Gia đình của nghệ sĩ Quế Trân - những bí mật được "bật mí"

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Gia đình của nghệ sĩ Quế Trân - những bí mật được "bật mí"

19/04/2015 04:30 AM
30,415

Là con gái của Nghệ sĩ nhân dân  Thanh Tòng nhưng Quế Trân vẫn tự sức mình vươn lên và đứng vững trên con đường nghệ thuật mà mình lựa chọn. Cùng nghe kể về gia đình của nghệ sĩ Quế Trân - những bí mật được "bật mí" nhé.


Nhắc đến Quế Trân, khán giả sẽ nghĩ ngay đến cô đào cải lương xinh xắn, duyên dáng với hai lúm đồng tiền “chết người” và giọng ca trong trẻo, ngọt ngào. Với những đóng góp không ngừng vì sự phát triển của bộ môn nghệ thuật truyền thống trong năm qua, chị đã được thành đoàn TP. HCM bầu chọn là một trong năm công dân trẻ tiêu biểu của thành phố.

Chuyển áp lực thành động lực

Là một trong 5 công dân tiêu biểu của thành phố. Cảm xúc của Quế Trân thế nào?

Được vào trong danh sách 10 người, Trân đã hạnh phúc lắm rồi, không ngờ được lọt vào danh sách 5 người. trân xúc động vô cùng vì thấy cải lương vẫn còn được các cấp lãnh đạo, mọi người ưu ái, quan tâm. Nhưng vì thế, Trân càng thấy trách nhiệm của mình lớn hơn.

Résultat de recherche d'images pour "quế trân"

Chắc ba mẹ tự hào về con gái lắm nhỉ?

Từ trước đến giờ, giải thưởng này chỉ có 3 gương mặt thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (Thành Lộc, Cẩm Vân, Quế Trân) đạt được thì trong dòng tộc 5 đời theo nghề hát của Trân đã có hai người là chú Thành Lộc và Trân. Đó không chỉ là vinh dự với bản thân, gia đình mà còn cả dòng tộc Trân. Bây giờ, đi đâu, gặp ai,  mọi người đều chúc mừng. Ba Trân rất vui nhưng vẫn dặn dò, phải cố gắng “thắng không kiêu, bại không nản”. Dù sao con đường mình đi rất dài, còn nhiều khó khăn phải vượt qua.

Năm 2009,  Quế Trân đã đạt được nhiều thành tích. Điều gì khiến chị hài lòng nhất?

Mỗi công việc và mỗi thành quả đạt được đều đem lại cho Trân niềm vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, huy chương vàng hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quố vừa qua với vai  Phương vở “Con mắt thời gian” khiến Trân hài lòng nhất. Lần đầu tiên Trân vào vai cô gái ăn chơi, nhậu nhẹt khác hẳn với những hình tượng công chúa tiểu thư hay con gái nhà lành trước.. Vai diễn này Trân đã bỏ nhiều công sức và thật vui là mình được đáp lại xứng đáng.

Mỗi lần nhận giải thưởng, thường thấy chị khóc, vậy có khi nào sung sướng đến mất ngủ?

Có chứ. Đó là khi Trân nhận giải thưởng Trần Hữu Trang năm 1990 (Trân 18 tuổi), Trân đã khóc ngay tại Nhà hát hòa Bình. Lúc đó, bạn bè, người thân chia sẻ nhiều và Trân càng khóc nhiều hơn.Tính Trân là thế, càng được an ủi càng khóc lớn hơn. Về nhà, cả ba mẹ, anh Hai lại ôm Trân khóc. Trong gia tộc,  Trân là người nhỏ tuổi nhất được giải mà.

Résultat de recherche d'images pour "quế trân"


Tối đó, Trân sung sướng không thể chợp mắt được. Những năm về sau, tâm lý vững vàng hơn nên ít bị xúc động mạnh như trước.

Sinh ra trong gia tộc có truyền thống, chị có bị áp lực nhiều không?

Ngày nhỏ, Trân bị áp lực nhiều nhưng càng trưởng thành mình càng nhẹ nhõm hơn. Trân biết chuyển hóa áp lực thành động lực, hun đúc quyết tâm cho mình. Thực sự con đường nghệ thuật của Trân cũng nhiều thăng trầm chứ hoàn toàn không phải là hoa hồng. Trân vẫn nói vui “hoa hồng có nhiều gai”. Chẳng qua mọi người không nhìn thấy những khó khăn, thử thách Trân đã trải qua.

Vậy chị có thể chia sẻ một vài khó khăn mình đã trải qua?

Là “con nhà nòi” nên mọi người nhìn mình với con mắt khắt khe hơn. Người ta cố gắng một, mình phải cố gắng hai, ba. Nếu mình làm tốt, người ta sẽ nói con nhà nòi mà, làm được là đúng rồi. Nhưng mình làm không tốt, người ta sẽ chê nặng nề hơn. Ngày Trân còn nhỏ (cả tuổi đời, tuổi nghề), ba dạy những vai diễn khó từng cử chỉ, động tác, lời thoại, mình hiểu nhưng không làm được. Bị ba la hoài. Trân khóc nhiều và nhụt chí, không muốn tập đi thi nữa. Cuối cùng, gia đình động viên, Trân lại đứng lên. Nói cho cùng, đã theo con đường nghệ thuật cải lương thì bất cứ ai cũng đều phải cố gắng vươn lên.

Năm qua là một năm Quế Trân hoạt động không biết mệt mỏi nhằm đưa cải lương đến với giới trẻ. Không nhiều người làm được như chị đâu?

Trân may mắn là nghệ sĩ trẻ được xã hội quan tâm không những khán giả mộ điệu cải lương mà những khán giả ở những ngành nghề khác cũng biết đến hoạt động của Trân. Những điều Trân ấp ủ dễ dàng được hỗ trợ vì các nhà tài trợ tin tưởng mình. Trân rất biết ơn những người đã tạo điều kiện cho Trân thực hiện ước mơ của mình.

Chứ không phải điều đó chứng tỏ Quế Trân là người khéo léo, quan hệ rộng?

Thực ra quan hệ rộng cũng là từ hình ảnh của mình lam tỏa ra. Nếu mình chỉ khéo léo trong giao tiếp chưa chắc đã tạo được sự tin tưởng của người khác.. Quan trọng nhất là mình đã làm được những gì, đóng góp được những gì cho nghề nghiệp của mình, cho xã hội. Từ đó, các nhà tài trợ nhìn thấy, mới dám tin vào mình. Còn nói về khéo léo, thiếu gì người khéo hơn Trân.

Anh ấy có thể bảo bọc được cho tôi

Năm 2010, Trân có dự định gì cho nghề nghiệp?

Năm 2009, Trân định làm một chương trình kỷ niệm 10 năm đạt giải Trần Hữu Trang nhưng Trân đã làm một chương trình cùng với gia đình nên Trân để sang năm tới. Ngoài ra, Trân sẽ cố gắng kết hợp với các đài truyền hình để đưa cải lương đến với đông đảo khán giả hơn.

Ngoài cải lương, Trân còn làm nhiều nghề tay trái như MC, hát tân nhạc…Bận rộn thế, Trân dành thời gian nào để nghỉ ngơi, làm đẹp?

Công việc bắt buộc Trân phải thức khuya dậy sớm nhưng bù lại Trân dễ ngủ, lên xe là tranh thủ ngủ ngay. Còn làm đẹp, Trân không mất nhiều thời gian lắm đâu. Da mặt Trân khá dễ chịu nên Trân chỉ thực hiện các bước dưỡng da cơ bản thôi. Trân cũng không phải tới các spa chăm sóc da mặt. Dẫn một số chương trình làm đẹp, Trân cũng thu thập cho mình một số kiến thức hữu ích.

Còn thời gian dành cho người yêu thì sao? Có lẽ sẽ bị anh ấy trách vì dành ít thời gian cho anh?


Cũng thỉnh thoảng bị trách thế nhưng càng trách lại càng thương nhau hơn. Trân rất áy náy vì để người yêu thiệt thòi, không được quan tâm nhiều. Nhưng Trân nghĩ đó cũng là dịp thử thách tình cảm.

Là người cẩn thận, kỹ lưỡng, chắc chị chọn người yêu cũng kỹ lắm?

Trân không đề ra tiêu chuẩn nào cả. Tình yêu đến rất tự nhiên. Trân không biết thích anh ấy ở điểm nào, chỉ biết anh ấy yêu mình, tôn trọng và chia sẻ nghề nghiệp với mình. Mặt khác, anh ấy có sự nghiệp ổn định, có thể bảo bọc được cuộc sống cũng như tinh thần cho mình.

Cảm ơn Quế Trân . Chúc Quế Trân năm mới hạnh phúc.

Nghệ sĩ Quế Trân: "Đôi khi bị ghét lây vì ba Thanh Tòng quá trực tính”

Trước đây, nhắc đến Quế Trân người ta thường nhắc đến NSND Thanh Tòng với hàm ý là nhờ sự nâng đỡ, dìu dắt của ba mà Quế Trân mới có được bước đầu thành công trong nghề. Gần 10 năm sau ngày đoạt giải Trần Hữu Trang và tự lập trên bước đường nghệ thuật, Quế Trân đã nhận được giải thưởng danh giá: HTV Awards năm 2007 "Nghệ sỹ cải lương được yêu thích nhất" bằng chính nỗ lực của bản thân mình.

Với vóc dáng mảnh mai, mái tóc dài đen nhánh và đôi má lúm đồng tiền cùng chất giọng đẹp và gương mặt sáng sân khấu, bây giờ cô đào trẻ xinh đẹp không chỉ nổi bật trên sâu khấu cải lương mà còn nổi bật với vai trò là một MC duyên dáng cho rất nhiều chương trình sân khấu, ca nhạc, đại nhạc hội, truyền hình.

Theo nghiệp Tổ từ năm 8 tuổi

Là hậu duệ đời thứ 5 của đại gia đình tuồng cổ Vĩnh Xuân - Bầu Tháng - Minh Tơ, ngay từ nhỏ, Quế Trân đã hấp thụ “máu nghề” từ cha: NSND Thanh Tòng truyền lại. Từ lúc 8 tuổi, Quế Trân đã tham gia sinh hoạt tại Đoàn cải lương Đồng Ấu Bạch Long với vai diễn đầu tiên là Na Tra trong vở “Na Tra đại náo thủy cung”.

Được sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của người chú, người thầy: nghệ sĩ Bạch Long, Quế Trân dần dần xuất hiện trên sân khấu và Đài truyền hình trong các vở cải lương thiếu nhi: “Cóc kiện trời”, “Cầu vồng và nàng thỏ”, “Củ cải khổng lồ”, “Cảm ơn chú khỉ”…

Chính môi trường này  đã ấp ủ trong Trân ước mơ được trở thành đào hát và được nối nghiệp của gia đình. Cũng từ ngày đó, giấc mơ làm đào hát lớn dần trong cô bé gầy nhom có giọng hát lanh lảnh. Chiều nào đi học về cô cũng hớn hở cất cặp, chuẩn bị để tối đến bước lên sân khấu. Cô gái nhỏ mê ánh đèn sân khấu đến nỗi bố Thanh Tòng phải ra "tối hậu thư" yêu cầu tập trung học hành, chỉ được hát vào những ngày nghỉ, dịp lễ và hè. Cô bé khóc ròng trong suất diễn chia tay với nhóm để yên tâm đi học chữ.

Quế Trân kể: “Tôi thấy mình hụt hẫng nhưng vì không muốn làm cha mẹ buồn. Cha tôi thường nói rằng giới nghệ sĩ cải lương lâu nay bị coi thường bằng câu nói: “cải lương ít học”. Ông không muốn các con bước ra đời mà tri thức yếu kém. Tôi cắp sách đến trường, tốt nghiệp THPT rồi vào học Trường Cao đẳng Kinh tế.

Cha tôi không muốn tôi dính dáng đến nghề hát khi chưa hoàn thành việc học chữ. Nhưng rồi khi nhìn thấy cha đã già mà vẫn phải lặn lội đi hát ở các tỉnh xa xôi, tài chính của cả nhà chỉ nhờ vào những trang bản thảo kịch bản và nghề hát của cha, tôi quỳ xin cha cho tôi được về với sân khấu, đỡ đần ông gánh nặng gia đình.

Năm đó cũng là năm tôi đoạt HCV Giải Trần Hữu Trang (năm 1998). Cha tôi khóc trong đêm tôi nhận giải. Ông khóc không chỉ mừng cho tôi đã vượt qua những khó khăn của các vòng thi mà vì ông biết tôi có thể thực hiện được tâm nguyện của ông là giữ gìn bản sắc của cải lương tuồng cổ”.

Năm 1999, vừa tròn 18 tuổi, Quế Trân đăng quang Huy chương vàng Giải triển vọng Trần Hữu Trang với vai “Thiên Kiều công chúa” trong trích đọan “Trắng hoa mai”.

Suốt chặng đường 10 năm đến với nghệ thuật cải lương, Quế Trân đã mang về cho mình nhiều giải thưởng danh giá: HCV Trần Hữu Trang năm 1999, Mai Vàng báo Người Lao Động 1999, Diễn viên tài sắc năm 2004 báo Sân Khấu TP.HCM, nhận danh hiệu Thanh niên tiên tiến Miền Đông Nam Bộ toàn quốc, HCV Liên hoan sân khấu đồng bằng sông Cửu Long, Diễn viên cải lương được yêu thích nhất giải thưởng HTV Awards 2007… Nói về những thành công của con gái, NSND Thanh Tòng chỉ cười và nhắc lại: “Gia tộc Thanh Tòng hồi nào tới giờ không bao giờ khen con cháu trong nhà. Con tôi còn nhiều khuyết điểm lắm, phải phấn đấu hơn nữa”.

Là con của nghệ sĩ lớn, Trân có thuận lợi là được thừa hưởng dòng máu đam mê và năng khiếu nghệ thuật, cũng như được bồi dưỡng tình yêu với nghệ thuật cải lương và được đào tạo bài bản ngay từ bé. Nhưng khó khăn cũng không ít, áp lực rất nhiều. Việc là “con nhà nòi” không cho phép Trân được trễ nải trong luyện tập, luôn phải cố gắng và khẳng định truyền thống gia đình. Phải làm thế nào để không hổ danh, cũng như ý thức trách nhiệm là làm thế nào để xứng đáng, để kế tục truyền thống mà gia đình mình, gia tộc mình đã hơn một trăm năm đeo đuổi từ hát bội đến cải lương, cải lương tuồng cổ.

Trân chia sẻ: "Ngày nhỏ, Trân bị áp lực nhiều, nhưng càng trưởng thành mình càng nhẹ nhõm hơn. Trân biết chuyển hóa áp lực thành động lực, hun đúc quyết tâm cho mình. Thực sự con đường nghệ thuật của Trân cũng nhiều thăng trầm chứ hoàn toàn không phải là hoa hồng. Trân vẫn nói vui “hoa hồng có nhiều gai”.

Chẳng qua mọi người không nhìn thấy những khó khăn, thử thách Trân đã trải qua. Là “con nhà nòi” nên mọi người nhìn mình với con mắt khắt khe hơn. Người ta cố gắng một, mình phải cố gắng hai, ba. Nếu mình làm tốt, người ta sẽ nói “con nhà nòi mà, làm được là đúng rồi”.

Nhưng mình làm không tốt, người ta sẽ chê nặng nề hơn. Ngày Trân còn nhỏ (cả tuổi đời, tuổi nghề), ba dạy những vai diễn khó từng cử chỉ, động tác, lời thoại, mình hiểu nhưng không làm được. Bị ba la hoài, Trân khóc nhiều và nhụt chí, không muốn tập đi thi nữa.

Cuối cùng, gia đình động viên, Trân lại đứng lên. Nói cho cùng, đã theo con đường nghệ thuật cải lương thì bất cứ ai cũng đều phải cố gắng vươn lên. Bất kỳ vai diễn nào, mỗi khi đã nhận lời, Trân đều dành nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt các vai diễn dự thi, Trân càng mất ăn mất ngủ nhiều hơn. Trân thích nhất là những vai diễn có tính cách, tâm lý, số phận lạ, mình chưa từng thể hiện."

Nhiều người cho rằng con đường nghệ thuật của Quế Trân toàn được trải thảm đỏ. Đi hát có ông bố là NSND Thanh Tòng đỡ đầu, không phải vất vả kiếm vai, chạy cơm chạy áo như người ta, rồi lại đoạt huy chương vàng mau chóng. Nhưng có con đường nào trải thảm hoa hồng cho chúng ta đi, thành công của Trân cũng đã phải trải qua một quá trình khổ luyện, thử thách không nhỏ.

 "Bản thân tôi cũng thấy mình được nhiều may mắn từ tên tuổi của ba. Nhưng như vậy cũng bị người ta ghét. Cái năm tôi được giải Trần Hữu Trang, chỉ có tôi và Hữu Quốc. Trong khi những năm trước kia chọn ra 4 hoặc 6 huy chương vàng, thì tự nhiên năm đó chỉ chọn 2.

Tụi tôi đâu có lỗi gì, quyền hạn trong tay ban giám khảo mà. Nhưng người ta cũng khó chịu với mình. Bẵng đi một thời gian tôi đâu có diễn chung với ai. Tôi âm thầm đi làm MC, đi hát tân nhạc với các ca sĩ, đi hát vọng cổ bài lẻ. Nhờ vậy tôi lại được làm nhiều mảng khác nhau, quen được nhiều bạn mới, âu cũng là may mắn. Nhưng đôi khi vẫn bị ghét lây vì... ba. Ba tôi trực tính, hay phát biểu thẳng thắn, nên mích lòng người ta, rồi họ ghét lây qua mình luôn. Mà không sao, nói vậy chứ tôi vẫn có nhiều mối quan hệ tốt mới tồn tại được." - Quế Trân chia sẻ.

Người yêu cũng phải ba mẹ duyệt!

Với Quế Trân, ba Thanh Tòng là thần tượng bởi chính tình yêu, lòng nhiệt huyết dành cho cải lương. Ba luôn dạy “cô con gái rượu” phải sống và làm việc hết mình, không được chủ quan, không được tự mãn, không ngủ quên trên chiến thắng, phải trân trọng và yêu nghề, phải có đạo đức tôn sư trọng đạo.

“Đi hát với cha rất thích, vì hai cha con luôn có sự quăng - bắt. Cha là cây đại thụ, là người truyền lửa nghề. Diễn với cha trong nhiều vở, với nhiều dạng vai, tích lũy nhiều kinh nghiệm, thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Cha là bạn diễn lớn!”, Trân nói.

Còn mẹ là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của cô. Hồi trước Trân đi diễn đâu là mẹ đi theo, sau này mới giao cho chị của Trân. "Cái gì mẹ cũng lo lắng, sợ tôi bệnh, sợ tôi diễn không có ai giữ đồ, “cưng” lắm! Riết rồi tôi hổng biết... xài tiền luôn. Vì bà chị giữ bóp, hễ mua gì, ăn gì chị trả tiền, tôi chỉ có tay không. Hôm đó, giữa đường chị nói bị cảm, đón xe ôm quay về, tôi bèn chạy Honda đi một mình, ai ngờ tới nơi mới biết chẳng có nổi 2.000 đồng gửi xe. Tức cười quá. "

Résultat de recherche d'images pour "quế trân"

Lo cho con gái cưng từng ly từng tí, ngay cả người yêu của Trân... cũng phải qua ba mẹ “duyệt”, rồi đi ăn với nhau cũng có mẹ đi theo. Trân bảo kệ vậy để cho mẹ yên tâm. Trân chỉ lo được chăm sóc quá chu đáo như thế, sau này mình lại không biết cách quản lý ngân sách gia đình, làm sao trở thành người vợ đảm đang? Ấy thế mà Trân vẫn không hề dở chuyện bếp núc. Hễ có cơ hội là mẹ lại truyền cho con gái bí quyết nấu nướng để có được những món ăn ngon.

 Ngoài ra, trong quá trình làm MC cho các chương trình ẩm thực như “Người nội trợ tài ba”, “Quán 4 mùa”… cô cũng học được không ít mẹo nấu nướng và chỉ cần có thời gian vào bếp là Trân áp dụng ngay.

Thường phải đi diễn xa nhà với ba Thanh Tòng nên cô rất quý những bữa ăn gia đình có đủ thành viên. Được cùng ba mẹ, anh trai quây quần bên nhau, ăn những món ngon như: canh chua cá bông lau, cá kho tộ và đặc biệt là thịt gà - món mà Trân thích nhất - là hạnh phúc giản đơn của Trân.

Hiện nay, sân khấu cải lương không có nhiều vở diễn mới để các nghệ sĩ trẻ rèn nghề, giữ nghiệp, nhưng Quế Trân vẫn đi diễn đều đều và sống được bằng nghề của mình. Trân đang nỗ lực không ngừng để xứng đáng với tình thương yêu mà công chúng đã dành cho gia đình trong nhiều năm qua. Ở đó, còn có sự theo dõi rất khắt khe của cha cô, NSND Thanh Tòng.

“Tôi vẫn thường nguyện trong lòng, đã theo nghiệp Tổ thì đeo đuổi nó, yêu thương gắn bó với nó. Tôi là đời thứ năm của gia tộc theo nghiệp cầm ca. Ăn cơm Tổ, theo nghiệp Tổ, giữ gìn, phát huy cải lương của dân tộc…”. Với quyết tâm này, Trân hứa hẹn sẽ tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật, đạt được những thành công đỉnh cao hơn nữa.

Đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1999, từ đó Quế Trân nổi lên không chỉ như một cô đào trẻ đẹp mà còn với vai trò của một MC duyên dáng cho rất nhiều chương trình sân khấu, ca nhạc, đại nhạc hội, truyền hình... Bây giờ khá là khó khăn khi hẹn được Quế Trân bởi các sô diễn liên tiếp kéo cô nàng đi, đến nỗi chỉ nói được một câu là... thèm ngủ!

Hình như con đường nghệ thuật của Quế Trân toàn được trải thảm đỏ? Đi hát có ông bố là NSND Thanh Tòng đỡ đầu, không phải vất vả kiếm vai, chạy cơm chạy áo như người ta, rồi lại đoạt huy chương vàng mau chóng. Đời hạnh phúc quá phải không Quế Trân?

- Tôi cũng thấy mình được nhiều may mắn. Nhưng như vậy cũng bị người ta ghét, chị ơi. Chị nhớ cái năm tôi được giải Trần Hữu Trang không? Chỉ có tôi và Hữu Quốc. Trong khi những năm trước kia chọn ra 4 hoặc 6 huy chương vàng, thì tự nhiên năm đó chỉ chọn 2. Tụi tôi đâu có lỗi gì, quyền hạn trong tay ban giám khảo mà. Nhưng người ta cũng khó chịu với mình. Bẵng đi một thời gian tôi đâu có diễn chung với ai. Tôi âm thầm đi làm MC, đi hát tân nhạc với các ca sĩ, đi hát vọng cổ bài lẻ. Nhờ vậy tôi lại được làm nhiều mảng khác nhau, quen được nhiều bạn mới, âu cũng là may mắn.

Đến bây giờ Quế Trân đã lấy lại sự ổn định chưa?

- Dạ ổn định lắm rồi. Nhưng đôi khi vẫn bị ghét lây vì... ba. Ba tôi trực tính, hay phát biểu thẳng thắn, nên mích lòng người ta, rồi họ ghét lây qua mình luôn. Mà không sao, nói vậy chứ tôi vẫn có nhiều mối quan hệ tốt mới tồn tại được.

Quế Trân phát hiện năng khiếu làm MC của mình từ khi nào?

- À, chuyện này tôi phải cảm ơn Báo Sân khấu TP.HCM. Sau khi được giải Trần Hữu Trang, các anh chị trong Báo Sân khấu đề nghị tôi và Hữu Quốc làm MC cho giải năm sau, nhờ vậy tôi mới có cơ hội “thử nghề”. May mắn là tôi có tính thuộc bài rất nhanh, nên học kịch bản làu làu, đứng ra nói đỡ lúng túng. Hồi đi học phổ thông tôi vẫn học bài theo kiểu tranh thủ, nên quen rồi. Cứ buổi tối đi diễn thì đem tập theo, lúc chưa tới phiên mình ra sân khấu thì lật đật lấy tập ra học bài. Vì ba mẹ nói tôi học giỏi mới cho đi hát, sợ tôi mê hát rồi bỏ bê chương trình phổ thông. Cứ phải xếp hạng từ 1 tới 5, tụt một hạng là lấy roi đánh đòn.

Nghe nói Trân đã thi đậu hai trường đại học?

- Dạ, tôi học một lúc hai trường ĐH Sư phạm và CĐ Kinh tế đối ngoại. Nhưng tới năm thứ 3 cao đẳng thì tôi đuối quá, vì các sô mời hát liên tục. Cuối cùng tôi dứt khoát chọn nghề diễn, không đi hàng hai hàng ba nữa. Thôi, nối nghiệp ba, theo sân khấu.

Résultat de recherche d'images pour "quế trân"

Vậy Quế Trân có nghĩ mình phải học trường sân khấu để trang bị kiến thức một cách chính quy hay không? Hay là tự bằng lòng với kiểu cha truyền con nối?

- Chắc phải học đàng hoàng chứ chị. Nhưng phải vài năm nữa, bây giờ bận quá. Không lẽ vô học rồi mà cứ xin nghỉ để đi hát? Kỳ lắm. Và sau này chắc tôi sẽ học khoa đạo diễn, chứ không theo khoa diễn viên...

Nói chung là bây giờ phải tranh thủ chạy sô, vì tuổi trẻ có một thời phải không?

- Thật ra lớp trẻ tụi tôi được giải này giải nọ nhưng đâu phải ai cũng có cơ hội sống được bằng nghề. Cho nên phải ráng giữ sân khấu. Mà đi hát cũng là một cách học nghề đó chứ. Cọ xát với sàn diễn thường xuyên thì lớp trẻ mới tiến bộ được. Như sô của bà bầu Hương Loan mới đây ở Quy Nhơn, toàn cải lương, không chen tân nhạc, tấu hài gì cả, tôi được phân công hát tới 3 lần. Một lần mở màn chương trình cho xôm tụ. Một lần hát trích đoạn với ba. Và cuối cùng là hát trích đoạn với anh Kim Tử Long. Ngoài ra còn rất nhiều chương trình từ thiện có tôi tham gia, tiền ít nhưng vui lắm. Thậm chí có một công ty mía đường làm nguyên liveshow cho tôi ở Cần Thơ, trong đó tôi toàn hát về các anh chị công nhân, nông dân, về các sản phẩm của nước mình. Liveshow không bán vé, coi như món quà tinh thần cho công nhân. Hoạt động như vậy thấy rất vui.

Ủa, hình như Quế Trân đi đâu cũng có người “đi kèm”. Hỏi nhỏ chút xíu nghen, kiểu này thì làm sao mà có... người yêu?

- Hì hì, đúng là có bà chị họ được mẹ phân công đi theo để chăm sóc tôi. Hồi trước thì mẹ đi theo, sau mẹ giao cho bà chị. Cái gì mẹ cũng lo lắng, sợ tôi bệnh, sợ tôi diễn không có ai giữ đồ, “cưng” lắm! Riết rồi tôi hổng biết... xài tiền luôn. Vì bà chị giữ bóp, hễ mua gì, ăn gì chị trả tiền, tôi chỉ có tay không. Hôm đó, giữa đường chị nói bị cảm, đón xe ôm quay về, em bèn chạy Honda đi một mình, ai ngờ tới nơi mới biết chẳng có nổi 2.000 đồng gửi xe. Tức cười quá. Còn “người iêu” ấy hả... cũng phải qua ba mẹ “duyệt”, rồi đi ăn với nhau cũng có mẹ đi theo. Thôi kệ, vậy cho mẹ yên tâm. Nhưng tôi chỉ lo được chăm sóc quá chu đáo như thế sau này tôi lại không biết cách quản lý ngân sách gia đình, làm sao trở thành người vợ đảm đang?

Năm nay Quế Trân 26 tuổi rồi, cũng “tính” lẹ lẹ đi chứ!

- Úi trời, chưa đâu chị ơi! Tôi còn mê hát lắm. Mà cũng sợ nghen, hổng biết khi cưới nhau rồi “ảnh” có còn cho tôi tự do theo nghề như bây giờ không? Khi còn là khán giả ái mộ mình thì nói nghe dễ ợt, nhưng sau này biết đâu... Thôi tới đâu hay tới đó. Nỗi bận tâm nhất của tôi bây giờ là cải lương có chinh phục được lớp trẻ hay không. Nhìn xuống sân khấu thấy nhiều người trung niên hơn người trẻ, hơi buồn. Chỉ khi nào cải lương chen vô các chương trình đại nhạc hội thì các bạn mới thích. Vậy phải tìm cách nào tiếp cận với các bạn, nếu không cải lương sẽ mai một.

"Nỗi bận tâm nhất của tôi là cải lương có chinh phục được lớp trẻ hay hông. Nhìn xuống sân khấu thấy nhiều người trung niên hơn người trẻ, hơi buồn"

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bn dj hat duoc bao lau roi. bn thjt hat cai luong hay ca co di
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bn dj hat duoc bao lau roi. bn thjt hat cai luong hay ca co di
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
chi que tran bao nhieu tuoi roi a
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
chồng của Quế Trân tên gì
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý