Kinh nghiệm du lịch Ai Cập

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch Ai Cập

19/04/2015 05:07 AM
239

Du hành đến một vùng đất mới lạ như Ai Cập, một trong những điều bạn cần chuẩn bị trong hành trang lên đường là những hiểu biết về tập tục, văn hóa địa phương để chuyến đi vui vẻ trọn vẹn. Kinh nghiệm du lịch Ai Cập dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn



Trên bản đồ thế giới, hình bình hành Ai Cập và bán đảo Sinai tạo thành một vùng đất có diện tích hơn một triệu cây số vuông. Dòng sông Nile mang hai sắc màu xanh trắng bắt đầu từ cao nguyên Ruanda, chảy qua Ai Cập theo hướng Nam – Bắc và kết thúc tại biển Địa Trung Hải. Châu thổ sông Nile như một cây quạt khổng lồ màu xanh đang xòe ra và thủ đô Cairo như một viên ngọc sáng đính vào đầu mút của nó. Không  ai có thể cưỡng lại được sự quyến rũ của Ai cập kì vĩ. Chẳng thế mà Trong Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại của nền văn học Ba Tư (Perse) có viết: “Những ai chưa đến Ai Cập được xem như chưa biết thế giới. Bụi nơi đây được làm bằng vàng. Dòng sông Nile ở đây là một kỳ quan. Phụ nữ nơi này giống như những thiên thần. Và không thể khác hơn được vì Ai Cập là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại”. Khi đến với Ai Cập bạn sẽ thực sự bị thu hút bởi vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ độc đáo và kì vĩ.


Du lịch Ai cập khi nào và bằng phương tiện gì


Ai Cập , có tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một nước cộng hòa nằm ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á. Dream Travel giới thiệu bạn đọc thời điểm đẹp nhất trong năm để đến thăm đất nước này và cung cấp thông tin về phương tiện đi lại ở Ai Cập

Đi khi nào?

Miền Bắc Cairo lúc nào cũng nóng như lửa từ tháng 6 đến tháng 8, nhất là Luxor và Aswan, có khi nhiệt độ lên đến 40 độ. Ở Cairo thì đầy nắng, bụi, ô nhiễm, tiếng ồn… khiến bất cứ ai đi dạo cảm thấy chẳng khác nào bị tra tấn. Mặc khác, mặt trời như thiêu đốt sẽ khiến mọi người muốn đi tránh nóng ở bãi biển Nam Sinai, mũi Alexandrian của Biển Đỏ - lúc này ai muốn đến đây thì đều vất vả khi tìm phòng nghỉ.

Khi đến tham quan những nơi như Luxor, mùa đông là thời gian thoải mái nhất. Cairo không mấy dễ chịu, trời lúc nào cũng u ám và giá lạnh vào ban đêm, trong khi đó ở bờ biển Alexandria, vùng Địa Trung Hải thì mưa nhiều, gây lũ lụt, đường phố bị lún. Ngay cả bãi biển Sinai hơi lạnh nếu tắm nắng vào tháng 1. Từ tháng 3 đến tháng 5 hay tháng 9 đến tháng 11 là thời gian tốt nhất để thụ hưởng ấm áp.

Phần lớn những ngày lễ tôn giáo hay lễ quốc gia của Ai Cập không làm gián đoạn kế hoạch du lịch một cách nghiêm trọng. Vào lễ Ramadan của người Hồi giáo, rất nhiều quán hàng đóng cửa, các quán bar thì nghỉ hoàn toàn. Nhiều công ty, văn phòng cũng làm việc cầm chừng.


Đến, đi lại bằng gì?

Có rất nhiều cách để đến Ai Cập, tình trạng liên kết giữa Cairo và các thành phố Châu Âu khác khá tốt. Nên mua một tour du lịch bao gồm cả phiếu khách sạn nghỉ ngơi có thể rẻ và tốt hơn đặt vé máy bay độc lập, nếu chỗ nghỉ ngơi không như ý muốn, bạn có thể bỏ phiếu. Chuyến bay từ các nước khác đến Ai Cập khá đắt tiền nên tốt nhất là đi từ Châu Âu, vì vé máy bay ở châu Âu đến Ai Cập khá rẻ.

Hãng hàng không quốc gia của Ai Cập là EgyptAir, Air Sinai cũng kết nối tốt tại Ai Cập. Phần lớn du khác đến Ai Cập phải đi qua Cairo, dù số người đến Alexandria, Luxor, Aswan, Hurghada (Al-Ghardaka), Marsa Alam and Sharm el-Sheikh ngày càng có chiều hướng gia tăng.  Những sân bay đó có một số hãng hàng không nhỏ và các công ty hợp đồng trực tiếp liên kết với châu Âu.

Còn nhiều cách đến Ai Cập từ châu Phi và Trung Đông, kể cả xe bus từ Israel thông qua Gulf của Aqaba hay vùng mũi Bắc của dãy Gaza, hoặc phà từ Jordan, Ả Rập Saudi và Kuwait.

Hệ thống giao thông công cộng và tư nhân ở Ai Cập khá tốt. Các hãng hàng không trong nước bảo đảm bay khá nhanh, mặc dù bạn cần có nhiều tiền và một ít thời gian. Những hệ thống giao thông khác như xe bus, tàu lửa, tàu thủy hay thậm chí là lạc đà, lừa và ngựa.

Nếu bạn yếu sức khỏe, có thể không thích hợp đi xe bus hay xe lửa, nhưng đó là những cách tốt nhất để gặp gỡ người bản xứ, cảm giác được văn hóa Ai Cập. Dịch vụ xe bus hầu như có mặt khắp mọi tỉnh thành ở Ai Cập và 5000 km đường ray xe lửa cũng kết nối mọi thành phố từ Aswan đến Alexandria.

Bạn cũng có thể đón taxi đi lại từ ngoại ô đến thành thị. Những loại xe truyền thống như Peugeot 504s, tuy nhiên xe bus nhỏ của Toyota cũng nổi tiếng, họ tập trung đón khách ở các trạm xe lửa hay xe bus. Tài xế đợi đến khi đủ người mới khởi hành. Nếu bạn muốn gia nhập vào dân chúng và tự lái xe, có thể dễ dàng thuê xe ở khách sạn và sân bay. Nhưng những ai quá nhát gan thì khuyên đừng bao giờ chọn cách này.


Văn hóa ẩm thực Ai Cập



Nằm giữa châu Phi và châu Á, Ai Cập đã tận dụng được lợi thế này để tiếp nhận những gì đặc sắc nhất của các quốc gia láng giềng. Ẩm thực Ai Cập là sự giao thoa giữa nhiều món đặc sản vùng Địa Trung Hải. Dream Travel giới thiệu bạn đọc nét đặc sắc của nền Ẩm Thực đa văn hóa Ai Cập

Ẩm thực Ai Cập là sự giao thoa giữa nhiều món đặc sản vùng Địa Trung Hải .Một nửa các món ăn Ai Cập có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ẩm thực Ai Cập còn chịu ảnh hưởng từ Li-băng, Iran, Hy Lạp và cả Anh Quốc.

Các bữa ăn truyền thống

Bữa ăn của người Ai Cập ngày nay khác với bữa ăn của tổ tiên họ ngày xưa. Bữa sáng thường có bánh mỳ và phô mai, hay có thể bắt đầu với foul. Bữa trưa diễn ra vào khoảng 2 giờ chiều hoặc thậm chí trễ hơn để mọi người trong gia đình đều có thể quây quần lại bên nhau. Món chính thường là thịt, cơm, bánh mỳ và rau. Trong bữa ăn, mọi người có thể thoải mái dùng mọi món ăn được bày ra. Bữa tối bắt đầu sau 9 giờ tối. Khi những người Ai Cập lên thành phố để dùng bữa, bữa ăn thường kéo dài đến 1 hay 2 giờ sáng là chuyện bình thường.


Đặc sản


Món ăn cơ bản nhất của người Ai Cập là foul, gồm bánh mỳ ăn với đậu hầm. Đậu được hầm cả đêm cho nhừ rồi được ăn kèm với shami (một loại bánh mỳ tương tự pitta). Pitta là loại bánh mỳ làm từ bột nhào nướng lên, kẹp đậu hầm nhừ, gia vị, salad và tahina (bột xay từ hạt vừng). Ta'amiva hay falafel cũng là một món ăn truyền thống của người Ai Cập. Người Ai Cập thường thích ăn thịt nướng và thịt băm, nhất là thịt gà và cừu.

Khi đến Ai Cập, bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng shishkebab (thịt ướp gia vị xiên que) cũng như món kushari, gồm mỳ, gạo, đậu lăng, hành phi và sốt cà chua. Molokhiyya là món ăn từ lá molokhiyya, nấu cùng với nước hầm từ gia cầm và gạo. Nếu bạn tò mò muốn khám phá kỹ hơn nữa các món ăn Ai Cập, hãy thử món bồ câu nướng với nước sốt.

Các loại trái cây tươi ở xứ sở này cũng rất phong phú như quả vả, quả chà là, dưa hấu căng mọng..., mùa nào thức nấy.

Để kết thúc bữa ăn, người Ai Cập thích dùng đồ ngọt. Món tráng miệng thường được ướp hương nước hoa hồng và rắc hạt đào lạc. Bạn hãy thử nếm món Om'ali béo ngậy, hỗn hợp gồm bột cán mỏng nhúng trong sữa ngọt lịm, trộn cùi dừa và hạt đào lạc. Đây là món bánh ngọt được ưa thích nhất. Baklava là tên các loại bánh ngọt nướng cùng quả óc chó và phủ siro đường.


Những món dùng kèm trong các bữa ăn

Trước tiên phải kể đến nước trái cây thơm ngon, rất được ưa thích tại đất nước nắng nóng này. Các loại nước trái cây giàu vitamin như chuối, xoài, lựu, chanh, ổi, mía... Người Ai Cập cũng hay dùng trà và cà phê nhưng thường rất ngọt. Cà phê theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ uống kèm với bã cà phê. Bạn phải đợi cho đến khi bã cà phê lắng xuống dưới đáy trước khi uống. Nếu không thích ngọt, bạn có thể uống ahawa saada. Nếu bạn chỉ thích ít cà phê, hãy gọi cà phê Pháp. Cà phê pha sẵn Nescafé có bán ở khắp nơi. Karkadé là loại nước uống được chế biến từ hoa dâm bụt (giống như cách pha chè xanh), rất "đã khát ". Tất nhiên bạn không thể bỏ qua trà bạc hà. Người Ai Cập uống trà bạc hà mọi lúc mọi nơi.

Dù theo tôn giáo nào, phần lớn người Ai Cập cũng khá thoải mái trong việc dùng đồ uống có cồn. Loại bia stella rất phổ biến ở Ai Cập. Rượu vin của đất nước Kim Tự Tháp này cũng khá ngon nhưng giá cao. Nếu có người bản địa nào đó mời bạn đi uống, bạn phải cẩn thận vì có thể bạn sẽ uống phải rượu hay bia pha, những loại thức uống rất có hại cho sức khỏe. Cũng cần chú ý là uống nước khoáng thì tốt hơn là nước máy.

Ăn ở đâu tại Ai Cập

Nếu bạn muốn ăn các món ăn địa phương, hãy đến các nhà hàng truyền thống hoặc ăn tại nhà của người bản địa. Luôn phải chú ý đến những gì bạn ăn và ăn ở nơi nào cho dù rất dễ để tìm những nhà hàng ăn ngon tại Ai Cập. Nếu bạn không có nhiều tiền, các hàng ro

Điểm du lịch Ai Cập


Ai Cập nằm ở Bắc Phi với sự kì bí khó tả từ xưa đến nay. Không có quốc nào có thể so sánh với Ai Cập về những kiến trúc nguy nga hay những công trình mang tính chất lịch sử. Dream Travel giới thiệu bạn đọc những điểm đến hấp dẫn hàng đầu tại đất nước Ai Cập huyền bí này:

Ai Cập nằm ở Bắc Phi với sựu kì bí khó tả từ xưa đến nay. Không có quốc nào có thể so sánh với Ai Cập về những kiến trúc nguy nga hay những công trình mang tính chất lịch sử. Những điểm du lịch 90% phụ thuộc vào con sông Nile. Rất nhiều địa điểm tham quan trên sông Nile (ngoài đường bộ và đường hàng không). Đó cũng là một điểm đến ưa thích của  du lịch Ai Cập và nơi đây còn cung cấp tiện nghi cho khách du lịch nhiều.

Kim tự tháp


Đứng đầu danh sách chắc chắn là Kim Tự Tháp – quá nổi tiếng và được xem là biểu tượng tiêu biểu cho đất nước Ai Cập. Với hơn 80 kim tự tháp lớn bé được xây dựng chủ yếu giữa những năm 2600 trước Công nguyên và 1500 trước Công nguyên và hầu như đều nằm gần con sông Nile huyền thoại. Hầu như những kim tự tháp này chỉ dành cho hoàng tộc, sau khi chết xác họ được ướp bằng kĩ thuật thủ công và được an táng trong tháp với rất nhiều đồ dùng cá nhân sang trọng khác. Hầu như trong Kim tự tháp luôn đặt các cơ quan và cạm bẫy nhằm ngăn ngừa bọn trộm mộ cũng như những lời nguyền kẻ nào dám đánh thức những Pharaon vĩ đại. Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là Kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư: Ước tính từ 20.000 đến 30.000 lao động được điều phối để xây dựng các kim tự tháp tại Giza với khoảng thời gian là hơn 80 năm.

Cairo

Cairo là thủ đô của Ai Cập. Nếu bạn thực sự muốn đắm mình trong văn hóa Ai Cập, đây sẽ là nơi tốt nhất cho bạn tham quan. Địa điểm tập trung các khu chợ và nhà hàng nơi bạn có thể mua hương vị của bạn về ẩm thực Ai Cập. Với những điểm tham quan công cộng của Cairo bao gồm:

a) Chợ Khan al-Khalili: Khan al-Khalili là một trong những chợ lớn nhất thế giới thu hút cả người dân địa phương và khách du lịch quốc tế. Đây là một khu chợ tuyệt vời, đầy những chai nước thơm kỳ lạ, quần áo Ả Rập và quà lưu niệm khác.

b) Bảo tàng Ai Cập cổ: Nó đã có hơn trăm ngàn hiện vật trong 107 phòng. Và biết đến nhiều nhất là là Gallery Tutankhamun.

Abu Simbel


Abu Simbel tạo ấn tượng với các vách đá sa thạch ở trên cao của sông Nile. Sự hấp dẫn nổi tiếng nhất là bức tượng khổng lồ của vua Ramses II canh gác trước lối vào. Khi mực nước của hồ Nasser tăng, UNESCO di chuyển chúng đến một vùng đất lớn giữa năm 1964 và 1968. Hai ngôi đền được xây dựng bởi Pharaoh Ramesses II để ăn mừng bản thân và vợ của ông, Nefertari. Ngôi đền của nó được ca ngợi là một trong những nơi đến hấp dẫn ở Ai Cập.


Đền Karnak


Bạn muốn chiêm ngưỡng kĩ thuật của nền Ai Cập cổ đại thì hãy đến nơi mà họ tôn thờ các vị thần của họ. Đền Karnak là nơi lớn nhất cho sự sung đạo của người dân Ai Cập. Nó có một đài tưởng niệm để chỉ về mỗi thần trong các tôn giáo Theban. Nó là một phức hợp lớn gồm ba ngôi đền và nổi tiếng nhất trong số đó là đền thờ Amun. Người ta cho rằng họ đã được xây dựng trong một khoảng thời gian cách đây 1300 năm.

Đền Luxor


Ngôi đền Luxor thực sự  vĩ đại, giống như chúng ta thấy ở Karnak. Đền Luxor thờ ba vị thần cổ đại, nơi mà hàng đầu là thần Amun. Đây là một lễ hội tổ chức tại đền thờ, nơi mọi người tụ tập để kỷ niệm một năm qua và những điều sắp tới của một năm mới. Có rất nhiều điều về ngôi đền này mà ít khi được nói đến; một trong những điều hấp dẫn là về việc xây dựng đền thờ và các bức tường của nó. Phần nổi tiếng nhất của ngôi đền này được gọi là Great Hypostyle Hall.

Siwa


Oasis Siwa, nằm gần Cairo, được biết đến với ngày tháng huy hoàng và những vườn ô liu tươi tốt của mình. Nó cũng đã được công nhận là một trong những điểm đến nhiều nhất tại Ai Cập. Với những nét văn hóa riêng khác với nét văn hóa chính thống của Ả Rập, Siwa đã tạo cho mình một nét chấm phá riêng. Khu vực này cũng nổi tiếng với nó rất nhiều suối nước nóng, mà được cho là có đặc tính chữa bệnh.

Thung lũng các vị vua thực sự là một thung lũng mà nằm ở Ai Cập trên bờ Tây của sông Nile ở Thebes. Từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, các ngôi mộ được xây dựng cho các vị vua cũng như cho các quý đều được đặt tại đây. Có tổng cộng hai thung lũng, được gọi là Thung lũng Đông và thung lũng Tây. Thung lũng Đông là nơi mà hầu hết khách du lịch tham quan, trong đó các ngôi mộ của Vương quốc New Pharaohs có thể được tìm thấy tại đây.

Alexandria


Alexandria là nơi không thiếu trong các điểm tham quan văn hóa. Với những điểm nổi bật như khám phá Bảo tàng Mỹ thuật, tham quan Bảo tàng Trang sức hoàng gia, hoặc tham gia vào một hành trình để có cái nhìn toàn vẹn về cảnh quan của sông Nile. Bạn sẽ thấy mình đang trôi theo dòng thời gian và đồng thời đó bạn sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác như  Trụ cột của Pompey, Bảo tàng quốc gia Alexandria và còn nhiều nữa….


Sharm El Sheikh


Sharm El-Sheikh - là một thành phố hấp dẫn của Ai Cập nằm ở cuối phía nam của bán đảo Sinai. Nơi này được xem là một trong những điểm độc đáo nhất trên thế giới.Vì nó là một trong những điểm lặn hoàn hảo nhất, một số công ty tư nhân đang thực hiện các khóa học lặn ở các cấp cung cấp cho bạn một cơ hội tuyệt vời để tự mình khám phá đại dương kì diệu. Những nơi tuyệt nhất để đến tham quan - núi Sinai, Vịnh Na'ama, Đảo Tiran, Bãi biển Terrazzina và đầm trắng.


Top 10 địa danh nên đến ở Ai Cập

1. Đền Mortuary

Đền Mortuary của Hatshepsut (người phụ nữ đã cai trị Ai Cập từ năm 1479 trước Công nguyên đến năm 1458 trước Công nguyên). Tọa lạc dưới các vách đá tại Deir el Bahari ở phía Tây sông Nile, Mortuary được thiết kế theo cấu trúc dạng dãy cột do kiến trúc sư Hoàng gia của Hatshepsut tên là Senemut thiết kế. Đây được coi là nơi thờ cúng Hatshepsut sau khi bà qua đời và thể hiện lòng tôn kính đối với thần Amun. Ngôi đền được xây dựng với 3 bậc thềm có chiều cao 30 m. Những bậc thềm này được kết nối với nhau bằng con đường dốc. Xung quanh con đường dốc là những vườn cây cỏ xinh đẹp.

den mortuary

Đền Mortuary

2. Kim tự tháp Bent

Kim tự tháp Bent nằm ở Dahshur là kim tự tháp thứ hai được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu. Đây là Kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập có phần đá vôi bóng ở bên ngoài còn nguyên vẹn và không bị biến dạng.

kim tu thap bent

Kim tự tháp Bent

3. Kim tự tháp bậc thang của Djoser

Djoser ở khu nghĩa địa Saqqara là Kim tự tháp được xây dựng đầu tiên bởi người Ai Cập cổ. Nó được tể tướng Vizier Imhotep xây dựng trong suốt thế kỷ 278 trước Công nguyên để chôn cất Pharaoh Djoser. Công trình này cao 62 m với nhiều khu chôn cất bậc thang nằm dưới lòng đất, ẩn giấu trong một đường hầm rối rắm.

kim tu thap bac thang cua djoser

Kim tự tháp bậc thang của Djoser

4. Đền Luxor

Luxor nằm bên bờ phía Đông của sông Nile trong thành phố cổ của Thebe và được tìm thấy vào năm 1400 trước Công nguyên. Ngôi đền được dâng hiến cho 3 vị thần Ai Cập là Amun, Mut và Chons. Ngôi đền cổ này là trung tâm các lễ hội của Opet – lễ hội quan trọng nhất của Thebe. Đây là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

den Luxor

Đền Luxor

5. Tượng Great Sphinx

Tượng Great Sphinx nằm ở Giza Plateau, Ai Cập. Đây là một trong những bức tượng lớn và cổ nhất thế giới. Sự thật về khuôn mẫu, thời gian xây dựng và người thiết kế ra nó đang là vấn đề tranh luận của các nhà khoa học. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà khảo cổ học Ai Cập đương đại cho rằng tượng Great Sphinx được xây dựng vào năm 2500 trước Công nguyên bởi Pharaon Khafre.

tuong Great Sphinx

Tượng Great Sphinx

6. Kim tự tháp đỏ

Kim tự tháp đỏ được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu . Đây là thành công đầu tiên của nhân loại khi xây dựng được một Kim tự tháp có bề mặt trơn mịn. Kim tự tháp đỏ có độ cao 104 m, đứng vị trí thứ 4 trong số các kim tự tháp cao nhất được xây dựng ở Ai Cập. Lối kiến trúc độc đáo của nó là điểm thu hút cáckhách du lichđến đây tham quan hàng năm.

kim tu thap do

Kim tự tháp đỏ

 7. Thung lũng của các vị vua

Thung lũng của các vị vua là nơi có nhiều ngôi mộ được xây dựng trong khoảng 500 năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, dành cho các vị vua và các quý tộc. Thung lũng chứa 63 ngôi mộ được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp với hơn 120 phòng. Các ngôi mộ hoàng gia được trang trí các hình tượng Ai Cập thần thoại thể hiện sự tín ngưỡng tôn giáo và nghi thức lễ tang của thời đại này. Tất cả các ngôi mộ dường như bị mở nắp và bị đánh cắp từ thời xa xưa. Chỉ có ngôi mộ nổi tiếng của Tutankhamun là không bị xâm phạm. Chắc chắn khách du lich sẽ thực sự thích thú khi đến với điểm tham quan này.

thung lung cua cac vi vua

Thung lũng của các vị vua

8. Abu Simbell

Abu Simbell là khu di tích khảo cổ học gồm 2 ngôi đền đá đồ sộ nằm bên hồ Nasser, phía Nam Ai Cập. Hai ngôi đền này được đục khoét vào núi đá trong suốt triều đại của Pharaoh Ramesses. Kim tự tháp của thế kỷ 13 trước Công nguyên này là công trình cuối cùng của ông và nữ hoàng Nefertari. Vẻ đẹp và tinh xảo của kiến trúc Ai Cập cổ trong ngôi đền này sẽ giúp khách du lich khám phá thêm lịch sử văn hóa độc đáo của người Ai Cập xưa.

Abu Simbell

Abu Simbell

9. Karmak

Karmak là khu di tích tôn giáo cổ và rộng nhất thế giới. Hầu hết các công trình kỷ niệm của Karmak được xây dựng bởi các Pharaoh từ năm 157 – 1100 trước Công nguyên. Ngôi đền ở khu di tích Karmak gồm 3 ngôi đền chính kèm theo những ngôi đền nhỏ hơn và nhiều ngôi đền khác nằm bên ngoài, cách Luxor khoảng 2.5 km về phía Bắc. Một trong những di tích nổi tiếng nhất của Karmak là quảng trường Hypostyle, có diện tích 5000 m2 với 134 cột đồ sộ sắp xếp thành 16 hàng.

Karmak

Karmak

10. Kim tự tháp ở Giza

Kim tự tháp ở Giza được xây dựng bởi 3 thế hệ (Khufu, Khafre và Menkaure). Tòa Kim tự tháp vĩ đại của Khufu là cổ xưa nhất và là công trình duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới còn lại. Hơn 2 triệu khối đá tảng được sử dụng để xây dựng Kim tự tháp này trong suốt 20 năm, hoàn thành vào năm 2560 trước Công nguyên. Kim tự tháp cao 139 m, được xem là Kim tự tháp cao nhất Ai Cập mặc dù gần nó có Kim tự tháp của Khafre cao hơn (vì được xây dựng trên nền đất cao hơn)

kim tu thap o giza


Chia sẻ kinh nghiệm



Mặc dù tôi đã có bạn từng đi du lịch Ai Cập vào những kỳ nghỉ trước, nhưng do lúc đó không có ý định đi Ai Cập, nên hầu như không hỏi thăm gì nhiều về kinh nghiệm. Còn lần này, từ lúc quyết định chắc chắn tới lúc đăng ký và chuẩn bị đi, do thời gian quá khẩn trương, nên cũng không kịp hỏi kinh nghiệm người đi trước. Ngọai trừ kinh nghiệm mà “trưởng đòan Heo Nái” đọc trên mạng, đại lọai như ăn chín uống sôi, hay là đề phòng các lòai cá độc khi tắm biển… vân vân, thì hầu như chúng tôi không có kinh nghiệm gì, thậm chí ngay cả ý định đi tham quan đâu ở Ai Cập, cũng vẫn còn… ù ù cạc cạc. Thế nên, ngay khi tới Ai Cập chỉ mấy ngày đầu, tôi đã nghĩ đến việc nhất định phải chia sẻ kinh nghiệm sau chuyến đi, để nếu sau này có ai đi Ai Cập thì ít nhất cũng tránh được một số vấn đề mà tôi gặp phải. Dù chuyến đi có thể nói thành công mỹ mãn, nhưng tôi vẫn gặp một vài rắc rối. Lưu ý: đây chỉ là kinh nghiệm riêng của tôi trong chuyến đi của mình, chứ nhiều khi mỗi người lại gặp những tình huống phát sinh khác nhau... 

1/. LỌAI VISA CẤP NGAY TẠI SÂN BAY: Tại sân bay Ai Cập có các quầy cấp visa ngay tại chỗ, với giá chỉ 15$. Nhưng các bạn cứ việc thẳng tiến xếp hàng làm thủ tục hải quan, và đừng tiếc rẻ thắc mắc tại sao có người có thể làm visa vừa nhanh lẹ vừa rẻ. Tại vì họ là người Nga. Chúng tôi lơ ngơ không biết, thấy người ta xếp hàng mình cũng xếp hàng, xếp chán chê mê mỏi tới lượt mình chạm tới quầy đó mới biết đó là quầy làm visa, trong khi tụi tôi đã có visa rồi. Mất thời gian lãng xẹt.

2/. SỬ DỤNG DI ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Các bạn nên mang điện thọai tới Ai Cập và sau đó mua sim Ai Cập gắn vào dùng, cước phí phải chăng, nhắn tin đi nước ngòai cực rẻ. Sau 1 tuần, ra đến sân bay, chúng tôi vẫn còn thừa tiền điện thọai, gọi và nhắn tin khắp nơi vẫn không hết. Tuy nhiên, nếu không có gì gấp thì các bạn nên để sang ngày thứ 2 hẵng mua sim, vì đã quen đi lại, và có thể đi ra ngòai các cửa hàng để tham khảo giá hợp lý, vì người Ai Cập nói thách rất ghê, ngay cả tour guide cũng muốn kiếm lời khi nhận lời đi mua đồ giùm bạn, họ cũng tính tiền công trong đó. Nên hay hơn cả là bạn tự đi mua lấy.

3/. GỬI POSTCARD TỪ AI CẬP: Sẽ thật thú vị nếu như mỗi khi bạn đến một thành phố nào đó và gửi postcard nơi đó về cho người thân. Và thật tuyệt hơn bởi vì gửi postcard từ Ai Cập thì cước phí bưu điện rất rẻ, chỉ có 1 pound rưỡi tiền tem thôi (tương đương khỏang 5000VND). Tuy nhiên, ở đây rất buồn cười là dù trên mặt hàng có ghi rõ giá tiền thì bạn vẫn có thể phải mua chúng với giá khác. Ví dụ như cùng là con tem 1 pound rưỡi đó mà có người bán giá tới 4 pound. Tất nhiên là tôi đã bị tên bán hàng đó lừa, vì mấy ngày đầu chưa biết cách phân biệt, chữ Ả Rập thì loằng ngoằng, ngay cả cách viết số của họ cũng khác hẳn cách viết số thông thường. Chính vì lẽ đó, các bạn không nên để bị lừa giống như tôi. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng hy vọng sẽ mua được con tem đúng giá 1 pound rưỡi, bởi vì khi tôi mua ở cửa hàng khác, và lần này tôi đã biết trên con tem đó có đề giá 1 pound rưỡi, nhưng người bán hàng vẫn tỉnh queo tính 2 pound rưỡi và nói rằng: phần chênh lệch là phần lời của ông ấy. Có bạn đi Ai Cập và nói rằng ko có thời gian tìm bưu điện để gửi postcard, các bạn đừng bận tâm quá, vì có sẵn thùng thư ở ngay trong khách sạn và cả ở sân bay.

4/. MẶC CẢ- TRẢ GIÁ KHI ĐI MUA HÀNG: Mua hàng ở Ai Cập trả giá phải mạnh mồm y như trả giá khi đi chợ ở Việt Nam vậy. Cho dù bạn có thấy mức giá đó đã quá rẻ so với đời sống ở nơi bạn đang sống, thì bạn cũng phải trả giá, vì thật sự nó còn rẻ hơn nữa, và người bán hàng ở Ai Cập nói thách rất ghê. Về khỏan trả giá này thì chúng tôi rất ok, chắc vì đã quen đi chợ ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn vài lần bị hớ. Cách trả giá thì cũng như trả ở chợ Bến Thành thôi, ban đầu trả bằng 1/3, không được thì trả lên ½. Không được nữa thì đừng tỏ vẻ gì luyến tiếc, cứ nhất định bỏ đi, thì chắc chắn họ sẽ kêu lại và bán cho. Mà nếu họ không kêu lại thì cũng đừng tiếc, đóan được mức giá rồi thì đi hàng khác, vì có rất nhiều hàng, nói chung mặt hàng chỗ nào cũng như nhau cả. Bạn nên biết 1 kg quít ở đây giá chỉ có nửa pound thôi. Các lọai thực phẩm khác đều rất rẻ. Gía cả đời sống ở đây rất thấp nhưng giá đồ lưu niệm thì lại tòan hét trên trời. Và bạn nhớ lưu ý, đừng để đi Ai Cập mà mua nhầm đồ lưu niệm Made in China nhé.

5/. NGHỆ THUẬT CHÈO KÉO: Người bán hàng ở Ai Cập rất có nghệ thuật chèo kéo và làm khách hàng mát cả ruột gan. Nếu như ở Việt Nam có câu “khách hàng là thượng đế”, thì chắc ở Ai Cập, khách hàng còn… trên cả thượng đế nữa. Nên nếu mới đến và được chèo kéo lần đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác xúc động và nếu như bạn không mua gì cho người ta hoặc là không niềm nở đáp lại sự thăm hỏi nhiệt tình của người ta thì bạn sẽ cảm thấy như mình phụ lòng người ta vậy. Nhưng hỡi các bạn có tính hay áy náy thừa, ở Ai Cập người bán hàng nào cũng như vậy hết. Cũng có 1 kiểu duy nhất là vồn vã chào hỏi, hỏi bạn từ đâu đến, sau khi bạn trả lời thì sẽ khen ngợi đất nước bạn thật tuyệt, tiếp đến nữa sẽ khen bạn có cặp mắt đẹp,… vân vân… Và cuối cùng, sau khi bạn mua hàng xong với giá đã trả chỉ còn ½, hoặc là bỏ đi không mua, thì họ sẽ không sỉ vả hay có thái độ bực bội bóng gió gì cho bạn thấy đâu, mà họ có chung 1 kiểu thái độ là: nhìn bạn bằng ánh mắt buồn bã, làm bạn có cảm tưởng như bạn vừa trấn lột tiền của họ, chứ chẳng thấy hả hê gì vì mua được hàng với giá hời.

6/. KHÔNG NÊN VỘI VÀNG: Bạn định mua gì thì hãy chịu khó đợi đến những ngày cuối hãy mua, khi mà bạn đã ít nhiều biết về đời sống và mức giá cả ở Ai Cập, cũng như nên chịu khó đi dạo shopping để ngắm nghía và cân nhắc trước để chọn cửa hàng có hàng đẹp mà giá có thể trả hợp lý nhất. Ngòai ra, người bán hàng ở Ai Cập còn có kiểu này, là nếu biết bạn đã mua món đó ở cửa hàng khác rồi, thì thế nào họ cũng sẽ nói ra 1 giá thấp hơn cho bạn tiếc chơi. Vì thế, bạn cứ giả vờ đã mua thứ đó rồi, và dọ hỏi giá mặt hàng đó, thì họ sẽ không nói thách cao nữa đâu. Không những thế, họ còn có chiêu khẳng định đồ thật, đồ giả. Họ sẽ chỉ vào món mà bạn đang thích và chứng minh đó là thật, rồi chỉ sang món khác mà bạn không thích để nói đó là giả. Thật ra như nhau hết, nên bạn đừng để bị tung hỏa mù, cứ trả giá thật dứt khóat.

7/. CẦN CÓ TRONG VALY: ngòai mấy thứ như sữa tắm, dầu gội đầu, kem đánh răng, vân vân… thì các bạn nhớ mang theo:

- Áo lạnh, nên mang 2 cái (vì từ 7g tối đến 10g sáng thì trời rất lạnh)

- Gìay thể thao, kính mát (vì 1 số tour đi ngòai sa mạc yêu cầu phải có. Nếu không, bạn sẽ mắc sai lầm như Hiền heo và Rika, phải bỏ 7$ ra mua 1 cái kính nhựa mà con nít cũng không thèm đeo; hay là bầu show phải mang sandal với vớ để cưỡi lạc đà). Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quên mang kính mát theo, thì bạn cũng đừng có mua, nếu bạn là người Việt Nam, đặc biệt là các bạn gái. Bởi vì thế nào các bạn cũng không phải lái xe đâu, với lại với du khách nữ thì họ tổ chức cho chạy rất chậm, nên thật ra, đeo kính hay không cũng chả ảnh hưởng gì.

- Dép, vì khách sạn không có dép.

- Đồ bơi, binkini càng hay… hehehe…

- Kem chống nắng: rất cần thiết, đặc biệt những chỗ nắng nóng như Luxor, bạn có nguy cơ bị lột da rất cao.

8/. KHĂN QUẤN Ả RẬP: Không biết các bạn thì sao chứ chúng tôi đều rất thích kiểu khăn này nên từ lúc chưa đến Ai Cập đã muốn tìm mua rồi. Khăn này đang mốt đấy. Nhưng ngay cả khi các bạn không hứng thú với lọai khăn này thì các bạn cũng cần phải có nó, khi tham gia những tour như Safari. Nếu các bạn muốn tiết kiệm tiền thì nên mang sẵn khăn theo, khăn gì cũng được, hoặc không thì mang khẩu trang như kiểu chạy xe máy ở Việt Nam ấy.

9/. CẨN THẬN VỚI DRAP GIƯỜNG: Đây là trường hợp rất hiếm xảy ra, nhưng mà tôi thì gặp phải. Đó là ở Ai Cập, làm bẩn drap giường thì phải đền (4$).

10/. TIỀN BOA: Bạn thường áy náy không biết boa bao nhiêu là vừa??? 1$ có ít quá không? Thật ra 1$ đã là quá đủ, thậm chí nhiều. Bạn nên chuẩn bị theo 1 ít $ lẻ, mà tốt hơn cả là sớm đổi tiền pound Ai Cập để khỏi phải boa $ rất hao.

11/. BỊ VÒI TIỀN: Khi bạn đi tham quan các điểm, có những người Ai Cập biết tâm lý du khách thích chụp hình có hình ảnh con người Ai Cập nên có trò nhiệt tình nhảy vào đòi chụp chung, hoặc xung phong chụp hình giùm, sau đó đòi tiền bạn. Nên tốt nhất là bạn đừng nghe lời họ. Hoặc nếu tình huống này xảy ra thì bạn cứ nói là bạn không có tiền thì thật ra họ cũng chẳng làm gì bạn cả. Tuy nhiên, nếu như bạn cảm thấy động lòng thì có thể cho họ tiền, họ có thể vòi tới 1$, tức 5 pound, nhưng nhất thiết không phải đưa nhiều đến thế. Bạn sẽ không cảm thấy áy náy, nếu tự nhắc mình nhớ là 1kg quýt ở xứ này chỉ có giá ½ pound mà thôi. Tuy nhiên, cũng có những người tốt. Chúc cho bạn gặp được những người tốt (không như tôi… hahaha…). Và với người tốt thật thì bạn cũng đừng ngần ngại biếu họ tiền để tỏ lòng cảm ơn.

12/. ĐỪNG NHÌN NGANG NGÓ DỌC: Khi đi tour, nhất là tour như Luxor, vì thời gian rất hạn hẹp, phải theo giờ giấc của cả đòan, nên nhất định các bạn không nên nhìn ngang ngó dọc khi đi ngang qua khu hàng lưu niệm. Bởi vì khi bạn nhìn ngang ngó dọc thì thế nào cũng bị chèo kéo thê thảm, trong khi thực ra không cần thiết phải mua hàng lưu niệm ở đó. Tôi bị một người bán hàng dí 1 cái tượng vào tay, mặc dù tôi không cầm và nói tôi không mua, nhưng ông ta vẫn dúi vào tay tôi và nói đó là quà tặng. Tôi đã nghi ngờ và nhất quyết không cầm, do cảnh giác theo kinh nghiệm ở Việt Nam, nhưng ông ta cứ đòi tôi nhận lấy quà. Khi tôi cầm thì ông ta kéo tôi vào cửa hàng của ông ta. Thế là tôi trả lại món quà và đi tiếp, thì ông ta lại đòi tôi nhận quà. Xe thì sắp chạy, tình hình rất khẩn trương. Ông ta bảo thôi thì trao đổi, tôi cho ông ta 1 cái vòng tôi đang đeo, còn tôi nhận bức tượng. Khi tôi đưa cái vòng của mình cho ông ta, ông ta lại mở miệng đòi 1$ tiền bức tượng. Tôi bực quá, vứt luôn cả tượng lại mà đi lên xe. Tất nhiên cái vòng đó chả đáng giá gì, nhưng cũng là kinh nghiệm của tôi, nói chung nên dứt khóat, đừng có áy náy thương người rồi tin người.

13/. CHỤP ẢNH: Nếu các bạn muốn có những pô ảnh đẹp lưu lại với đời thì nhớ mang số máy ảnh ít nhất cũng bằng ½ số thành viên. Nếu mỗi người có 1 máy thì càng tốt. Vì thời gian đi tour rất hạn hẹp, hầu như đi như lùa vịt, nên nếu các bạn không lăm lăm máy ảnh trong tay thì hầu như chẳng có cách nào kịp trong khi cảnh đẹp thì rất nhiều. Chưa kể điểm du lịch chỗ nào cũng đông nghẹt người, chộp được thời cơ có 1 khoản trống tương đối vắng người để chụp ảnh không bị lổn nhổn là không phải đơn giản. Và nên mang theo laptop để chép ảnh ra hàng ngày, vì dung lượng thẻ nhớ của máy ảnh có hạn. Chưa kể, lưu hình trong máy ảnh qua nhiều ngày rất nguy hiểm, lỡ đến ngày cuối cùng bấm nhầm 1 phát là có khi bao nhiêu hình mất hết. Ngòai ra, kinh nghiệm cho việc chụp ảnh là các bạn phải luôn sẵn sàng phản ứng nhanh đến mức, cứ có máy ảnh giơ lên là phải diễn được liền, vì hầu như không có thời gian để suy nghĩ hay đắn đo nên chụp kiểu gì, đứng ra sao, gồm những ai,… Nếu bạn cầm máy thì cứ bấm ào ào vào, tranh thủ từng phút từng giây, về nhà lọai ra sau. Nhưng cũng nhớ tự điều chỉnh và phân công các máy ảnh trong nhóm cho hợp lý, không thôi sẽ xảy ra tình trạng có những góc máy nào cũng chụp, rồi tới chỗ thì máy nào cũng hết pin, hết thẻ nhớ. Càng nên mang nhiều máy, đề phòng trường hợp máy này hỏng thì còn có máy khác hỗ trợ liền.

14/. VẤN ĐỀ NƯỚC UỐNG: Nước uống ở đây rất đắt, mà đắt nhất là Cocacola. Thậm chí, như chỗ khách sạn chúng tôi ở, ăn buffet 2 bữa sáng và tối nhưng cũng chỉ được uống nước miễn phí vào buổi tối thôi, còn bữa sáng vẫn phải tự trả tiền nước. Như cocacola thì dù bữa nào cũng phải bỏ tiền ra mua. Tuy nhiên, có 1 điểm thú vị là, tuy nước đắt thế nhưng được cái ở chỗ nào giá nước cũng như nhau, vào khách sạn thường hay khách sạn xịn thì giá nước uống cũng bằng nhau hết. Không như ở Việt Nam, vào khách sạn xịn thì giá nước uống cũng trên trời.

15/. VẤN ĐỀ ĐỒ ĂN: Nếu bạn chọn tour đến các thành phố lớn như Cairo hay Alexandria thì các bạn mới có cơ hội thưởng thức các món ăn bản xứ ở ngòai các hàng quán. Còn nếu chọn tour đến các thành phố du lịch như Hurganda chẳng hạn thì hầu như các bạn chỉ có thể ăn uống ở trong khách sạn. Ở ngòai rất ít hàng ăn, nếu có thì cũng là những hàng đầy ruồi nhặng và chắc chắn bạn không đủ can đảm để ăn. Còn trong khách sạn thì bữa ăn được phục vụ theo khẩu vị chung rất dễ ăn. Có rất nhiều rau củ, nên nếu bạn đi từ Nga, lại trong mùa đông thì thật là phấn khởi thay, vì giá rau củ quả ở Nga mùa đông rất đắt. Ở Ai Cập cũng có ổi, nhưng ăn rất dở. Một số món của Ai Cập mà trong nhà hàng của khách sạn có phục vụ là món bánh nướng (làm bằng bột mì nhồi rồi cán mỏng sau đó cho lên nướng). Món này hồi nhỏ tôi xem trong phim Alibaba thì rất mê, ăn cùng với mật ong, trong phim dịch là: bánh rán mật ong. Nhưng mà giờ được ăn rồi thì thấy… dở… hehehe… Ngòai ra còn có một vài món soup của Ai Cập nhìn như sốt cà chua. Nếu bạn có ý định mang mì gói theo thì nhất định phải mang kèm theo tô thìa đũa muỗng và ấm nấu nước, trừ khi bạn ở khách sạn 4 sao trở lên (lưu ý: 4 sao, không phải 4 lạc đà). Còn nếu bạn nhắm không mang nổi từng ấy thứ thì tốt nhất đừng mang mì gói theo làm gì >>> vô dụng!!! Đồ ăn Ai Cập rất ám mùi…

16/. MANG GỐI KHI LÊN XE: trước khi đi chuyến này, tôi không hề biết đến việc mang theo cả gối đầu khi lên xe. Vì ở Việt Nam, chuyện đi du lịch ngồi xe ô tô ngủ qua đêm là chuyện bình thường không cần gối. Tuy nhiên, ở đây, những khách Nga đều mang gối đầu lên xe, và khách sạn thì ok chả thấy cấm đóan gì việc mình mang gối của họ đi ra khỏi khách sạn. Cả gối lẫn tư trang bỏ lại trên xe mỗi khi xuống 1 điểm tham quan đều được quản lý rất tốt, không sợ bị thất lạc hay mất cắp gì hết. Nếu đi cả nhóm thì nhớ đừng quên mang cả… bộ bài để giải trí trên xe.

17/. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ GÌ? Nếu bạn biết tiếng Anh thì khỏi phải nói rồi. Nhưng nếu bạn ko biết tiếng Anh mà biết tiếng Nga thì cũng ok luôn, vì lượng du khách từ Nga tới Ai Cập rất nhiều nên những người bán hàng ở Ai Cập phần lớn cũng biết sử dụng tiếng Nga luôn. Có khi họ giao tiếp còn giỏi hơn bạn nữa. Anh hướng dẫn viên người Ai Cập, học tiếng Nga ở Ai Cập mà nói tiếng Nga còn giỏi hơn tôi học tiếng Nga ở Nga (hix…). Chỉ có các anh lái taxi là không biết tiếng gì hết, nên bạn gọi được xe cũng khá là tài đó. Đường phố cũng tòan các biển báo với chữ loằng ngoằng nên việc xác định mình đang đứng ở đâu cũng thiệt là tài đó. Tuy nhiên, bạn đừng lo, vì kiểu gì thì cũng có ngôn ngữ tay chân haha

18/. CẢNH GIÁC QUẤY RỐI: các bạn nữ nên cảnh giác đừng quá hồn nhiên cứ tưởng đó là sự cởi mở thân thiện. Do đặc trưng văn hóa, phụ nữ ở nhà, đàn ông đi làm, các công việc bán hàng lại càng chỉ dành cho nam giới, họ ngồi nhìn nhau cả ngày cũng… buồn, nên sinh tính sàm sỡ với các cô gái mà họ gặp được.

Cuối cùng/. Các bạn gái nên học câu này: “ana ba7bak (a na pa ha pak)!”, có nghĩa là: “em yêu anh!”. Còn “anh yêu em!” thì là “a na pa ha puk”, nhưng các bạn trai thì không cần học, vì có gặp em Ai Cập nào đâu mà vận dụng.





Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm du lịch Anh
Kinh nghiệm du lịch An Giang
Kinh nghiệm ăn uống ở Quảng Bình
Kinh nghiệm ăn uống ở Nha Trang


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý