Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ tới

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ tới

19/04/2015 04:49 AM
285

Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ tới. Với những bí kíp sau đây đảm bảo bạn sẽ có vốn tiếng anh vững chắc chỉ trong thời gian ngắn



Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.


Để học tốt tiếng Anh


Cynosura Foundation xin trân trong giới thiệu đến các bạn một số kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh. Đây là kinh nghiệm của một người đã từng là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và hiện là giáo viên Anh Văn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

Nhân đầu năm học, tôi có mấy "bí kíp" học tiếng Anh, xin mạn phép ghi ra. Nếu ai có những kinh nghiệm khác hiệu quả hơn, xin post lên để cùng học hỏi.

Listening: Tôi thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó. Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!! Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu "spoken diary", cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình.

Speaking: Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên từ vựng vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm! Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng! Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt!

Reading: Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh!

Writing: Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Những bước này tôi đều áp dụng với các lớp học môn Writing và thấy có hiệu quả. Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý ko sai chính tả. Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói. Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng ("save the best for the last"!)

Vocabulary & grammar: Học tốt cả 4 kỹ năng tức không thể bỏ qua phần từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp muốn giỏi thì học kỹ các quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói và viết. Từ vựng cũng thế! Biện pháp sau của tôi tuy cũ nhưng rất hữu ích: các bạn nên chịu khó luôn mang theo bên mình quyển sổ tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh ko được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm. Quyển sổ cũng để ghi chú những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là những từ tình cờ học được. Việc ghi ra có thể giúp một số bạn; một số bạn khác cần có hình ảnh, màu sắc mới nhớ thì có thể vẽ hoặc tạo một ký hiệu nào đấy để dễ học. Đây là cơ cấu não bộ của riêng mỗi người, các bạn nên linh động thay đổi sao cho phù hợp.

Tóm lại, theo tôi, nếu xem việc học nhẹ nhàng, vui vẻ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Tiếng Anh cũng giống như các môn học khác, muốn thấm sâu, thấm lâu thì cần phải có một thời gian đầu tư nhất định. Đừng quá nôn nóng vội vã mà hãy lên kế hoạch cho việc học của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và quyết tâm thực hiện thật gắt gao. Sau một thời hạn nhất định, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả mình đạt được. Chúc các bạn thành công!


Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả


1. Ngôn ngữ là lời nói chứ không phải là chữ viết

Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.

Muốn được như vậy bạn phải nghe đi nghe lại nhiều lần, ít nhất là 30 lần, tốt hơn hết là 50 lần. Có nhiều bạn nói nghe chừng 2-3 lần là nhớ rồi nhưng điều đó thật sự sai lầm, não của bạn chỉ lưu tạm thời thôi, muốn nhớ lâu thậm chí suốt đời thì phải nghe lại thật nhiều lần. Điều này hơi tẻ nhạt và nhàm chán nhưng có như vậy bạn mới nhớ được.

Trong lúc nghe bạn cũng cải thiện được khả năng phát âm, nghe 1-2 lần đầu bạn tập trung vào hiểu nội dung, các lần tiếp theo bạn để ý tới giọng đọc và ngữ điệu, sau đó bạn pause và đọc to lại xem mình phát âm có giống không. Lập đi lập lại điều này bạn sẽ thấy khả năng của mình cải thiện thấy rõ.

Về giáo trình thì có rất nhiều, mình xin giới thiệu một số tiêu biểu: (Link download các tài liệu mình sẽ lần lượt post sau)

- Phát âm: PronunciationWorkShop (rất hay, học qua video); Pronouncing American English Sounds_ Stress and Intonation 2nd Edition (Rất đầy đủ và chi tiết)…

- Nghe: Learn English via Listening (bao gồm 6 level, nhiều chủ đề hay, dễ nghe); Tactics for Listening (3 quyển, hay dễ nghe); Các bài nghe của spotlight radio (đọc rất chậm, dễ hiểu, nhiều chủ đề thời sự nóng bỏng); Effortless English của A.J. Hoge (hơn 20 triệu người trên thới giới đang học, rất hay)…

2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:

- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.
Phương pháp Crazy English cũng được đánh giá cao: học thuộc lòng.

* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:

Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:

a/ Băng nghe – phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo

(1.) Băng nghe:
- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.
- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.
Bước đâu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.

(2.) Phim ảnh:
Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.
- Hai bộ phim học tiếng Anh nổi tiếng là Friends và Extr@ rất hay (xem Extr@ trước vì vui nhộn và dễ hiểu + kèm Script, Friends nói rất nhanh nhưng có phụ đề)
- Có thể xem thêm các kênh tiếng Anh như Discovery, Animal Planet, Disney…

(3.) Sách tham khảo:
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.
Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.

- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.
Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.

b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.
Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.

c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?
Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.

Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động.

Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ.

Điều quan trọng nhất vẫn là động lực và sự tin tưởng, phải chắc rằng bạn học tiếng Anh là để làm gì và phải tin rằng bạn sẽ đạt được kết quả. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào lượng thời gian bạn dành cho tiếng Anh, ở đây không đề cập đến chỉ số IQ cao hay thấp vì ai cũng có thể học được.

Tạo môi trường tiếng Anh:
- Dùng giấy note ghi các vật dụng xung quanh bạn bằng tiếng Anh
- Nghe nhạc tiếng Anh
- Đọc báo tiếng Anh
- Để ý đến những gì bằng tiếng Anh khi bạn gặp (ngoài đường, hội chợ…)
- Suy nghĩ bằng tiếng Anh (có thể hơi khó)
- Tham gia các diễn đàn tiếng Anh

  • Mình bắt đầu học tiếng Anh, mình nên học tài liệu nào?

  • Mình muốn học viết tiếng Anh theo dạng academic thì dùng tài liệu nào?

  • Mình muốn nói tốt tiếng Anh?

  • Mình muốn học Ielts/ Toefl/ Toeic...

  • Mình muốn học ngữ pháp tiếng Anh nâng cao, nên dùng sách gì?


Bài viết này mình hi vọng sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn - từ trình độ cơ bản, chưa biết gì cho đến kỹ năng giao tiếp tự tin & đọc, viết academic cho các kỳ thi chuẩn hóa như Ielts/ Toefl,...

Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, với vốn tiếng Anh chưa nhiều: lời khuyên đầu tiên đối với bạn là học cuốn
English Grammar in Use Third Edition with Answers. Lý do là vì đây là cuốn ngữ pháp liền mạch, cấu trúc hợp lý, cô đọng và dễ hiểu nhất mà hầu như ai mới bắt đầu học tiếng Anh đều sử dụng. Mỗi bài học đều đi kèm các câu ví dụ và hình ảnh, so sánh, các bài học được sắp xếp rất khoa học và có bài tập cùng lời giải để có thể tự học. Nếu bạn để ý thì hầu hết khi dạy ngữ pháp các thầy cô giáo đều lấy bài tập và ví dụ từ cuốn này. Các bạn có thể thích phương pháp học với phần mềm máy tính, nếu bạn muốn có thể tham khảo các phần mềm như The Rosetta Stone, Face 2 Face, Tell me more hoặc các phần mềm từ vựng, ngữ pháp như Cambridge Grammar of English CDRom...

Trong khi học Ngữ pháp thì bạn có thể kết hợp để học nghe tiếng Anh. Có 2 phương pháp chủ đạo: Phương pháp 1 là nghe theo 1 giáo trình nào đó về nghe, cách này là cách truyền thống, recommend cho các sách theo cuốn này là cuốn
Listen Carefully; cuốn này rất rất cơ bản, bạn có thể thấy nó dễ, nhưng theo mình thì bắt đầu nên học kỹ quyển này. Sau đó nếu thấy sách có hơi dễ thì tiếp tục học theo giáo trình Tactics for Listening Basic. Đây là giáo trình mà nhiều khóa học nghe nói tại các trung tâm tiếng Anh sử dụng.

Phương pháp 2 là phương pháp nghe bị động, nghĩa là bạn sẽ cố gắng nghe nhiều nhất có thể, và chủ yếu nghe những gì thực tế trong giao tiếp, qua tv, đài. Bạn nghe nhưng không cần phải hiểu toàn bộ, không cần phải bắt được tất cả các từ. Chỉ cần lặp đi lặp lại một cách thường xuyên cách nghe này thì sau khi đã quen, bạn sẽ có thể nghe và nắm được các âm, giọng nói của người nước ngoài khi nói tiếng Anh, điều này rất quan trọng. Để sử dụng phương pháp này, mình recommend các tài liệu sau:
Pimsleur English hoặc Effortless English (đây là cả 1 phương pháp học tiếng Anh theo phương pháp nghe của A.J. Hodge & khó hơn so với Pimsleur); kết hợp cùng 6 minutes English của BBC, VOA,... miễn là bạn nghe và thực hành nghe thường xuyên.

Ngoài ra đọc cũng là một kỹ năng khá cần thiết, vì trong khi đọc bạn sẽ học được các cấu trúc câu mà có thể chưa biết, chưa gặp, cũng như từ mới, các cách diễn đạt,... Theo mình thì cách tốt nhất để rèn kỹ năng này là bạn sử dụng các tài liệu luyện đọc dành cho các kỳ thi như Ielts, Toefl,... Bạn thử tham khảo cuốn
Reading in 15 minutes a day này.

Còn với học nói, thì cách tốt nhất để học nói, theo mình, là bắt trước khi nghe người khác nói. Bạn hãy nói theo khi xem phim, nghe nhạc, học nghe
Pimsleur hoặc Effortless English. Nếu kỹ năng nói tiếng Anh của bạn còn hạn chế thì nên học nghe nhiều, để có thể tự tin và hiểu khi người khác nói, sau đó nói theo. Bạn nên tham khảo thêm loạt Video Misterduncan để học, đây là loạt bài học tiếng Anh ngắn từ 5-10 phút, khá hay và đơn giản.

Chú ý là việc học từ mới cũng quan trọng nhé, bạn sẽ không học từ mới một cách riêng lẻ, mà hãy học nó trong ngữ cảnh, chú ý học khi gặp bất kỳ một từ mới nào, mà bạn cảm thấy là nó quan trọng. Bạn có thể sử dụng các từ điển như Oxford Advanced Learner's Dictionary (7th hoặc 8th - mỗi bản có 1 cái hay riêng), từ điển của Longman hay Cambridge đều được. Hãy tập thói quen tra từ và nghĩa bằng tiếng Anh, nếu bạn muốn sử dụng từ điển Anh-Việt, tham khảo Babylon hoặc Lingoes; các bộ từ điển này có các gói từ điển của Oxford, Longman, Cambridge lẫn Lạc Việt, Anh Việt, (các bạn search trong ebooktienganh.com để tìm nhé) ...

Việc học tiếng Anh cơ bản như trên cần thời gian khoảng 5-6 tháng để bạn có thể nắm và sử dụng vững tiếng Anh (đây là một quãng thời gian dài và yêu cầu sự kiên trì). Sau khi đã có kiến thức nền tảng về Tiếng Anh tốt, hãy cố gắng sử dụng nó nhiều nhất có thể, bây giờ là lúc bạn sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống: đọc báo, lướt web bằng tiếng Anh (ví dụ như mình hay đọc Liverpoolfc.tv - vì mình là fan Liverpool & nghe BBC...) nói chung là sử dụng tiếng Anh trong đời sống, giả sử như gặp một từ lạ mà mình chưa biết nghĩa, cố gắng đoán nó trong ngữ cảnh, và rồi kiểm tra lại bằng cách tra từ điển. Xem phim cũng là một cách học nghe nói rất tốt (ngoài ra còn luyện giọng và giải trí nữa).

Đây cũng là thời gian bạn nên bắt đầu học thêm về một trong các kỳ thi như Toeic, Ielts, Toefl. Theo nghiên cứu thì bạn sẽ học và thu được hiệu quả tốt hơn nếu có một mục tiêu rõ ràng, và một trong các kỳ thi trên sẽ giúp bạn tập trung & nỗ lực hơn, điều này sẽ mang lại kết quả cao hơn. Nếu bạn học về kinh tế thì nên biết về Toeic, vì đây là chứng chỉ gần như bắt buộc (Ielts cũng được nhưng khó hơn Toeic), Ielts dành cho du học các nước nói tiếng Anh không phải Mỹ, như Châu Âu, Úc & New Zeland, Singapore,... còn Toefl thì dành cho các nước nói tiếng Anh Bắc Mỹ: Mỹ, Canada, được chấp nhận ở một số nước khác như Singapore... Đối với giai đoạn này bạn có thể tham khảo một (hoặc một vài) cuốn trong các cuốn sách sau:

Developing Skills for the TOEIC Test

Academic Writing for IELTS Sam McCarter

Objective IELTS Intermediate

How To Master Skills For The TOEFL iBT Listening

The Official Guide to the New Toefl Ibt

IELTS Writing by Mat Clark...

Hoặc vào các mục Toefl/ Ielts/ Toeic để tìm tài liệu phù hợp với mục đích của bạn.

Nếu bạn đã hoàn thành và đạt được các chứng chỉ với điểm số cao (Toeic khoảng > 880 ; Ielts > 7; hay Toelf > 80) thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kỹ năng tiếng Anh của mình. Tuy nhiên nếu tiếp tục muốn trau dồi tiếng Anh thì  bạn nên học thêm, đến lúc này thì mình tin là bạn sẽ tự có thể biết là mình cần gì, thiếu gì để học.

Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả



Từ vựng trong tiếng anh la điều mà nhiều bạn cảm thấy đau đầu mỗi khi lao vào học tiếng anh, làm sao để để có thể nhớ một số lượng từ như mình mong muốn? Làm cách nào để có cách học từ vựng hiệu quả? Chúng ta hãy xem qua những kinh nghiệm học từ vựng sau.

Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:

Từ liên quan với nhau

* Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả, Cách học từ mới trong tiếng anh, từ điển từ đồng nghĩa, từ điển từ khác nghĩa, video tiếng anh, sách tiếng anh, tiếng anh căn bản, cách học tiếng anh hiệu quả, mẹo học tiếng anh, học tếng anh với người nuớc ngoài

Học theo sở thích

* Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

Từ điển bằng hình

* Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

Học bằng video

* Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

Thu âm từ vựng bạn chưa biết

* Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

Từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa

* Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

Tập viết bài luận

* Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

Tập ngay cả khi học ngữ pháp

* Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

Trong thảo luận

* Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

Đọc tiếng anh

* Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.

Và phải có mục tiêu cho mình đạt được

1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 - 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói "xạo".

2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!

3. Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí "đạt kiện tướng" (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card(dùng tờ giấy loại namecard)mang theo khi rảnh.

4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải "note" vào ngay

5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là tự điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng,..


Kinh nghiệm học tiếng anh cho người đi làm

Người đi làm chật vật học tiếng Anh

Trong cuộc sống hiện đại, tiếng Anh gần như là yêu cầu bắt buộc trong công việc. Song không phải ai cũng đạt được trình độ nghe, nói, đọc, viết lưu loát, nhiều người đi làm đã gặp không ít khó khăn khi học ngoại ngữ.

Trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều người càng chú trọng học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công việc, trong đó, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được kết quả mong muốn.

Trong hội thảo "Tiếng Anh cho người đi làm" do AROMA tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 vừa qua, nhiều người đi làm đã chia sẻ những khó khăn họ gặp phải trong quá trình học ngoại ngữ để được tư vấn hướng giải quyết. Chị Nguyễn Thị Huyền, nhân viên công ty chuyển phát nhanh EMS tâm sự: "Đối với người đi làm như mình, đọc thì hiểu nhưng nghe rất khó, trong giao tiếp thực tế không tự tin, phát âm rất chậm".

Còn với anh Nguyễn Văn Quang, do công việc bận rộn nên việc luyện tập, sử dụng tiếng Anh không được liên tục. "Giờ nói tiếng Anh, tôi cứng lưỡi hết rồi", anh Quang nói.

Không chỉ vậy, chị Phạm Tuyết Ngà, công ty Kiểm toán Immanuel chia sẻ, khó khăn đầu tiên của chị là vốn từ vựng khá ít. Điều đó cộng thêm với việc phát âm tiếng Anh chưa chuẩn khi chị không tự tin khi giao tiếp.

Người đi làm cần một chương trình tiếng Anh dành riêng cho mình.

Những khó khăn trên đều xoay quanh vấn đề về nghe, phát âm, từ vựng, phản xạ. Theo các chuyên gia, để giải quyết điều đó, người đi làm cần có chương trình học riêng với lộ trình cụ thể, mang tính ứng dụng cao.

Thấu hiểu được những khó khăn của người đi làm trong quá trình học tiếng Anh, AROMA đã thiết kế và liên tục hoàn thiện chương trình học dành riêng cho đối tượng này.

Khoanh vùng được lượng kiến thức cần thiết trong môi trường công việc, các bài học trong chương trình "Tiếng anh cho người đi làm" trực tiếp đi vào những tình huống giao tiếp điển hình hàng ngày. Điều này giúp học viên thu hẹp được lượng từ vựng cần nhớ và dễ dàng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Để khắc phục được tình trạng nghe kém và nói tiếng Anh "cứng lưỡi", thiếu tự tin, mỗi học viên được luyện ngữ âm và có cơ hội thực hành nói nhiều trong lớp học.

Lớp học tiếng Anh cho người đi làm.

Hơn nữa, khi được học cùng lớp với những người đi làm như mình, các học viên có được tiếng nói chung, dễ dàng chia sẻ và cùng nhau khắc phục khó khăn. Giáo viên tiếng Anh cũng là những người đi làm, hiểu được nhu cầu sử dụng tiếng Anh và những vướng mắc của học viên, từ đó dễ dàng tháo gỡ, định hướng và tạo động lực học tập cho mọi người.





Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF
Cách chống buồn ngủ khi học



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Vo toi thuong nhan tin yeu thuong voi cac so tong dai vay co la ngoai tinh ko
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Hỏi trực tiếp vợ anh nhé!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý