Kinh nghiệm học tốt tiếng Trung

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm học tốt tiếng Trung

19/04/2015 04:50 AM
662

Khi học một bài nào, cần đọc trước ở nhà phần từ mới và hội thoại của bài ấy. Ban đầu xem phiên âm rồi đọc dần dần xem mặt chữ là nhớ ngay cách đọc có thể kết hợp học nghĩa của từ mới.

Đọc

Khi học một bài nào, cần đọc trước ở nhà phần từ mới và hội thoại của bài ấy. Ban đầu xem phiên âm rồi đọc dần dần xem mặt chữ là nhớ ngay cách đọc có thể kết hợp học nghĩa của từ mới.

Viết                

Học tiếng trung khó nhất là nhớ từ vựng. Khi học viết cần xem trước bộ thủ và cách viết chữ cuối mỗi bài, sau đó học viết từ vựng, mỗi bài viết 5 lần cho quen tay (tốt nhất là nhìn thuộc nét chữ rồi viết không nên vừa nhìn vừa viết từng nét một, chữ sẽ không đẹp). Trong quá trình viết vừa nhẩm lại cách đọc và nghĩa của từ đang viết, hơn nữa nên đưa từ đó vào một câu có nghĩa sẽ nhớ lâu hơn. Khi lên lớp cần có một quyển vở nháp để nghe giáo viên nhắc đến từ nào, câu nào thì tiện tay viết ra, như thế vừa củng cố từ vựng vừa viết nhanh những câu thông thường.

Nói

Đọc trôi chảy, tập nói lại hội thoại mà không cần dùng sách, có thể linh động thay các từ khác nhau vào cùng một cấu trúc hay vận dụng hội thoại vào thực tế của mình để nói. Tận dụng mọi lúc để có thể nói cùng bạn bè và giáo viên.

Nghe

Ở lớp chú ý nghe giáo viên đọc, nhẩm theo cho nhớ mặt chữ. Nếu có điều kiện có thể nghe thêm đĩa ở nhà hoặc nghe đài phát thanh Trung Quốc vào buổi tối.

Trong lớp học chú ý lắng nghe phát âm của từng bạn để tạo phản xạ nghe nhanh nhạy.

Sau khi học 5 bài thì tự ôn các phần từ vựng, hội thoại, ngữ pháp của từng bài, tốt nhất mỗi ngày dành 30 phút cố định học tiếng Trung để tạo ra thói quen cho mình.


Những kinh nghiệm học tiếng Trung hiệu quả.


Kinh nghiệm này được đúc kết từ những thầy cô dạy chuyên ngành tiếng Hán(ở trường đại học Vũ Hán, Trung Quốc) và một số bậc anh chị cao thủ tiếng Hán nhé

Học tốt phiên Âm (pinyin)

Muốn học tốt được tiếng Hán, điều đầu tiên là phải nắm thật chắc phiên âm, vì nắm vững phiên âm đồng nghĩa với việc mình có thể phát âm chuẩn hơn, và như thế thì khi giao tiếp, bạn sẽ thấy mình thật tự tin và nói hay hơn rất nhiều. Ngoài ra việc học tốt phiên âm khi mới bắt đầu vào học cũng góp phần không nhỏ trong vi��c luyện chữ hán của teen sau này, vì có như thế thì teen mới không viết nhầm, lộn xộn chữ này thành chữ kia chứ

Giao tiếp thật nhiều bằng tiếng Hán

Cách này có lẽ là thông dụng với các teen đang du học tại Trung Quốc hơn. Nếu như các bạn đã có điều kiện được học tập và sinh sống tại Trung Quốc thì hãy tận dụng triệt để cơ hội của mình để giao lưu thật nhiều với người Trung Quốc nhé. Vì khi bạn biến tiếng trung thành ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình thì cũng đồng nghĩa đến một ngày tiếng trung sẽ thành câu cửa miệng của bạn khi bạn nghĩ đến một điều gì đấy và nói ra, lúc đó chứng tỏ bạn đã bắt đầu thành công rồi đấy...

Nhưng những teen không có điều kiện để học tập ở Trung Quốc thì cũng đừng buồn, vì các bạn cũng có thể hàng ngày nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán, và như thế thì càng dễ dàng để có thể sửa được những lỗi sai của nhau nhỉ? Một cách cực kì hữu hiệu đấy!Teen mình hãy thử đi nhé!

Xem phim Trung Quốc và nghe thời sự, tin tức thật nhiều và tất nhiên là...xem bằng tiếng trung.

Thật may mắn vì bây giờ chúng ta đã không còn phải quá khó khăn để có thể tìm những bản phim Trung Quốc bằng tiếng Trung, hay muốn nghe tin tức từ những kênh của đài truyền hình Trung Quốc cũng thật dễ dàng. Chỉ cần tivi nhà bạn có truyền hình cáp và nhẹ nhàng ấn chuyển kênh qua CCTV4 hoặc lên google, gõ tên phim và search.... Nếu không bạn cũng có thể vào trực tiếp những trang web xem phim nổi tiếng của Trung Quốc như youku, 56 hay tudou....để tìm những bộ phim bạn yêu thích và “nghiền”, vừa được giải trí lại có thể học bài luôn, một công đôi việc, nhưng nhớ là khi xem phim thì nên đặt một cuốn từ điển ở bên cạnh, khi nào không nhớ từ nào thì tra ngay nhé..... Chỉ cần xem xong một bộ phim (bằng tiếng Trung) thì bạn có thể kiểm tra lại ngay trình độ tingli (nghe) của mình, và chắc chắn rằng nó đã được cải thiện đáng kể đấy...Hãy cố gắng xem thật nhiều phim TQ bằng tiếng trung teen nhé !!!

Học tiếng Trung qua bài hát

Nếu như đã yêu thích tiếng trung thì chắc chắn rằng các bạn cũng sẽ yêu thích nhạc Hoa nhỉ. Nhưng không chỉ nghe không rùi để đấy đâu, nếu muốn học khá tiếng Trung thì các bạn nên nghe và tập hát theo, và nếu như có thể thì hãy cố gắng dịch được càng nhiều càng tốt ý nghĩa của những bài hát đó nhé.

Một mách nhỏ cho những teen yêu thích nhạc Hoa nè, các bạn có thể lên google và tìm phần mềm nghe nhạc Hoa “Kugou”, đây là một phần mềm khá chuyên dụng để nghe nhạc Hoa, bạn vừa có thể trực tiếp tại đó tìm bài hát và dowload về,l ại có thể vừa nghe vừa ngân nga hát theo (giống karaoke ý), vì chương trình này cho phép hiện lời bài hát mà.

Cuối cùng là hãy chăm chỉ đọc báo....Trung Quốc

Mới nghe đến thì có vẻ như rất khó khăn đấy nhỉ, nhưng không hề gì, bạn hãy cố gắng từ những bài báo hay mẩu chuyện cười đơn giản nhất, vừa có thể thư giãn, lại tăng thêm khả năng yuedu (đọc hiểu), dần dần từ những bài báo ngắn đến những bài báo dài, rồi một ngày nào đó, bạn sẽ phát hiện ra mình đã biết thêm được thật nhiều chữ Hán, và khả năng đọc hiểu thì là vô đối (và nhớ là khi đọc báo thì phải có quyển từ điển bên cạnh, từ nào không hiểu tra luôn nhé, nếu chăm chỉ hơn nữa thì hãy cố gắng ghi lại những từ đó vào một cuốn sổ sau khi tra, và khi rảnh thì hãy lôi chúng ra đọc lại nhé).


Kinh nghiệm “vượt ải” tiếng Trung – Nhật

Đối với dân CNTT ở FU, Tiếng Nhật thường được ví như một cơn ác mộng. Dân QTKD và TCNH thì lại ám ảnh với tiếng Trung. Làm sao để học tốt những ngôn ngữ tượng hình này? Hãy cùng lướt qua những kinh nghiệm dưới đây nhé.

Giống như các ngoại ngữ khác, người học thường cố học theo bất kể những gì mà mình nghe, đọc được. Điều này giống như một con dao hai lưỡi, có những lỗi ngữ pháp cơ bản, rất nhỏ sẽ đeo bám người học trong nhiều năm. Chính vì vậy, hãy bỏ qua những câu ngữ pháp không đầy đủ của người bản địa.

Ghi nhớ ít, nhưng thường xuyên. Đừng viện lý do bận mà bỏ một ngày hay một vài tuần, bạn sẽ phải hối hận khi học lại từ đầu. Nhất là với chương trình học ngoại ngữ theo block, bạn càng nên chú ý hơn vào hai yếu tố ÍT và THƯỜNG XUYÊN.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng Internet làm công cụ tra cứu, hãy nhớ rằng không phải lúc nào nó cũng đúng.

Học viết

Tiếng Trung và tiếng Nhật đều là ngôn ngữ tượng hình. Để ghi nhớ tốt cách viết, nên dành hẳn một thời gian đầu để học viết, đừng vội đả động đến ngữ pháp.

Đối với tiếng Trung, bạn không cần thiết phải thuộc tất cả 214 bộ thủ, nhưng nên tập viết tất cả chúng, điều này sẽ giúp bạn thuộc một số bộ căn bản, thường dùng, cũng như làm quen với các bộ còn lại.

Đối với tiếng Nhật, thời gian đầu nên chú trọng vào bảng chữ mềm (Hiragana) và sau đó luyện song hành với bảng chữ cứng (Katakana). Một tình trạng chung với nhiều người học, và dạy tiếng Nhật đó là sự sao nhãng đối với Katakana. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, không được có tâm lý rũ bỏ bảng chữ cứng Katakana vì nó ít được dùng đến, nếu không bạn sẽ phải hối hận tột độ. Thứ hai, Hiragana và Katakana đều được hình thành dựa trên cơ sở chữ Hán và quy chuẩn tương đồng. Chính vì vậy, chúng có kết cấu chặt chẽ và tương tự nhau, đối với mỗi chữ Hiragana, đều có một chữ Katakana tương ứng (Kể cảng bảng phụ). Việc tìm điểm tương đồng, so sánh giữa các mẫu tự với nhau sẽ đem đến cho bạn kết quả tốt nhất.

Học nói

Mặc dù cùng trong hệ ngôn ngữ Á Đông nhưng tiếng Việt, Trung, Nhật và Hàn có những điểm khác biệt rõ rệt. Tiếng Việt của chúng ta được hình thành trên cơ sở hệ thống 6 thanh điệu, nên cấu tạo thanh quản, vòm họng của người Việt cũng trở nên khác biệt, cần lưu ý khi học tiếng Trung, Nhật.

Tiếng Trung gồm 4 thanh điệu, được đánh số từ 1 đến 4 với cao độ và sự thay đổi khác nhau. Điểm cần chú ý là tiếng Trung chủ yếu sử dụng âm vòm họng, tức là nơi quyết định 80% âm vực là vòm họng. Các sự thay đổi ở lưỡi và hàm răng chỉ mang yếu tố phụ trợ. Thời gian đầu luyện nói tiếng Trung, các bạn có thể tập nín thở trong khi nói, việc này làm giảm dần sự phụ thuộc vào âm mũi, và dần tăng độ tự nhiên cho âm vòm họng của các bạn. Bên cạnh đó, các bạn có thể tập thở 4 nhịp hoặc thở ngược để đạt được âm điệu hoàn chỉnh nhất. Đừng quên chăm sóc thanh quản của mình bằng chế độ ăn thích hợp, nhiều vitamin A, C, D hạn chế đồ lạnh, cay nóng.

Đối với tiếng Nhật, việc phát âm không dựa trên thanh điệu như tiếng Việt và tiếng Trung mà dựa trên 5 nguyên âm “a, i, u, e, o”. Đối với người mới học, khẩu hình phát âm tiếng Nhật khá giống với tiếng Việt, bởi đa phần chúng ta đều cố gò tiếng Nhật theo kiểu âm bồi, tức là ra được đúng tiếng thì thôi. Điều này khiến cho cổ họng đau rát rất nhanh! Tuy nhiên sau một thời gian, chúng ta dường như sẽ tự điều chỉnh dần. Khẩu hình miệng khi phát âm thường có xu hướng kéo sang hai bên như đang cười, âm mũi và âm miệng được hòa dần vào nhau, nhuần nguyễn hơn. Ngoài ra, tiếng Nhật còn thể hiện rõ rệt qua ngữ điệu. Nếu để ý một chút, ta có thể thấy hai nguyên âm “a” và “e” có thanh điệu hơi trầm, khi đọc lên sẽ na ná như “à” và “ề”. Việc chệch âm này cũng có tác động rất lớn khi ghép vào câu, nếu để ý tới vấn đề này, ngữ điệu trong câu của chúng ta khi nói sẽ xuôi tai hơn rất nhiều.

Học nghe

Nghe bất cứ nơi đâu, nghe bất cứ lúc nào, nhưng chớ nên nghe bất cứ cái gì. Học ngoại ngữ quan trọng ở chỗ rèn luyện liên tục, luyện nghe không chỉ làm tăng khả năng nghe, mà còn gián tiếp nâng cao khả năng nói và phản xạ. Tuy nhiên, bạn cần phải luyện nghe đúng phương pháp. Trước hết, cần đặt ra mục tiêu cho việc luyện nghe: hôm nay sẽ nghe cái gì, nghe bao lâu, nghe xong rồi làm gì? Việc xác định rõ ràng mục tiêu sẽ khiến cho việc học nghe trở nên nghiêm túc hơn, không còn yếu tố tùy hứng, thích thì nghe, và cũng giúp bạn biết được mình đang ở đâu.

Việc tìm kiếm các file nghe không phải là một việc dễ dàng, tuy nhiên bạn có thể tham khảo thêm bằng TV, phim ảnh, youtube… NHƯNG, luôn nhớ một số điều sau:

Đối với tiếng Trung, chỉ nghe tiếng Phổ thông, không nghe tiếng địa phương như Quảng Đông, Hồng Kông… Thậm chí cả tiếng Trung trong phim ảnh Singapore cũng không nên nghe nhiều, diễn viên nói rất điệu, không có ngữ điệu chuẩn.

Đối với tiếng Nhật, hạn chế tiếp xúc qua các Anime. Nếu bạn học nghe qua Anime, thì lợi ích duy nhất của bạn là luyện tập việc nắm bắt được “từ” trong câu, tác hại lớn nhất là bạn sẽ không biết cách nói một câu theo đúng ngữ điệu của cuộc sống bình thường. Vì vậy, hãy cân nhắc lợi - hại khi lựa chọn Anime làm công cụ học tập. Ngoài ra, các bạn có thể nghe các chương trình dạy tiếng Nhật cho người Việt hoặc các bản tin của đài NHK.



Bí quyết học tốt tiếng Trung quốc


Kinh nghiệm này được đúc kết bởi Phạm Dương Châu .Đó là : nghe nhiều , nói nhiều , đọc nhiều , viết nhiều .

1.NGHE :
Xem phim Trung Quốc và nghe thời sự, tin tức thật nhiều và tất nhiên là…xem bằng tiếng trung.
Thật may mắn vì bây giờ chúng ta đã không còn phải quá khó khăn để có thể tìm những bản phim Trung Quốc bằng tiếng Trung, hay muốn nghe tin tức từ những kênh của đài truyền hình Trung Quốc cũng thật dễ dàng. Chỉ cần tivi nhà bạn có truyền hình cáp và nhẹ nhàng ấn chuyển kênh qua CCTV4 hoặc lên google, gõ tên phim và search…. Nếu không bạn cũng có thể vào trực tiếp những trang web xem phim nổi tiếng của Trung Quốc như youku, 56 hay tudou….để tìm những bộ phim bạn yêu thích và “nghiền”, vừa được giải trí lại có thể học bài luôn, một công đôi việc, nhưng nhớ là khi xem phim thì nên đặt một cuốn từ điển ở bên cạnh, khi nào không nhớ từ nào thì tra ngay nhé.Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ google dịch để dịch online .
Chúng ta trình độ còn còi , ko thể nghe họ nói hết được nghĩa là gì , nên cứ nghe lướt thôi , bắt nội dung chính .Nhưng có mầy điểm không thể nghe lướt là số ,thời gian , bạn cần nói với họ nói lại đi 再说 Zài shuō ,nói chậm thôi (màn man shuō 慢慢说).

Đó chỉ là giải pháp tình thế , còn giải pháp căn cớ lâu dài là bạn nên coi nhiều phim Tàu , chú ý đọc cả phần phụ đề bên dưới để tăng dần vốn từ , tra từ điển ngay để có thêm từ mới , nghe bài hát và dịch sang tiếng Việt cũng là 1 cách tốt .


2.NÓI :
Giao tiếp thật nhiều bằng tiếng Hán
Cách này có lẽ là thông dụng với các học viên đang du học tại Trung Quốc hơn. Nếu như các bạn đã có điều kiện được học tập và sinh sống tại Trung Quốc thì hãy tận dụng triệt để cơ hội của mình để giao lưu thật nhiều với người Trung Quốc nhé. Vì khi bạn biến tiếng Trung thành ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình thì cũng đồng nghĩa đến một ngày tiếng Trung sẽ thành câu cửa miệng của bạn khi bạn nghĩ đến một điều gì đấy và nói ra, lúc đó chứng tỏ bạn đã bắt đầu thành công rồi đấy…

Nhưng những học viên không có điều kiện để học tập ở Trung Quốc thì cũng đừng buồn, vì các bạn cũng có thể hàng ngày nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán, và như thế thì càng dễ dàng để có thể sửa được những lỗi sai của nhau .

để nhờ sửa .
3.ĐỌC :
A.Học tốt phiên Âm (pinyin)
Muốn học tốt được tiếng Hán, điều đầu tiên là phải nắm thật chắc phiên âm, vì nắm vững phiên âm đồng nghĩa với việc mình có thể phát âm chuẩn hơn, và như thế thì khi giao tiếp, bạn sẽ thấy mình thật tự tin và nói hay hơn rất nhiều. Ngoài ra việc học tốt phiên âm khi mới bắt đầu vào học cũng góp phần không nhỏ trong việc luyện chữ hán của học viên sau này, vì có như thế thì học viên mới không viết nhầm, lộn xộn chữ .

B. Bạn có thể đọc phụ đề trong các phim tiếng Trung .

4.VIẾT:
Tập trung viết các chủ đề cơ bản trong giao tiếp ví dụ ăn uống đi lại, mua bán …


Cài bộ gõ tiếng Trung để có thể chat với bạn bè bằng chữ Hán


5.Bạn nên tập tra từ mới tiếng Trung online

 



Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
Kinh nghiệm học giỏi môn văn
Kinh nghiệm học giỏi môn hóa
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học tốt môn sinh học



(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý