Hướng dẫn làm củ kiệu ngon hết chê

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn làm củ kiệu ngon hết chê

19/04/2015 04:25 AM
560

Hướng dẫn làm củ kiệu ngon khó cưỡng. Kiệu muối chua là món được ưa thích trong mâm cỗ ngày Tết của người Nam Bộ. Làm kiệu muối chua không khó, nhưng khá công phu. Bạn có thể làm kiệu theo cách dưới đây:



Cách 1:



Nguyên liệu:

1 kg kiệu ngon; 300g muối; 150g đường; 1 lít dấm; 1 muỗng canh vôi trắng; 1 muỗng cà phê phèn chua.





Thực hiện:

Kiệu chọn loại ngon, cắt bỏ phần rễ và lá (chỉ cắt bỏ một phần, phần còn lại sau khi ngâm sẽ cắt tiếp).
Hòa 150g muối + ½ lít dấm, ngâm kiệu trong khoảng 1 ngày. Vớt ra tiếp tục cắt sát phần gốc rễ nhưng đừng chạm thịt (vì chạm thịt kiệu dễ bị úng), vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước.

Phèn chua đốt trên lửa cho phồng (nhằm giải đ���c) rồi hòa tan trong 2 lít nước ấm, để nguội. Cho kiệu vào ngâm 1 ngày, (kiệu lúc này rất dễ làm sạch, nên chỉ việc dùng tay chà xát nhẹ, phần vỏ đen bên ngoài sẽ tự bong). Vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước, kiệu sẽ rất trắng và sạch.

Hòa vôi trắng với 2 lít nước lọc, lấy nước trong. Cho kiệu vào ngâm 3 giờ nữa. Vớt kiệu để ráo nước, rồi mang phơi ngoài nắng, chỗ thoáng gió cho khô và hơi héo. Xếp kiệu vào trong hũ thủy tinh hay hũ nhựa cho thật chặt.

Nấu 2 lít nước + 150g muối + 150g đường + ½ lít dấm cho sôi, để nguội. Đổ nước dấm đường đầy hũ. Ngâm kiệu trong khoảng từ 7 – 10 ngày là dùng được.


Cách 2:

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1 kg củ kiệu
- 200 g đường
- 1/2 lít dấm
- 1 bát muối trắng,
- Nguyên liệu khác:
 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
- 10 quả ớt đỏ tươi

Tự làm dưa hành và dưa kiệu đón Tết - 1

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm:

- Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.

- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.

- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.

- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.

- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.

- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.

- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.

- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.

- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.

- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.

- Để sau 10 ngày là dùng được.

- Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.

- Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.



Cách 3:

Nguyên liệu:

1 kg kiệu

2 muỗng canh muối hột

1 muỗng café phèn chua

Dấm trắng

Đường

Cách làm:

Ngâm khiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng) (1)

Xả nhiều lần.

Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi nắng. Xả nhiều lần.

Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo. (2)

Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). (3)

Rửa qua nước cho sạch bụi.

Chuẩn bị một chén dấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua dấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu.

Ướp một lớp đường, một lớp kiệu (4), đậy lại, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Chừng hơn 2 tuần là ăn được. Cách này lâu ăn được nhưng để được lâu.

Nếu muốn ăn nhanh (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600ml dấm, để nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 10 ngày là ăn được.

Hình bên trái là sau khi ướp đường khoảng 1 tuần mình dùng đũa gắp kiệu xếp vào lọ cho đẹp và cho luôn phần nước đường kiệu ra vào lọ.

Hình bên phải là mình nấu dấm đường cho vào kiệu. Nếu thích đẹp có thể xếp ngay ngắn, chừng 7 ngày sau thay một lần dấm đường khác.

Mách nhỏ: tùy độ chua của dấm mà gia giảm đường bạn nhé. Mình sử dụng dấm nuôi, không sử dụng dấm gạo nên độ chua vừa phải, dấm gạo để lâu kiệu sẽ bị vàng.




Tham khảo thêm một số cách muối dưa ngon



Dưa leo muối bao nhiêu cũng hết

Dưa leo sau khi ngâm với nước mắm, vẫn giữ được độ giòn, cay của ớt, dùng kèm với cơm trắng hay cá kho rất hợp.


Nguyên liệu:

- 5-6 quả dưa leo
- Muối, tỏi, đường, ớt tươi
- Lọ thủy tinh sạch.

Cách làm:

Bước 1:

- Dưa leo rửa sơ qua với nước muối pha loãng, rửa lại cho thật sạch, để ráo.

- Bổ dưa leo làm đôi, bỏ hạt.

Bước 2:

- Cắt dưa leo thành những lát xéo.

Bước 3:

- Cho dưa leo vào âu sạch, thêm một thìa nhỏ muối, trộn đều, để khoảng 2-3 tiếng.

- Sau đó dùng tay sạch vắt ráo nước.

Bước 4:

- Ớt quả rửa sạch, tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.

- Cho 1/4 bát con nước mắm và 1/2 bát con đường cát trắng vào nồi, đun sôi để đường tan, để nguội.

Bước 5:

- Xếp dưa leo vào lọ thủy tinh sạch, thêm nước mắm, ớt quả, tỏi vào.

Bước 6:

- Đậy kín để nơi mát khoảng 2 -3 ngày là có thể dùng được.





Muối dưa bắp cải thật ngon, thật dễ dàng!


Nguyên liệu:


- 1 bắp cải thật xanh, tươi

- Lọ, hũ thủy tinh dung tích khoảng 5 – 7 lít, miệng rộng, có nắp đậy, rửa sạch, để ráo. Vài nan tre mỏng hoặc dĩa sứ nặng có thể bỏ lọt vào hũ.
- 1 bó rau cần
- 1 bó rau răm

- 1 củ tỏi.

Bước 1:

- Bắp cải gỡ từng lá, rửa sạch, xắt sợi, để ráo.

- Rau cần rửa sạch, cắt khúc.

- Tỏi giã dập.

Rau răm rửa sạch, cắt vừa.

Bước 2:

Nấu sôi 2 lít nước với 50gr muối bột, 100gr đường, 1/2 chén giấm. Nấu tan muối, đường rồi để mở vung cho mùi dấm bay hơi bớt, nước nguội bớt nhưng vẫn còn nóng già. Mình dùng giấm táo nên nước hơi có màu đỏ một chút.

Bước 3:

Trộn đều bắp cải, rau cần, rau răm, tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh, nén nhẹ nhàng, đừng nén chặt quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa. Gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên trên; bạn cũng có thể dùng một dĩa sứ nặng đè trên mặt dưa.

Bước 4:

Châm hỗn hợp nước giấm còn nóng già vào hũ dưa, dưa sẽ dịu xuống nhanh, bạn đậy kín hũ dưa lại, cất nơi thoáng mát. Để qua một ngày là dưa bắt đầu chua, ngày thứ hai dưa vẫn còn nồng nhưng có thể dùng ăn kèm vài món ăn tùy khẩu vị.

Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhấn chìm phần dưa còn lại trong hũ dưới mặt nước muối.

Sau khi ăn hết dưa, nếu muốn làm ngày một hũ khác thì bạn giữ lại một ít nước muối cũ, sau khi làm hũ dưa mới và châm nước muối mới vào thì cho thêm chừng 1 chén nước muối cũ, thời gian dưa chua sẽ nhanh hơn.

Dưa bắp cải là món ăn khá quen thuộc trong nhiều gia đình Việt mỗi khi mùa đông về, cũng là mùa bắp cải ở miền Bắc. Dưa bắp cải dễ làm và cũng dễ ăn, bạn có thể dùng ăn kèm các món thịt, cá kho, chiên... hay xào hoặc rang cơm ăn cũng rất ngon.

Khi mình còn bé, mỗi khi đến Tết mẹ mình thường muối trước một hũ dưa bắp cải thật to để ăn Tết kèm với các món thịt nhiều đạm cho đỡ ngán. Cái cảm giác chộn rộn, nao nức những ngày giáp Tết luôn để lại trong mình những kỷ niệm khó phai. Chính bởi vậy nên năm nào cũng vậy, mình luôn tự tay muối dưa bắp cải cho gia đình nhỏ của mình, xem như một cách giữ hồn tết trong ký ức.

Chúc các bạn thành công và có món dưa bắp cải thật ngon nhé!

Dưa hành


Để làm dưa hành ngon, giòn trước hết chị em cần chú ý khâu chọn hành nhé. Nên mua loại hành nhỏ, củ trắng (gần gần như củ kiệu) đem về lột vỏ ngoài, khứa dọc 2-3 khứa để sau này nước ngâm dễ thấm vào. Đem phơi khô.

Nguyên liệu:

1kg hành khô, nước vo gạo, muối, đường, giấm trắng.

Tự làm dưa hành và dưa kiệu đón Tết - 2

Cách làm:

- 1kg hành khô không bóc vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm.

- Sáng hôm sau, đổ nước vo gạo, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày (ngâm hành có tác dụng cho hành đỡ cay hơn). Sau đó bóc vỏ, cắt rễ, để ráo nước.

- Bước tiếp theo, chúng ta đun nước sôi, để nước giảm nhiệt độ, có thể lấy ngón tay để thử nước, nước vừa đủ độ nóng ấm, không để nước nóng quá sẽ làm chín củ hành và sẽ rất khó lên men khi muối.

- Pha 2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa giấm trắng vào 1 lít nước.

- Xếp củ hành vào lọ thủy tinh, đổ nước đã pha sẵn cho ngập, rồi nén như muối dưa.

Sau 1 tuần hành mới ăn được, ăn trước hành sẽ có mùi hăng.



Cách muối cà pháo ngon
Cách làm cà pháo mắm nêm
Cách muối dưa hàn ngon, giòn hết ý
Cách muối dưa chuột ngon, giòn, gấp dẫn
Cách muối dưa chuột bao tử cực ngon
Cách muối dưa cải chua



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý