Chia tay sau khi ra trường, nên hay không?

seminoon seminoon @seminoon

Chia tay sau khi ra trường, nên hay không?

19/04/2015 02:58 AM
1,036

Sau khi ra trường đồng nghĩa với việc bạn kết thúc cuộc đời sinh viên đầy mơ mộng và đối mặt với thực tế khó khăn, khắc nghiệt. Đây có chăng là nguyên nhân để nhiều bạn trẻ chia tay tình yêu đẹp như mơ của mình bởi đưa ra những lí do vì “không thực tế”?



TÌNH YÊU SINH VIÊN HẬU TỐT NGHIỆP

Tình yêu thời giảng đường là tình yêu được bao cấp theo đúng nghĩa của nó. Nhiều cuộc tình mặn nồng thời sinh viên đã tan tành chỉ sau ngày nhận bằng tốt nghiệp. Chưa ai thử làm phép thống kê xem có bao nhiêu cặp tình nhân chia tay nhau khi kết thúc quãng đời sinh viên.

Tình yêu dễ phôi phai

Theo Sơn, sinh viên trường ĐH Mở Bán công thì chỉ tính riêng trong lớp cậu ta đã có 6 cặp trong tổng số 8 cặp yêu nhau từ năm nhất đến năm tư thì chia tay - thống kê vào thời điểm cả lớp nhận bằng tốt nghiệp, số phận của hai đôi còn lại cũng mong manh dễ vỡ.

Hoa và Cương - sinh viên trường ĐH KHXH&NV cũng vừa chia tay sau gần bốn năm gắn bó. Cương tâm sự: “Bốn năm bên nhau, chia sẻ đủ thứ chuyện, có thời gian thuê nhà sống chung, thế mà chỉ hơn 1 tháng xa nhau cô ấy lại gọi điện thoại nói lời chia tay chỉ vì mình không lo nổi cho cô ấy khi ra trường”.

Vì đâu?

Công việc là nguyên nhân dễ khiến các cặp tình nhân chia tay nhau trong thời hậu sinh viên nhất.

Vừa tốt nghiệp, V.A – cựu sinh viên khoa CNTT trường ĐH Bách khoa TPHCM được nhận vào làm ở một Cty tin học với mức lương khá cao, trong khi người yêu của cô phải chạy ngược xuôi xin việc với tấm bằng cử nhân Xã hội học. Gần ba tháng người yêu của V.A vẫn chưa tìm được việc, lâu lâu cô phải cho chàng tiền xài vì bố mẹ anh ta đã cắt chu cấp từ ngày tốt nghiệp.

Quá chán nản, V.A trách người yêu: “Ngay cả lo cho mình cũng không được sao tính chuyện lâu dài”. Thời gian hai người gặp nhau ít dần. Và mỗi lần gặp nhau V.A luôn nhắc chuyện công việc.

Vừa buồn tình cảnh của mình vừa trách V. A không thông cảm, người yêu của cô đành nói lời chia tay. “Mình thương anh ấy lắm chứ, nhưng không hiểu sao từ khi ra trường đi làm mình nhìn tình yêu theo hướng thực hơn và mình lo cho tương lai của cả hai”.

…Và còn vô số lý do vừa chính đáng vừa không chính đáng khiến nhiều bạn trẻ chia tay tình yêu thời sinh viên. Ví như chàng phải về quê làm việc, nàng đi làm công việc mà chàng không thích…


Đôi điều cần nói

Có thể thấy những sinh viên chia tay nhau khi kết thúc thời gian ngồi trên giảng đường đều xuất phát từ những suy nghĩ nông cạn, thiếu chín chắn trong việc định hướng tương lai lâu dài. Họ yêu lấy yêu để rồi chia tay cũng nhanh chóng.

Hậu quả trước mắt là những thanh niên này thiếu niềm tin, ủ rũ và dẫn tới mọi công việc, sinh hoạt trong cuộc sống cũng bị chi phối. Nhưng người này cần nhiều khoảng thời gian để lấy lại thăng bằng, chính khoảng thời gian đó cướp đi của họ nhiều cơ hội thậm chí làm nảy sinh những hành động ngông cuồng gây hậu quả lớn đến xã hội.

Ví như một vài bạn trẻ sau khi chia tay với người yêu thì tìm đủ mọi cách để trả thù. Thậm chí họ tìm đến giải pháp “chết chung” vì không muốn mất đi người yêu


1001 LÍ DO CHO NHỮNG CUỘC CHIA TAY NGÀY RA TRƯỜNG


Ra trường đồng nghĩa với việc bạn kết thúc cuộc đời sinh viên đầy mơ mộng và đối mặt với thực tế khó khăn, khắc nghiệt. Đây có chăng là nguyên nhân để nhiều bạn trẻ kết thúc tình yêu đẹp như mơ của mình bởi đưa ra những lí do vì “không thực tế”

Do không còn phù hợp

“Ngày trước yêu thì chỉ cần anh ấy chở đi chơi lòng vòng qua mấy con phố là thấy vui rồi, còn bây giờ thì chẳng còn hứng thú như thế nữa. Mình thích đi đến các siêu thị để tìm hiểu về hoạt động, các sản phẩm, mặt hàng và các vị trí kinh doanh sau đó hai đứa sẽ trao đổi với nhau, tuy nhiên anh ấy lại tỏ ra khó chịu”.

Đó là tâm sự của Thúy Lan vừa tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh của trường ĐHKTQD khi nhắc đến tình yêu dài 2 năm với anh bạn cùng lớp. Yêu nhau từ cuối năm thứ 2 với những kỉ niệm như đi Bờ Hồ ăn kem, đi xem phim hay nhiều lúc chỉ là đi bộ quanh trường, tuy nhiên với cô những điều đó giờ không còn phù hợp.

Ra trường Lan dự định sẽ xin vào làm vị trí nhân viên marketing của một công ty có tiếng nên cô bắt đầu quan tâm đến việc kinh doanh. Tuy nhiên người yêu của Lan thì khác nên hai người xảy ra những mâu thuẫn và thường xuyên trong tình trạng “chiến tranh”.

Trường hợp của Toàn (cựu SV ĐH Giao Thông Vận Tải) thì lại oái oăm đến mức gia đình bạn gái bắt cưới với lí do “cho chắc” nên cũng dẫn đến kết cục đường ai nấy đi. 

Toàn yêu Hoa từ ngày hai người còn học chung lớp 12 ở quê và kéo dài suốt 4 năm đại học. Ra trường cậu dự định đi làm 2 năm có chút vốn và công việc ổn định sẽ cưới, nhưng gia đình Hoa không chấp nhận với lí do “yêu nhau lâu quá rồi nên cứ cưới cho chắc sau đó làm gì thì làm”.

Hoa học sư phạm ra trường đi dạy công việc ổn định nên cũng cùng suy nghĩ với bố mẹ vì cô sợ sau 2 năm đi làm Toàn sẽ không còn yêu. Lời qua tiếng lại chán chê mà không bên nào chịu nhún nên giải pháp duy nhất là trả lại tự do cho nhau. Mặc dù còn rất yêu Hoa nhưng ý Toàn đã quyết, “con trai phải có sự nghiệp trước đã rồi mới lo gia đình”.

Chia tay là chấm hết một chuyện tình cho dù trước đó có gắn bó, yêu thương đến cỡ nào. Tuy nhiên những lí do đưa ra cho rằng “không còn phù hợp” có chăng là đúng và hợp lí?

(Nguồn ảnh : Internet)
(Nguồn ảnh : Internet)

Hay những suy nghĩ ích kỉ riêng

Câu chuyện của Hải Anh (tốt nghiệp khoa Phát thanh truyền hình, HV Báo chí và tuyên truyền) lại theo hướng khác để dẫn đến việc chia tay người yêu. Vốn tính năng động và giỏi giang nên ra trường cô nhanh chóng tìm được cho mình một công việc với mức lương đáng nể, trong khi anh người yêu đã đi làm trước đó 4 năm cũng chỉ có thu nhập mức “bình thường”.

Ngày còn yêu Hải Anh thấy rất hạnh phúc vì anh là người biết lắng nghe và chiều cô hết mức, và chẳng bao giờ cô mảy may quan tâm đến tiền lương của anh. Ra trường, đi làm suy nghĩ thực tế cô cảm thấy sợ khi sẽ làm vợ anh với đồng lương bèo bọt của chồng không đủ cho cuộc sống thuê nhà trên Hà Nội. Vì suy nghĩ như thế nên cô đã quyết tâm nói lời chia tay mặc cho anh cố gắng níu kéo.

(Nguồn ảnh : Internet)

(Nguồn ảnh : Internet)

Tương tự với Hải Anh, trường hợp của Minh Tú (27 tuổi, là nhân viên ngân hàng) mặc dù đã đi làm nhiều năm nhưng cũng có suy nghĩ “chê bai” bởi công việc của bạn gái không ổn định. Vừa mới ra trường nên Yến còn nhiều bỡ ngỡ và không tự tin khi đi phỏng vấn để xin việc cho dù đã được Tú hướng dẫn.

Kết quả dù đã ra trường được 6 tháng nhưng cô vẫn “nay chỗ này mai chỗ kia” vì chưa tìm được chỗ nào ổn định. Vốn là nhân viên Ngân hàng với đồng lương không phải là ít, Tú dần chán người yêu với suy nghĩ nếu lấy cô thì mọi gánh nặng sẽ đè hết lên vai anh … Và kết thúc là giải pháp mà anh lựa chọn cho dù có nhìn Yến khóc hết nước mắt.

Lời kết

Cho dù bạn là người chủ động hay bị động trước lời nói chia tay thì đều phải suy nghĩ thật kĩ mọi việc trước khi quyết định. Cái mốc “ra trường” là khoảng thời gian làm thay đổi nhiều thứ về công việc, suy nghĩ, tiền bạc, các mối quan hệ nhưng không vì thế mà dễ dàng đánh mất đi tình yêu đã bao năm xây dựng.

Theo chuyên gia tâm lí phân tích, các bạn trẻ dễ dàng nói lời chia tay trong thời khắc ra trường vì đưa ra những lí do “chán” và “không phù hợp”. Tuy nhiên trước một quyết định quan trọng nên có thời gian suy xét thật kĩ để không phải hối tiếc.

Ra trường là thời điểm bạn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài chuyện tình cảm và bắt đầu sống thực tế hơn, tuy nhiên điều cốt lõi cho một tình yêu lâu dài là tình cảm chân thành và sâu sắc dành cho nhau. Đó mới là cái bền vững để hai người có thể xây dựng một gia đình hạnh phúc sau này.


KHI TÌNH YÊU..."TỐT NGHIỆP"


Vi than thở: “Mình không muốn tốt nghiệp chút nào. Tưởng học xong ĐH sẽ là một khởi đầu mới tốt đẹp, ai ngờ mọi thứ đều bị xáo trộn. Công việc chưa có gì khả quan, tình yêu thì mờ mịt”.

Yêu đi rồi chia ly...

Với quan niệm: “Học không yêu hao mòn tuổi trẻ” nên dù không học cùng khoa nhưng Mai Vi và Tuấn Linh phải lòng nhau từ giữa năm thứ nhất. Cả hai ríu rít như đôi sam suốt bốn năm đại học. Bạn bè phải ghen tỵ khi nghe viễn cảnh đầy hạnh phúc của họ.

Nào là “tốt nghiệp xong, ổn định công việc là tụi mình sẽ “tới” luôn”; “Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi”. Thế nhưng… cuộc đời luôn đầy bất ngờ. Sắp tới ngày tốt nghiệp, cả Vi và Linh mới thấy khả năng tìm việc ở thành phố không dễ. Vậy là ai về… quê nấy. Linh dự định sẽ về miền Trung làm việc tại công ty tư nhân theo sắp xếp của ba mẹ. Còn ba mẹ Vi muốn cô về An Giang làm việc cho một ngân hàng.

Nhưng điều khiến Vi sốc nhất không phải là sự sắp xếp của gia đình hai đứa mà chính là thái độ của Linh. Không chỉ dửng dưng với viễn cảnh chia lìa, khi Vi đề nghị: “Hay anh về quê em, nhà em thừa sức lo cho anh vô làm cùng chỗ với em?”, Linh trả lời dứt khoát: “Tự nhiên về quê nhờ vả ba mẹ em, coi sao được!”. Hụt hẫng, nhưng Vi vẫn cố vớt vát: “Hay anh nói ba mẹ anh xin cho em ra quê anh?”. Linh nhìn Vi lạnh lùng: “Em bị gì vậy? Tự nhiên theo anh ra quê, ba mẹ lại tưởng anh với em… Thôi em cứ về An Giang đi”.

Không phải ai cũng chấp nhận chia lìa, cũng có những SV quyết tâm lập nghiệp ở TP.HCM để được gần nhau. Tiếc rằng, ít đôi lứa đủ sức vượt qua cuộc sống thuê nhà trọ, long đong tìm việc...

Khi tình yêu... “tốt nghiệp”, Bạn trẻ - Cuộc sống, tình yêu, sinh viên, ra trường, tốt nghiệp, chia tay, xa nhau

Có lẽ hơn 80% tình yêu sinh viên “hết phim” sau ngày tốt nghiệp... (Ảnh minh họa)

Chỉ là kỷ niệm đẹp

Nguyễn Huy - cựu SV trường ĐH KHXH&NV, người từng có mối tình đẹp thời SV chia sẻ: “Lớp tôi có đến tám cặp yêu nhau thắm thiết nhưng tất cả đều chia tay ngay khi tốt nghiệp hoặc chỉ vài tháng sau đó. Mỗi sự tan vỡ đều có một lý do, nhưng lý do chung nhất vẫn là không đủ can đảm đồng hành vượt qua thử thách”.

Lối sống thực dụng của một bộ phận người trẻ hiện nay cũng là một nguyên do khiến tình yêu tan vỡ. Yêu nhau, nhưng nhiều người trẻ chẳng hiểu tại sao mình yêu: yêu cho vui, yêu cho có bạn để giống với mọi  người xung quanh, yêu cho khỏi phí hoài tuổi trẻ...

Sau hơn một tháng ủ rũ, bạn bè lại sốc khi thấy Mai Vi ôm bó hoa hồng đỏ thắm và một chú gấu bông xinh xắn. Vi tuyên bố: “Quà tặng của một anh ở công ty tớ thực tập. Lấy tớ làm gương nha, chẳng có gì phải buồn nếu tình yêu cũng “tốt nghiệp”. Đi làm rồi, các cậu thiếu gì cơ hội để yêu, để chọn người yêu”.

Dù vẫn đang vừa yêu, vừa làm đồ án tốt nghiệp nhưng khi được hỏi về viễn cảnh của tình yêu, Nguyễn Văn Lâm (ĐH Bách khoa TP.HCM) thẳng thắn: “Chưa ai làm thống kê nhưng theo tôi có lẽ hơn 80% tình yêu SV “hết phim” sau ngày tốt nghiệp. Không phủ nhận chúng tôi chưa chín chắn trong tình yêu, nhưng chúng tôi còn trẻ và còn phải học hành, phấn đấu… Tôi và người yêu có thể không đến được với nhau sau khi ra trường, nhưng chúng tôi luôn trân trọng tình yêu thời sinh viên và đó sẽ là kỷ niệm đẹp của những năm tháng tuổi trẻ”.


 

SINH VIÊN KHỦNG HOẢNG HẬU TỐT NGHIỆP



Gần đây, làn sóng tự vẫn của sinh viên Trung Quốc đã khiến không ít người lớn bàng hoàng, sửng sốt. Nhưng nếu đứng trên phương diện tâm lý trẻ nhìn nhận ta sẽ hiểu được một phần nguyên do ấy.

Gần đây, làn sóng tự vẫn của sinh viên Trung Quốc đã khiến không ít người lớn bàng hoàng, sửng sốt. Nhưng nếu đứng trên phương diện tâm lý trẻ nhìn nhận ta sẽ hiểu được một phần nguyên do ấy.

"Phía trước là mênh mông, mà chúng tôi tay trắng"

Kiếm được môt tấm vé vào đại học là giấc mơ của không ít bạn trẻ. Suốt bốn năm học đại học, họ đã tự vạch ra rất nhiều ước mơ, hoài bão, ấp ủ nhiều dự định lớn lao. Thế nhưng khi tốt nghiệp ra trường, họ cảm thấy hoàn toàn trắng tay và bế tắc. Khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi, trong đó, gần như 100% các bạn sinh viên được hỏi đều cảm thấy mình có lỗi.


Sinh viên khủng hoảng hậu tốt nghiệp



Nhiều sinh viên chán nản khi nhìn vào các yêu cầu của nhà tuyển dụng, họ trở nên mất niềm tin và khủng hoảng (Ảnh minh hoạ: VnExpress).

Bạn Bùi Thị Nga (cựu sinh viên trường CĐ TT) tâm sự: “Mình thấy tiếc quá. Tính tổng mỗi năm học mình tiêu tốn mất 10 triệu đồng. Bao giờ cho xin được việc để làm ra được mấy chục triệu tiền ăn học đây?”.

Không xin được việc, không kinh nghiệm, không nổi bật, ngoại ngữ ở mức độ nhàng nhàng, vi tính biết võ vẽ…, phần đông các bạn sinh viên khi ra trường cảm thấy mình... không có gì. Là một sinh viên cao đẳng, Nga chọn bến đỗ tiếp theo của mình là học liên thông đại học. Nhưng chính Nga cũng không biết sau khi học liên thông xong sẽ như thế nào? “Có khi lại về nhà nối nghiệp bố mẹ làm nông dân” – Nga ngán ngẩm nói.

Chưa bao giờ các bạn sinh viên lại mất niềm tin vào bản thân mình đến thế. Tốt nghiệp ra trường với một tấm bằng khá trong tay, Nga hạnh phúc hơn nhiều bạn nhận tấm bằng TBK (trung bình khá) nhưng như thế với Nga chưa đủ. Nga ước mình có tài ăn nói như bạn A, xinh đẹp như bạn B, tự tin như bạn C … Nhìn chung, các bạn sinh viên tự so sánh mình với bạn bè để rồi cảm thấy rằng mình hình như vô dụng.

Một số người có khả năng về tiếng Anh, vi tính, giao tiếp hay ngoại hình… cũng mất niềm tin vào mình. Như trường hợp của Phong (Thái Nguyên), vốn là một cán sự học tập của lớp, tiếng Anh cũng thuộc top khá nhất lớp lại là một cây văn nghệ năng động của trường nhưng khi nhìn qua một số yêu cầu tuyển dụng, Phong hoa cả mắt và thấy… chán bản thân. Những yêu cầu về trung thực, có trách nhiệm trong công việc Phong cảm thấy không khó. Nhưng với yêu cầu về ngoại hình, giao tiếp thì Phong hơi mất niềm tin. Phong có bằng tiếng Anh nhưng chưa có điểm thi Toeic. Lại cộng thêm yêu cầu về kinh nghiệm thì Phong bó tay. Vừa mới ra trường, Phong lấy đâu ra kinh nghiệm. Nếu chờ hai năm để có thể đáp ứng 2 năm kinh nghiệm của hồ sơ xin việc thì chắc Phong đã có thể làm ổn định tại một chỗ trái nghề rồi.

Một hệ lụy khác gây nên khủng hoảng với các sinh viên là tình yêu không thành. Xã hội gần đây lên tiếng mạnh mẽ về trào lưu sống thử trong giới sinh viên. Một số tan đàn xẻ nghé khi chuẩn bị tốt nghiệp, một số khác thật lòng yêu nhau, quyết tâm đến với nhau nên cố vun đắp, giữ gìn tình yêu sau khi ra trường. Thế nhưng, khi không ở bên nhau, Liên không thể nào thôi ám ảnh chuyện người yêu mình đào hoa. Khi còn ở trường, Liên nhiều lần ghen lên ghen xuống vì chuyện “chồng” mình lăng nhăng. Ra trường, Liên càng bị ám ảnh bởi thói đào hoa của người yêu. Liên biết, ở quê cũng có một bạn gái dành tình cảm cho người yêu mình. Một ngày “chồng” không nhắn tin là Liên nghĩ ra đủ mọi khả năng xấu nhất về chuyện hai người đó có khả năng sẽ đến với nhau.

Liên giục người yêu cưới khi hai người vẫn chưa kiếm được việc làm. Chán vì thất nghiệp, hai người liên tục hục hoặc cãi nhau. Hơn 3 tháng sau khi ra trường, họ quyết định chia tay. Không việc làm, không tình yêu, không nhìn thấy tương lai, Liên khủng hoảng trầm trọng, thường xuyên cáu gắt và vùi đầu vào thế giới ảo trên mạng.



Sinh viên khủng hoảng hậu tốt nghiệp

 

Nhiều đôi trẻ sống thử trước tốt nghiệp còn thêm một rắc rối nữa phải giải quyết, khủng hoảng tâm lý càng trầm trọng (ảnh minh hoạ).
Khủng hoảng tâm lý

Sự khủng hoảng niềm tin khiến các bạn sinh viên cảm thấy tội lỗi với bố mẹ. Tự nhẩm tính lại số tiền ăn học mà bố mẹ đã chi trả, nhẩm tính lại thời gian mình hao phí cho việc ăn chơi, nhẩm tính lại sự lười biếng của mình. Hối hận và tự dày vò bản thân, nhiều teen rơi vào khủng hoảng nhưng không dám thổ lộ với gia đình, chỉ lặng lẽ giấu hoặc thỉnh thoảng tâm sự với bạn bè cùng lớp.

Mới thi tốt nghiệp được một tháng nhưng bạn bè Nam (Hưng Yên) mỗi khi nhắn tin, gọi điện đều hỏi thăm “xin được việc ở chỗ nào chưa?” kèm theo đó là tiếng thở dài “tao cũng thế”. Dù chưa nhận giấy tốt nghiệp tạm thời nhưng Nam cũng như các bạn đã vội vàng dò dẫm xem có khả năng xin việc ở đâu để chuẩn bị “xí” chỗ. Tất cả những lo lắng, thất vọng, chán ngán của Nam đều không dám lộ ra cho bố mẹ biết. Thỉnh thoảng, Nam lại trút vào những cuộc nhậu để  vợi lòng.

“Làm sao mình dám cho bố mẹ biết mình là một thằng kém cỏi được chứ? – Nam cho biết. Có kỳ mình được học bổng, thế là bố mẹ ấy nghĩ mình giỏi giang lắm, đi khoe với mọi người học loại giỏi, bây giờ mà biết sự thực mình cũng chẳng hơn ai chắc bố mẹ thất vọng lắm”.

Bế tắc, mất phương hướng, nhiều teen chọn cách ngủ lì bì và chờ việc. Hoặc lao đầu làm thuê cho những nhà hàng, quán ăn hòng giết thời gian. Tất cả nhằm để trốn chạy khỏi những suy nghĩ ước mơ, hoài bão không thành (hoặc chưa thực hiện họ đã vội lo lắng rằng chắc sẽ không thành).

Nặng nề hơn, nhiều teen mất ăn mất ngủ vì lo lắng và bế tắc. Chán ghét bản thân, nhiều teen nghĩ đến chuyện bỏ nhà ra đi để đỡ xấu hổ với bố mẹ, ra trường đời tự thân lập nghiệp bao giờ thành danh sẽ quay về tạ lỗi bố mẹ sau. Tiêu cực nhất là những teen nghĩ quẩn. Thấy mình vô tích sự, thấy mình là gánh nặng cho bố mẹ, gia đình, xã hội, teen nghĩ đến chuyện tự vẫn, kết thúc cuộc đời để đỡ phải lo lắng, suy tính chuyện tương lai.

Sự trầm cảm và tự xa lánh gia đình, thu mình vào vỏ ốc tự ti khiến các teen ngày càng thêm khủng hoảng. Với các girl, khi quá khứ họ đã từng sống thử, bây giờ họ mới giật mình hối tiếc và sợ hãi. Nếu người chồng tương lai của họ không tha thứ cho quá khứ của họ thì tình yêu ấy sẽ không có hạnh phúc, gia đình sẽ đổ vỡ. Sợ hãi trước viễn cảnh tương lai đó, nhiều girl cố bám lấy người yêu cũ, vớt vát tình cảm đã đỗ vỡ. Để rồi nhận lại sự hờ hững và đau khổ. Sự sợ hãi này không thể tâm sự với ai, các girl đành ôm giấu cho riêng mình, tự giày vò bản thân và đau khổ một mình.

Sự tự ti, thiếu tự tin, hối hận, mắc cảm… tất cả tạo nên sự khủng hoảng tâm lý lớn đối với sinh viên hậu tốt nghiệp. Để vượt qua nó, các bạn sinh viên cần phải mở lòng hòa nhập với cuộc sống thường ngày để tự biết mình cần gì, thiếu gì và có gì. Nếu biết tận dụng mọi cơ hội trong cuộc sống thì đôi khi hạnh phúc sẽ bất ngờ đến ngoài dự tính của bạn.


Tình yêu thời sinh viên có lẽ là tình yêu đẹp nhất trong đời người, nhưng trên thực tế, không nhiều đôi bạn trẻ có thể giữ vững được tình yêu của mình sau ngày tốt nghiệp. Vấn đề về khoảng cách địa lý, áp lực từ phía gia đình, khó khăn khi tìm việc, tất cả đều khiến cho không ít đôi phải đặt dấu chấm hết cho tình yêu đẹp của mình

Tuy nhiên, vào mùa tốt nghiệp năm nay, phóng viên tờ Pháp luật của Trung Quốc đã đến khảo sát tại một số trường ĐH của nước này và nhận thấy hiện nay, thay vì chia tay nhau, khá nhiều đôi bạn trẻ quyết định cùng nhau đối diện và khắc phục khó khăn sau ngày ra trường.

Đào Hinh Vũ và Vương Hiểu Trì, 2 sinh viên ngành điện ảnh của trường ĐH nghệ thuật Bắc Kinh sắp tốt nghiệp, Đào là người Quảng Đông, Vương là người Liêu Ninh, cả 2 đã xác định sau này sẽ tiếp tục cùng nhau bước tiếp trên đường đời.

Đào tâm sự, cuối tháng 6 này họ sẽ làm lễ tốt nghiệp, và đến tháng 8 sẽ làm lễ đính hôn. “Không dễ dàng gì để tìm được một người thích hợp với mình, 2 năm yêu nhau, không thể nói chia tay là chia tay ngay được”. Cô còn nói, sau này khi đi làm, bận bịu với công việc, sẽ ít có thời gian để đi tìm tình yêu, thậm chí có nhiều người phải chịu cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” khi không thể tìm được cho mình ý trung nhân, ngẫm lại cô thấy càng phải quý trọng tình yêu mình đang có.

Tháng 9 tới, Đào sẽ tới HongKong để học tiếp lên thạc sĩ, nhưng khoảng cách về địa lý không khiến 2 người lo lắng, trái lại, theo Vương, điều này sẽ càng tiếp thêm cho anh động lực và tin tưởng hơn vào cuộc sống của họ trong tương lai.

Ngoài chuyện tình của Vương và Đào, trong lớp còn có 6 đôi nữa, và không đôi nào trong số đó chọn cách chia tay.

Giảng viên ĐH nghệ thuật Bắc Kinh cho biết, nếu như mọi năm, các thầy cô thường phải chứng kiến cảnh các đôi bạn trẻ chia tay nhau trong thời gian chuẩn bị ra trường, thì năm nay lại hoàn toàn khác, thậm chí thầy đã nhận được một vài tấm giấy mời đám cưới từ các sinh viên.

Gần đây, mạng điều tra Trung Quốc đã tiến hành điều tra đối với các sinh viên sẽ tốt nghiệp năm nay, trong số các sinh viên được điều tra thì có 85% người lựa chọn tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu sinh viên của mình.

Theo giáo sư Hùng Hán Trung- chủ nhiệm trung tâm quản lý thanh niên Trung Quốc, hiện nay, ngày càng ít các đôi chia tay nhau sau khi tốt nghiệp chứng tỏ các bạn sinh viên rất biết trân trọng tình yêu của mình, đây là một điểm tích cực và chứng tỏ rằng trong xã hội hiện đại, giới trẻ vẫn rất coi trọng tình cảm chứ không chỉ chạy theo những giá trị vật chất trong cuộc sống như nhiều người vẫn lo ngại.






Quan tâm người yêu như thế nào
Quan hệ vợ chồng khi mới sinh
Cầu hôn bạn gái như thế nào
Tặng quà cho đàn ông
Làm gì khi gặp lại người yêu cũ
Làm gì khi gặp lại người yêu cũ




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý