Kinh nghiệm lái xe ôtô số tự động

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm lái xe ôtô số tự động

19/04/2015 04:57 AM
791

Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động rất cần thiết cho bạn bới việc không được cập nhật và sử dụng hộp số tự động khi học lái xe đã khiến nhiều người mới lấy bằng gây ra những hậu quả đáng tiếc.



Tai nạn mới đây nhất khi một khách lái thử xe do nhầm lẫn đã đạp nhầm chân phanh thành chân ga khiến chiếc Ford Focus gây tai nạn đáng tiếc tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2012 một lần nữa cho thấy sự tụt hậu của việc quản lí cấp phép lái xe so với thực tế phát triển của kỹ thuật trang bị trên những chiếc ôtô hiện đại.

Mãi đến tháng 7 vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới trình Bộ Giao thông vận tải dự thảo sửa đổi, bổ sung cho các văn bản pháp quy về việc đưa hộp số tự động vào chương trình đào tạo lái xe, trong khi loại hộp số này đã xuất hiện tại Việt Nam cả chục năm nay.

Những lưu ý khi sử dụng hộp số tự động

Hiện tại, hai nạn nhân trong vụ tai nạn do một khách tham quan lái thử xe Focus gây ra tại triển lãm đã qua cơn nguy kịch - bé trai 10 tuổi đã về nhà, còn kỹ sư người Nhật vẫn đang được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Sự cố này là bài học kinh nghiệm cho những ai mới lấy bằng, chưa có hoặc ít kinh nghiệm lái xe số tự động.

Một số “bí kíp” dưới đây có thể sẽ góp phần giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi đối diện với bất kỳ loại hộp số tự động nào:

- Hãy học thuộc các kí hiệu trên hộp số tự động:

P (Park): chế độ đỗ xe

R (Reverse): số lùi

N (Neutral): số “mo”, dùng khi đỗ đèn đỏ hoặc dừng xe để chuyển hệ truyền động

D (Drive): số tiến

M (Manual): (+ -) vị trí phía bên cạnh số D, vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4

OD (Overdrive): số vượt tốc, đổ đèo

L (Low): số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc

S (Sport): số thể thao

- Ngay trước khi khởi động xe, bạn phải thực hiện thao tác: đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số ở vị trí “P”, kéo phanh tay. Việc này giúp bạn tránh được những trường hợp vô tình vào số khi vừa khởi động.

- Tập thói quen kiểm tra hiển thị số trên bảng đồng hồ trước khi lăn bánh.

- Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Đừng bao giờ nghĩ đến bàn đạp ga khi đang chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N” sang bất kỳ vị trí nào khác trên cần số.

- Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Chỉ dùng vị trí này khi đang dừng xe đợi đèn đỏ hoặc để chuyển hệ truyền động. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số từ vị trí này về “D” hoặc “R”.

- Hãy luôn đặt chân lên bàn đạp phanh khi chuyển số sang vị trí “N” hoặc chuyển từ vị trí “N” sang vị trí khác để tránh nguy cơ mất điều khiển.

- Hãy luôn giữ chặt chân phanh, chỉ nên nhả phanh khi bạn đã sẵn sàng để lái xe đi.

- Nếu bạn đạp chân ga và chân phanh cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả phanh và gây mòn má phanh bất thường, nặng hơn là gây hư hỏng hộp số.

- Khi tắc đường, hoặc di chuyển chậm, không nên rà chân ga, vì ở xe số tự động, chỉ cần buông chân phanh là xe sẽ tự lăn bánh ở tốc độ chậm.

- Luôn sử dụng chân phải để đạp phanh. Sử dụng chân trái khi đạp phanh có thể làm giảm phản xạ phanh trong trường hợp khẩn cấp.

- Tránh đặt các chai lọ hoặc các vật khác dưới sàn, vì chúng có thể lăn và gây kẹt bàn đạp phanh/ga. Tránh mang dép khi lái xe, vì quai dép hoặc đế dép có thể móc vào bàn đạp ga hoặc phanh, gây cản trở việc điều khiển xe.

- Giữ chân phải trên cần phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P và nếu cần thiết, hãy kéo thêm phanh tay sau đó mới tắt máy và rời chân khỏi chân phanh.

- Nếu đèn báo vị trị cần số nhấp nháy khi bạn đang lái xe, có thể có lỗi ở hộp số tự động. Hãy mang xe đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.


Lái xe số tự động đúng cách rất sướng


Sử dụng đúng các chức năng trên xe số tự động giúp người lái thoải mái, tự tin hơn rất nhiều, kinh nghiệm của độc giả N Thường.

Đang chạy xe, cần đỗ:
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.

Khi phải dừng đèn đỏ: (tương tự như đỗ thôi).
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho đến đèn xanh.
2- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên, tất nhiên bạn không cần đạp phanh mà chỉ cần nhá phanh thôi.

Khi chạy bình thường.
1- Đạp phanh.
2- Đẩy cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn:

Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự:
1- Đạp phanh chân,
2- Đẩy cần số về D,
3- Nhả phanh tay,
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.

Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông vào đuôi xe mình làm dây chuyền.

Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:
1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi...
3- Đạp phanh chân.
4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.

Các số D1, 2, 3: Khi chạy ở bất kỳ đâu nếu không phải là đường đèo, dốc dài, nhiều, thì bạn chỉ cần dùng D thôi, không cần quan tâm đến D1, D2, D3 làm gì. Vì các số này chỉ dành để khi đi đường đèo dốc dài, nhiều.

Cách đi D1,2, 3 như sau: Khi lên dốc, bạn cứ đi bình thường, nghĩa là chỉ chuyển cần số về D, không quan tâm đến D1, 2, 3, và cứ đạp ga cho xe lên dốc. Khi xuống dốc, tùy theo độ dốc mà bạn phải dò số D1, 2 hay 3 cho xe chạy tốc độ hợp lý (Vì ở trạng thái này, thế năng là động lực kéo xem còn động cơ làm việc ở chế độ hãm).

Khi xuống dốc, bạn nhá phanh cho xe chạy chậm lại, giữ nguyên tình trạng chân phanh như vậy (xe đang chạy chậm), chuyển cần số về D3, nhả chân phanh, nếu bạn cảm thấy không cần nhá phanh mà xe chạy tốc độ bình thường, nghĩa là bạn chọn D3 là hợp lý. Cứ thế, bạn để hờ chân lên chân phanh, xe xuống dốc mà bạn vẫn đang kiểm soát đc tốc độ.

Nếu ở vị trí D3 mà bạn cảm thấy xe hơi nhanh và bạn vẫn phải nhá phanh, thì để cho xe chạy chậm lại, bạn cần chuyển sang D2, qui trình chuyển sang D2 giống như khi chuyển sang D3. Tương tự như vậy cho D1 nhưng thường là ít. Tốc độ trên đèo dốc thế nào là bình thường? Kinh nghiệm của các bác tài nói thông thường 20-50 km/h, tùy vào đèo dốc.

Khi xuống đèo dốc chừng nào mà bạn không cần nhá phanh, không cần tăng ga, cứ để xe chạy, hoàn toàn kiểm soát được tốc độ, bạn cảm thấy yên tâm, thoải mái nghĩa là bạn đã chọn được số D1, 2, hay 3 hợp lý. Động cơ đang chính là làm việc trong chế độ phanh thay cho chân phanh của bạn với tốc độ hợp lý.



Kinh nghiệm lái xe số tự động và những thao tác chuẩn mực

Theo các chuyên gia cho biết, lỗi thường gặp nhất đối với lái xe khi mới đổi từ xe số sàn sang số tự động là đạp nhầm chân ga với chân phanh, rất nguy hiểm. Khi sử dụng xe số sàn, người lái thường hoạt động nhịp nhàng 2 chân cùng lúc (chân trái điều khiển côn, chân phải điều khiển ga hoặc phanh). Tuy nhiên, khi chuyển sang lái xe số tự động, người điều khiển tuyệt đối không dùng chân trái, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển chân phanh hoặc chân ga... 

Họ cũng khuyến cáo, khi sử dụng xe số tự động, nên rèn luyện thói quen để chân trái “nghỉ ngơi”, để sang tấm tì chân phía bên trái, và chỉ sử dụng chân phải để điều khiển xe. Nếu không thành thục kỹ năng này, người điều khiển xe rất dễ lúng túng, nhất là trong các tình huống nguy hiểm.

Với xe số sàn, khi nhả chân ga xe sẽ đi chậm lại, tuy nhiên với xe số tự động, khi nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số, và trong trường hợp này những lái xe không quen sẽ dẫn tới tình trạng mất kiểm soát vì bất ngờ. Vì thế, cần tập luyện phản xạ ga thật nhuần nhuyễn trước khi lái xe ra đường. Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau như: D (vận hành), N (mo), R (lùi), P (đỗ) hoặc chế độ số tay trên hộp số tự động như: D1, D2, D3, lái xe cần đạp phanh để đảm bảo an toàn. Trong những trường hợp đi đường đèo, đồi núi, lái xe cũng có thể chuyển sang chế độ số tay để phù hợp với điều kiện đường sá...

Nếu hộp số xe của bạn không có chế độ bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đi ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Gặp điều kiện địa hình khó, bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1...

Những lưu ý khi lái xe số tự động

- Xe số tự động chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh chỉ dùng cho chân phải, còn chân trái luôn để dưới sàn khi lái xe.

- Các ký hiệu cần ghi nhớ: N: Neutral, số “mo”; D (Drive): số tiến; M (Manual): (+ -) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4; OD (Overdrive): số vượt tốc, đổ đèo; L (Low): số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc; S(Sport): số thể thao.

- Giữ chân phải trên cần phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, khi đó mới tắt máy và rời chân khỏi phanh.

- Khi tắc đường, hoặc di chuyển chậm, không nên tác động vào chân ga. Bởi tất cả các xe số tự động chỉ cần buông chân phanh là xe có thể tự “bò” ở tốc độ chậm.

Do đơn giản khi vận hành, hộp số tự động cũng rất dễ gây nên những thói quen không tốt cho lái xe. Một số người thường mắc lỗi chuyển sang số P (đỗ) hay số R (lùi) khi xe chưa dừng hẳn. Thao tác này có thể làm mẻ các bánh răng số, bởi khi xe chưa dừng hẳn, các bánh răng vẫn đang chuyển động, và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt.

Ngoài ra, không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Để đảm bảo an toàn khi đỗ xe, nên chuyển sang số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ xe dừng đèn đỏ lâu, có thể về số N và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân. Một trường hợp rất phổ biến là các lái xe trước khi dừng đèn đỏ thường về số N để xe trôi tự do nhằm giảm mức tiêu hao nhiên liệu. Tuy nhiên, cách này rất nguy hiểm khi đi trên đường phố Việt Nam, do có nhiều loại phương tiện tham gia giao thông cùng một lúc. Hơn nữa, do yếu tố an toàn, chỉ nên về số N khi xe dừng hẳn và chạy ở tốc độ không tải

Một số người quan niệm sử dụng ôtô số tự động tốn nhiên liệu, dễ gây tai nạn do dễ chuyển số nhầm hoặc đạp nhầm chân ga thay cho chân phanh. Thực tế, nếu biết cách sử dụng đúng, lái xe số tự động vừa nhàn, vừa không tốn nhiên liệu và vẫn đảm bảo an toàn..

Xe ôtô hộp số tự động được viết tắt là AT (Automatic Transmission), giúp lái xe khá thoải mái trong vận hành xe, đặc biệt là trong khu đô thị đông đúc nhờ bỏ nhiều thao tác sang số của tay phải và bỏ hoàn toàn thao tác đạp côn của chân trái cũng như sự phối hợp nhịp nhàng “côn ra - ga vào” với chân ga. Tuy nhiên, cần phải hiểu số tự động không có nghĩa là không có số nào, mà loại trừ hộp số AT vô cấp thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số và được hiển thị trên màn hình trung tâm.

Ngoài việc loại bỏ hàng loạt thao tác vận hành, xe số tự động còn có ưu điểm như khó chết máy, dễ dàng khởi động giữa dốc, tăng ga không bị giật...Vì thế, tỷ lệ người sử dụng xe số tự động ngày càng cao và trở thành xu hướng hiện nay. Tuy vậy, cũng khá nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trong thời gian qua do người lái xe số tự động không vận hành đúng cách, thuần thục và bị mất bình tĩnh. Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số tự động vừa an toàn, vừa tiết kiệm nhiên liệu được các chuyên gia ôtô khuyến cáo:

Lái xe tạo đà, số cao vòng tua thấp: Chúng ta cần lợi dụng quán tính của xe để không nhấn ga thừa ở những nút giao thông, đèn đỏ rồi lại phanh. Bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ có xe số sàn mới áp dụng quy luật số cao, vòng tua thấp bởi như đã nói ở trên, đa số xe tự động thường có các cấp số hiển thị trên màn hình trung tâm.

Điểm khác biệt cơ bản về thao tác chân ở xe số tự động là không còn chân côn, chân phải đảm nhận luôn cả chân ga và chân phanh, chân trái chỉ để dưới sàn. Chính thói quen sai lầm dùng chân trái phanh và chân phải ga của một số người chuyển từ lái số sàn sang số tự động là nguyên nhân gây tai nạn.

Khi bắt đầu lên xe, cần chỉnh gương, chỉnh ghế ngồi thoải mái, thắt dây an toàn, kiểm tra tay số ở vị trí P chưa trước khi bật công tắc khởi động máy. Ở các xe đời cao, bắt buộc bạn phải nhấn nhẹ chân phanh thì xe mới nổ, trong khi ở xe đời thấp hơn không cần thao tác này.

Chuyển tay số về D, OD hoặc R , nhả phanh tay. Lưu ý, cả phanh tay và cần số của xe số tự động có một điểm chung là cần phải nhấn nút mở khóa thường nằm ngay ở đầu tay số, đầu tay phanh. Việc nhả phanh tay hoặc chuyển số cần được thực hiện dứt khoát, tránh lửng lơ. Cũng như xe số sàn khi đang cài số, việc nhấc nhẹ chân phải ra khỏi chân phanh đã khiến xe từ từ chuyển bánh, chưa cần tới nhấn ga. Nếu xe không chuyển động hoặc quá chậm, cần nhấn nhẹ chân ga để tăng tốc.

Khi cần giảm tốc: Nhấp nhẹ chân phanh và giữ liên tục như vậy. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ, tài xế có thể về số N (số mo) và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân. Nếu cần dừng xe cố định lâu hơn, nên chuyển tay số về vị trí P, kéo phanh tay để giúp chân phải “thư giãn” đôi chút...

Đây cũng là thao tác cần thực hiện khi đỗ xe, trước khi tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh. Cần lưu ý là một số tài xế trước khi dừng đèn đỏ hoặc trôi dốc thường về số N để xe trôi tự do nhằm giảm mức tiêu hao nhiên liệu. Tuy nhiên, cách này rất nguy hiểm do xe thiếu khả năng giảm tốc bằng số mà chỉ giảm tốc bằng phanh, lái xe khó xử lý trong các trường hợp gặp chướng ngại vật hoặc cần thay đổi hướng di chuyển, chưa kể tới việc phanh sẽ hư hại rất nhanh.

Trong mọi trường hợp, các chuyên gia ôtô khuyên lái xe phải thao tác thuần thục với xe trước khi tham gia giao thông trên đường.

Kinh nghiệm để lái xe số tự động an toàn

Số tự động ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Ưu điểm lớn nhất là sự đơn giản khi cầm lái. Tài xế được giải phóng chân trái và tay phải (với xe tay lái thuận) để tập trung hơn. Tuy nhiên, sự phổ biến nhanh trong thời gian ngắn đã gây nhiều tranh cãi, bởi thực ra nó phức tạp hơn số sàn, dù tưởng như đơn giản hơn.
 
Dưới đây là 13 lưu ý “vàng” để vận hành loại hộp số này, sao cho hiệu quả và an toàn nhất:
 
1. Ngay trước khi khởi động động cơ, bạn phải thực hiện thao tác: đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số ở vị trí “P”, kéo phanh tay.
 
2. Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Đừng bao giờ đặt chân lên bàn đạp ga khi đang chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N” sang bất kỳ vị trí nào khác trên cần số.
 


3. Không nên ấn nút khóa trên cần số thường xuyên, bởi vì cần số có thể vô tình chuyển qua vị trí “R”.
 
4. Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số về vị trí “P” hoặc “R” hoặc do xe không được phanh bằng động cơ.
 
5. Hãy luôn đặt chân lên bàn đạp phanh khi chuyển số sang vị trí “N” hoặc chuyển từ vị trí “N” sang vị trí khác để tránh nguy cơ mất điều khiển.
 


6. Nếu đèn báo vị trị cần số nhấp nháy khi bạn đang lái xe, có thể có lỗi ở hộp số tự động. Hãy mang xe đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
 


7. Trước khi chuyển vị trí cần số khi động cơ đang hoạt động và xe đứng yên, hãy đạp hết bàn đạp phanh để ngăn xe tiến về phía trước. Xe sẽ bắt đầu di chuyển khi vào số, đặc biệt là khi tốc độ động cơ tăng cao, ở chế độ cầm chừng cao (khi máy nguội) hoặc khi điều hòa được bật. Chỉ nên nhả phanh khi bạn đã sẵn sàng để lái xe đi.
 
8. Luôn sử dụng chân phải để đạp phanh. Sử dụng chân trái khi đạp phanh có thể làm giảm phản xạ phanh trong trường hợp khẩn cấp.
 
9. Để tránh tăng tốc đột ngột, đừng bao giờ đạp ga khi chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N”.
 
10. Nếu bạn đạp chân ga và chân phanh cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả phanh và gây mòn má phanh bất thường.
 
11. Không nên đạp ga khi bàn đạp phanh đang được nhấn và xe đang dừng vì có thể gây hư hỏng hộp số tự động.
 
12. Tránh đặt các chai lọ hoặc các vật khác dưới sàn bởi vì chúng có thể lăn và gây kẹt bàn đạp phanh/ bàn đạp ga.
 
13. Tránh mang dép khi lái xe bởi vì quay dép hoặc đế dép có thể móc vào bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh gây cản trở việc điều khiển xe.




Kinh nghiệm học lái xe số sàn
Kinh nghiệm học lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm học và thi lái xe ô tô
Kinh nghiệm học lái xe ở Úc -
Phong thủy khi mua xe
Cách chống say xe hiệu quả -



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý