Cách làm lẩu gà ngải cứu ngon lạ miệng đổi món cho ngày cuối tuần

seminoon seminoon @seminoon

Cách làm lẩu gà ngải cứu ngon lạ miệng đổi món cho ngày cuối tuần

19/04/2015 04:27 AM
8,274

Cách làm món lẩu gà ngải cứu ngon lạ miệng cho cả gia đình đổi mon cuối tuần. Hãy làm theo hướng dẫn sau để có món Lẩu gà thật ngon nhé!

 

CÔNG THỨC 1:

Tuần nào, mẹ em vừa gửi tôm cá lên là thể nào cũng gửi theo 1-2 con gà ta sạch. Vì thế, hầu như cuối tuần nào, em và anh xã cùng 2 nhóc tì bé cũng được chiêu đãi món
lẩu gà ngải cứu ngập răng.

Tuần nào, mẹ em vừa gửi tôm cá lên là thể nào cũng gửi theo 1-2 con gà ta sạch. Vì thế, hầu như cuối tuần nào, em và anh xã cùng 2 nhóc tì bé cũng được chiêu đãi món lẩu gà ngải cứu ngập răng. Được cái, cả nhà em đều thích món này, nên lần nào ăn lẩu, cả nhà cũng no kềnh bụng.

Kết quả hình ảnh cho lẩu gà ngải cứu

Vì là chuyên gia nấu lẩu gà hơn 1 năm nay, thế nên bản thân em cũng có chút bí quyết cho nồi lẩu gà ngon và các đồ dùng kèm hợp của nó là gì. Cũng xin nói trước, riêng với cách nấu lẩu gà thuốc bắc thì em xin chịu ạ. Bởi vì em chưa học cách nấu lẩu gà thuốc bắc bao giờ.

Khi nấu lẩu gà ngải cứu, em thường giết gà và lọc thịt để riêng. Cứ thế em để xương và đầu, cổ cánh đổ nước vào ninh cùng với 1 bát rượu nếp (loại nếp cẩm hay nếp thường đều được. Nhưng tốt nhất là loại vừa ăn hoặc hơi kỹ 1 chút chứ đừng dùng loại men chưa tới).

Tiếp đó em cho thêm 1 nắm (50g) nấm hương đã ngâm, rửa sạch, nhặt chân và 1 mẩu gừng tươi đập nhuyễn, nêm gia vị vừa ăn. Với thịt gà sau khi lọc thái miếng vừa ăn (em thường thái thịt gà mỏng và to bản) ướp 1 thìa nước mắm cốt, gia vị.

Riêng rau để ăn lẩu gà nhất thiết phải có rau ngải cứu (nếu thiếu quá thì dùng thêm rau cải đắng),1 đĩa giá sống và hành tây bổ cau để ăn kèm. Nếu là người thích ăn rau, chị em có thể cho bổ sung thêm rau muống cũng rất ổn.

Cứ thế, đợi đến khi nước dùng sau khi đã ninh thật ngọt và vừa miệng, trước khi đổ ra nồi lẩu để nhậu thì thêm dấm bỗng (chua vừa ăn). Cả rau ngải cứu và gà đều nên cho vào nồi lẩu từ đầu để đảm bảo chín kỹ thì ngon hơn. 

Kết quả hình ảnh cho lẩu gà ngải cứu

Riêng rau để ăn lẩu gà nhất thiết phải có rau ngải cứu (nếu thiếu quá thì dùng thêm rau cải đắng),1 đĩa giá sống và hành tây bổ cau để ăn kèm.

Ở nhà, thi thoảng em nấu lẩu gà ngải cứu cũng cho thêm váng đậu, đậu phụ và ăn kèm mì tôm nữa. Vì nhà cũng có trẻ con, nên em thấy nấu lẩu thế khá đơn giản mà không mất nhiều thời gian.

Không biết có phải em dễ tính nên nấu lẩu gà đơn giản vậy không. Nhưng thú thực em cũng không cầu kỳ thả quế hồi thảo quả hay gừng hành khô đã nướng vào nồi nước lẩu gà như nhiều chị dâu. Không biết chị em nấu lẩu gà như vậy thấy ăn có đã miệng không, chứ em cực kỳ phê phán cách nẩu lẩu gà này. Em thấy cho quế hồi thảo quả nước lẩu đục lắm, trông đã không hấp dẫn rồi.

Nếu chị em nào có các mẹo nấu lẩu gà ngải cứu ngon hay có cách làm nồi lẩu gà thuốc bắc thì chia sẻ cùng em nhé. Tết này về quê em lại ra tay cho cả nhà trầm trồ ạ.

Cả nhà có thể cùng quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi với nhiều nguyên liệu thơm ngon và bổ dưỡng, dịp nghỉ cuối tuần sẽ thêm vui vẻ và ý nghĩa đấy.


CÔNG THỨC 2:

Nguyên liệu:

Gà mái tơ: 1 con; Vị hầm gà: Rễ sâm, hoài sơn, ý dĩ, kỷ tử, long nhãn, táo đen, táo đỏ, hạt sen... (Bạn nên mua ở các tiệm thuốc Bắc sẽ đầy đủ và yên tâm hơn là mua các gói đóng sẵn bán ngoài chợ); Nấm kim châm/ nấm hải sản; Rau ngải cứu; Váng đậu; Trứng vịt lộn; Đậu phụ; Bánh đa khô.

 

 

 

 

Cách làm:

- Gà làm sạch, chặt miếng cỡ bao diêm, ướp gia vị/hạt nêm

- Làm sạch (và trắng) nấm bằng cách pha bột năng hoặc bột sắn với nước rồi cho nấm vào ngâm, một lúc sau đem xả nước

- Đậu phụ cắt miếng, ngải cứu nhặt rửa sạch. Bánh đa khô ngâm nở, để ráo. Váng đậu chiên sơ

- Cho gói thuốc bắc vào nồi ninh lấy nước dùng lẩu. 
 
Múc ít nước lẩu ra một nồi nhỏ đun riêng, nước thật sôi thì đập trứng vào, nhẹ tay để cái màng bọc quanh trứng không bị rách thì trứng sẽ tròn không bị biến dạng. Hớt bỏ váng đen của trứng nổi lên, trứng gần chín thì vớt ra cho vào nồi lẩu, trút nước luộc trứng vào luôn. (Làm thế thì vẫn giữ được nước ngọt của trứng vịt lộn tiết ra, mà nước lẩu lại không bị đục)

- Khi bắt đầu ăn mới thả thịt gà vào hoặc có thể cho vào đun sẵn trước khi ăn. Trứng vịt lộn ăn cùng món lẩu này rất hợp.

Giữa các thực phẩm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu.

Gà tần ngải cứu
Gà tần ngải cứu

Không khó để tìm mua ngải cứu trong chợ hay siêu thị, bởi đây vừa là rau nấu các món ngon bổ dưỡng vừa là thuốc chữa bệnh. Ngải cứu được trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 6, sau đó phơi khô, dùng để ăn hoặc chữa bệnh khi cần.

Công dụng của ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thân có thể cao đến bốn, năm thước, lá phát triển tứ phía. Ngải cứu có vị đắng đặc trưng, cay, ấm dùng trong mùa đông rất hợp. Loại cây này thường dùng để điều hòa kinh nguyệt, người kiệt sức, đang mang thai, đang cho con bú hoặc người ốm lâu ngày… Ngoài ra, ngải cũng dùng để lấy lửa bằng cách dùng hai con dao cọ vào nhau đốt cháy bằng lá ngải.

Giữa rất nhiều thực phẩm thơm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu, cũng không lạ khi vị đắng của ngải diệp trị được rất nhiều bệnh. Từ rất lâu trước đó, ngải cứu đã được sử dụng như một loại rau, một cây thuốc quý trồng sau vườn để giải nhiệt, giúp người mới ốm dậy mau khỏe.

Ngải cứu nhìn hơi giống rau cải cúc (tần ô). Cũng là những chiếc lá nhỏ, màu trắng xanh nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân cải cúc mập mạp chứ không khẳng khiu như ngải cứu và mùi hương ngải cứu hơi hắc một chút.

Với các bà, các mẹ, ngải cứu là loại rau quen thuộc sau mỗi lần vượt cạn. Khi sức khỏe yếu nhất, cơ thể mất đi lượng máu đáng kể, cảm giác kiệt sức, ngải cứu chính là phương thuốc đơn giản mà diệu kỳ nhất. Trẻ nhỏ thường hay nô đùa, té ngã dẫn đến chảy máu, chỉ cần bứt lá ngải cứu tươi giã nát cùng với muối, đắp lên vết sẽ giúp cầm máu nhanh mà không gây đau nhức. Những bé bị rôm sảy, các bà mẹ cũng có thể dùng nước ngải cứu sau khi giã để tắm mỗi ngày giúp da trẻ mát hơn, tránh rôm mọc trở lại. Kết hợp với nguyên liệu chính, như trứng, thịt… món ăn từ ngải cứu không chỉ đầy bổ dưỡng mà còn rất ngon. Đơn giản nhất là món trứng hấp-chiên lá ngải. Với người mới ốm dậy, món ăn thích hợp vì mềm, dễ tiêu hóa. Khỏe hơn một chút có thể ăn gà tần ngải cứu, thuốc bắc. Món này phải ăn hết nước dùng mới bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ gà, lá ngải cứu và thuốc.

Nếu không có điều kiện mua ngải cứu tươi thường xuyên, có thể mua một lần, về phơi khô ngoài sương giá và nắng sớm, đun với nước sôi, chưng cất thành tinh dầu ngải để chữa ho khan, hen suyễn… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng để làm đẹp da với phương pháp đơn giản là dùng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt mỗi ngày khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy da trắng hồng, sáng mịn.

Không chỉ có tác dụng về thể chất, ngải cứu còn giúp nhiều người an tâm về tinh thần mỗi khi đi ra đường vì theo quan niệm xưa, cây thuốc này có tác dụng xua đuổi tà ma. Trước đây, trong ngày tết Đoan Ngọ, trước cửa nhà thường xuất hiện hình nộm cắm ngải cứu hoặc dây băng cuốn ngải cứu cài lên tóc, ngày nay nhiều người sử dụng túi thơm hình trái tim đựng ngải cứu bên trong với mong muốn may mắn trong tình yêu vì ngải đồng âm với từ “ái-yêu”. Đây cũng là quà tặng mà nhiều cặp nam nữ trao cho nhau để kết chặt sợi dây tình cảm.


CÁC MÓN NGON VỚI NGẢI CỨU
 

1. Sườn hầm ngải cứu

Các món ngon từ ngải cứu, Ẩm thực, ngai cuu, ngai diep, mon ngon tu ngai cuu, cong dung cua ngai cuu, suon ham ngai cuu, ga tan ngai cuu, trung hap ngai cuu, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Nguyên liệu:

Sườn heo: 500g
Ngải cứu: 1 bó:
Hành tím: 2 củ
1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối.

Cách làm:

Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.

Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.

Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.

2. Gà tần ngải cứu

Nguyên liệu:

Đùi và cánh gà: 500g
Ngải cứu: 1 bó
Nghệ tươi: 1 củ
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.

Kết quả hình ảnh cho gà tần ngải cứu

Cách làm:

Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng 20 phút cho thấm.

Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị thấm đều.

Đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà dậy mùi thơm là được.

3. Trứng hấp ngải cứu

Các món ngon từ ngải cứu, Ẩm thực, ngai cuu, ngai diep, mon ngon tu ngai cuu, cong dung cua ngai cuu, suon ham ngai cuu, ga tan ngai cuu, trung hap ngai cuu, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Nguyên liệu:

Thịt nạc heo: 100g

Trứng gà: 3 quả

Ngải cứu: 20g

1 củ hành tím, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu

Cách làm:

Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu, để 10 phút cho thấm gia vị.

Trứng gà tách vỏ cho vào chén, nêm chút muối, hạt nêm vào đánh tan đều.

Ngải cứu vò lá hơi nát cho bớt đắng, rửa sạch, thái nhỏ.

Cho ngải cứu, thịt heo vào trứng, trộn đều. Cho trứng vào nồi hấp cách thủy 15 phút là được.

Dọn trứng ra đĩa, rắc ít tiêu lên trên, ăn kèm cơm nóng.

4. Lẩu gà chua cay cho chiều Giáng sinh

Nguyên liệu:- 1kg gà ta làm sạch-  500g xương gà- 1kg bún- 2 cây sả- 100g khoai môn- 100g nấm rơm- 100g cà chua trái- Các loại rau nhúng lẩu: 50g bắp chuối, 50g thì là, 100g cải xanh, 100g bông bí, 100g rau đắng, 100g rau muống.- Gia vị: 1 muỗng cà phê riềng bằm nhuyễn, 1 muỗng cà phê tỏi bằm nhuyễn, 4 muỗng cà phê dầu ăn, ½ hộp cà chua, 4 muỗng cà phê tương ớt, 1 muỗng cà phê rễ ngò xắt nhuyễn, 3 muỗng cà phê nước cốt chanh, 3 muỗng cà phê nước mắm, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột nêm gà

.Lẩu gà chua cay cho chiều Giáng sinh - 1

Cách làm- Thịt gà rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Sả đập dập cắt khúc. Các loại rau sơ chế rửa sạch, cắt ngắn vừa ăn.- Cà chua rửa sạch cắt miếng. Khoai sọ gọt vỏ cắt làm hai, hấp chín. Nấm rơm rửa sạch ngâm qua nước. Xương gà chần qua nước sôi rồi cho vào nồi ninh, lấy nước dùng.- Xếp rau cải xanh + rau muống + rau đắng + bắp chuối bào trải đều + cà chua và cắm bông bí lên đĩa, chính giữa dĩa rau để bún và cắm ớt tỉa hoa đồng tiền + rau thì là lên trên.- Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn, tỏi phi thơm, sả đập dập, cà chua hộp vào xào. Tiếp tục cho tương ớt + riềng + rễ ngò + hành tây thái nhỏ vào đảo đều cho hỗn hợp khô lại rồi trút gà vào xào săn + nấm rơm đảo đều.- Sau cùng cho nước dùng gà vào, nêm gia vị: nước mắm + đường + nước cốt chanh + bột nêm + muối.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý