khải Định), sẽ tiện và đỡ mệt hơn rất nhiều, đi thăm Đại nội thì có thể đi xích lô, rất thú vị.

dai noi

Đại nội

Buổi tối bạn có thể mua vé đi nghe ca trù trên Sông Hương, rẻ hơn rất nhiều so với việc cả đoàn bạn định thuê riêng một thuyền (50.000d/vé).

Nếu muốn đi biển các bạn nên đi biển Lăng Cô cách Huế chừng 80km, biển ở đó dẹp hơn biển Thuận An.

bien lang co

Biển Lăng Cô

Trên đường đi Bạch Mã, Lăng Cô có hai vị trí khá đẹp rất được dân địa phương hay đến chơi là Vũng Voi và biển Cảnh Vân. Ở Vũng Voi có thác nước, nước trong vũng rất trong và mát, còn biển Cảnh Vân thì rất cạn , rất sạch cảnh quan hình vòng cung như biển Quy Nhơn hay bãi Cát Cò ở Cát Bà và ở đó bạn có thể nhìn thấy cảng Chân Mây- Một cảng mới được xây của Huế. Ăn hải sản ở Cảnh Vân rẻ hơn rất nhiều so với Lăng Cô nhưng bất tiện của Cảnh Vân là không có phòng nghỉ.

Ở Huế còn có thú vui là buổi chiều ngồi trên thuyền ngắm cảnh hoàng hôn ở ngay ngã ba sông chỗ khách sạn Hương Giang (nhưng phải đi đò chèo và thời tiết phải vào mùa hè thì mới thấy thi vị ).

Đã đến Huế thì ngoài các lăng tẩm lớn như Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng , Gia Long… còn có điện Hòn Chén nghe nói là rất thiêng. Thích lãng mạn thì có thể lên đồi thông Thiên An, rất giống một phần của Đà Lạt. Thích tắm biển gần thì có Thuận An, xa thì có Lăng Cô, Lăng Cô đẹp lắm… đồ biển ở đây thì ngon và tươi 100%, giá chỉ đắt so với Huế thôi, chứ ở Huế cái gì cũng rẻ. Ngoài ra bạn có thể đi tắm suối nước nóng Thanh Tân, cách Huế khoảng 20 km, tắm suối lưu huỳnh ở Tân An. Có hai địa điểm xa Huế , rừng quốc gia Bạch Mã khoảng hơn 40 km , là nơi các quan chức Pháp hồi xưa nghỉ mát, cũng cao lưng chừng núi, ngày mây nhiều thì khó mà lên đến đỉnh được.

Nếu bạn cho em bé đi thì sẽ vất vả vì các khu này rất xa nhau. Mặt khác các lăng tẩm rộng nên phải chuẩn bị phương tiện đi lại cho bé.

Còn đi du lịch nếu như có sức khoẻ không kèm theo em bé thì thuê xe máy đi cũng được , còn nếu như gia đình đi nhiều người thì nên đi taxi , vừa rẻ vừa đỡ nắng. Buổi tối như đã nói trên, nếu đi chơi thì nên đi bằng xích lô vừa rẻ lại có thể tha hồ ngắm cảnh Huế.

Lưu ý: khi đi taxi hay xích lô đến địa chỉ nào mà mình đã biết thì phải nói rõ là mình đã biết trước địa chỉ, không cần chờ, nếu không họ sẽ đòi tiền hoa hồng của chủ khách sạn hay đòi bạn tiền chờ nếu như bạn đi lại cuốc thứ 2… .Tất nhiên chỉ tuỳ từng người thôi….

Ăn uống

Đồ ăn trong Huế thường cay nên nếu ai không ăn cay được thì chắc phải chuẩn bị cả đồ ăn đem theo.

Ở Huế cũng không nhiều đặc sản, có món cơm Hến và Bún bò giò heo. Các quán ăn ngon bạn có thể tham khảo người ở khách sạn bạn ở hoặc xích lô.

Các món ăn ở Huế cũng khá phong phú và đa dạng. Nếu như thích ăn chè thì đến quán chè Hẻm ở đường Hùng Vương (từ chân cầu Tràng Tiền xuống 1 đoạn).

Nếu ăn bún bò Huế thì ăn ở đường Lý Thường Kiệt ( đối diện bưu điện Lý Thường Kiệt ) , hoặc có một chổ nữa đó là ở đường Nguyễn Công Trứ , gần chợ Cống ).  Còn nếu muốn ăn bún hến, chè bắp thì các bạn phải về thôn vĩ (thôn Vĩ dạ ). Nếu muốn ăn bánh nậm lọc thì ăn ở Cung An Định, hoặc đến chỗ này cũng hơi xa 1 tý đó là quán Bà Đỏ ở đường Chi Lăng, quán này cũng hơi bị ngon đó nha.

bun bo hue

Bún bò Huế

Ăn nem lụi, bánh ướt thịt nướng ở quán Âm Phủ đường Nguyễn Thái Học. Chè Hẻm ở gần ngã tư Nguyễn Tri Phương.

nem lui

Nem lụi

Bánh bột lọc ,bánh Ram ít, bánh bèo, bánh nậm… chỉ cần đến quán Cung An Định ở Nguyễn Huệ là ăn khá ngon.

banh bot loc

Bánh bột lọc

Ở Huế còn có món nổi tiếng là: Bún Bò Huế – ngay chợ Cống ( gần khách sạn Hương Giang và cũng rất gần đường Nguyễn Thái Học ).

Huế tuy nhỏ nhưng để thăm và thưởng thức hết các món ăn của Huế cũng phải mất ít nhất là 4- 5 ngày.

Mua sắm khi đi Huế

Ở thành phố Huế, các shop thời trang, cửa hàng lưu niệm, gallery, Studio mỹ thuật… tập trung ở một số đường phố lớn như: Trần Hưng Ðạo, Hùng Vương, Phan Ðăng Lưu, Lê Lợi, Mai Thúc Loan… khi đến du lịch Huế, bạn có thể ghé thăm các cửa hàng, cửa hiệu này để mua sắm một vài thứ cần thiết cho mình hay làm quà cho bạn bè.

1. Đặc sản

Quà Huế nổi tiếng nhất là nem, chả, tôm chua, mè xững, hạt sen, bánh phu thê, bánh ít đen, các loại bánh hột sen, đậu xanh, bánh trái cây… khách có thể mua dễ dàng ở các chợ Ðông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Tây Lộc…

2. Đồ lưu niệm

Du khách còn ưa chuộng những sản phẩm của các làng nghề truyền thống như: nón Huế, các vật dụng, tượng bằng đồng, các đồ chạm trỗ bằng gỗ… Các mặt hàng lưu niệm mỹ nghệ có thể mua ở các cửa hàng sau:

Khu vực các shop bán hàng mỹ nghệ Bội Trân, KS Morin.

Sơn mài Ðông Ba số 4 đường Trần Hưng Ðạo chuyên bán hàng sơn mài, mỹ nghệ lưu niệm.

Nguyễn Phúc Long số 8 đường Hùng Vương chuyên bán các sản phẩm đúc đồng, tranh ảnh.

Hướng Dương số 59 đường Phan đăng Lưu chuyên bán các sản phẩm mỹ nghệ: tranh vẽ.

Trường Tiền số 51 Trần Hưng Ðạo chuyên hàng sơn mài, chạm khảm mỹ nghệ, hàng lưu niệm Huế.

Mỹ Nghệ Huế Thương, số 26/1 đường Nguyễn Công Trứ chuyên sản xuất và bán sản phẩm mỹ nghệ, đặc biệt mỹ nghệ xương.

Mỹ Nghệ Phúc Lộc, số 38 đường Lê Lợi chuyên sản phẩm mỹ nghệ các loại.

3. Lụa, đồ thêu

mot cua hang tranh theu lua tai hue

Một cửa hàng tranh thêu lụa tại Huế

Phòng tranh thêu lụa Cố Ðô XQ, số 81 Trần Hưng Ðạo chuyên sản xuất và cung cấp tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Huế số 7 đường Hùng Vương chuyên bán hàng thêu lụa, tranh ảnh.

Sông Hương số 7 đường Hùng Vương chuyên bán tranh thêu lụa, hàng lưu niệm.

Ðức Thành, số 82 đường Phan Ðăng Lưu chuyên sản phẩm thêu.

Các cửa hàng chuyên kinh doanh lụa tơ tằm dọc đường Lê Lợi và chung quanh các KS Hương Giang, Century…



Chia sẻ kinh nghiệm



1. Các quán ăn:

+ Quán bún bò Huế số 13 Lý Thường Kiệt. Ở đây có 2 quán sát nhau. Quán bên phải ít khách còn quán bên trái khá đông. Ở đây chủ yếu là khách du lịch, người Huế thì không ăn ở quán này vì theo đánh giá là dở+ nhiều người buôn bán rong chèo kéu mất cả hứng khi ăn.
+ Quán bún bò giò heo ở đường Nguyễn Du (Nằm gần ngã ba Nguyễn Du- Chi Lăng). Quán bình dân, chật, nhất là trời mưa nhưng khá ngon, đúng phong cách Huế.
+ Quán bún không biết tên ở ngã tư Ngô Đức Kế- Nguyễn Chí Diễu, hình như là quán Tre vàng gì đó vì trong quán có bụi tre ngà. Chưa ăn ở đây lần nào nhưng theo người khác đánh giá là ngon và có tên trong cẩm nang Du lịch Việt Nam.
+ Quán bún chả cá cũng ở đường Lý Thường Kiệt, gần ngã tư Nguyễn Huệ- Lý Thường Kiệt và đối diện Sở Điện lực. Chưa ăn ở đây nhưng nghe quảng cáo ghê lắm và thấy khách đông nườm nượp là đủ biết quán ngon thế nào.
+ Quán Bún Mỹ Tâm đường Lê Duẩn ( đoạn bến xe nguyễn Hoàng) và Ngõ Vắng (đường Trần hưng Đạo- ngay chân cầu Tràng Tiền): Chủ yếu phục vụ khách ăn đêm.
+ Các quán bánh cuốn, bún thịt nướng: Tập trung ở đường Kim Long. Ngon thì kẻ tám lạng người nửa cân nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Huyền Anh. Các quán còn lại nhái theo tên là Hiền Anh, Hoàng Anh và một số quán không nhớ tên. Đói bụng mà đi ngang đoạn đường này là chịu không nổi vì mùi thịt nướng thơm lừng.
+ Các quán bánh bèo, lọc nậm: Ngã ba Trương Định- Bà huyện Thanh Quan; kiệt bên phải Cung An Định ở đường Nguyễn Huệ; Quán Bà Đỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; bánh lọc Mụ Cai ở cuối đường Chi Lăng (quán này nổi tiếng nhưng phải có người chỉ đường vì rất khó tìm)
+ Quán chè: Nổi tiếng nhất chắc chắn là chè Hẻm ở đường Hùng Vương (gần ngã tư Hùng Vương- Nguyễn Tri Phương). Các quán khác cũng ngon không kém là Chè Sao ở đường Phan Bội Châu, quán trước rạp Hưng Đạo (bán chiều tối), chè Trương Định (đoạn ngã ba Trương Định- bà huyên Thanh Quang). Không nên vô các quán chè Cung Đình Huế, chè ở đây ly to bự, quá ngọt và dở, ăn 1 ly là ngán.
+ Quán bánh khoái: Bánh này giống bánh xèo ở trong Nam. Nhớ là giống thôi chứ không phải bánh xèo nghe, bánh khoái ngon hơn nhiều, đặc biệt là cái nước lèo của nó. Vào quán ăn thì chỉ tính tiền bánh thôi chứ nước lèo và rau sống thì miễn phí nên hồi SV mình và thằng bạn thường vô kêu 2 thằng 2 cái. ăn hết bánh rồi bắt đầu chan nước lèo vô rau sống ăn đến khi nào thấy chủ quán nhìn bằng ánh mắt lạ lạ mới thôi. Quán nổi tiếng nhất là bánh khoái Lạc Thiện (Ngã ba Trần Hưng Đạo- Đinh Tiên Hoàng) và một quán quên mất tên ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng- Nguyễn Biểu) ngoài ra cũng có một số quán cũng ngon ở đường Mai Thúc Loan (bình dân)
+ Bánh canh: Tập trung nhiều ở đường Phạm Hồng Thái là bánh canh cua, chả. Còn bánh canh bột lọc- tôm nấu theo kiểu ngày xưa thì có bánh canh mụ Đợi (quán ở đường Huỳnh Thúc Kháng, hơi khó tìm là quán gốc; sau này mở thêm 1 quán ở đường Nguyễn Trãi, gần Ngã tư Nguyễn Trãi- Nguyễn Thiện Thuật)
+ Các quán cháo bò: Tập trung ở đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Huệ
+ Các quán cơm, bún hến: Các món này người lạ ăn không quen dễ bị đau bụng nhưng dân Huế, đặc biệt là lớp thanh niên thì đi ăn rất đông. Đường Hàn Mặc Tử có 2 quán. Đường Trương Định, chỗ quán bún ở trên cũng có bán cơm hến. Hoặc các bạn cũng có thể qua cồn Hến, qua khỏi cầu là rẽ bên trái cũng có 1 quán rất ngon.
+ Các quán chay: Tập trung nhiều nhất là ở đường Hàn Thuyên, đoạn từ Ngô Đức Kế đến Xuân 68. Ngoài ra còn có các quán ở đường Ông Ích Khiêm (Ngã 3 Lê Huân- Ông Ích Khiêm), Phó Đức Chính (gần ngã 3 Phó Đức Chính- Bến Nghé), Bà Triệu (gần ngã ba Bà Triệu- Lê Quý Đôn).

2. Các quán uống:

* Quán cà phê: Sở dĩ cái này phải chia ra nhiều loại vì không chỗ nào quán cà phê nhiều bằng ở Huế và mỗi quán có nét rất riêng.
+ Cà phê cóc: Đông nhất và nổi tiếng nhất là quán Dũng ở đường Trương Định (ngã tư Trương Định- Phạm Hồng Thái), quán Tý đường Phạm Hồng Thái (Ngã tư Phạm Hồng Thái- Trần Cao Vân), một dãy quán đường Nguyễn Trường Tộ (đoạn từ Nguyễn Huệ- cầu Phú Cam). Các quán này ngồi ở vỉa hè, một ghế ngồi và một ghế làm bàn để cà phê. Phục vụ cực nhanh nhưng tính tiền nhiều khi hơi chậm vì đông quá chủ quán thu tiền không kịp. Các quán này chủ yếu phục vụ cà phê đen (3000đ/ly), cà phê sữa (4000đ/ly), nước chanh, chanh muối, trà gừng, trà đường. Ai muốn uống món khác xin mời đi quán khác. Ngoài ra còn vô số các quán cóc khác, trong đó có quán số 99 đường Nhật Lệ rất ngon, rẻ...
+ Cà phê thượng lưu: Sở dĩ nói là thượng lưu vì nó đắt tiền. Đắt nhưng chưa chắc đã ngon. Các quán này phục vụ cho giới doanh nhân, kẻ lắm tiền và cả những anh ít tiền nhưng muốn lấy le với bạn gái. Đắt (tiền) nhất chắc chắn là cà phê Hoàng Đế (nằm trên sân thượng khách sạn Hoàng Đế, có thể nhìn toàn cảnh thành phố Huế). Một số quán khác là cà phê Xưa (Kiệt 56 Nguyễn Công Trứ, kiến trúc kiểu Pháp), cà phê Mục Đồng (đường Hùng Vương, bên trong nhà hát lớn), cà phê Serenad (mới chuyển về tầng hầm khách sạc Hoàng Đế), Hawaii (đường Võ Thị Sáu). Các quán này chủ yếu mở nhạc cổ điển, tiền chiến lãng mạn và ban đêm có chơi nhạc sống. Các quán dành cho teen ưa ồn ào, khoe mẽ thì có New Space, Lotus (đường Nguyễn Thái Học), Ryby (ngã 5 Bến Nghé- Đội Cung- Võ Thị Sáu- Nguyễn Thái Học), quán GMT+7( đường Võ Thị Sáu, vô hẻm), cà phê Book (tầng thượng của nhà sách Phú Xuân, mùa hè ngồi mát dã man, mở nhạc cũng tạm), cà phê Mimosa (đường Điện Biên Phủ, có thể ngắm thành phố Huế từ trên cao), cà phê Vô Thường (đường Hà Nội, sau lưng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), cà phê Vỹ Dạ Xưa (đường Nguyễn Sinh Cung), cà phê Nam Giao Hoài Cổ (đường Điện Biên Phủ)
+ Cà phê trung lưu: Các quán này giá cả trung bình, phù hợp với người không nhiều tiền (như mình) và hay đi uống cà phê. Quán loại này cực kỳ nhiều, mình chỉ list một số tiêu biểu:

  • Cà phê Hoàng Phương, Lạc Thảo Viên ở đường Chi Lăng. Đây là 2 quán nhìn về hướng Đông và nằm ven bờ sông Hương nên là địa điểm lý tưởng để vừa uống cà phê vừa ngắm trăng lên. Các quán này cũng mở nhạc khá hay.
  • Các quán cà phê mở nhạc hay, ấm cúng: Cà phê Chiều: Ngã ba Phùng Hưng- Đặng Thái Thân, cà phê đen dở nhưng nhạc hay, ngồi thấy bụi bụi. Cà phê Thảo My đường Chu Văn An (gần Sân vận động). Cà phê Misa đường Nguyễn Huệ (đối diện khách sạn Mondial). Cà phê Trúc Xưa kiệt đường Đặng Thái Thân. Cà phê Hà Miên Xưa đường Đinh Tiên Hoàng nhìn ra hồ Tịnh Tâm. Cà phê Thiên Trúc đường Ông Ích Khiêm (gần cửa Thượng tứ), cà phê Tao Đàn đường Lê Thánh Tôn (ngã tư Lê Thánh Tôn- Đinh Công Tráng). Cà phê Lover, Thiên Thai, Tre vàng đường Lý Thường Kiệt. Không còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một ngày mùa đông của Huế, trời mưa không ngớt, bạn ngồi ở một trong những quán này bên một ly cà phê đen nóng sóng sánh, rít một hơi thuốc thật sâu, nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn và nhà khói lên trời.
Các quán cà phê khác nằm ven bờ sông, lý tuởng để tự họp bạn bè trong mùa hè: Các quán Cây si, Sầu Đông, Lộng gió, Thảo Nguyên... ở đường lê Lợi. Các quán Sông Xanh, Thôn Việt, Nguyệt ca... đường Nguyễn Công Trứ. cà phê Trúc Viên đường Nguyễn Sinh Cung. Cà phê Thủy Trúc Viên đường Lương Ngọc Quyến nằm ven hồ, kiến trúc theo kiểu nhà rường xưa. Cà phê Thưởng Nguyệt đường Tôn Thất Thiệp (gần ngã ba Thạch Hãn- Tôn Thất Thiệp). Cà phê Tôn Nữ Viên đường Phan Chu Trinh. Cà phê Ánh Tuyết, Hoàng Hôn, Vân Lâu... nằm ở bờ bắc sông Hương là nơi để các anh chị chiều tối vào đây uống cà phê tâm sự đến mỏi cả tay.
  • Các quán khác bình thường, không có gì đặc sắc: Cà phê Tigôn đường Lý Thường Kiệt, Hoàng Trúc Viên, Nhật Hạ đường Nguyễn Huệ, Một thoáng Sài Gòn (mới đổi tên lại không nhớ tên gì), Cát Đằng đường Lê Huân, Hương Thời Gian đường Hai Bà Trưng... nhiều.


* Các quán nước mía: Tập trung nhiều nhất là đường Nguyễn Huệ (đoạn Dòng Chúa cứu thế và đoạn từ Lý Thường Kiệt đến hai Bà Trưng) và đường Đoàn thị Điểm. Nếu bạn muốn biết nữ sinh Huế như thế nào thì hãy ngồi uống nước mía ở đường Đoàn Thị Điểm để ngắm các em đi học. Ngoài ra còn có một tổ hợp nước mía đường Ông Ích Khiêm (gần ngã ba Lê Huân- Ông Ích Khiêm) nhưng chỗ này sắp bị giải tỏa.
* Các quán sinh tố: Có lẽ đường Nhật Lệ là nổi tiếng nhất về cái vụ sinh tố.

3. Các quán karaoke:

Karaoke lớn nhất ở Huế là quán Number one ở đường Hai Bà Trưng. Đường Nguyễn Huệ (Kiệt khách sạn Khang Quang) Và đường Lê Thánh Tôn (Kiệt 100) là 2 tổ hợp karaoke cũng lớn. Mấy ông ăn nhậu phê thì hay lên Cầu Lim vì karaoke em út tập trung ở khu vực này.

4. Các quán nhậu:

k0r3znl3 còn có hội ăn nhậu nên sẽ là thiếu sót lớn nếu không kể đến quán nhậu. Nhưng đành chấp nhận vì cái vụ này không rành lắm, với lại toàn nhậu chùa nên chẳng biết giá cả thế nào để mà nhận xét.

5. Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử:

a. Đại Nội: Dĩ nhiên tới Huế thì ai cũng muốn đi Đại Nội (trừ những người đã từng đi rồi). Vé vào cửa hình như là 35-40K (khách Việt) nhưng nếu bạn đi đúng ngày 2/9 hoặc 30/4 thì miễn phí. (Tất cả các lăng tẩm còn lại cũng vậy). Nếu có thời gian thong thả thỉ bạn nên dành trọn 1 ngày để có thể tham quan hết Đại Nội một cách chi tiết. nên mang theo đồ ăn trưa vì trong này không có bán, chỉ bán đồ uống. Các dịch vụ bên trong: Mặc áo vua chụp ảnh, nếu may mắn thì có thể có Đêm Hoàng Cung.
b. Lăng tẩm:
+ Lăng Tự Đức: Vua Tự Đức là người nổi tiếng thích thơ ca nên lăng của ông cũng hòa mình vào thiên nhiên. Mất khoảng 2 tiếng để tham quan hết lăng
+ Lăng Đồng Khánh: Nếu đã đi lăng Tự Đức thì bạn nên đi thêm 1 đoạn nữa (khoảng 800m) là đến. Lăng cũng đẹp nhưng hình như đang đóng cửa không cho tham quan.
+ Lăng Minh Mạng: Trong các lăng thì lăng Minh Mạng là xa nhất. Kiến trúc lăng đẹp, hài hòa với thiên nhiên. Nếu có điều kiện thì bạn nên thuê 1 chiếc đò chạy ngược dòng sông Hương, vừa đi vừa ngắm cảnh lên đến lăng Minh Mạng, viếng lăng xong lại thả cho xuôi dòng về bến, chỉ mất khoảng 500K (nhiều nguời cùng đi thì quá rẻ)
+ Lăng Thiệu Trị: Khá gần. Hiện tại đang được trùng tu. Kiến trúc lăng đẹp, hài hòa với thiên nhiên.
+ Lăng Khải Định: Cái lăng duy nhất không có cây xanh, toàn là xi măng vì ông vua này mê kiến trúc Pháp. Lăng nhìn từ dưới chân lên rất hoành tráng nhưng đi khoảng 45' là hết. 

+ Các lăng khác: Lăng vua Dục Đức, Thành Thái, Đồng Khánh (mình nhớ không chính xác) nằm ở đường Duy Tân. Hiện nay đã bị các nhà dân lấn chiếm gần hết nên không có gì để tham quan
c. Chùa chiền: Nói đến Huế mà không nói đến chùa chiền là một thiếu sót lớn. Là một trong những cái nôi của Phật giáo nên không có nơi nào mà chùa chiền nhiều như ở Huế.
+ Chùa Thiên Mụ: Chùa này thì quá nổi tiếng rồi, ai cũng đã từng biết. Mánh để khỏi tốn tiền gửi xe là bạn cứ chạy xe lên đến sát chùa có một đường hẻm, chạy lên, quẹo trái chạy vô chùa, có 1 khoảng sân rộng. Cứ xếp xe gọn gàng vào và khóa cổ sẽ yên tâm tham quan. Các thầy trong chùa cũng để xe khu vực này.
+ Chùa Từ Đàm: Chùa không đẹp nhưng nổi tiếng về lịch sử của nó. Chùa tọa lạc ở góc Điện Biên Phủ- Phan Bội Châu. Khi đi lên nhớ đi đường Điện Biên Phủ, đi xuống bằng đường Phan Bội Châu nếu không muốn công an thổi vì đi ngược chiều.
+ Chùa Từ Hiếu: Nằm trên đường Lê Ngô Cát (vô hẻm khoảng 300m). Chùa rộng, đẹp.

+ Chùa Huyền Không 1, 2: Chùa Huyền Không 2 đẹp hơn và nằm khá xa thành phố Huế. Có lẽ trong các chùa ở Huế thì chùa này đẹp nhất. Đi vào chùa bạn sẽ có cảm giá như đang đi vào một sơn trang cổ với núi non, suối, các hồ sen nuôi cá, các rặng tre, giếng nước...Đường vào chùa hơi khó đi và khó tìm nên tốt nhất là có thổ địa chỉ đường.
+ Chùa Báo Quốc: Nằm ở đường Lịch Đợi, phía sau Ga huế. Chùa nhỏ, không có nhiều cảnh đẹp như các chùa khác nhưng hình như các thầy ở đây khá hiền và đẹp trai nên có nhiều em sinh viên, học sinh hay lên đây học bài tán tỉnh các thầy.
+ Các chùa khác chùa nào cũng đẹp nhưng nhỏ và ít đi nên không kể ra ở đây.
d. Nhà thờ: Nhà thờ ở Huế có 2 chỗ nên tham quan là Dòng Chúa cứu thế ở đường Nguyễn Huệ và nhà thờ Phú Cam ở đường Nguyễn Trường Tộ. Nếu có thời gian thì bạn có thể lên đồi Thiên An chơi và ghé thăm Đan viện Thiên An. Lưu ý là các cặp đang yêu nhau thì không nên lên Thiên An và chùa Thiên Mụ.
+ Chùa Túy Vân: Cách xa thành phố Huế, nằm trên một ngọn đồi cao. Đi từ hồi nhỏ nên cũng không nhớ thế nào chỉ nhớ đi lên chùa rất mỏi chân.

e. Biển: Hai biển mà người Huế thường đi nhất là biển Thuận An và Lăng Cô. Biển Thuận An gần trung tâm hơn, cách Huế khoảng 15Km. Biển không đẹp, bình thường, giá cả đắt đỏ. Nếu biết thì bạn tắm biển xong, chạy ra lại phía ngoài phá Tam Giang (chỗ đóng tàu) ngồi nhậu hải sản rẻ hơn nhiều. Biển Lăng Cô thì đẹp hơn, nhiều khu resort lớn. Lưu ý là cả 2 biển này năm nào cũng gửi vài chú xuống thủy cung lao động không thời hạn. Ngoài ra còn có biển Cù Dù nằm ngay dưới chân núi Túy Vân. Biển này chưa được khai thác nhiều, khá hoang sơ nên ăn uống ở đây cũng rẻ

f. Suối: Tập trung nhiều ở huyện Phú Lộc như suối Voi, suối Mơ, thác Trượt... Huyện Hương Trà thì có thác A Đon. Những cái này thì Sinh viên, Học sinh hay đi chứ khách thập phương đến ít đi vì suối chỗ nào chẳng như nhau.
g. Các thắng cảnh khác: Núi Bạch Mã: Nằm ở trên cao, khí hậu tương tự Đà Lạt. Chưa đi lần nào nên không có ý kiến nhưng nghe đồn là đẹp. Suối nước nóng Thanh Tân: Cách Huế khoảng 30Km thích hợp với những ai thích đi dã ngoại. Nước nóng Mỹ An: Cách Huế khoảng 8Km, có mùi lưu huỳnh rất đặc trưng, thích hợp cho những người bị hắc lào, ghẻ lở. Mình chưa bị nên chưa vô lần nào.
Ăn chơi thì vô cùng, trên đây chỉ là một số ý kiến của mình. Ai thấy có gì sai sót hay bổ sung có ý kiến n


Thật ra giá cả ở Huế cũng không mắc đâu bạn à. Nếu bạn đi một mình thì nên chọn những khách sạn bình dân thôi. Đừng nên chọn các khách sạn cao cấp mà sẽ
thất vọng. Giá 1 tô mì gói trong khách sạn 4 sao là ~ 80000đ/ tô đó. Trong khi đó ăn ở các hàng quán bình dân giá chỉ khoảng 3000-15000 đồng. Đến Huế thì không thể bỏ qua các món ăn sau:
Cơm hến + Bún hến: Giá vệ đường 3000/tô, Giá hàng quán 12000/tô
Bánh gói các loại: Bánh gói, bánh bột lọc trần, bột lọc gói, bánh nậm, bánh chưng, bánh ép. Giá các loại bánh này chỉ khoan vài ngàn thui nhưng khi ăn có thể nói là nức bụng. Đặc biệt bánh ép có hương vị rất lạ mà 1 ngàn có thể ăn được 3-4 cái ăn đến no vẫn chẳng tốn bao nhiêu tiền cả.
Ngoài ra còn có Bún bò, Bánh canh bột mì, bánh canh gạo, chè hạt sen
Trái cây thì có sim, Hạt én én, Vã v..v giá cũng không cao lắm
Về mua sắm: Nên nhớ là đừng bao giờ mua ngay một món đồ mình thích mà phải trả giá tích cực vào. Nhiều khi một món người ta thét giá ví dụ 60 ngàn mình trả 30 ngàn vẫn còn hớ.
Nếu bạn
đi du lịch bằng tàu lửa thì tuyệt đối đừng tham toa nằm nhé. Địa ngục là đó đấy.
Thủy
hải sản: Nên chọn những nơi gần Phá Tam Giao mà ăn, tốt nhất là Chợ Cầu Hai. Thủy hải sản nơi đây là vùng nước lợ (theo tiếng địa phương) - Tức là vùng nước trung hòa giữa nước ngọt và nước mặn nên hải sản rất tươi tốt, nếu là tôm cua thì rất chắc thịt.


Bún bò thì đừng nên tới đg
Lý Thường Kiệt (mặc dù ai du lịch ở Huế cũng tới), đơn giản là đắt mà dở, nên ăn quán bà Mùi cạnh khách sạn Duy Tân, bán tầm 5h chiều đến đêm, hoặc các quán bún ở bến xe Nguyễn Hoàng cũng đc

Uống cafe ở các quán bờ sông đg Đinh Công Trứ (như Đôi bờ, Sông Xanh,
Nhật Tảo ...) thú vị lắm, tới Vĩ Dạ Xưa

Nếu bạn đi chợ Đông Ba thì phải mạnh miệng mà trả giá nhé, nếu ko là bị hớ đau lắm, nói thách khiếp lắm.

Còn cái bánh mà như bánh xèo ở miền Nam có lẻ là "bánh Khoái" (tiếng địa phương mình), nó màu vàng, có con tôm, có vài cọng giá, thịt, sau đó đổ vào cháo dầu đang nóng "nghe cái xèo", rồi ăn với nước lèo và rau sống. Bánh khoái thì ăn ở Cửa Thượng Tứ (1 cổng vào
Kinh thành Huế), tuy hơi đắt



Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm ăn uống ở Vũng Tàu
Thói quen ăn uống của người Việt Nam
Quần áo đi du lịch cho bạn gái năng động cá tính
Nên mặc gì khi đi du lịch



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý