Kinh nghiệm học giỏi môn Toán

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm học giỏi môn Toán

19/04/2015 04:50 AM
4,474

Kinh nghiệm học giỏi môn Toán cực hữu ích. Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, Tuy nhiên những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác.

Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh. Để học tập tốt được môn toán cần phải bắt đầu từ căn bản tới nâng cao...

Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả.

Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".

Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).

Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.

Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.

Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :

- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.

- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.

- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.

- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.

- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.


1, Định nghĩa mới về môn toán


Môn Toán là môn học về tư duy nên nhiều học sinh cho đây là môn học khó khi chưa có được phương pháp tiếp cận học tập tốt nhất. Tuy nhiên, khi đã có được cảm hứng với môn Toán thì hầu hết các học sinh đều sẽ yêu thích môn học này. Thật vậy, học Toán không cần học thuộc nhiều như các môn xa hội hay nhớ nhiều công thức như Vật Lý và Hóa học. Môn toán là một chuỗi logic từ căn bản tới nâng cao, khi nắm chắc được những kiến thức ban đầu thì bạn có thể từ đó phát triển tới các vấn đề cao hơn, sâu xa hơn.

2, Vậy điều gì quan trọng

Điều quan trọng với môn Toán là chúng ta phải dành cho nó thời gian. Mặc dù không mang tính phải ghi nhớ nhiều nhưng để thật sự có thể học tốt môn Toán ta cần phải nhớ được những định lý, định nghĩa, tính chất cơ bản. Nó giống như việc chúng ta bước lên các bậc thang, chúng ta phải đi từng bậc, từng bậc, từ thấp tới cao, xây dựng cái nền vững chắc để có thể vươn tới những tầm cao hơn.  Để có thể nhớ và hiểu được những điều này, chúng ta cần phải trải qua luyện tập nhiều, làm nhiều bài tập . Trăm hay không bằng tay quen, dù các bạn có thông minh bao nhiêu nhưng nếu không có sự khổ luyện thì trí thông minh đó cũng không thể phát triển. Đi cùng với điều đó, nếu bạn không thật sự thông minh cho lắm nhưng có sự cần cù , chăm chỉ, thì bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công.
Đa số các bạn học sinh khi nghe thầy cô giảng thì rất hiểu, nhưng khi bắt tay vào làm những bìa tập cụ thể thì vẫn luôn gặp những khó khăn. Để nắm chắc thật sự kiến thức cần phải làm lại các bài tập từ dễ tới khó, kiên nhẫn học những kiến thức cơ bản và làm những bài tập từ dễ nhất.
Chính những kiến thức cơ bản là nền tảng cho việc học nâng cao sau này. Mọi vấn đề cho dù là phức tạp nhất cũng đều được cấu tạo từ những điều đơn giản nhất. Tất nhiên trong Toán học điều này không phải là ngoại lệ, một bài toán khó luôn là sự kết nối của các bài toán đơn giản.



3, Tổng kết lại 
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
- Nắm chắc tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập từ dễ tới khó.
- Phải tập trung học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.


Muốn học giỏi môn toán cần lưu ý những điếm sau

Điều đầu tiên tôi muốn hỏi các bạn là: các bạn học vì cái gì? Vì ba mẹ, vì chính mình, vì người yêu hay đơn giản chỉ là do thói quen, quán tính? Nhiều người cứ bảo là tự giác học… Xin thưa là bản thân tôi nhiều khi còn tự giác không nổi thì tôi biết có rất nhiều người không tự giác nổi đâu. Tự giác bắt nguồn từ 1 trong 2 động lực sau: 1 là sự ham muốn, sự tò mò; 2 là sự sợ hãi.
Nhiều bạn có hỏi tôi về kinh nghiệm, phương pháp học tốt môn Toán,… Thì tôi cũng xin mạnh dạn trao đổi với các bạn là: Nói kinh nghiệm học Toán thì dễ, nhưng nói phương pháp thì rất khó. Phương pháp thì chả bao giờ cứng nhắc được cả, mỗi người học một cách.
Đầu tiên , xin nói cách nhìn của tôi đến sự thành công:
40% là do phương pháp
30% là do sách vở
20% là do người hướng dẫn
10% là do siêng năng, cần cù.
Tất nhiên mỗi người có một thái độ và cách nhìn nhận khác nhau, còn với cá nhân tôi là vậy.
Tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm chọn sách:
Nhiều người hỏi tôi nên mua và học sách gì? Tuỳ, tuỳ người mà học và mua sách theo kiểu khác nhau. Sau đây tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi:
Đầu tiên, tôi cần lưu ý với các bạn là tên tác giả
Nếu đã chọn sách để ôn thi đại học, thi học sinh giỏi thì các bạn nên bỏ những cuốn viết cho phổ thông với vô số tựa đề như: HỌC TỐT TOÁN 10, 11, 12. GIẢI BÀI TẬP TOÁN 10, 11, 12,…
Bên cạnh đó có những tác giả viết rất tốt
LÊ HỒNG ĐỨC: Sách viết khá hay, nhưng bài tập thì lặp đi lặp lại một kiểu, không phát huy được tính sáng tạo và tư duy cho học sinh. Sách này rất tôt cho các bạn cần rèn vê kĩ năng tính toán, trình bày bài,…
PHAN HUY KHẢI: Chưa có ai chê sách của Thầy Khải bao giờ. Sách Thầy Khải viết thường khó, yêu cầu cao về tính tư duy và sáng tạo. Do đó rất phù hợp với các bạn học khá giỏi môn Toán. Đăc biệt là các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Toán hoặc là muốn phấn đấu đạt 9, 10 điểm môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh đại học.
NGUYỄN HỮU ĐIỂN: Sách viết về phương pháp rất hay, ví dụ minh hoạ thì tương đối dễ hiểu.
VŨ ĐÌNH HOÀ: Sách viết rất chất lượng.

Điều thứ hai nên chú ý là ngoại trừ việc chọn đúng chủ đề, tên tác giả ưng ý thì bạn cũng lên lật qua mục lục. Mục lục tốt sẽ nói lên bố cục trình bày của cuốn sách. Hãy chọn một vấn đề trong cuốn sách bạn quan tâm nhất, lật thử xem khúc đó viết ra sao, có dễ hiểu, dễ theo dõi và dễ học không?

Một điều đáng lưu tâm tiếp theo là các bạn không nên quá lệ thuộc hay đặt niềm tin vào tên sách. Đặc biệt là những vấn đề khó mà sách nói là giải quyết được trên 90% thì các bạn cũng nên bỏ qua đi. Xin đưa ra một ví dụ: vẽ đường phụ trong hình học. Đây là một bài toán "khó nhăn răng", nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách kiểu hướng dẫn vẽ đường phụ…. Theo tôi là mỗi bài, mỗi dạng có một kiểu khác nhau, và vẽ hình phụ chưa bao giờ tôi dám nói là vẽ được tất cả các bài. Nhiều khi suy nghĩ bạc tóc, vận dụng hết sách vở mà vẫn chưa có hướng đi. Những vấn đề kiểu như thế này thì chỉ có kinh nghiệm và tổng kết từ kinh nghiệm đó thì mới giải quyết được vấn đề.

Lưu ý các bạn không nên mua những cuốn sách chỉ có đề bài tập mà không có lời giải, nó chỉ làm cho các bạn mệt và ức chế thêm thôi.
Cuối cùng là định hướng học.
Để có thể học giỏi môn Toán, tôi nghĩ cần có một kế hoạch tốt. Tôi xin phép được đưa ra ba bước như sau:
Bước 1: vững nền tảng
Bước 2: thử sức với các đề thi
Bước 3: giao lưu với những người học giỏi
Đây không có gì là mới cả, nhưng thực tế số người thực hiện theo ba bước này khá ít. Theo tôi thì các bạn đa phần bỏ qua bước một hoặc làm rất sơ sài. Thế nên mới có vô số câu hỏi kiểu như: “Em thấy mông lung quá”, “Làm sao để nhớ được hết?”, “Làm thế nào để học giỏi môn Toán?”, … Đây chẳng qua là các bạn "Chưa biết bò đã lo biết chạy".
Có được bước 1 mới qua bước 2, rồi tiếp qua bước 3. Nhưng các bạn qua nôn nóng, nhảy cóc quá nhiều nên khi chưa có nền tảng mà vội vàng tăng tiến thì lấy gì chả hoảng loạn. Kết quả là sao? Võ thuật thì gọi đó là "tẩu hoả nhập ma", các bạn như vậy chỉ thiếu một chút nữa là đã "nhập ma" rồi.
Lời khuyên: Nên luyện bước 1 cho tốt trước khi tự mình thử sức với các đề thi
Bệnh của chúng ta là học nhiều quyển, nhiều luồng kiến thức, nên học khá loạn nhịp. Với tôi đây là một sai lầm. Nó khiến bộ não của bạn tiếp thu nhiều, nhưng sắp xếp lung tung, nên khi moi ra rất vất vả.
Cuối cùng là bước 3, tôi nghĩ bước 3 và bước 2 nên thực hiện song song với nhau để hoàn thiện lẫn nhau. Nói chuyện với người giỏi cũng là một cách học, họ có cái mình học và mình cũng có cái để họ học.
Trên đây là chia sẻ của cá nhân tôi với các bạn về một số kinh nghiệm, phương pháp học tập môn Toán để đạt kết quả cao.


Kinh nghiệm để học tốt ở trường phổ thông trung học

Quá trình học tập tại trường phổ thông là giai đoạn quan trọng nhất của các bạn học sinh, đây là bước ngoặt quyết định con đường sự nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai của mình. Không phải bạn nào cũng xác định được hoặc có những chuẩn bị tốt để có thể dễ dàng nắm bắt kiến thức và cảm thấy đạt hiệu quả đối với các môn học ở trường phổ thông.

Sau đây, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cũng như phương pháp để học tốt một số môn học tại trường phổ thông:


mon-toan-pho-thong

Từ trước đến nay vẫn là sự quan tâm của nhiều người, từ các bậc phụ huynh đến các bạn học sinh. Nhưng thực chất đây không phải là một môn học khó. Muốn học tốt chúng ta cần phải có một nền tảng kiến thức lý thuyết thật chắc, phải nắm chắc các định lý, các tính chất. Bạn cũng cần phải chăm chỉ và tự giác một chút, tốt nhất trước mỗi buổi học hãy tự đọc và hiểu những vấn đề bạn có thể nhận ra được sau khi nghiên cứu, còn những vấn đề không tự hiểu được mình hãy tự đánh dấu lại để hôm sau nghe giảng kĩ hơn hoặc hỏi thầy, cô giáo của mình. Trên lớp nên nghe giảng và ghi bài đầy đủ , nếu không hiểu chỗ nào lập tức hỏi ngay để được giải thích rõ. Về nhà, bạn nên xem lại và tông kết các vấn đề một lần nữa.

Hãy chú ý hiểu và tự làm hết các bài tập ở sách giáo khoa và sách bài tập. Sở dĩ khuyên bạn nên học theo sách bài tập là vì trong sách có hướng dẫn và đáp số sẵn. Khi làm xong có thể đối chiếu ngay cách làm và kết quả để đánh giá khả năng làm bài của mình. Nếu khó hiểu và bí quá thì có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp. Đây là môn học lô gic, nếu không có nền tảng cơ bản bạn sẽ bị hổng kiến thức rất nhanh mà mình không ngờ tới đấy. Đây cũng là nguyên nhân làm mất điểm oan của đa số các bạn học giỏi mà chủ quan do không nghĩ bài có thể dễ như vậy, các bạn ấy cứ liên tưởng tới cách giải cao siêu lắm. Bạn nên học theo từng dạng bài, tìm ra nhiều phương hướng để giải quyết,luyện tập thật nhiều. Hiểu rõ bản chất và cách tư duy làm thế nào để ra các công thức đó. Đơn giản đó là phải đọc và hiểu về bài toán đó một cách thực sự cũng như biết cách vận dụng chúng thật nhuần nhuyễn. Từ đó, mọi công thức mà nhiều người phải khó khăn để học thuộc bỗng dưng ăn sâu vào tiềm thức suy nghĩ của mình.

Một điều quan trọng để học tốt môn Toán, bạn cần phải tập cho mình đức tính kiên trì, cẩn trọng trong tính toán. Hãy kiên trì giải một bài toán, chứ đừng thấy nó khó mà không bắt tay vào suy nghĩ và thử giải nó thì không bao giờ bạn tiến bộ được. Các bạn hãy nhớ rằng một bài toán khó là tổ hợp của nhiều bài toán đơn giản. Bằng sự phân tích và óc phán đoán, hãy đưa nó về những dạng bài tập quen thuộc đã gặp.

Bên cạnh việc học tốt bạn còn phải biết cách làm thế nào để đạt được điểm cao và tối đa để xứng đáng với năng lực của mình. Hãy chú ý cách trình bày của một bài toán để đạt điểm tối đa. Làm được điều này bạn cần chú ý cách trình bày của thầy cô, với mỗi dạng mỗi bài tập mới, cần ghi chép lại cách trình bày để tham khảo. Thường xuyên đọc sách, xem bài giải mẫu để lưu ý và rút kinh nghiệm cho mình.

Làm gì để học tốt môn toán?



Toán luôn là môn quan trọng trong các kỳ thi tuyển sinh, kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đoàn Văn Điều, Trường đại học sư phạm TP.HCM về “Kinh nghiệm học tập của học sinh giỏi toán  tại một số trường THPT ở TP.HCM”, có thể rất hữu ích cho các thí sinh đang miệt mài ôn luyện.

Nghiên cứu này được thực hiện với các sinh viên khoa toán, Trường đại học sư phạm, trước đây là học sinh của các trường THPT, có khả năng về toán học, có kinh nghiệm học tập để đạt kết quả tốt, có thành tích cao khi còn học THPT.

Kết quả cho thấy kinh nghiệm học tập để chuẩn bị thi vào lớp chuyên Toán theo học sinh trung học phổ thông được đánh giá theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:

Rất cần thiết: Giữ gìn sức khỏe (thứ bậc 1); có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí, ăn uống điều độ (thứ bậc 2); không chủ quan trong thi cử (thứ bậc 3); xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng (thứ bậc 4); hỏi thầy cô hoặc bạn những gì mình không hiểu (thứ bậc 5); ôn kiến thức từ các lớp trước đến lớp đang học (thứ bậc 6) và lắng nghe bài giảng trong lớp (thứ bậc 7).

Có thể đây là một kết quả thú vị vì học sinh giỏi toán chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe nhất. Kết quả này có thể do học sinh rất khó nhọc khi học các lớp trung học phổ thông: phải học nhiều nội dung, làm bài tập kèm theo, phải tham gia những hoạt động khác nên không có thời gian nghỉ ngơi cũng như ăn uống hợp lí. Do đó, các em quan tâm đến giữ gìn sức khỏe là kinh nghiệm cần thiết nhất cho việc học thành công.

Việc xác định mục đích học để thi vào lớp chuyên Toán là cần thiết vì muốn thực hiện một công việc tốt cần phải biết bản thân muốn làm gì. Các kinh nghiệm khác về học tập và một số thái độ đối với việc học cũng như đối với bản thân tronghọc tập là điều kiện cần thiết để các em học thành công.

Khá cần thiết: Làm nhiều dạng toán (thứ bậc 8); học theo kế hoạch, không học dồn (thứ bậc 9); vạch kế hoạch ôn luyện phù hợp (thứ bậc 10); học và hiểu thật kỹ lí thuyết để áp dụng vào giải bài tập (thứ bậc 11); chăm chỉ, siêng năng trong học tập (thứ bậc 12); học hỏi phương pháp hay từ bạn bè (thứ bậc 13); phải biết phân loại kiến thức, phân loại các nhóm bài tập (thứ bậc 14); vừa học vừa ôn tập (thứ bậc 15); học bài kỹ để hiểu thật vững những kiến thức cơ bản (thứ bậc 16); hệ thống hóa bài đã học (thứ bậc 17); trình bày những gì mình không hiểu (thứ bậc 18) và giải đề thi các năm trước (thứ bậc 19).

Có thể nói những kinh nghiệm nêu trên là thể hiện trí thông minh thực hành trong việc học tập. Trí thông minh lí thuyết của một người cần được cụ thể hóa vào thực tiễn qua những việc làm cụ thể thì công việc mới thành công. Cho dù các em chưa biết được nguyên tắc này, nhưng trong thực tế các em đã trình bày được quy trình áp dụng, nên có thể nói rằng các em là những học sinh có trí thông minh thực tế tốt.

Cần thiết: Ghi chép những điều quan trọng vào sổ tay (thứ bậc 20); về nhà làm ngay bài tập của bài giảng hôm đó (thứ bậc 21); trước ngày thi vài ngày, không học nữa để đầu óc thoải mái (thứ bậc 22); được sự động viên, giúp đỡ của gia đình (thứ bậc 23); làm nhiều bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập (thứ bậc 24); dành nhiều thời gian cho học tập (thứ bậc 25) và học nhóm để trao đổi kinh nghiệm (thứ bậc 25).

Nhóm này gồm những kinh nghiệm mang tính phương pháp học tập cụ thể liên quan đến cách học, cách ôn tập, cách làm bài, thời gian nghỉ ngơi hợp lí, học nhóm. Những kinh nghiệm này cần cho tất cả người đi học. Điều đáng chú ý là các em nêu kinh ngiệm “Được sự động viên, giúp đỡ của gia đình”. Đây là một kinh nghiệm mà các bậc phụ huynh cần quan tâm vì gia đình là nơi tốt nhất để giúp các em động lực học tập và là nơi giúp xác định hướng đi trong cuộc đời của bản thân các em.

Một số kinh nghiệm khác cũng được đánh giá ở mức cần thiết, nhưng có điểm trung bình cộng thấp hơn một ít so với các kinh nghiệm trên, đó là học bài trước để vào lớp dể tiếp thu hơn (thứ bậc 27); đọc nhiều sách giải bài tập, sách tham khảo (thứ bậc 28) và học thêm môn toán (thứ bậc 29). Có một kinh nghiệm đuợc đánh giá ở thứ bậc 29 (thấp nhất) là “học thêm môn toán”. Nói cách khác, các em giỏi toán đánh giá học thêm là việc sau cùng trước những kinh nghiệm khác.



Nắm chắc kiến thức cơ bản



Đối với môn Toán, có một nguyên tắc quan trọng là không bao giờ được bỏ qua những kiến thức cơ bản. Có thể sẽ nhiều bạn bảo là "khổ lắm nói mãi" nhưng điều này đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ. Toán học là môn học lô gic, nếu không có nền tảng cơ bản bạn sẽ bị hổng kiến thức rất nhanh mà mình không ngờ tới đấy. Đây cũng là nguyên nhân làm mất điểm oan của đa số các bạn học giỏi mà chủ quan do không nghĩ bài có thể dễ như vậy, các bạn ấy cứ liên tưởng tới cách giải cao siêu lắm.

Trước những dạng bài cơ bản bạn lại càng phải nắm rõ và làm trôi chảy. Bạn biết những dạng bài cơ bản đó nằm ở đâu không? Chính là những bài tập ví dụ minh họa cho các phần lí thuyết sách giáo khoa đấy. Hãy luyện tập sao cho khi bắt gặp những dạng bài đó là bạn có thể bắt tay vào làm ngay, tốt nhất hãy làm theo cách “cổ điển” của bài đó, đừng mất thời gian biến đổi hay nghĩ rằng bạn sẽ tìm cách hay hơn, ngắn hơn.

Một thầy giáo dạy Toán trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã từng khuyên học trò không cần phải học kiến thức gì cao siêu hay chạy sô học thêm mà vẫn có thể học Toán giỏi. Bí quyết đó là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần học các kiến thức cơ bản của sách giáo khoa kèm theo các cuốn sách bài tập

Sở dĩ khuyên bạn nên học theo sách bài tập là vì trong sách có hướng dẫn và đáp số sẵn. Khi làm xong có thể đối chiếu ngay cách làm và kết quả để đánh giá khả năng làm bài của mình. Nếu khó hiểu và bí quá thì có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp.

Đây cũng là kinh nghiệm dành cho những bạn đã bị hổng kiển thức có thể lấy lại “phong độ” của mình đấy. Bạn thử áp dụng xem, và nhớ báo kết quả về cho Hocmai.vn nhé.


"Yếu phần nào đào sâu vào phần đó"



Bạn nên học theo từng dạng bài, tìm ra nhiều phương hướng để giải quyết,luyện tập thật nhiều. Hiểu rõ bản chất và cách tư duy làm thế nào để ra các công thức đó. Đơn giản đó là phải đọc và hiểu về bài toán đó một cách thực sự cũng như biết cách vận dụng chúng thật nhuần nhuyễn. Từ đó, mọi công thức mà nhiều người phải khó khăn để học thuộc bỗng dưng ăn sâu vào tiềm thức suy nghĩ của mình. Khi gặp một bài toán, từ những gì mình hiểu bạn cứ thế vận dụng ra thôi.

Đơn giản “làm nhiều quen tay”, kiến thức ngấm rất nhanh và bạn sẽ không còn thấy “sợ” khi phải đụng độ dạng bài đó nữa.

Mỗi lần học Toán bạn nên tập trung, tự tin rằng mình sẽ làm được bài. Hãy thường xuyên xung phong trả lời và đừng sợ sai. Nếu chẳng may có sai thì thầy giáo sẽ chữa cho bạn và chắc chắn lần sau bạn sẽ không mắc phải những lỗi sai như vậy nữa phải không?

Kinh nghiệm học Toán thì có nhiều lắm, nhưng quan trọng hãy xác định rõ thực lực của mình, điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn để từ đó lên kế hoạch ôn luyện hay áp dụng các phương pháp học phù hợp cho mình. Hãy học bằng tất cả niềm say mê của mình, chắc chắn bạn sẽ không còn chán nản trước những con số Toán học khô khan.
Chúc bạn thành công!



Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
kien thuc con ban hoc tu lop may
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Vấn đề là bạn đang học lớp mấy?
làm sao để học giỏi môn toán
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
tôi học rất rốt, ai có bí quyết thì giúp tôi...
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
cho tôi hỏi bài này làm sao phân tích các phân số sau ra thừa số nguyên tố số:232,170,165,345,570,625,820,1000,1020,1150,7345,1445,5555,9999.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý