Kinh nghiệm ăn uống ở Hội An

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm ăn uống ở Hội An

19/04/2015 02:49 AM
2,218

Từ thế kỷ 16, 17 thương cảng Hội An là điểm mậu dịch nổi tiếng, tấp nập thuyền buôn các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ,.. Thương nhân các nước đã lưu lại cư trú, lập phố, lập bang hội và thương điếm để buôn bán tại Hội An và hình thành nên đô thị với kiến trúc và văn hoá đa dạng. Do nhiều cơ may đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn hầu như nguyên trạng quần thể di tích gồm nhiều loại hình: nhà ở, hội quán, đình, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ,… Khi đến du lịch Hội An, bạn nên đi đâu, ở đâu, mua và chơi những gì...? mời bạn tham khảo một số gợi ý sau của chúng tôi:




1. Những địa điểm nên tham quan,
du lịch:



Tại khu phố cổ: Bạn nên mua Vé Tham quan Đô thị cổ Hội An. Giá 30.000VNĐ/vé/người. Mua 08 vé sẽ được cung cấp hướng dẫn viên miễn phí. Vé có thời hạn trong 03 ngày, được thăm quan 5 điểm, tuỳ chọn trong số các điểm sau:

Chùa Cầu Nhật Bản - được xây dựng vào đầu TK 17 bởi một thương gia người Nhật có thế lực lớn ở Hội An. Gọi là Chùa Cầu bởi trên cầu có ngôi miếu nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần bảo hộ xứ sở.

Tham quan Đô thị cổ Hội An ( giá 30.000VNĐ/vé/người).

Nhà cổ:

+ Nhà cổ 77 Trần Phú, một kiến trúc cổ điển hình
+ Nhà cổ 80 Nguyễn Thái Học là tiệm thuốc Bắc Diệp Đồng Nguyên, chủ nhà còn sở hữu bộ sưu tập gốm rất có giá trị.
+ Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học có phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Trần nhà được trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.
+ Nhà thờ tộc Trần, 21 Lê Lợi

Hội quán:
+ Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.
+ Hội quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.
+ Hội quán Hải Nam,
+ Hội quán Triều Châu ở đường Nguyễn Duy Hiệu được xây dựng từ 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang,
+ Miếu thờ Phục Ba tướng quân.

Bảo tàng:

+ Bảo tàmg gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Nơi đây trưng bày các hiện vật gốm cổ Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam được trục vớt lên từ chiếc tàu buôn bị đắm từ 400 năm trước ngoài biển Hội An.
+ Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh trưng bày những hiện vật cổ như chum gốm chôn tro người chết, nữ trang, vũ khí,…
+ Bảo tàng Lịch sử văn hoá Hội An trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà thờ Quan Âm được xây dựng từ TK 17 đã qua nhiều lần trùng tu.
+ Bảo tàng văn hóa dân gian

Các điểm
du lịch lân cận:

+ Bãi tắm Cửa Đại chỉ cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông, một bãi tắm rất đẹp và lý tưởng bởi nước trong xanh, sóng nhỏ, bãi cát trắng mịn.
+ Ngoài ra bạn có thể mua tour thăm các điểm lân cận như Thánh địa Mỹ Sơn, đã được … di sản văn hóa, đi thuyền thăm các làng nghề ven sông Thu Bồn, thăm làng gốm Thanh Hà .. giá tour khoảng từ 5 đến 10 USD.

2. Lưu trú: Hội An là
điểm du lịch nổi tiếng nên dịch vụ lưu trú tại đây cũng rất phong phú. Bạn có thể lựa chọn tuỳ theo sở thích và khả năng tài chính:

Bạn nên đặt trước phòng khách sạn.

- Life Heritage Resort (4 sao) gợi nhớ lối kiến trúc Pháp, trang thiết bị nội thất có tính nghệ thuật cao mang lại cảm giác giản dị, thoải mái nhưng không kém phần trang nhã & sang trọng. Không gian thoáng đãng, yên tĩnh, ẩm thực phong phú, đa dạng về các phương pháp trị liệu & các dịch vụ massage thư giãn. Giá phòng từ 159USD++ đến 213USD++/ phòng/đêm

- Vĩnh Hưng Resort (4 sao) dịch vụ phong phú, chu đáo và rất thân thiện. Giá từ 70 - 225 USD/phòng/đêm
Vĩnh Hưng Hotel nằm trong khu phố cổ với phong cách kiến trúc và trang trí nội ngoại thất theo kiểu nhà cổ Hội An truyền thống. Cũng rất thú vị nếu bạn có ý định trải nghiệm cuộc sống của người dân đô thị cổ. Giá từ 70 - 90 USD/phòng/đêm.

- Bình dân hơn, bạn có thể phải đi xa trung tâm một chút như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên, gần điểm bán vé tham quan
du lịch có nhiều nhà trọ, nhà khách có phòng giá rẻ, sạch sẽ.

3. Đặc sản, ẩm thực: Hội An có nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch tập trung ở khu phố cổ Bạch Đằng, Trần Phú, Lê Lợi, chủ yếu phục vụ các món đặc sản địa phương.

Hội An có nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch.

- Cao Lầu, Hoành Thánh nước ngon có tiếng phải kể đến quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán ở 26 Thái Phiên.
- Bánh bao, bánh vạc ở quán Bông Hồng Trắng - 533 Hai Bà Trưng.
- Bánh đập, hến trộn, chè bắp Cẩm Nam, cơm gà bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cao lầu.
- Các quán hải sản dọc bờ biển Cửa Đại như A Hoàng, A Rồi...
- Chè rong vào buổi tối.

4. Địa chỉ mua sắm: Ở Hội An giá cả dịch vụ tương đối tốt, không có sự chênh lệch lớn giữa các hộ kinh doanh và hoàn toàn không có tình trạng chặt chém hoặc chèo kéo du khách. Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm...

Ở Hội An cũng có rất nhiều thứ để mua.

- Cổ Vật: Nếu yêu thích cổ vật, bạn hãy tìm đến tiệm buôn cổ số 82 Nguyễn Thái Học của ông Diệp Gia Sùng, một người đàn ông độc thân, hậu duệ thứ 5 của dòng họ Diệp, chủ nhân của hàng nghìn cổ vật đã được tổ tiên Diệp gia sưu tầm và cất giữ suốt 3 thế kỷ qua.

- Dép Hội An: rất phong phú và đẹp. Nhìn đế dép của các hàng, nếu hàng nào đẹp thì nên đặt ở hàng đấy. Có thể đặt theo chân mình từ sáng, chiều lấy ngay. Nên đặt sớm và chọn hàng để có thể mua được đôi như ý.

- Thời Trang: Tại Hội An có rất nhiều cửa hiệu may mặc với đủ các loại vải cho du khách lựa chọn. Du khách có thể đặt may theo yêu cầu và nhận ngay trong vài giờ sau đó, thậm chí nếu du khách thích đặt may ở Hội An thì có thể để lại số đo và địa chỉ, cửa hiệu sẽ gửi sản phẩm đến tận nơi cho du khách. Giá cả dịch vụ may mặc tại Hội An không cao hơn so với những nơi khác. Một số địa chỉ tham khảo: Trâm Anh tại 115 Nguyễn Thái Học, Thông Phi tại 19 Lê Lợi, Thu Thủy tại 60 Lê Lợi, Việt Silk tại 36 Lê Lợi, Thanh Phúc tại 68 Phan Bội Châu, Phú An tại 4 Phan Đình Phùng, Phương Huy tại 25 Trần Phú…

- Đèn Lồng: Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp, nhiều khách
du lịch đã lựa chọn và mang về làm quà. Giá cũng rẻ.

- Hàng thủ công mỹ nghệ: Tại Hội An có bày bán rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: tranh thêu tay, tranh vẽ, lồng đèn vi, tre khắc chữ Hán, hàng gốm sứ, hàng mộc ...

Khách
du lịch có nhu cầu mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ tại Hội An có thể liên hệ tại các địa chỉ sau: Xưởng thêu ren tại 04, 09 Nguyễn Thị Minh Khai, Điêu khắc gỗ Lê Phước Tiến tại 53 Lê Lợi và 06 Phan Bội Châu, Điêu khắc gỗ Lê Ngọc Diệp tại 91 Nguyễn Thái Học, Xưởng sản xuất hàng cói tại 32 Lê Hồng Phong, Xưởng mỹ nghệ Thắng Lợi tại 92 Phan Chu Trinh.

5. Đi Lại:

Có rất nhiều cách di chuyển. Phố cổ Hội An chỉ có mấy dãy nhà, có thể đi lê la thoải mái. Nếu mệt mỏi có thể nhảy xe ôm hoặc taxi về. Thứ bảy, là ngày phố cổ không có động cơ đi chuyển, do vậy mọi người sẽ khó kiếm phương tiện xe ôm, taxi. Đi chơi lòng vòng có thể thuê xe đạp, giá rất rẻ, di chuyển khám phá nhiều chỗ mà không ngại mỏi chân.


6. Những gợi ý khác:

Nên đến
du lịch Hội An vào những ngày 14 – 15 lịch âm (ngày rằm) bạn sẽ có cơ hội chứng kiến chương trình Đêm phố cổ, một chương trình tái hiện cảnh sinh hoạt trước đây của các cư dân đô thị Hội An xưa.

Do tiết trời nắng nóng nên khách đến
du lịch Hội An thường mặc trang phục ngắn, tiện dụng. Tuy nhiên bạn nên chuẩn bị 1 bộ trang phục kín đáo, bởi tại những nơi tôn nghiêm bạn sẽ được đề nghị không sử dụng áo hai dây, áo ba lỗ, quần soóc, váy ngắn, áo hở bụng.

Những gợi ý trên đây, tuy chưa phải là một cẩm nang đầy đủ nhưng sẽ phần nào hữu ích cho chuyến
du lịch của bạn. Chúc chuyến du lịch Hội An vui vẻ.



Hội An - kinh nghiệm khi đi du lịch phố cổ Hội An (Di chuyển, ăn gì, chơi gì, ở đâu)

Hội An là điểm du lịch khá mới mẻ với nhiều thành viên. Do vậy, để chia sẻ kinh nghiệm với cả nhà! Tớ lập 1 topic để mọi người muốn quan tâm tìm hiểu và chia sẻ nhé!

HÀNH TRANG:
Trước khi đi, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho mình như:
- Áo, quần, đồ bơi (vì đi tắm biển thường xuyên đặt biệt tháng 3 đến tháng 10)
- Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng
- Mũ, nón, và ô thì tốt vì rất nắng nóng
- Kem chống nắng (không về đen xì), thuốc bôi chống côn trùng-
- Thuốc đau đầu, đau bụng để phòng trường hợp ăn của lạ không hợp
- Máy ảnh, máy quay. (Nên mang chân máy đi vì chụp anh Hội An đêm khá đẹp)
Lưu ý nên kè kè chai nước vì ở đây rất nắng và nóng.


DI CHUYỂN Ở HỘI AN
Có rất nhiều cách di chuyển. Phố cổ Hội An chỉ có mấy dãy nhà, có thể đi lê la thoải mái. Nếu mệt mỏi có thể nhảy xe ôm hoặc taxi về. Thứ bảy, là ngày phố cổ không có động cơ đi chuyển, do vậy mọi người sẽ khó kiếm phương tiện xe ôm, taxi. hihi
Đi chơi lòng vòng có thể thuê xe đạp, giá rất rẻ, di chuyển khám phá nhiều chỗ mà không ngại mỏi chân. Có điều đạp ra biển 4km thì mệt cho những ai suốt ngày ngồi lì 1 chỗ như chúng mình, hihi. Cũng may tour họ đưa mình đi ôtô ra tắm biển rồi.

KHÁCH SẠN Ở HỘI AN
Tớ ở Khách sạn GREEN FIELD (Đồng Xanh), tiêu chuẩn hình như 3 sao, giá chỉ 400k lại có hồ bơi, phòng ốc rất sạch sẽ, nhân viên dễ thương. Từ Khách sạn này đi bộ vào phố cổ chỉ chưa đầy 5 phút. Nói chung rất OK


ẨM THỰC HỘI AN:
Vì chúng ta đi theo tour nên họ chuẩn bị hết 3 bữa/ngày cho chúng ta. Nhưng ngoài những bữa chính, hãy dành bụng để thưởng thức những sơn hào hải vị nơi đây.
Ở Hội An có rất nhiều món ăn ngon như Cao Lâu, bánh bao, bánh vạc, cơm gà Phố Hội, hến xào Cẩm Nang, bánh tráng đập, bánh ít lá gai, bánh suse, đậu hũ, bánh bèo, bánh xèo, bánh ú tro, xôi cua, các loại chè...
Quán Ăn ngon tớ đã thử: Bánh xèo, nem lụi, thịt nướng Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh). Bánh bao bánh vạc ( đường Bà Triệu). Cơm gà Kiệt Si-ka. Hải sản có quán Minh Vinh (đặc sản cá đuối nướng). Mấy quán này cứ hỏi người dân địa phương ai cũng biết cả.
Tuy nhiên việc phục vụ số lượng khách ở đây không quá nhiều, do vậy nếu đi đông, họ phục vụ sẽ chậm. Mọi người nên đi lẻ thưởng thức ẩm thực nơi đây, để tránh chờ đợi và khó chịu.
Ngoài ra khách du lịch ở Hội An rất đông, do vậy cứ thẳng tiến vào các nhà hàng phục vụ đông Tây, mọi người sẽ được thưởng thức đồ ăn ngon lạ, hấp dẫn, mà giá cả rẻ. Vì tụi Tây còn kỹ tính hơn Ta, phải ngon, bổ và rẻ mới ăn.

SHOPPING:Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm...
Mọi người có thể mua và trả giá.

Dép Hội An rất phong phú và đẹp. Nhìn đế dép của các hàng, nếu hàng nào đẹp thì nên đặt ở hàng đấy. Có thể đặt theo chân mình từ sáng, chiều lấy ngay. Nên đặt sớm và chọn hàng để có thể mua được đôi như ý.
May quần áo ở đây siêu nhanh và rẻ. Cũng chỉ đặt sáng chiều lấy
Nhưng giá cả quần áo và giày dép ở đây đắt khủng khiếp (chắc cái này cho người nước ngoài)
Đèn lồng: Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp, nhiều khách du lịch đã lựa chọn và mang về làm quà. Giá cũng rẻ.
Đồ lưu niệm: Rất nhiều thứ để mua như ví nhỏ, hộp quà, v.v... giá cực rẻ. Ra chợ bạt ngàn.
Đồ đá: Đà Nẵng nổi tiếng về đá, do vậy mọi người có thể mua những bức tượng đá, cối đá, đồ trang sức đá... tại Non nước.


ĐI CÙ LAO CHÀM
Mọi người nên chuẩn bị đồ bơi sẵn. Vì đầu tiên canô sẽ đưa đi thăm thú San hô. Họ sẽ dừng ở giữa biển, khu vực có thể lặn xuống sờ, hoặc dẫm lên san hô. Chỉ cách mặt nước cơ 1,5m, tuy nhiên dẫm lên san hô cực kỳ mềm, nhũn ra, hêhê tớ thấy ghê ghê.
Nếu mặc trước đồ bơi, ra đấy cởi và nhảy ùm ùm xuống thì tốt, họ sẽ chuẩn bị phao cho những ai không biết bơi. Sau đó lên thuyền di chuyển vào bờ, mọi người có thể thay đồ sau. Bơi giữa biển thật tuyệt vời. Đừng bỏ qua cơ hội nhé!

Khu vực CLC hay có con sứa, do vậy nên chú ý, sứa trong veo, khi chạm vào người sẽ mẩm ngứa. Nhưng sau sẽ hết. Cả nhà đừng lo.
Sau đó Tour sẽ cho đoàn lên bãi tắm chính của CLC, tắm biển tuyệt vời. Nước xanh ngắt và trong veo. Bà con có thể chụp ảnh ở đây rất đẹp, nếu không thích tắm, vào nhà sàn nghỉ ngơi, hoặc ra khu sau để nằm võng nghỉ trưa.



Món ngon nên thử khi đến Hội An

Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Bởi thế, dù đã tham quan toàn bộ phố cổ, bạn cũng khó có thể thưởng thức hết đặc sản nơi đây. Sau đây iVIVU xin giới thiệu các món ngon và địa chỉ để bạn thưởng thức khi đến với địa danh đặc biệt này:

1. Cơm gà Phố Hội Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.

Cơm gà phố Hội - iVIVU.com

Địa chỉ: Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…

2. Cao lầu



Cao lầu Hội An - iVIVU.com



Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.

Địa chỉ: Rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé. Quán khác cũng trên đường Trần Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đúng chất.

3. Bánh bao – bánh vạc



Bánh bao - bánh vạc Hội An - iVIVU.com



Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.

Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.

4. Bánh đập – hến xào



Bánh đập hến xào Hội An - iVIVU.com



Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.

Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên.

5. Chè bắp

Chè bắp Hội An - iVIVU.com



Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An là bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

Địa chỉ: Như phần 4

6. Bánh bèo Hội An



Bánh bèo Hội An - iVIVU.com


Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào.

Địa chỉ: Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng.

7. Mì Quảng


Mỳ Quảng Hội An - iVIVU.com



Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa.

Địa chỉ: Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn ở thành thị đến các hàng quán ở thôn quê, nhưng thú hơn cả vẫn là những quán mì bên các hè phố rêu phong.

8. Hoành thánh




Hoành thánh chiên Hội An - iVIVU.com



Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.

Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán ở 26 Thái Phiên.

9. Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)



Bánh tráng Hội An - iVIVU.com




Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa).

Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài

10. Bánh xèo Hội An


Bánh xèo Hội An - iVIVU.com



Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt dùng làm nhân bánh xèo. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo Hội An.

Địa chỉ: quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh), Bale Well (quá Bà Lệ) – 45/51 Trần Hưng Đạo.



Ẩm thực, ăn uống tại Hội An



Ở Hội An có rất nhiều món ăn ngon như Cao Lầu, bánh bao, bánh vạc, cơm gà Phố Hội, hến xào Cẩm Nang, bánh tráng đập, bánh ít lá gai, bánh suse, đậu hũ, bánh bèo, bánh xèo, bánh ú tro, xôi cua, các loại chè...

Bên cạnh 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì Hội An cũng là một trong những điểm sang ẩm thực đáng lưu ý nhất tại Việt Nam. Giá cả các món ăn tại Hội An có phần nhỉnh hơn tại nơi khác một chút, nhưng hương vị đặc biệt của ẩm thực nơi đây sẽ khiến bạn không phải hối tiếc. Hội An là mảnh đất quy tụ không chỉ các nhân tài nấu nướng người bản xứ mà cả nước ngoài. 


• Cao lầu
Các quán bán cao lầu tập trung nhiều nhất ở đường Trần Phú, với giá cũng không quá đắt. Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo; mì trộn cùng rau, thịt, tôm. Sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, được ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.

Các quán hàng cao lầu này chỉ để dành phục vụ du khách, riêng dân Hội An không ăn ở những nơi này, họ chuộng hàng gánh lề đường, giá rẻ nhưng ngon và nổi tiếng không kém gì những hàng quán to.

• Cơm gà Phố Hội
“Một món ăn đậm đà hương vị, một điều gì ��ó khiến những người yêu thích món gà phải ghé thử một lần…”. Đó không chỉ là những lời nhận xét của tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet, mà bất cứ du khách nào khi ghé thăm phố Hội đều không thể bỏ qua món cơm gà mang đậm dấu ấn của văn hóa ẩm thực xứ Quảng.

Nếu gà luộc miền Bắc thường để nguyên miếng, màu sắc mùi vị đậm đà của gà luộc thì ở đây, thịt gà  được xé chỉ và bóp với hành tây, tiêu muối, rau răm cho thật thấm. Miếng thịt thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà. Còn nước luộc gà thì dùng để nấu cơm nên hạt căng tròn, vàng nhẹ, có vị ngon ngọt. Nhìn món cơm gà vàng ươm điểm thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, muối tiêu lấm chấm, cùng với tương ớt sền sệt, cay cay mang đậm dấu ấn của vùng đất Quảng Đà được bày trong chiếc đĩa nhỏ xinh khiến ai cũng phải thòm thèm.

• Bánh đập
Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng đường kính khoảng 20cm, được nước có màu vàng nhẹ. Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi để bánh bể ra.  Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt.

Bánh tráng đập chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. 

• Bánh tổ Hội An
Từ lâu đời với người dân Hội An “Tét, tổ, nổ, in” là 4 loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, tết. Bánh tổ hình giống tổ chim, vỏ bên ngoài bằng lá chuối, bên trong là bột nếp, đường hấp chín. Bánh chín thì dùng giấy đỏ bọc bên ngoài với ý nghĩa màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phát đạt. Đối với người dân Hội An bánh tổ còn là lễ vật không thể thiếu để dâng cúng Tổ tiên ông bà trong ba ngày Tết. 


• Bánh ướt cuốn thịt nướng

 Dọc bờ sông Hoài (Hội An) có một vài gánh hàng bán bánh ướt cuốn thịt nướng. Những gánh hàng như thế này chỉ đơn giản là một quang gánh đầy ắp rau sống, thịt và bánh ướt, bánh cuốn. Chỉ như thế thôi mà đi từ xa, mùi của thịt nướng đã đánh thức khứu giác rồi! Các gánh hàng như thế này ở hai bên vỉa hè, nên khi đến ăn bạn phải chịu khó ngồi trên cái ghế bé tẹo. Nhưng có như vậy mới cảm giác trọn vẹn sự bình dân của món ăn này. Gặp những hôm nào trời lạnh, nếu đi hơi đông thì bạn phải chịu khó chờ mới có chỗ ngồi.

• Chem chép
 Nếu bạn đến thăm biển Hội An, bên cạnh cá, mực, tôm, cua... không thể thiếu chem chép, một  loại sản vật quý nơi xứ biển miền Trung. Chem chép luộc, nướng, hấp và cả cháo chem chép, những món ăn tưởng chừng rất dân dã, đơn giản vậy mà lại “thôi miên” nhiều du khách.

• Làng rau Trà Quế
Không ít người Đà Nẵng, Quảng Nam, mỗi khi về Hội An đều ghé làng rau Trà Quế “rinh” về các loại rau, để dành ăn dần... Rau trồng ở đây luôn có hương vị đặc trưng kỳ lạ. Không hiểu vì sao rau trồng ở làng rau Trà Quế lại ngon và thơm đến vậy. Các loại rau như rau quế, xà lách, rau thơm, tần ô, ớt... đều không thuộc loại to cây, lá loại rau nào cũng nhỏ xíu, nhưng hương vị không lẫn vào đâu được.

Một vài gợi ý nhà hàng ẩm thực tại Hội An:

  • - Nhà hàng bánh đập:thôn 1 Cẩm Nam. Món bánh đập có nhiều nơi ở miền Trung, nhưng bánh đập Cẩm Nam có đặc trưng riêng và rất nổi tiếng
  • - Nhà hàng Cao Lầu Hội An:nhà hàng có nhiều bí kíp để khiến món Cao Lầu truyền thống ở đây vừa giữ nguyên hương vị đặc trưng vốn có mà lại có vị đậm đà, đặc trưng riêng có của quán.
  • - Nhà hàng Gia Đình:được thiết kế theo kiến trúc pháp sang trọng với 3 khu nhà lớn, nhà hàng có khoảng vườn nhỏ nằm giữa sân của khu nhà,tạo nét vừa hiện đại vừa cổ xưa.
  • - Nhà hàng Vạn Lộc: là một trong những nhà hàng có tuổi đời kinh nghiệm lâu nhất tại Hội An.
  • - Nhà hàng Phố TrăngNhà hàng Phố Trăng chính là một đô thị cổ Hội An thu nhỏ trong mắt người dân nơi đây và khách du lịch.
  • Nhà hàng Sông Thu:nổi tiếng với món cá trình nướng và các món ăn dân dã.
  • Nhà hàng Hội Đô:là kết quả của sự kết hợp tuyệt vời giữa những giá trị cổ truyền dân tộc với các yếu tố hiện đại.




Kinh nghiệm ăn uống ở Sapa
Kinh nghiệm ăn uống ở Cửa Lò
Kinh nghiệm ăn uống ở Huế
Kinh nghiệm ăn uống ở Sầm Sơn
Kinh nghiệm ăn uống ở Vũng Tàu
Kinh nghiệm ăn uống ở Nha Trang
Kinh nghiệm ăn uống ở Mũi Né


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý