Kinh nghiệm học photoshop cho người mới vào nghề

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm học photoshop cho người mới vào nghề

19/04/2015 04:57 AM
1,101
Photoshop quả thực là 1 phần mềm chỉnh sửa đồ họa tuyệt vời. Tuy nhiên để sử dụng thành thạo được sản phẩm của hãng Adobe cũng không phải là điều đơn giản, nhất là đối với những “lính mới” chập chững vào nghề. Nếu như bạn muốn cải thiện kĩ năng thiết kế và trở thành một designer thì bạn sẽ thấy rằng thời gian chính là yếu tố quan trọng nhất. Kinh nghiệm học photoshop cho người mới vào nghề dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn

Bởi vậy, nếu đam mê, bạn nên sắp xếp thời gian rảnh rỗi để tự nâng cao tay nghề. Bất kì một Pro nào cũng khởi điểm từ số 0 và tất cả đều phải học hỏi và trau dồi kinh nghiệm? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra 10 kinh nghiệm có thể giúp bạn tự xây dựng kĩ năng sử dụng Photoshop và trở thành một designer đích thực.

1. Học theo các “Tút”

Tút ở đây là Tutorial. Đó là những bài hướng dẫn làm mẫu mà bạn có thể kiếm được nhan nhản trên các trang web hoặc blog của các designer chuyên nghiệp. Hầu hết các bài Tút đều miễn phí và rất hữu ích trong việc phát triển 1 kĩ năng nhất định hoặc kiến thức chung về Photoshop. Để có thể tận dụng hết tối đa tiềm năng của kho tài nguyên miễn phí đó, bạn hãy đăng kí (Subscribe) các trang web mà bạn ưa thích nhất. Có như vậy bạn sẽ liên tục được cập nhập những bài viết mới.

Một cách nữa là bạn có thể lưu lại (Bookmark) các trang web này để dùng tiếp về sau. Cố gắng mỗi tuần làm khoảng 2-3 bài Tút và bạn sẽ tự tạo được 1 thói quen tốt cho mình. Và nên nhớ, học phải đi đôi với hành. Khi tham khảo các tutorial, hãy thử nghiệm ngay trên Photoshop.

2. Thí nghiệm trong khi làm Tút

“Không vào hang cọp sao bắt được cọp con”, chính vì thế trong khi bạn đang thực hiện các bài hướng dẫn, hãy thử thí nghiệm những tính năng mới mà mình chưa biết hoặc cảm thấy thú vị. Hãy áp dụng mọi thứ mà bạn học được từ Tút trước đó, thử nghiệm tính năng mới của Photoshop… Việc kết hợp như vậy sẽ thúc đẩy tính sáng tạo và giúp bạn làm quen hơn với PTS.

3. Bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp

Tất cả những bức ảnh đã được chỉnh sửa đều dựa trên những yếu tố cơ bản của PTS. Chính vì vậy việc học các nguyên tắc cơ bản là thực sự quan trọng. Hãy dành thời gian để tìm hiểu các phím tắt, tác dụng của các công cụ, các tính năng trong PTS.

4. Tham gia hội, nhóm, forum, trang web

Sau khi đã học hỏi được vài điều từ các bài hướng dẫn và tự làm được 1 vài tác phẩm, bạn nên đăng tải chúng lên mạng để xem phản hồi của những người "trong nghề". Hiện trên thế giới có rất nhiều nhóm, hội gồm những người chuyên thiết kế đồ họa và đó sẽ là những nơi rất tốt để bạn lắng nghe góp ý hoặc học tập kinh nghiệm. Hãy thử những trang web như Flickr, Facebook, devianART…, biết đâu bạn sẽ kết được thêm nhiều bạn mới cùng sở thích với mình.

5. Cho sản phẩm của bạn lên Blog

Nếu như bạn thực sự đam mê PTS, hãy đăng tải mọi sản phẩm được làm ra lên trang web cá nhân. Cách đó sẽ giúp bạn giữ vững tiến độ, giúp bạn tự tạo ra 1 mục tiêu, giúp thúc đẩy bạn liên tục phải học hỏi. Không những vậy, blog của bạn sẽ thu hút được nhiều “khách thăm quan” hơn. Có thể họ không biết PTS nhưng ai có thể “cưỡng lại” được sự hấp dẫn và tinh tế những bức ảnh tuyệt vời chứ?

Khi bạn đạt đến một trình độ nhất định thì sao bạn không thử nghĩ tới chuyện làm việc cho các trang web đồ họa. Rất nhiều trang web đồ họa sẵn sàng trả tiền cho những Tút “chất lượng” bạn tự viết ra. Vậy là bạn đã có thêm một động lực để phát triển kĩ năng PTS.

6. Đăng kí các thư viện ảnh online

Các tác phẩm trên những thư viện ảnh online chính là một nguồn cảm hứng rất tuyệt vời cho bạn. Chúng sẽ rất hữu dụng khi bạn đang định thử nghiệm tác phẩm mới ra lò. Vậy hãy đăng kí làm thành viên của những thư viện online nếu như bạn muốn được cập nhật liên tục. Với số lượng ảnh khổng lồ và đa dạng trên các trang web thì dân designer sẽ dễ dàng tìm được nguồn cảm hứng ưng ý mà không lo thiếu “tài nguyên”. Bạn có thể tham khảo 1 số thư viện như Design Flavr, Best Web Gallery, CSS Mania, Ucreative, Flickr, Photobucket…

7. Học theo một Pro

Cho dù bạn ở lĩnh vực nào đi chăng nữa, việc học hỏi từ 1 bậc thầy hoặc chuyên gia luôn luôn là tốt nhất. Thiết kế đồ họa cũng như vậy. Bạn muốn trở thành 1 designer nội trổi thì cách nhanh và tốt nhất chính là tìm 1 ai đó mà bạn ngưỡng mộ và "đi theo" học hỏi. Hãy để ý đến các tác phẩm hoặc đọc blog, bài phỏng vấn của người đó để có thể tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Hãy đăng kí hoặc kết bạn với nhân vật đó, như vậy bạn có thể thường xuyên theo dõi tác phẩm của họ. Bạn không có ai ư? Hãy thử tìm các tác giả trên Flickr, trong các bài Tút xem.

8. Đọc các tạp chí

Một trong những bất lợi của việc sử dụng tài nguyên trên Internet đó là bạn có thể sẽ quên mất cách làm, quên mất vị trí bài viết. Vậy tại sao bạn không thử đọc các cuốn tạp chí thiết kế. Ở Việt Nam có thể không có nhiều tạp chí về thiết kế, nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu các tạp chí khác để tự tìm nguồn cảm hứng.

9. Bắt chước người khác

Một cách để chứng minh rằng bạn đã đủ khả năng thiết kế là bắt chước tác phẩm của người khác. Bạn nên nhớ là chỉ nên bắt chước thôi nhé, đừng tự tiện lấy tác phẩm của người khác rồi chỉnh sửa và công nhận nó là của bạn. Việc bắt chước tác phẩm của người khác là một kinh nghiệm rất quí báu bởi nó sẽ cho ta thấy cách để hoàn thành công việc trong môi trường ngày nay.

10. Tham gia các cuộc thi

Một khi bạn đã cảm thấy tự tin với kĩ năng sử dụng PTS, bạn nên nghĩ tới việc thử thách chính mình khi tham gia vào các cuộc thi thiết kế. Với các giải thưởng hấp dẫn chắc chắn đó sẽ là 1 động lực để thúc đẩy bạn. Hơn nữa, bạn sẽ còn có cơ hội để giao lưu, học hỏi, tìm “cảm hứng” từ tác phẩm của người khác.





Chia sẻ kinh nghiệm


  • + Theo mình biết thì đa số các mem nhà ta đều tự rèn mài, văn ôn võ luyện hết chứ không có đi học đâu ! Cũng đều theo tut, theo giáo trình cả ! Có những người lên tay rất nhanh ! Nhưng dù thế nào, để thành thạo bạn cũng phải trải qua một thời gian thực hành khá dài và chuyện nản chí khi luyện tập cũng phải hạn chế tuyệt đối, thêm một chút đam mê…..

Nhưng trước giờ,cách học của mình vẫn là thế này. Đầu tiên dù thế nào cũng phải tìm hiểu những jif cơ bản trước.Đó là các công cụ, tác dụng của các hiệu ứng, các chế độ hòa trộn và cách sử dụng chúng,….. dù không thể biết được hết ! Sau đó là đọc tut, xem họ dùng những công cụ ji` để làm , làm cách nào sau đó mình áp dụng theo nhưng không phải hoàn toàn, mình phải biết sáng tạo và làm sao cho phù hợp với stock của mình ! Cái này đòi hỏi sự tìm tòi ! Nhưng mỗi lần như vậy thì nhớ rất lâu ! và khi đã thành thạo với một vài công cụ chính và có cách làm cơ bản rồi thì bắt đầu sáng tác ! nhớ là phải nhập tâm và thật hết mình ! và sau đó đưa lên cho mọi người nhận xét dùm, hỏi ý kiến những người xung quanh ! ….. và rồi bạn cũng sẽ nhận ra những điều đúng và những điều sai ! ^___________^ đó là những gì mình đã làm , đã thực hiện từ khi là mem của dohoavn !
Nếu đi học ở trung tâm thì bạn cũng vẫn phải tự học là chính thôi ! Vậy sao không thử vượt qua chính mình ! Một mũi tên trúng hai đích !
Chúc bạn vui và thành công thật nhiều !

  • + Quan trọng là con mắt thẩm mỹ của bạn cộng với lòng đam mêm cái đẹp nữa.

Quan trọng nhất là luyện nhiều cho nó thành phản xạ trước 1 tấm hình,đừng dùng action hay mấy thứ ăn sẵn .Đọc và làm theo tut chỉ là cách học thụ động.
Nếu bạn muốn mình chủ động thì tìm đọc những tut nước ngoài và dịch nó ra tiếng việt là tốt nhất,như thế sẽ nhớ lâu và nhanh lên tay hơn. Bởi vì “nếu cứ lẽo đẽo làm theo tut tiếng việt, bạn chỉ cảm thụ được tối đa 80% cái hay của tut đó ,và cùng lắm thì bạn cũng chỉ bằng đc người viết cái tut đó thôi”.

  • + Mình cũng thực hành rất nhiều. Trước đây mình làm theo các tut trong ebook pts 2007 nè, qua mỗi tút mình lại thấy sự liên hoàn khi sử dụng các tool. Và sau đó thì mình tự làm trên stock mới, nghịch hí hoáy rất lâu mới có thể nhớ được tác dụng từng tool và tạm xài tốt nó. Nhờ việc thực hành như vậy mà mình có thể khá hơn trong photoshop.

Trước khi thực hành mình không quen với Mask Layer, nhưng từ khi thực hành liên tục về Blend ảnh thì Mask Layer không thể thiếu cùng những thứ khác nữa hihi.


  • + Nếu tự cày thì nên dùng cày trâu hay hơn cày máy…hi…hi. Nghĩa là bạn hãy tự làm bằng những công cụ đơn giản của Photoshop trước đừng dùng action hay bộ lọc vội.Mình cũng tự học và sau đó đi làm ở một số ảnh viện và giờ chuyển qua làm Template cho web. Mình học shop đầu tiên là lăn vào phục chế ảnh, trong phục chế ảnh bạn sẽ phải lắm đủ kiến thức từ công cụ Shop đến cách chỉnh ảnh sáng, cân bằng màu sắc ( Nông dân cày bừa thực thụ ), nhưng mỗi tội là làm phục chế mà mới thì rất nhanh chán. Ngoài ra bạn mua thêm tài liệu hoặc down trên mạng sách và tut để bổ sung cho kiến thức căn bản…….và còn bao nhiêu anh chị em trong dohoavn này giúp đỡ nữa mà……chúc bạn thành công !!!!!


  • + Nói chung quy là cần thời gian, cần sự cần cù chăm chỉ —> sẽ có kết quả tốt!

-Lúc đầu thì tự mầy mò công cụ cho thành thạo, xong đi học thêm nâng cao các chỗ dạy –> tự đúc kết tự sáng tạo . Học , học nữa, học mãi , học hộc máu hì
Muốn học nhanh Photoshop thì có j đâu.
Học cơ bản ở trung tâm để lấy lý thuyết, tối vê ftrước khi đi ngủ thì đọc tiếp ít sách vở hoặc là xem các bài tập bằng video xong về xin vào chỗ nào mà đi làm thực tế rùi tự học thêm kinh nghiệm và phần quan trọng nhất là thường xuyên lên diễn đàn dohoavn.net này nè


  • + Mình thì tự học pts, được 1 năm nay rồi, cũng là tự học thôi, mình còn nhớ lần đầu tiên mình chỉ có mỗi quyển sổ tay pts, ko có stock, texture, font chữ nhưng rồi nhờ quyển sổ tay đó mình biết đến DHVN rồi tham gia, post bài, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước giờ thì mình ko dám nhận là mình giỏi hay thành thạo nhưng mình cũng tự trang bị cho bản thân được khá nhiều kiến thức căn bản của pts rồi

Nhưng dù học như thế nào đi nữa thì cái quan trọng nhất là bạn phải có đam mê thực sự với cái mà bạn theo thì khi học bạn mới cảm thấy hứng thú, lúc đó học sẽ vào hơn

  • + Học tut thì cái ko biết chỉ có cách bó tay thôi , ko hỏi ai được mình ko định hướng được cái gì trước, cái gì sau. cách tốt nhất bạn nên học 1 khóa cơ bản về pts sau đó mày mò vô tư. khi bạn biết cơ bản rồi thì người ta nói tiếng anh tiếng tàu gì mình cũng hiểu chỉ cần nhìn hình ảnh là học được

  •  + Đc nhìu bạn góp ý quá, rất là mừng ^^ .

Nói chung căn bản mình cũng có biết sơ, chứ chưa phải mít đặc, mình kím trên mạng mấy cái sổ tay photoshop 2007, 2008, 2009 với rất nhiều tut, giờ mình định tập làm hết cho hiểu rõ tác dụng từng phần mới chuyển qua sáng tạo có ổn kô?
Mún tập blend Art style như mấy ng` trong Flickr 

  • + Sáng tạo nó tùy theo cảm hứng mà bạn, ko phải muốn là có thể tự tạo cho riêng mình 1 tác phẩm hay đâu, hồi đầu mình cứ đọc, đọc và đọc, ko có gì hơn rồi thực hành dần, cái chính là qua các bước thực hành bạn tự rút ra cho bản thân kinh nghiệm, cách sử dụng và chức năng của từng phần, nhớ được điều đó sau này khi design bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì

  • + Mình đồng ý với hotsummer,conduong_giankho mình cũng biết PTS cũng 2 năm rồi !(nhưng trình độ chỉ ở mức căn bản)không làm nhiều, lâu lâu mới làm 1 cái j đó nên rất hay quên, mãi ko lên dc tẹo nào …

Bắt đầu nghiên cứu 1 cách nghiêm túc cách đây 2 tháng mình có 1 số ý kiến thế này :
Bạn phải đam mê mới nên tiếp tục (dù nhỏ) và nếu muốn học thì phải nghiêm túc mới thành công dc.
Mình có 1 kế hoạch nghiên cứu thế này :
Chuẩn bị về mặt tài liệu : bất cứ những j bạn thấy dc trên internet …
+Gồm các bài huơng dẫn dạng ebook
+Các VCD dạng video như 35 CD của bác Duơng Trung Hiếu chẳng hạn
+ Các địa chỉ chia sẻ tut
+ Một số tài liệu cơ bản dạng sách đọc (có thể tìm từ nhiều nguồn hoặc đi mua ở hiệu sách)
Thực hiện
-Đầu tiên bạn vẫn phải qua các bài học cơ bản của PTS mà hầu như người tự học hoặc học ở trung tâm đều trải qua .Đó là các baì tập về vùng chon, các công cụ … Ở giai đoạn này bạn nên tìm những sách đọc , hoặc các loại ebook để xem và thực hành ngay từ các bài học đơn giản !
-Khi đã có các kiến thức căn bản bạn mới nghĩ đến việc nghiên cứu về các chức năng khác nâng cao của PTS .
-Cuối cùng bạn có thể xem tut/video để nâng cao khả năng của mình , lúc này bạn đã dần nắm bắt dc khả năng làm việc trên PTS và không bị bỡ ngỡ !

  • + Với mình mình đặt ra 1 kế hoạch làm việc thế này

2 Tuần đầu học căn bản
+1 Ngày bỏ ra 1 h (đến 3h tùy bạn ) để đọc sách, học 1-5 CD của bác DTH và thực hành ngay
+1 h hằng ngày để xem các nhận xet ,tác phầm , tham gia các diễn đàn đồ họa để nâng cao về mặt thẩm mỹ ,bố cục và các yếu tố về thầm mỹ !
– Ở giai đoạn này bạn đừng nên lao vào làm theo tut vì sẽ không hiệu quả và hẳn bạn ko hiểu dc hết tác giả làm j .
+Bắt đầu từ các tuần tiếp theo : mình vẫn làm việc như vậy nhưng có bổ sung 1 công việc : 2 ngày phải làm 1 tác phầm (dù là blend , ghép,design web) tùy theo sỡ thích của bạn. Nhưng bạn phải có kế hoạch thực hành thật nghiêm túc .

+ Việc có kế hoạch thực hành rất quan trọng đó bạn nó làm cho bạn nâng cao kinh nghiệm ,thẩm mỹ thứ này ko có sách vở nào dạy dc

 + Mình đã làm được gần 2 tháng rồi và thấy rất hiệu quả ,cách tốt hơn là mình muốn và có 1 kế hoạch tốt cả bạn à !





Kinh nghiệm học khối D để đạt kết quả cao nhất
Kinh nghiệm học ở nước ngoài
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Kinh nghiệm học tốt tiếng pháp
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý