Cách chăm sóc em bé khi trời lạnh tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc em bé khi trời lạnh tốt nhất

19/04/2015 04:50 AM
1,345

Cách chăm sóc em bé khi trời lạnh tôt nhất. Nguyên nhân do trời rét đậm và cha mẹ bé chưa quan tâm đúng mức trong việc chăm sóc bé trong mùa lạnh. Một số biện pháp sau đây cần thiết để bảo vệ trẻ khi trời rét.





NHỮNG MẸO NHỎ CHĂM SÓC TRẺ KHI TRỜI LẠNH


Vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các mẹ cải thiện ngay tức thì tình hình ngạt mũi cho trẻ vào mùa lạnh.

Mấy hôm nay trời rét đậm, bé Xu bỗng dưng từ sổ mũi chuyển sang khó thở, thờ khò khè kéo dài. Tối đến khi ngủ, bé Xu thường phải thở bằng miệng khiến cho bé ngủ không được ngon giấc. Thấy con như vậy chị Phương không biết cách nào có thể giúp con mặc dù đã sử dụng đủ các loại thuốc thông mũi để giúp bé Xu không còn ngạt mũi nhưng không hiệu quả lắm.

Đối với trẻ, mỗi khi thời tiết thay đổi hay thường xuyên lạnh kéo dài trẻ thường gặp phải triệu chứng nghẹt và sổ mũi, cản trở rất nhiều đến sinh hoạt và ăn uống của trẻ. Để các mẹ có thể cải thiện tình hình ngạt mũi cho trẻ ngay lập tức mỗi khi trẻ ngạt mũi, các mẹ có thể sử dụng một trong những cách sau đây:

  Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ:

Với biện pháp này, các mẹ có thể tới các hiệu thuốc mau gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Các mẹ chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó. Nếu khi bé ngủ, các mẹ hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.

Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí

2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ

Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí. Để tác dụng của dạng dược phẩm này công hiệu nhất, các mẹ hãy nhỏ vào lọ nước muối sinh lí khi trẻ đi ngủ. Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực giường ngủ của bé như: giường, chăn, gối, quần áo… Công dụng của tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng vì nếu sử dụng tinh dầu bạc hà trẻ có thể sẽ bị bỏng.

3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ

Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu các mẹ vẫn với thói quen để trẻ gối của trẻ thấp, trẻ càng gặp khó khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, các mẹ hãy kê gối ngủ cho trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, các mẹ hãy dùng hai mu bàn tay day nơi 2 cánh mũi cho trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ thở hơn.
Ngoài ra để các mẹ giúp trẻ ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi trước khi trẻ rơi tình trạng khò khè khó chịu và viêm mũi. Các mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Tránh để trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, các mẹ có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.


Giữ ấm cho trẻ

Trong những ngày đầu đời ở bé sơ sinh, bé chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường dễ bị nóng quá hay lạnh quá. Ở những ngày rét đậm, bé cần phải mặc thêm áo dài, áo liền quần, áo ấm hay áo len bên ngoài áo lót, mang tất, đội nón len cho bé. Đối với áo liền quần, đây là áo liền quần thích hợp cho các bé sơ sinh, dễ mặc, dễ cởi; giúp bé ấm áp vì che kín toàn thân, kể cả bàn chân do đó bạn không cần phải mang tất cho bé. Nếu không giữ ấm cho trẻ khi ngủ, thì trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh. Tránh đưa bé ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nếu có ra mồ hôi, nên lau khô, và điều chỉnh lại việc mặc áo cho trẻ, lý do mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.

Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc mặc áo ấm, cần lưu ý khi trẻ hoạt động nhiều, có ra mồ hôi nhiều thì phải dặn dò bé lau khô người trước khi tắm nước ấm.

Tắm phải đúng cách

Tắm trong phòng kín gió, bật máy sưởi lên cho ấm phòng trước khi cho bé tắm. Hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan tỏa khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Đối với trẻ đang ốm, cũng nên áp dụng cách này khi trời rét, vì không tắm cũng góp phần làm bệnh trở nặng hơn

Trẻ đi học nhớ mang khẩu trang

Trẻ đi học, phải ra đường trong trời rét, rất dễ cảm lạnh nếu không bảo vệ vùng mũi họng. Nhớ cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi miệng, khăn cổ khi đi đường, dặn trẻ khi chơi ở sân trường nên tránh gió lùa, hay hoạt động nhiều gây ra mồ hôi.

Ăn uống đủ chất

Việc ăn uống đủ chất rất cần thiết cho trẻ, vì giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông. Ăn uống nên là thức ăn hay nước uống ấm, dễ ăn, dễ tiêu. Khi ăn thức ăn nóng quá, trẻ có thể ra mồ hôi, cần lau khô cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước đá, dễ gây viêm họng.

Chơi và ngủ

Khi trẻ ngủ, nhớ mặc ấm, phòng ngủ thông thoáng không có gió lùa. Khi trẻ chơi cũng vậy, không chơi ở ban công hay sân thượng, ngoài sân, nên chơi trong phòng.

Đưa trẻ đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu

- Trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng: trẻ bỏ bú, hay bú kém, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên, ngủ li bì, thóp phồng, chảy mủ tai, sốt, nhiều mụn ở da, cử động ít hơn bình thường.

- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ có sốt hay sốt cao, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, thở nhanh, chảy nước ở lỗ tai, không ăn uống được.

- Không nên tự trị bệnh cho trẻ ở nhà. Không nên tự động cho trẻ uống thuốc, vì có thể bạn sẽ cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn, như thế sẽ gây ngộ độc thuốc nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra nếu chữa không đúng, bệnh trẻ trở nặng hơn, khi vào bệnh viện sẽ khó điều trị.


CÁCH CHĂM SÓC DA CHO BÉ KHI TRỜI LẠNH


. Bôi kem chuyên dụng dành cho trẻ con

Bôi kem dưỡng da thường xuyên sẽ giúp bé không khó chịu vì bị khô, căng da dẫn tới bị nẻ. Điều quan trọng là bạn cần duy trì thói quen bôi kem cho bé trước khi trời chuyển lạnh, đặc biệt là sau khi bé tắm.

Tắm cho bé xong, bạn lấy một chiếc khăn bông sạch, mềm lau khô da cho bé. Bạn không nên chà quá mạnh khăn vào da bé bởi vì chà mạnh, da bé có thể bị tổn thương. Mát xa cho bé bằng kem dưỡng hoặc phấn rôm.

 Ngừa nứt nẻ môi

Bạn đừng quên chăm sóc môi cho bé. Bôi cho bé một ít dầu hoặc son dưỡng môi sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ môi trước không khí lạnh và khô. Bạn cũng nên chú ý bôi vùng dưới mũi. Vì có thể bé bị chảy nước mũi, bạn thường xuyên lau sẽ khiến bé bị khô rát dưới mũi. Cho nên dùng kem dưỡng sẽ giúp bé giảm được đau rát.

6 cách chăm sóc da bé khi trời quá lạnh - 1

Phát ban do nóng vẫn có thể xảy vào trời đông

Một điều bạn cảm thấy lạ là bé yêu vẫn có thể bị nổi mụn ban vào mùa đông. Điều này xảy ra khi bé mặc quá ấm hoặc bé ngồi lâu trong không gian chật hẹp, thiếu sự tuần hoàn không khí.

Để ngừa tình trạng này, bạn nên mặc cho bé quần áo bằng cotton thoáng, hút mồ hôi, ấm mà không quá nóng. Khi ở trong môi trường nóng ấm rồi thì nên cởi bớt quần áo ra để bé cảm thấy thoải mái, không toát mồ hôi.

Ngừa tác hại từ ánh nắng mặt trời

Bạn thấy bầu trời u ám, không có ánh nắng không có nghĩa là ánh mặt trời không có tác hại đối với da bé. Mỗi khi cho bé ra ngoài, nhớ là nên bôi kem chống tác hại của ánh mặt trời có chỉ số khoảng 15-30 SPF.

 Tránh bị lạnh bằng những phụ kiện

Bé cần được mặc khăn quàng cổ, mũ len đội đầu, găng tay, tất chân… đầy đủ.

 Tránh hăm do tã

Có rất nhiều nguyên nhân bé bị hăm. Cách tránh hăm cho bé là bạn cần thường xuyên thay tã, bôi phấn rôm hoặc kem chống hăm. Thỉnh thoảng để thông thoáng, không quấn tã cho da bé được “thở”




Viêm mũi ở trẻ

Bệnh thường tái phát nhiều lần, trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 - 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy chúng ta cần theo dõi xử trí khi trẻ bị bệnh đ�� phòng biến chứng nguy hiểm.

Độ tuổi dễ mắc …

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo.

Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp...

… và những biểu hiện

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể  39 - 40 độ C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Xử trí khi bị viêm mũi 

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín... giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Phòng bệnh như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

 CÁCH TẮM CHO BÉ KHI TRỜI LẠNH


Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Bạn rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên. Hoặc tốt hơn hết là có hai người tắm, một người kì cọ, một người dội nước liên tục vào người trẻ.

Lúc bế trẻ ra thì một người cầm sẵn khăn ủ loại to trùm vào người bọc kín để thấm nước trên người trẻ, nếu cẩn thận hơn thì lấy một cái khăn khô khác thay cái khăn vừa rồi đã bị ướt để đảm bảo cái khăn kia bị ướt không lạnh ngược lại người trẻ (nhất là với trẻ sơ sinh).

Nếu chỉ có một mình, hãy để khăn tắm ở cạnh bồn tắm để có thể ngay lập tức quấn cho em bé khi tắm xong. Ôm em bé và dùng khăn lau khô người cho bé.

Khi lau, bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân đồng thời một lúc, quần mặc sau cùng.

Một điều cần lưu ý nữa là trước khi tắm cho trẻ, cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm quần áo trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.

Vào mùa đông, tần suất tắm nên giảm xuống để tránh gây kích ứng da của trẻ. Hạn chế thời gian tắm trong khoảng 5 - 10 phút để đảm bảo nước vẫn đủ ấm.







Ngủ và thức ở trẻ sơ sinh
Bệnh về da ở trẻ
Bé bị cảm lạnh -
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Bé bị viêm da cơ địa -
Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất -
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý