Em bé hay khóc đêm phải làm sao ?

seminoon seminoon @seminoon

Em bé hay khóc đêm phải làm sao ?

19/04/2015 04:20 AM
13,468

Các em bé hay khóc đêm là nỗi phiền lòng của cha mẹ, nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm  làm gì khi bé hay khóc đêm ?  và cách chữa trị như thế nào, các ông bố bà mẹ cùng tham khảo nhé


Làm gì khi bé hay khóc đêm?

Đã hai tháng nay, bé Chip đêm nào cũng thức chong chong. Nếu không ưỡn người lên khóc thì cũng giơ tay cào mặt hay đánh mẹ. Bố thì cầm dao chém khắp nhà đuổi vía.


Mẹ Chip với đôi mắt thầm quần, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, đôi mắt mỏi mệt than thở: “Từ khi sinh, con em đã hay khóc buổi đêm. Các bà bảo cháu khóc dạ đề, hết 3 tháng 10 ngày thì thôi, nhưng sao con nhà em vẫn khóc suốt”.

Đã hai tháng nay, bé Chip đêm nào cũng thức chong chong. Nếu không ưỡn người lên khóc thì cũng giơ tay cào mặt hay đánh mẹ. Bố thì cầm dao chém khắp nhà đuổi vía. Có hôm, mẹ Chip nghe người ta mách, đi cắt cành dâu, roi dâu để đầu giường, rồi cắt cầu quần áo cũ ra đốt vía, thắp hương bàn thờ cầu xin thần linh thổ địa mà tình hình vẫn không thuyên giảm. Có khi, bé khóc hơn 1 tiếng đồng hồ, mệt quá rồi ngủ thiếp đi.

Sau khi đi vái tứ phương, mẹ Chip mới dẫn con đi khám dinh dưỡng. Hóa ra bé khóc đêm vì bị thiếu canxi.

Các mẹ chú ý khi bé khóc đêm nhé!

Với những bé mới sinh, bé khóc đêm có thể do bé tè dầm, bị đói. Ban đêm bé ngủ không thẳng giấc kèm với việc hay đổ mồ hôi có thể là do cháu vẫn thiếu vitamin D và canxi. Bên cạnh việc uống sữa và bổ sung vitamin D mẹ cần cho bé phơi nắng 15-20 phút mỗi ngày vào lúc nắng nhẹ.

Làm gì khi bé hay khóc đêm? - 1

Mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có bị nghẹt mũi khi ngủ không. Mùa nóng, các mẹ hay để điều hòa, quạt thổi vào mặt bé khiến con không thở được.

Với những bé trên 1 tuổi, thỉnh thoảng vẫn thức dậy, chơi đêm hay quấy bố mẹ, bố mẹ phải cực kỳ chú ý nhé. Vào tuổi mọc răng hay trong người có nhiều thay đổi, bé có thể thức giấc ban đêm. Nếu bố mẹ cũng dậy theo, bật đèn cho bé chơi hoặc bé ăn, sẽ tạo cho bé thành một thói quen không tốt. Cứ đến đêm bé lại dậy, đòi bố mẹ điều nọ điều kia, cả nhà mất giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé.

Nếu bé thức dậy chơi đêm, bố mẹ nên lờ đi như không biết, không lên tiếng, không dỗ dành, thậm chí không cả dọa nạt nữa. Các con chơi chán một mình trong bóng tối thì lại ngủ tiếp.

Ban ngày bé cười đùa nhiều, buổi tối bé hay đi ngủ bé hay bị nằm mơ, giật mình, tỉnh dậy vào buổi đêm vì sợ hãi. Bé có thể khóc to, nhưng mắt vẫn nhắm nghiền. Bố mẹ có thể lên tiếng dỗ dành để bé biết là bố mẹ ở bên cạnh. Làm như vậy khiến bé cảm thấy yên tâm và tự ngủ tiếp được.

Làm gì khi bé hay khóc đêm? - 2

Nhiều mẹ vẫn chia sẻ kinh nghiệm để cho bé yên tâm ngủ ngon giấc là tập cho bé ngủ thẳng giấc, không nên ăn sữa hoặc bú ti mẹ vào ban đêm. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã không cần ăn đêm. Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe. Mẹ có thể mua những quyển truyện ít chữ, tranh to nhiều màu, chỉ cho con xem. Giao hẹn trước với bé, khi hết truyện thì gấp sách, tắt đèn và đi ngủ.

Để bé ngủ ngon giấc hơn, trước khi bé đi ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài... không để bé đùa nghịch nhiều. Có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Hướng dẫn bé tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều. Cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để tránh bí mồ hôi, có thể trở mình cho bé để mồ hôi không bị thấm đẫm nếu bé cứ ngủ nguyên một tư thế.

Nếu tình trạng ngủ không thẳng giấc của bé kéo dài, rất có thể bé bị chứng rối loạn giấc ngủ. Các BS khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để BS chẩn đoán trẻ khóc có phải do bệnh lý hay không nhằm có hướng điều trị kịp thời.


Chữa chứng khóc đêm ở trẻ

Nhiều em bé mới sinh hay khóc dạ đề, gây mệt mỏi cho cả bé và cha mẹ. Dân gian và y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị chứng này với các vị thuốc dễ kiếm như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má...
fd

Hành có thể chữa khóc đêm. Ảnh: SK&ĐS

Khóc đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến cho các bậc cha mẹ rất vất vả, phiền lòng. Tuy nhiên, chứng này không có trong danh mục Bệnh nhi khoa trong y học hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, người ta thường tìm đến các thầy lang, hoặc sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn ở quanh nhà để chữa theo kinh nghiệm dân gian.

Đông y gọi hiện tượng trẻ nhỏ khóc về đêm là chứng “Tiểu nhi dạ đề”. Mỗi khi đêm đến là trẻ nhỏ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Những trường hợp trẻ quấy khóc về đêm do đói, chăn tã ướt do đái dầm, bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, hoặc do một số bệnh tật khác, không thuộc phạm vi chứng dạ đề.

Khóc dạ đề thường là do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Theo Đông y, khóc dạ đề chủ yếu do “thần khí” còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt (tạng Tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu)...

Dạng tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa kém)

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc yếu, khi khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng “ôn trung kiện tỳ” (làm ấm, tăng cường tiêu hóa).

Gừng tươi 5 g, đường đỏ 15 g. Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.
Hành 5-10 củ, để liền cả củ và rễ, rửa sạch, thái ngắn, gạo tẻ 25 g, gừng tươi 3 lát. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, khi cháo chín cho hành và gừng vào đun thêm một lát nữa cho sôi lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.

Bạch truật (sao vàng) 6 g, đẳng sâm 8 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Dạng tâm nhiệt (nhiệt tích ở tạng Tâm)

Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần làm mát tạng Tâm và giải nhiệt.

Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15 g, sắc lấy 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cây cỏ bấc đèn mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở những nơi ẩm ướt. Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô để dùng dần làm thuốc.

Lá tre 5 g, gạo tẻ 25 g. Cách chế và sử dụng: Sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.

Dạng lo sợ bất an (khóc đêm do sợ hãi)

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa: Dưỡng tâm an thần.

Hạt sen khoảng 20 hạt, để cả tâm, sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

Xác ve sầu (Đông y gọi là “thiền thoái”, “thiền y”) 3-5 g, bỏ đầu và chân, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc xác ve sầu đem sấy khô, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ dùng dần. Tối đến, lấy mươi ngọn bạc hà, đun nhỏ lửa cho sôi, gạn lấy nước, để gần nguội thì hòa 2-3 g bột xác ve sầu vào, cho trẻ uống từng ít một, mỗi lần vài giọt, không vội vàng uống nhiều một lúc.

Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài

Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”... Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.


7 nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm


Biết được những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc vào ban đêm sẽ giúp cha mẹ biết cách khắc phục để trẻ có được giấc ngủ tốt nhất.

1. Trẻ mọc răng

Thông thường, trẻ mọc răng từ giai đoạn 5 tháng tuổi cho tới 2 tuổi. Vào thời kỳ này, trẻ hay có biểu hiện sốt và bị đau. Trẻ luôn cảm thấy khó chịu và vì thế thường quấy khóc. Lúc này, nếu thấy bé quấy khóc nhiều thì cần đưa đi khám bác sĩ.

2. Nhiệt độ không phù hợp

Các bác sĩ khuyên rằng, nhiệt độ thích hợp nhất với trẻ em là 26 độ. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng dễ dàng gây khó chịu khiến trẻ bị mất ngủ và khó chịu, từ đó dẫn đến việc trẻ hay quấy khóc.

3. Do tác động ngoại cảnh

Những mùi lạ trong phòng cũng có thể kích thích tới hệ thần kinh khiến trẻ cảm thấy khó ngủ và bị dị ứng đường hô hấp dẫn đến quấy khóc. Theo các nghiên cứu thì mùi thuốc lá, mùi nước hoa xịt phòng hoặc mùi ẩm mốc cũng là những tác nhân khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

4. Không gian ồn ào

Âm thanh quá lớn hoặc quá náo nhiệt vào lúc trẻ đang ngủ sẽ khiến trẻ bị giật mình, dễ tỉnh giấc và quấy khóc. Để giúp bé không bị tỉnh giấc giữa chừng và quấy khóc, người lớn nên giữ không gian yên tĩnh trong lúc trẻ ngủ. Không nên có những âm thanh lớn và đột ngột làm trẻ hoảng sợ.

5. Bệnh đường ruột

Vào mùa hè hoặc mùa thu, trẻ thường hay mắc những bệnh về thực phẩm như dị ứng thực phẩm hoặc đau bụng. Khi bị những căn bệnh này, trẻ thường cảm thấy không thoải mái và hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm.

Để phát hiện những triệu chứng này ở trẻ không khó, người lớn cần quan sát bụng của trẻ, nếu thấy bụng bị chướng lên, tức là hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Ngay lập tức cần đưa trẻ tới các bệnh viện để khám và có cách điều trị hợp lý.

6. Người chăm sóc trẻ nóng tính

Người chăm sóc là người hàng ngày sẽ tiếp xúc với trẻ. Những sự thay đổi như cảm xúc không ổn định, mối quan hệ gia đình phức tạp, người chăm sóc bị trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng và lo âu sẽ dễ gây ảnh hưởng tới trẻ. Chính vì vậy, bạn cũng dễ dàng thấy trẻ hay nổi nóng, quấy khóc nếu người chăm sóc trẻ hàng ngày có những biểu hiện tâm lý không tốt.

7. Hoạt động quá sức

Hệ thần kinh ở trẻ phát triển chưa hoàn thiện, chính vì vậy mà những hoạt động quá sức vào ban ngày sẽ có thể gây kích thích vào ban đêm. Đôi khi, trẻ ngủ trong tình trạng vẫn còn bị kích thích và những điều đó có thể biến thành cơn ác mộng trong giấc ngủ khiến trẻ bị giật mình và dẫn đến quấy khóc.

Để tránh điều này, trước khi trẻ đi ngủ, người lớn không nên cho trẻ nghịch hay nô đùa nhiều.


Trẻ hay quấy khóc về đêm và top 16 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay quấy khóc, các mẹ đối chiếu với bé nhà mình xem thế nào nhé!

Đối với trẻ tuổi nhũ nhi, tình trạng quấy khóc ban đêm không phải tự nhiên mà có. Theo BS Đình Thạc, BV Nhi đồng 1, khi trẻ quấy khóc có thể nghĩ đến 1 trong 16 lý do sau:



1. Trẻ bị đói

Chính đói là lý do khiến trẻ hay khóc nhất. Thậm chí người lớn cũng khó chấp nhận cảm giác bụng cồn cào. Trẻ bất lực với tình huống này: Nó không thể chờ đợi cũng như không thể hiểu rằng, mẹ cần có thời gian để nấu bột.

“Cẩm nang nuôi con” dạy: cứ khoảng ba giờ cho con ăn một bữa, tình hình cụ thể lại không phải như vậy. Một số trẻ đòi ăn từng giờ, thậm chí nhiều hơn thế nếu trẻ chưa đủ no.

2. Bé đòi bế

Nhiều lúc trẻ khao khát sự gần gũi thể xác hơn cả ăn uống. Vừa cho con ăn mười lăm phút, con đã khóc? Hãy bế bé và nựng bé, đơn giản có thể nó thèm hơi người thân. Lời thiên hạ: "Nuông chiều quá, con sẽ hư" không đúng trong trường hợp này.

3. Tã lót dơ bẩn

Không có gì khó chịu hơn khi phải đầm mình trong “chất thải” của cơ thể. Thêm nữa, làn da mỏng của trẻ sơ sinh đặc biệt mẫn cảm và dễ bị tổn thương. Tự bảo vệ mình trước mọi rắc rối, trẻ “kéo còi báo động”. Nhớ nhanh tay dọn bãi “chất thải” để tránh vi trùng độc hại thâm nhập vào cơ thể bé qua đường tiết niệu.

4. Vật lạ làm ngứa ngáy

Một số trẻ dễ “dị ứng” với mọi thứ “gồ ghề”. Với đối tượng loại này, gần như tất cả đều có thể là nguyên nhân gây khóc. Nếp nhăn nhô lên của mép gia trải giường, quần áo chất liệu len rậm rạp, tất chân quá chật...

Khi bé đã được ăn no và mặc ấm mà vẫn khóc, hãy chịu khó thử làm nghề "thám tử", có thể sẽ tìm ra nguyên nhân.

5. Nóng quá

Theo các bác sỹ nhi khoa, các bà mẹ trẻ thường giữ con quá ấm. Không hiếm cảnh phòng nóng nực và “mặt trời tý hon” thì đỏ như cà chua, toát mồ hôi vì bị quấy trong “áo đơn áo kép”. Khi trẻ khóc, người trẻ còn nóng hơn! Nếu muốn kiểm tra, hãy sờ cổ bé. Cởi bớt tã lót (quần áo) nếu thấy cổ nóng hoặc vã mồ hôi.

6. Cái gì bốc mùi khó ngửi

Trẻ sơ sinh có cái mũi cực thính. Vì chưa biết bịt mũi, bất cứ mùi gì khó chịu đều có thể làm cho trẻ tức giận. Thế nên hãy bảo vệ trẻ trước mối đe dọa loại này bằng cách không sử dụng các loại bột giặt hương vị quá gắt, không sử dụng thái quá các loại mỹ phẩm. Những lúc dạo chơi với trẻ nên tránh xa đường phố bụi bặm, nhiều phương tiện giao thông cơ giới.

7. Không biết chuyện gì xảy ra

Bé òa khóc khi bế khỏi giường, sau đó khua tay múa chân lăn lộn, quằn quại? Đó là vì bé hoảng sợ do thay đổi tư thế bất ngờ.

Thay vì làm trẻ giật mình, hãy áp người mình vào thật gần bé, thủ thỉ những câu như: “Đến giờ tay tã lót rồi con yêu!” hay vuốt má bé hoặc thơm vào rốn nó. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, trẻ sẽ bình tĩnh và dần tiếp nhận sự thay đổi đang xảy ra.

8. Bé buồn ngủ

Bé không phải lúc nào cũng biết bản thân cần gì. Khi thấy mi mắt rũ xuống và khóc, bạn cần phải quyết định thay bé - đã đến giờ đi ngủ. Cùng với thời gian, người lớn sẽ nhận ra những tín hiệu buồn ngủ do cơ thể bé phát ra.

9. Mệt mỏi

Nếu không buồn ngủ, bé có thể vẫn thích yên tĩnh một lát. Thế nên, nếu như đang chơi đùa vui vẻ, bất chợt bé ủ rũ và... bật khóc thì có thể bé muốn nói: “Trò chơi thật thú vị, nhưng con đã chán ngấy!”.

10. Không thể đại tiện

Trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón mà thường gặp ở trẻ bú sữa bò. Nếu đã lâu trẻ không làm bẩn tã lót thì đó chưa hẳn là dấu hiệu táo bón. Nhưng nếu trẻ khóc và tỏ ra vất vả mỗi khi đại tiện thì gần như chắc chắn bé bị táo bón.

11. Đau bụng

Bé khóc dữ dội, lồng lộn thậm chí làm cho hàng xóm dựng tóc gáy? Nếu đau bụng có kèm co chân và bụng cứng, chắc chắn bé khổ sở vì chứng co thắt ruột. Hãy kiên trì xoa bụng bé, bởi cơn đau có thể còn kéo dài.

12. Hoặc khóc vì lý do nào không rõ

Không dễ nhanh chóng xác định bé đau gì, bởi nó chưa biết nói. Trường hợp bé khóc vật vã và không nguôi cho dù bạn đã hết sức cố gắng dỗ dành, hãy đưa bé đến bệnh viện, hoặc mời bác sỹ đến nhà.

13. Bé bị bệnh

Nếu bé đang ngoan bỗng chốc quấy khóc và không thích chơi đùa, kèm theo sau đó là biểu hiện ho hoặc sổ mũi hay sốt thì cần đưa bé đi khám ngay.

14. Mọc răng

Bé mọc răng thường chảy nước dãi, hay cho tay vào miệng. Và do khó chịu trong miệng nên cũng hay khóc nhè.

15. Cảm thấy mẹ (bố) đang bực bội

Trẻ có khả năng cảm nhận trạng thái tâm lý của người thân. Thế nên, nếu bạn đang bực tức, bức bối vì vấn đề nào đó, trước hết hãy lấy lại thăng bằng. Trường hợp ngược lại sẽ rất khó dỗ con.

16. Bị tắc mũi

Trẻ nhỏ chưa làm chủ kỹ năng thở bằng miệng, thế nên nếu bị tắc mũi sẽ không thể ngủ yên giấc, bỏ bữa. Khóc nhè, bởi quá mệt mỏi.




Trẻ hay quấy khóc về đêm phải làm thế nào hả các mẹ?

Trẻ hay quấy khóc về đêm và top 16 nguyên nhân thường gặp

Trẻ hay khóc đêm, làm sao?


Trẻ hay khóc đêm, làm sao?

Bé hay khóc đêm


Chữa bệnh trẻ em khóc đêm


(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
hi than mencho minh hoi con minh vua trong 1 tuoi nhung dem nao be cung khoc dem .bo vao vong thi ngu be hay ngu ap mac xuong ,va be ko an .uong sua thi ichcho minh hoi phai lam sao de be het khoc
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý