Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh

19/04/2015 04:50 AM
427

Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng anh hữu ích cho bạn. Cùng tham khảo những bí kíp dưới đây để lựa chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất nhé



1. Ngôn ngữ là lời nói chứ không phải là chữ viết

Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.
Muốn được như vậy bạn phải nghe đi nghe lại nhiều lần, ít nhất là 30 lần, tốt hơn hết là 50 lần. Có nhiều bạn nói nghe chừng 2-3 lần là nhớ rồi nhưng điều đó thật sự sai lầm, não của bạn chỉ lưu tạm thời thôi, muốn nhớ lâu thậm chí suốt đời thì phải nghe lại thật nhiều lần. Điều này hơi tẻ nhạt và nhàm chán nhưng có như vậy bạn mới nhớ được. Trong lúc nghe bạn cũng cải thiện được khả năng phát âm, nghe 1-2 lần đầu bạn tập trung vào hiểu nội dung, các lần tiếp theo bạn để ý tới giọng đọc và ngữ điệu, sau đó bạn pause và đọc to lại xem mình phát âm có giống không. Lập đi lập lại điều này bạn sẽ thấy khả năng của mình cải thiện thấy rõ. Về giáo trình thì có rất nhiều, mình xin giới thiệu một số tiêu biểu: (Link download các tài liệu mình sẽ lần lượt post sau) - Phát âm: PronunciationWorkShop (rất hay, học qua video); Pronouncing American English Sounds_ Stress and Intonation 2nd Edition (Rất đầy đủ và chi tiết)… - Nghe: Learn English via Listening (bao gồm 6 level, nhiều chủ đề hay, dễ nghe); Tactics for Listening (3 quyển, hay dễ nghe); Các bài nghe của spotlight radio (đọc rất chậm, dễ hiểu, nhiều chủ đề thời sự nóng bỏng); Effortless English của A.J. Hoge (hơn 20 triệu người trên thới giới đang học, rất hay)…  

2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:

- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.
Phương pháp Crazy English cũng được đánh giá cao: học thuộc lòng.

* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:

Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:

a/ Băng nghe – phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo

(1.) Băng nghe:
- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.
- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.
Bước đâu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.
(2.) Phim ảnh:
Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.
- Hai bộ phim học tiếng Anh nổi tiếng là Friends và Extr@ rất hay (xem Extr@ trước vì vui nhộn và dễ hiểu + kèm Script, Friends nói rất nhanh nhưng có phụ đề)
- Có thể xem thêm các kênh tiếng Anh như Discovery, Animal Planet, Disney…
(3.) Sách tham khảo:
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.
Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.
- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.
Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.
b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.
Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.
c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?
Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.
Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động. Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ. Điều quan trọng nhất vẫn là động lực và sự tin tưởng, phải chắc rằng bạn học tiếng Anh là để làm gì và phải tin rằng bạn sẽ đạt được kết quả. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào lượng thời gian bạn dành cho tiếng Anh, ở đây không đề cập đến chỉ số IQ cao hay thấp vì ai cũng có thể học được. Tạo môi trường tiếng Anh:
- Dùng giấy note ghi các vật dụng xung quanh bạn bằng tiếng Anh
- Nghe nhạc tiếng Anh
- Đọc báo tiếng Anh
- Để ý đến những gì bằng tiếng Anh khi bạn gặp (ngoài đường, hội chợ…)
- Suy nghĩ bằng tiếng Anh (có thể hơi khó)
- Tham gia các diễn đàn tiếng Anh



Để đạt điểm cao môn Tiếng Anh   Đối với môn Tiếng Anh, học sinh cần nắm vững kiến thức căn bản như cách dùng các thì, sự hòa hợp giữa các thì, thụ động cách, câu gián tiếp, mệnh đề tính từ, mệnh đề danh từ, mệnh đề trạng từ... Trong trường hợp các em mất căn bản, nên nhờ sinh viên hoặc giáo viên có kinh nghiệm kèm riêng để bổ sung ngay kiến thức. Bên cạnh đó, thường xuyên làm bài tập để ôn luyện các kiến thức là cách để nhớ sâu. Nếu là bài tập dạng trắc nghiệm, các em phải tự lý giải cho việc chọn lựa các câu trả lời của mình. Tránh tình trạng chọn câu trả lời một cách hú họa, vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả. Ghi chú câu hỏi thuộc các phần văn phạm không biết, không hiểu rõ để nhờ bạn hoặc thầy cô hỗ trợ. Việc làm này sẽ giúp các em nhớ từ vựng, giới từ và các điểm văn phạm đã học. Ngoài ra, các em sưu tầm các đề thi học kỳ, tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ của các năm học trước để nắm vững dạng đề thi. Trong lúc làm các đề thi này, các em nên tự canh giờ, làm bài nghiêm túc như khi đi thi. Sau đó so kết quả làm bài với đáp án, tự chấm bài, ghi chú những phần lỗi sai để xem lại hoặc nhờ bạn bè, thầy cô giải thích. Đặc biệt, học sinh nên đọc thêm các bài đọc có nội dung liên quan với các bài khóa. Cụ thể: Đối với thi tốt nghiệp THPT là các đề tài trong sách giáo khoa lớp 12, đối với thi đại học là các đề tài trong sách giáo khoa THPT để mở rộng kiến thức, vốn từ, củng cố văn phạm và rèn kỹ năng đọc hiểu. Vì đề thi nào cũng có phần đọc hiểu gồm 5 hoặc 10 câu chiếm từ 1 đến 1,5 điểm. Để tăng cường về kỹ năng này, học sinh có thể tham khảo chiến lược làm bài đọc hiểu trong các sách luyện thi TOEFL hoặc IELTS. Thông thường khi làm bài thi, học sinh hay mắc sai về giới từ đặc biệt là các giới từ cực kỳ quen thuộc như: on Monday, On 2th September, leave London, leave for London... Tiếp theo là sai về cấu trúc câu đơn giản như there is, there are, sự hòa hợp giữa các thì, sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ, cách dùng động từ khiếm khuyết... Về phân chia thời lượng làm bài, các em hay dừng quá lâu ở mỗi câu, mất nhiều thời gian cho phần đầu của đề thi (trắc nghiệm) và không đủ thời gian làm các câu hỏi phần sau (đôi khi dễ hơn). Như vậy các em bị mất điểm sẽ rất uổng.
Tóm lại, vì là môn thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan nên các em không nên học tủ.
Tốt nhất là thường xuyên làm các bài thi thử và canh giờ, trung bình phút cho một câu hỏi. Nếu đã hết một phút mà các em vẫn chưa chọn được câu trả lời, các em nên đánh dấu câu hỏi đó, làm sang câu kế tiếp. Khi làm xong bài sẽ quay lại các câu đã đánh dấu. Trường hợp không đủ giờ để suy nghĩ cho các câu khó, các em nên chọn theo trực giác - một "chiêu" rất quen thuộc khi làm bài trắc nghiệm.
Kinh nghiệm học tốt tiếng Anh



Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 3. Học cách ghi nhớ Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. 5. Hãy nối mạng Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thống Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn: Chủ đề: shopping, holidays, money vv… Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv... Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv... Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv… Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….. 7. Bạn hãy phấn khích lên Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

Có thể bạn sẽ thắc mắc dạng người nào lại làm những việc kỳ quặc trên đây? Xin thưa, chỉ có một dạng thôi. Dạng người thích làm những việc đó. Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh thì bạn cũng sắp trở thành dạng người này rồi đấy. Bạn không thể ghét làm những việc này được. Bạn đã bao giờ nghe thấy ai thành công bằng cách làm những việc anh ta ghét chưa?

Vấn đề đối với việc học và dạy tiếng Anh là tất cả người học đều muốn nói tiếng Anh thật giỏi; tuy nhiên, hầu hết lại không muốn dành thời gian để tự học tiếng Anh (Đó có thể là lý do tại sao họ đăng ký học các lớp tiếng Anh với hy vọng giáo viên có thể “nhồi nhét” kiến thức vào đầu họ).

Sự thiếu động lực này nghĩa là người học nói chung không chịu bỏ thời gian riêng của mình ra để học tiếng Anh, và nếu có thì cũng không đều đặn. Ví dụ, người học có thể học các cụm động từ suốt 12 tiếng đồng hồ trước một kỳ thi tiếng Anh, nhưng lại không chịu đọc một quyển sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày. Anh ta không cảm nhận được là học tiếng Anh cũng có cái thú vị riêng của nó, do đó anh ta chỉ học khi nào bị bắt buộc. Vấn đề là những nỗ lực đáng kể một lần chẳng mang lại cho bạn cái gì cả, trong khi đó, những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày lại rất hiệu quả.

Nếu bạn là một trong những người học giống như trên và không cảm thấy thích luyện phát âm âm “r” hay nghĩ về các câu tiếng Anh hàng ngày, thì chúng tôi có tin tức cho bạn đây: Bạn sắp sửa phải “ép” mình thích làm những việc đó. Nói cách khác, bạn sẽ phải làm gì đó để tác động vào động cơ thúc đẩy việc học của bạn. Chúc bạn thành công!

Mai Phương Thúy chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh


“Hằng ngày, tôi xem, nghe và nói nhiều nhất có thể. Những kênh truyền hình mà mình thích như BBC, CNN hay Disney chanel có nhiều chương trình hay, vừa được thư giãn, vừa được hiểu biết...”, Hoa hậu cho biết.

- Theo Thúy, sinh viên và học sinh khác nhau thế nào?

- Sinh viên cần năng động và linh hoạt hơn để tiếp cận được khối lượng kiến thức lớn. Một sinh viên cần nhiều thời gian cho việc tự học chứ không chỉ đến lớp nghe - chép như trung học. Cũng may là từ trước tôi có thói quen này nên giờ chỉ cần phát huy thôi!

- Tiếng Anh giúp gì cho cô sinh viên Mai Phương Thúy?

- Chắc chắn là có. Tôi đang theo học ngành business nên tiếng Anh giúp tôi nạp thêm lượng kiến thức lớn từ sách, báo, tạp chí nước ngoài. Nếu không có tiếng Anh (hay ngoại ngữ nói chung) bạn sẽ tự giới hạn mình trước một núi kiến thức khổng lồ từ thế giới.

Hoa hậu Mai Phương Thúy. Ảnh: quochuyphoto.com.

Hoa hậu Mai Phương Thúy. Ảnh: quochuyphoto.com.

- Nguyên nhân gì khiến chị tập trung nhiều nhất cho môn tiếng Anh thời trung học?

- Ban đầu là vì tôi yêu thích môn học này. Rồi sau đó mới thấy giá trị của nó. Bây giờ thì thấy mình rất sáng suốt khi đầu tư cho nó như vậy.

Chị "nạp" tiếng Anh kiểu gì vậy?

- Để học tốt tiếng Anh thì có nhiều cách, không có khuôn mẫu nào hết, mỗi người có cách học hiệu quả riêng của mình. Điều quan trọng là phải bền bỉ và kiên nhẫn. Tiếng Anh mà không trau dồi thường xuyên dễ quên, khi học lại rất mất công.

Hằng ngày, tôi xem, nghe và nói nhiều nhất có thể (nói sai cũng mặc kệ, sai thì mới tiến bộ được các bạn ạ). Những kênh truyền hình mà mình thích như BBC, CNN hay Disney chanel có nhiều chương trình hay, vừa được thư giãn, vừa được hiểu biết, thực hành thêm, một cách tương tác rất hiệu quả.

Ngoài ra thì tôi còn thích xem phim phụ đề như phim Cướp biển vùng Caribbe chẳng hạn, vừa xem phim, vừa nghe tiếng xem ngữ điệu người ta nói như thế nào. Mỗi lần như vậy, các kỹ năng tiếng sẽ được trau dồi một cách rất tự nhiên.

- Thế còn đọc hiểu?

- Sách là số một. Tôi đặc biệt thích đọc tiểu thuyết. Cứ khi nào mua được một cuốn bản gốc tiếng Anh là sướng kinh khủng, tìm ngay một chỗ yên tĩnh để mà nghiền ngẫm. Thói quen đọc giúp mình biết thêm nhiều cấu trúc câu hay, cách hành văn và cả ngữ pháp. Mà hôm trước vừa đọc xong cuốn Dracula, không ngờ lại có những thước văn tả hay đến thế, đọc xong... sợ ma mất ngủ mấy đêm.

Bên cạnh đó thì sách để học cũng cần đầu tư đấy. Hồi đi học, tôi không bao giờ mua quần áo mốt này mốt kia, toàn dành dụm tiền để mua sách tiếng Anh thôi. Sách dày và nhiều cuốn có giá khá cao. Nhưng đổi lại, mình đọc nó sẽ thu được nhiều kiến thức lắm. Tôi có đầy đủ các từ điển Oxford, Longman... Theo tôi, loại sách cần có đầu tiên là từ vựng, rất quan trọng.

- Dành thời gian tự học nhiều quá liệu có để lại "hậu quả" gì?

- Tự học chứ có phải... tự kỷ đâu. Tôi nghĩ hòa nhập và thích ứng tốt với môi trường xung quanh mới khiến người ta minh mẫn hơn để học tốt. Ví dụ như việc tôi có những người bạn nước ngoài, nói chuyện với họ cũng là cách học đó thôi. Môi trường học tiếng Anh là rất mở, học mọi lúc, mọi nơi, nó là cơ hội phát triển tốt với những người năng động, tôi nghĩ vậy. Nhiều khi nói chuyện với các bạn nước khác, trao đổi về văn hóa các nước cũng biết được cái mới, cái hay.

Chị khá nhất là ở kỹ năng nào?

- Nghe và nói - hai kỹ năng tôi được thực tế nhiều nhất.




Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
lam the nao de hoc tu moi 1 cach no lau nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý