Kinh nghiệm du lịch bụi bằng xe máy

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm du lịch bụi bằng xe máy

19/04/2015 05:07 AM
607

Tự do, năng động, tiết kiệm – đi du lịch bằng xe máy có muôn vàn ưu điểm và lắm điều kỳ thú. Tuy nhiên, để có một chuyến du hí thành công, có những nguyên tắc cơ bản mà dân ba lô – xe máy luôn thuộc lòng. Kinh nghiệm du lịch bụi bằng xe máy dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn


1.Chuẩn bị xe

- Kiểm tra chiến mã chu đáo trước khi đi: thay nhớt, kiểm tra thắng – vỏ ruột xe, bugi, đèn, còi, kính chiếu hậu…
Ghi nhớ! Xế đi du lịch nên là các loại xe bền, thông dụng, dễ sửa chữa dọc đường như Jupiter, Future, Wave… Các loại xe kiểng như Vespa cổ, Lambretta… thì nên loại ngay, nếu không muốn ôm xe giữa đường.

2. Ngâm cứu lộ trình

- Nếu là chuyến du lịch xe máy đầu tiên, nên chọn cự ly gần (60-120km) và đi vào ban ngày. Sau vài chuyến rút tỉa kinh nghiệm, bạn có thể chọn những điểm đến xa hơn, đi dài ngày hơn.
- Ngâm cứu lộ trình trước: Bản đồ? Đường đi bằng phẳng hay đèo núi? Định dừng nghỉ ngơi ở đâu?
- Nếu đi một nhóm thì phải thống nhất tuyến đường, điểm dừng trước để không bị lạc. Với những cung đường vắng, tốt nhất phải bỏ theo bộ đồ nghề sửa xe (và biết sử dụng bộ đồ nghề đó).

Du lich xe may

Du lich xe may

3. Xếp ba lô

- Nón bảo hiểm (bắt buộc phải có). Nên chọn loại nón nhẹ, có kính để che bớt bụi.
- Áo mưa: nên thủ sẵn dù không phải mùa mưa, nhất là khi đi đến các vùng đồi núi. Bạn có chắc cóc sẽ nghiến răng lúc nào! Nên đem 1 áo cánh dơi và 1 quần đi mưa rời, sẽ đủ che kín cho cả người và hành lý.
- Đồ mặc đi đường bằng chất liệu thoáng nhẹ, có áo khoác dài tay để che nắng. Không nên mặc quần jeans, sẽ nặng nề và khó cử động, lỡ mắc mưa cũng rất lâu khô. Nên đeo găng tay ngắn, đỡ mỏi khi phải lái xe lâu. Phe kẹp tóc tuyệt đối không mang giày cao gót.
- Hành lý càng gọn càng tốt, phải ràng vào xe chứ không nên phí sức đeo trên lưng.
- Đem đủ giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, bằng lái.

4. Trên đường đi

- Thuộc lòng khẩu hiệu “An toàn là trên hết”: không chạy quá nhanh, không vượt ẩu, tuân thủ đèn và biển báo giao thông. Không có dân du lịch “chính hiệu con nai vàng” nào mà lại lạng lách hay phóng veo véo như yên hùng xa lộ cả.
- Nếu đi một nhóm thì không nên bỏ nhau quá xa, nhưng tuyệt đối không chạy hàng 2 hàng 3 gây nguy hiểm.

Du lịch Xe máy- Đích đến đã định, hành lý sẵn sàng, bản đồ trong tay…, vậy mà chuyến lên rừng xuống biển bằng xe máy bạn ấp ủ bấy lâu vẫn chẳng mỹ mãn như mong đợi, khi vì lý do này, lúc lý do khác. Phải chuẩn bị thế nào để có một chuyến đi trọn vẹn?

Nghe có vẻ hơi nực cười, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng không ít người đã khởi đầu một chuyến đi dài ngày mà không hề chắc chắn rằng xe máy đã ở trong điều kiện tốt nhất có thể.
Trước chuyến đi, hãy đưa xe đi bảo dưỡng để hành trình không bị phá hỏng vì xe dở chứng giữa đường. Thêm một lưu ý nhỏ, hãy trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về xe để có thể tự xử lý những sự cố nhỏ, đồng thời luôn mang theo một số phụ tùng sơ cua như bóng đèn, bugi…, để có thể nhanh chóng thay thế khi cần thiết.

Du lich Xe may

Du lich Xe may

Trang phục: Hãy đảm bảo rằng bạn mặc trang phục phù hợp cho một chuyến đi xa bằng xe máy. Ngay cả trong những tháng mùa hè, đường núi vẫn có thể ướt nhép bùn đất và sương giá như mùa đông. Do đó, tốt hơn hết là bạn không nên chủ quan, và luôn mang theo đủ quần áo đi đường dự phòng, để nếu bị ướt có thể thay.
Đừng quá tham lam: Khi lên lịch trình cho chuyến đi, đừng cố đi được càng nhiều càng tốt trong một ngày. Nhiều người quá mải mê với những đích đến mà quên mất việc bố trí thời gian nghỉ ngơi giữ sức. Thật chẳng còn gì thú vị nếu bạn đến đích trong tình cảnh kiệt sức, thở không ra hơi, chỉ muốn lao vào ăn thật nhanh để lên giường đánh một giấc. Vài ngày như vậy có thể khiến bạn chỉ muốn vứt béng chiếc xe máy và bắt ô tô về nhà. Lời khuyên là hãy lên một lịch trình thật hợp lý và đảm bảo sức khoẻ.

Du lich Xe may

Du lich Xe may

Chấp hành luật giao thông: Đây là một cuộc đua hay một chuyến dã ngoại bằng xe máy? Hẳn là chẳng ai muốn chuyến đi của mình bị phá hỏng chỉ vì một phút chốc bốc đồng hay hứng khỏi quá đà phóng xe quá nhanh để bị cảnh sát giao thông bắt phạt, hoặc tệ hơn nữa là giữ xe. Hãy nhớ luôn chấp hành luật giao thông và không vi phạm giới hạn tốc độ tối đa.
Lên lịch trình hợp lý: Khi lên lịch trình, hãy đảm bảo rằng có những đích đến thú vị trong suốt chuyến đi. Suốt ngày rong ruổi trên những con đường chắc chắn rất tuyệt, nhưng tới chặng dừng chân, chẳng ai lại muốn ngồi đốt thuốc hay nhâm nhi cà phê một mình trong quá vắng, trừ phi mục đích chuyến đi của bạn là tìm một nơi tĩnh lặng để giam mình.

Du lịch Xe máy - Thời gian khởi hành:Bạn định thực hiện chuyến đi vào mùa nào trong năm? Hãy luôn nhớ, đặc biệt nếu bạn định đi “phượt” ở vùng núi, rằng thậm chí ngay cả khi mặt trời đang hun nóng các bãi biển thì ở trên núi vẫn có thể sương giá và mưa lạnh.Đừng quá chén: Đúng là với một chuyến dã ngoại bằng xe máy, ai cũng có cảm giác như được giải phóng, và thường tranh thủ hưởng thụ sự tự do theo ý thích, nhưng hãy luôn nhớ tránh lên xe trong tình trạng còn chưa tỉnh rượu hẳn. Vì bản thân và những người bạn đồng hành, đừng uống đến say tuý luý.

Sức khoẻ : Chiếc xe đã được bảo dưỡng cẩn thận để sẵn sàng cho một hành trình dài, có thể phải trèo đèo lội suối, vậy còn bạn thì sao? Hãy đảm bảo một sức khoẻ tốt trước và trong suốt chuyến đi. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tập thể hình hay chạy marathon trước ngày lên đường, nhưng hãy nhớ rằng bạn càng khoẻ mạnh thì càng tận hưởng được chuyến đi một đi một cách trọn vẹn. Ngoài việc chú ý tới sức khoẻ bản thân, đừng quên những người bạn đồng hành trước và trong suốt chuyến đi.

Du lich Xe may

Du lich Xe may

Đừng quên mang máy ảnh: Thật tệ nếu trong chuyến đi bạn đứng trước một dãy núi hùng vĩ, khói mây bảng lảng, hay một cảnh tượng hiếm thấy, mà chợt nhớ mình không mang máy ảnh. Vì vậy, trước khi lên đường, nhưng không phải là chỉ vài giờ trước lúc khởi hành, hãy lên danh sách tất cả những thứ có thể cần dùng trong chuyến đi. Ai cũng muốn hành lý thật gọn nhẹ, nhưng hãy nhớ, gạch một vài thứ ra khỏi danh sách thì dễ, nhưng muốn có chúng khi đã lên đường rồi sẽ rất khó.

Du lich Xe may

Du lich Xe may

Những người bạn đồng hành: Đây có thể là điều quan trọng nhất làm nên một chuyến đi thú vị. Hãy đi cùng những người bạn có thể thông cảm nếu không may bạn bị lạc, mệt mỏi hoặc cáu giận. Một chuyến đi có bạn “hợp cạ” chắc chắn sẽ rất thú vị và khó quên !



Những điều thú vị trên đường phượt



“Phượt” là thuật ngữ quen thuộc trong cộng đồng dân cư yêu thích du lịch. “Phượt” nghĩa là đi du lịch “bụi”, thử thách bản thân, làm mới chính mình và chinh phục, trải nghiệm, tìm hiểu những miền đất mới lạ... Vác balô một mình hay cùng nhóm bạn sang nước ngoài du lịch bụi cũng gọi là phượt, đi xe khách,ở nhà dân, lang thang đến những nơi xa lạ cũng gọi là phượt. Nhưng khái niệm “phượt” vẫn được dùng phổ biến nhất dành cho dân đi du lịch bụi bằng xe máy.

Cách đây hơn 10 năm, khi những nhóm đầu tiên ở
Hà Nội phóng xe máy “diễu hành” qua các con phố, thẳng tiến tới vùng đất xa xôi, nhiều người nhìn họ như những kẻ lập dị, kỳ quặc. Nhưng vài năm gần đây, không còn muốn thu mình sau cửa kính ôtô ngồi tán chuyện tíu tít hoặc ngủ lăn lóc trên xe, ngày càng nhiều bạn trẻ chọn xe máy làm phương tiện du hí.

Hình ảnh



Lý do hàng đầu để dân phượt chọn xe máy chính là sự tiện lợi bởi xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam. Với xe máy, bạn gần như có thể chạm vào từng nhành cây ngọn cỏ trên đường, cảm nhận rõ từng sự chuyển mình của cảnh vật.

Phạm Thu Hà – một nữ phượt thủ đã có nhiều năm đi phượt bằng xe máy tâm sự: “Cái hay của đi phượt bằng xe máy là khi nhìn thấy một phong cảnh đẹp, dân phượt hoàn toàn có thể tự do dừng lại ngắm nhìn, chụp ảnh, nghỉ ngơi. Thậm chí, thấy một địa điểm thích hợp, còn có thể dừng lại đun nước uống café dọc đường. Bọn em cứ thường đùa với nhau rằng, đây là “một thú vui rất tao nhã”.

Hình ảnh



Một thành viên của Nhóm phượt Nhà NAT chia sẻ: “Với xe máy, chỉ sau một tiếng đồng hồ di chuyển, bạn đã có thể chuyển từ vùng văn hoá này sang vùng văn hoá khác, từ cảnh sắc này sang cảnh sắc khác. Mặt khác, đi xe máy cũng giúp cảm thấy gần gũi hơn với những người dân trên mảnh đất mình đi qua”.

Vì lẽ đó mà Tấn Anh và Cường Vũ, hai bạn trẻ lặn lội từ
Sài Gòn đi xe khách ra Bắc cũng chỉ mong được một lần phượt bằng xe máy. Tấn Anh cho hay: “Đã ấp ủ ý định này từ rất lâu nhưng ở trong đó xa quá nên bọn mình chưa có điều kiện ra Bắc phượt. Mình đã đi gần hết các điểm từ Đà Nẵng trở vào tới Cà Mau nhưng chưa ra núi từng Tây Bắc, chưa leo núi, lội suối ở những cung đường ngoài Bắc thì coi như chưa từng đi phượt”.

Hình ảnh



“Phượt là phải khó”

Không chọn những cung đường đơn giản với đường quốc lộ thẳng băng, các nhóm phượt xe máy thường chọn điểm đến là những bản làng xa xôi vẫn còn giữ được nếp sống nguyên sơ, nơi ít khách du lịch đặt chân tới.

Ở phía Bắc, có thể kể đến các điểm phượt nổi tiếng khó đi như Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh, Lũng Cú (Hà Giang), Bản Giốc (Cao Bằng), Apachải (Lai Châu), Ý Tý (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Pù Luông (Thanh Hóa)...

Hình ảnh



Những chuyến đi trèo đèo vượt suối, đôi khi phải “ăn bờ ngủ bụi” ấy trong mắt nhiều người chẳng khác nào “hành xác”, nhưng với dân phượt, đó lại là cơ hội để thử thách và rèn luyện bản thân, để trải nghiệm những điều mà hàng ngày giữa phố xá nhộn nhịp không thể có.

Vũ Hoàng Long (nickname Du Đà Tử) – người đã có gần chục năm “nhẵn mặt” trên các con đường, phượt hàng trăm chuyến cho biết: “Mỗi chuyến đi của mình đều ghi dấu những kỉ niệm, cảm xúc và không chuyến đi nào là không có chuyện. Điểm đến thường là những nơi hẻo lánh khó đi. Đường xấu, bùn lầy, đá tảng do phá mìn dải trên đường nên thường không tránh khỏi tai nạn. Có chăng là chỉ ở mức độ nhẹ hay nặng mà thôi.

Hình ảnh



Lần đi đáng nhớ của Du Đà Tử là chuyến phượt Quảng Ninh. Anh bị tai nạn ở đoạn dốc 3 tầng (Tiên Yên, Quảng Ninh). Đó là một con dốc nhỏ có 3 khúc cua ngoặt liên tiếp. Qua được 2 khúc cua đầu, anh không ngờ còn khúc cua thứ 3 nên không điều chỉnh tay lái kịp. Chỉ còn cách đâm thẳng vào cột cây số mới khiến anh không lao xuống vực. Xe hỏng, Du Đà Tử bị gãy tay và khâu nhiều mũi ở đầu, vai. Đó là kinh nghiệm quý báu cho anh ở những chuyến đi sau này.

Di chuyển hàng trăm cây số mỗi ngày, nắng rát người mùa hè, lạnh thấu xương mùa đông chẳng khiến cho dân phượt nản lòng. Những sự cố như đường trơn ngã xe, thủng săm, hỏng xe, chết máy đột ngột trên đỉnh đèo vắng ngắt không một bóng người là “chuyện thường ngày ở huyện”. Đôi khi nó khiến dân phượt lo lắng nhưng cũng là “gia vị” tăng thêm phần kỳ thú cho mỗi chuyến đi.

Hình ảnh



“Phượt là phải khó. Nếu cứ dễ dàng như đi du lịch theo tour thì đã chẳng gọi là phượt” – Nghĩ vậy, làm vậy, nên dân phượt cứ hứng lên là xách xe lên đường.

Thông tin về những hành trình phượt bằng xe máy:

1. Thời điểm: Với thời tiết miền Bắc, thời điểm đẹp nhất để đi phượt bằng xe máy là ngay sau Tết âm lịch hoặc từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12.

2. Loại xe: Nên sử dụng những loại xe thông dụng như Dream, Viva, Future, Wave, Sirius, Jupiter… Những loại xe này nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa.

3. Chuẩn bị lên đường phượt:

- Quần áo đi xe máy chuyên dụng (bộ five seasons, giá khoảng 200.000đ-400.000đ/bộ): dày dặn, chống mưa gió tốt, có bọc đầu gối, bọc khớp tay, có nhiều lớp để có thể tách ra dễ dàng.
- Giầy đi xe máy chuyên dụng: cổ cao giữ ấm chân, đế cứng để chống chân xuống đường đá, da trơn để không thấm nước.
- Ủng nilon: ngăn nước mưa hoặc nước suối không ngấm vào giầy.
- Mũ bảo hiểm: nên dùng mũ có cằm và có kính chắn gió.
- Bản đồ địa hình: chi tiết tới từng ngõ ngách trong khu vực định tới.
- Đồ nghề sửa xe (giá khoảng 300.000đ/bộ): bơm, bộ tròng mở lốp, săm, miếng vá, cờ - lê, bugi, dây côn, tay côn, keo 502, dây kéo xe…
- Một số vật dụng thiết yếu khác: lều, túi ngủ, bếp ga du lịch nhỏ, đồ ăn, nồi niêu, C sủi (đủ mỗi người uống 1 viên/ngày để tăng cường sức lực), salon gel, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc bỏng, thuốc tím, áo mưa, găng tay, dao díp, đèn pin đeo trán…
- Phụ trợ (trang bị nếu có điều kiện): đồng hồ đa năng đo độ cao, huyết áp, khí quyển; GPS; ống nhòm; những món đồ nhỏ để tặng trẻ em dân tộc những vùng đi qua.

4. Một vài kinh nghiệm của dân phượt:

- Số lượng thành viên: Khoảng 10 người, từ 4 – 5 xe là hợp lí vì đi đông rất khó quản lí. Số lượng thành viên nữ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn nên có một trưởng đoàn để kèm đoàn khi chạy xe cũng như tổ chức chuyến đi. Người trưởng đoàn là tay lái cứng, có kinh nghiệm

- Chạy xe: Chỉ nên chạy tối đa không quá 200km/ngày. Chạy nhiều gây mệt mỏi, bị lì về cảm giác rất nguy hiểm. Luôn làm chủ tốc độ và quyết đoán trên những đoạn đường cua, dốc và khi vượt ôtô. Hạn chế chạy vào ban đêm. Qua suối, ngầm nên để người có kinh nghiêm qua trước. Những đoạn suối sâu, có đá ngầm tốt nhất là làm bè hoặc khiêng xe qua.


Kinh Nghiệm Du Lịch Bụi Tiết Kiệm


Du Lịch Xe Máy – sau một năm làm việc cực nhọc, nếu làm một chuyến du lịch cho sướng đời mà phải tính toán chi ly thì còn cóc khô gì “đã” nữa phải không? Hào phóng một tý để trọn vẹn những ngày thụ hưởng sự tuyệt vời trong chuyến đi thường là ý nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên với những bạn có tài chính hơi bị eo hẹp một tý thì chuyện du lịch bụi phải tích cóp cả năm nên hưởng phải cho xứng. Một khía cạnh khác là những dân phượt chuyên nghiệp năm nào cũng làm hàng chục chuyến hơn thì không tiết kiệm, không tiền Trời cho thì lấy đâu tiền cho chi phí các chuyến du hí? Chưa kể tới việc bị chặt chém khi du lịch, về nghĩ lại thấy bực mình, mất vui!
Vậy nên có tý kinh nghiệm tiết kiệm khi đi du lịch – dù tour dù bụi hay phượt gì đó cũng là một thứ cần nên biết để niềm vui trọn vẹn hơn. Mời bạn xem một số kinh nghiệm du lịch bụi (phượt) tiết kiệm sau đây:


Du Lich Xe May


Không đi du lịch ngay mùa cao điểm như lễ, tết… vì đây là những lúc “máy chém” hoạt động kinh hoàng nhất – giá ăn ở gì đó cũng cao ngất trời. Trong cao điểm hè thì tránh những ngày cuối tuần.
Nếu đi bằng xe đò, Openbus: bạn hãy tham khảo nhiều hãng xe trước trên internet – điện thoại… để có giá cả chính xác. Đặt vé sớm: bạn có chổ ngồi hay nằm theo ý thích (phía trên, phía giữa, phía trong hay phía ngoài…v.v). Giá vé các hãng xe mới ra có thể rẻ hơn các công ty có tiếng nhưng chất lượng xe không hề kém (Mới ra toàn xe mới keng cả) – chất lượng phục vụ chỉ cần tương đối là được, phượt bụi cũng không cần đòi hỏi quá cao. Mua vé tại bến hay phòng giao địch, không qua trung gian.
Tận dụng phương tiện công cộng nơi đến: xe bus, xe thồ gắn máy. Các xe bus địa phương có thể có một hay nhiều tuyến, dài hay ngắn nhưng giá vé bao giờ cũng mềm. Xe thồ ở các vùng cao cũng rất rẻ.

Du Lich Xe May


Đi bộ trong tầm vài cây số vì đi bộ giúp bạn có một cái nhìn sâu sát hơn hình ảnh, lối sống người địa phương.
Xe gắn máy là phương tiện tuyệt với nhất để bạn tiếp cận mọi phong cảnh, địa điểm đẹp. Nếu có thể thì bạn nên đi bằng xe gắn máy cá nhân – đi toàn tuyến hoặc đi một phần. Toàn tuyến khi cung đường có khoảng cách 300km và bạn đã quen đi xe, có sức khỏe khá. Với cung đường xa hơn: bạn có thể mua vé xe đò, Openbus và gởi kèm theo xe gắn máy. Con ngựa sắt này giúp bạn tham quan nơi đến trọn vẹn và là phương tiện cho chuyến về.
Đường đi không khó, đừng ngần ngại: bạn có thể tham khảo bản đồ đường bộ, Wikimapia trước và ghi chép lại hoặc hỏi người địa phương dễ dàng. Thuê xe gắn máy nơi đến cũng là một ý hay, thông thường chi phí từ 100k/ngày, xăng bạn tự đổ.

Du Lịch Xe Máy – Nếu dùng xe gắn máy cá nhân, bạn nên đem theo ruột xe, bộ đồ vá để có thể tự giải quyết nếu cán đinh. Trường hợp không có đồ nghề mà bạn xác định được ruột xe xì do “đinh tặc”: bạn hãy rút đinh ra (hay mảnh sắt, que nhôm chữ z… – nếu có thể thì tháo lỏng ốc xiết đầu van) và cứ để như vậy rồi chạy từ từ tìm tiệm sửa xe lớn, đáng tin tưởng để sửa. Chạy như vậy không hư hại gì cho máy móc hay vỏ mà chỉ bị nát ruột. Ruột thì phải thí thôi vì đã đính mánh của đinh tặc thì đàng nào cũng tiêu, vậy tội gì phải dẫn xe vào tổ quỷ để bọn chúng thay bằng đồ dỏm nhưng giá ngất trời?
Lưu ý: đinh tặc còn có thể phá hoại xe bạn một cách nhanh chóng để moi thêm tiền (thường là cắt dây IC để xe không thể nổ máy).
Một phần lớn chi phí cho chuyến đi du lịch bụi (phượt) là tiền thuê nơi trú ngụ. Nếu bạn ở nhà trọ, ở phòng tập thể dành cho khách du lịch ba lô (dorm) sẽ giúp tiết giảm chi phí cho chuyến đi rất nhiều. Ít tốn kém không kém là bạn có thể thuê lều, mỗi lều tại các nơi du lịch có chỗ ngủ cho hai ba người đấy.

Du Lich Xe May


Còn nếu bạn ở dạng homestay tức là trú ngụ tại nhà của bạn bè, người địa phương nơi đến thì phải biết trước chi phí phải trả (nếu có) là bao nhiêu mỗi ngày để dự trù trước ngân quỹ. Đừng ngại ngùng gì cả cho dù homestay tại nhà người bạn thân… trên mạng vì rất nhiều trường hợp bị gạt mất tài sản hay bị chặt chém ngay ngày về. Hơi mất lòng trước nhưng đặng lòng sau, thà như vậy còn hơn phải vướng trường hợp đáng tiếc làm mất vui cả chuyến đi.
Lưu ý: đa phần khách sạn, phòng trọ cũng đều tính giờ trả phòng khoảng 11 – 12 giờ trưa. Thuê và nhận phòng trước thời gian này nếu không quá một buổi thì người ta không tính (ví dụ 8h sáng). Nếu cần: hỏi trước và tận dụng thời gian “miễn phí” này để cất hành lý, sắp xếp chương trình trong ngày.


Du Lich Xe May



Ăn qua bữa ở các chợ hay xóm làng địa phương, tránh xa các nhà hàng hay quán ăn lớn tại các cụm, khu du lịch, những nơi này khó mà có chuyện giá bèo được. Hỏi giá trước khi gọi món ăn: “thuận mua vừa bán”, chả có gì phải e ngại cả. Cũng đừng nên lộ rõ mình là khách du lịch qua hành động hay cung cách ăn mặc vì dân buôn bán mọi nơi đều “ưu tiên” chất lượng và giá cả cho người địa phương.
Cần có thái độ vui vẻ, thân thiện với người địa phương để học hỏi phong tục, tập quán, giá cả… để khi đi chợ trả giá cho dễ, vừa hỏi thông tin cần biết trong khu vực như nơi trọ, đường xá, phong cảnh đẹp.
Đem tiền mặt theo với mức vừa đủ chi dùng. Trong trường hợp kẹt lắm thì mới dùng tiền trong thẻ thanh toán, ATM. Những thẻ này cũng để phòng thân trong trường hợp xui xẻo mất sạch tiền.
Mang theo balô vừa đủ dùng, tránh trường hợp ham “đặc sản” rồi mua lung tung: vừa tốn tiền vừa phải mang vác nặng nề.
Kết bạn sơ giao với người du lịch bụi khác để có thể chia sẻ tiền xe ôm, taxi – cùng nhau có lợi mà.
Tránh xa các quán bar, quán nhậu. Những nơi này vừa tốn tiền vừa nguy hiểm bởi vì môi trường phức tạp ở đó và khung cảnh dễ khiến người ta uống trên khả năng của mình… rồi mất luôn cảnh giác.


Kỹ năng không thể thiếu khi du lịch bụi bằng xe máy

22/02/2013 02:02:47

6

Những chuyến đi theo đoàn bằng xe gắn máy là một hình thức du lịch ba lô được nhiều bạn trẻ ưa chuộng... Do đặc trưng các chuyến đi bằng xe máy có đoạn đường cũng khoảng trên dưới 300 – 1000 km, chuẩn bị tốt và kỹ càng là cách tốt nhất để chuyến đi thành công và an toàn.
 

1. Chuẩn bị xe:

- Chuẩn bị chu đáo, nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ xe. Cụ thể như thay nhớt trước và sau khi đi, xem xét lại kính chiếu hậu, săm xe thủng 3 lỗ phải thay luôn, thắng của xe không được sâu quá cũng không được cứng quá.

- Các loại xe thông thường là tốt nhất, như Jupiter, Future, Wave…do các xe này bền, thông dụng rất dễ tìm chỗ sửa chữa, không nên đi xe quá cũ, hơi yếu như vespa cổ...

- Bộ dụng cụ sửa xe là thứ không thể thiếu: nó gồm tuýp mở bugi, vài khóa thông dụng, vít hai đầu, giấy nhám, chải bugi, giẻ, 3 cây nạy vỏ, vài miếng vá nhanh, bơm đạp mini, lốp mới...v.v

- Đi dọc đường nên đổ đầy xăng khi có thể vì không biết phía trước có cây xăng hay không.

2. Các chuẩn bị cho việc đi xe:
 


- Mũ bảo hiểm: nhất thiết phải có, đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với cảnh sát giao thông. Nên mua loại mũ có hàm, kính kín, lúc xe chạy, người lái sẽ đỡ bị gió bụi, đỡ mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.

- Áo đi mưa: vì mưa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên đường đi, đặc biệt vùng núi rất dễ có mưa cục bộ trong một khoảng núi mà rất to, không có chỗ trú. Chúng ta nhớ để áo mưa ở nơi dễ lấy như gài vào dây buộc đồ, giỏ xe, hoặc balô có những ngăn nhỏ, không nên để trong cốp xe, chằng buộc các thứ cẩn thận lên, khi mưa lấy xong áo mưa thì người cũng ướt hết.

- Nên mang theo áo mưa phủ mặc cùng với quần mưa trong bộ quần áo mưa, như thế sẽ không bị ướt quần, ủng đi mưa thì có thể mua loại ủng mỏng bằng nilon có trong các siêu thị. Nên có một tấm áo mưa để phủ cho đồ phía sau.

- Nên đi giày và mặc áo vải thô khi đi đường vì chúng sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu chúng ta bị ngã xe. Giày vừa giữ ấm chân vừa đảm bảo khi các tình huống xảy ra phải chống chân, thắng gấp, nhất là khi dừng xe tránh bị gai cắm vào chân, không nên đi giày cao gót và các loại dép. Luôn mang theo 1 đôi dép lê dự phòng để đi tắm, khi trời mưa… Mùa hè nên mặc áo pull bên trong và mặc áo khoác bên ngoài, áo khoác sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể.

- Nên đeo găng tay, chú ý chọn mua loại thoáng mà dày và... rẻ. Đeo găng tay không chỉ để tránh nắng mà người lái cũng sẽ đỡ mỏi tay hơn nhiều.

- Nên chằng buộc balô cẩn thận, thường là 2 người có 2 cái ba lô, một chiếc để ở giữa xe, một chiếc buộc sau xe, không nên đeo ba lô khi đi đường xa, làm giảm sức khoẻ của người đi xe, trừ túi máy ảnh và vật dụng tùy thân. Mỗi ba lô không nên đựng quá 5kg, nhớ bỏ theo đèn pin, dao cá nhân có bao, điện thoại + sạc pin, thẻ nhớ + pin + sạc pin của máy ảnh. Mỗi người cũng nên chuẩn bị túi thuốc cá nhân để tránh phụ thuộc vào thuốc chung của đoàn

– (Lưu ý ai cần thuốc riêng đặc trị), đồ ăn khẩn cấp: C sủi, sô cô la (Snick bar là một loại dễ mang và không bị chảy) hoặc pho mát (có loại Phomát sợi rất ngon và khô nhiều năng lượng), kẹo gừng ( tốt cho những vùng lạnh), nước uống được mua ở từng chặng, dây thừng cuộn (để kéo xe nếu bị sa lầy).

- Chúng ta cũng không thể bỏ quên chứng minh thư, giấy tờ xe và bằng lái xe. Đặc biệt là tiền mặt: chúng ta không nên mang nhiều, cứ tính 100.000 – 150.000 đồng/ngày (luôn cả tiền xăng). Còn lại để trong thẻ ATM hoặc cất vào túi riêng, không để trong ví.

3. Cách tổ chức đi xe:
 


Tốt nhất là 4, 5 xe một nhóm, nếu đoàn đông thì nên chia ra, tùy theo mỗi đoàn. Mỗi nhóm nên có một người kinh nghiệm hoặc tìm hiểu kỹ cung đường dẫn đầu và các thành viên khác không được vượt qua người này. Đến ngã ba thì người dẫn đầu sẽ dừng lại và chỉ đường cho các xe tiếp theo. Người cuối cùng là người cầm đồ sửa xe. Và nếu đoàn đông gồm nhiều nhóm thì không nên vượt qua xe đầu tiên dắt đường cho cả đoàn.

Trước khi khởi hành, mọi người nên nắm chắc cung đường đi. Nghĩa là các thị trấn mình sẽ qua, đề phòng lạc nhóm thì biết đường hỏi thăm. Việc này khá quan trọng, trên đường đi khoảng 30 km lại có các điểm rẽ ngang rẽ dọc, đoàn khoảng 5 xe lại rải ra trên cả một quãng dài không đi cùng nhau thì tốt nhất là biết các thị trấn xe qua để hỏi người đi đường.

Một điểm nữa không kém quan trọng: mỗi xe nên cách nhau ít nhất 6-10 m, chẳng may nếu xe trước có bị ngã hoặc nổ lốp thì xe sau sẽ không cán phải, mà không được đi cạnh nhau (song song) vì sẽ rất khó tránh, hạn chế nói chuyện với xe khác khi đi đường. Các nhóm nên chặt chẽ hơn một chút về thời gian, bản thân từng người một nên cố gắng thu xếp công việc cá nhân trong chuyến đi sao cho nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới đoàn. Như thế đi mới đảm bảo được lịch trình và thăm thú được nhiều nơi, và hay nhất là tránh việc đi về ban đêm, tầm nhìn hạn chế nên không an toàn, lại dễ lạc đường.


Mỗi một xe nên có bản đồ (tờ photo có đánh dấu đường đi bằng bút đỏ) và lịch trình chi tiết, số điện thoại của các thành viên, trưởng đoàn, người liên lạc tại điểm đến để nắm thông tin và chủ động nhất với các tình huống bất trắc không như ý muốn.

4. Cách đi xe máy trên đường:
 

- Đi ban đêm không nên bật pha, mà dùng cốt, nhất là những xe đèn sáng quá làm chói mắt người đi ngược chiều gây nguy hiểm cho người khác.


- Gặp ô tô con mà đèn sáng quá chiếu vào mặt mình, không nên đi sát bên đường, vì bên đường hay có người đi xe đạp hoặc ô tô đỗ, hoặc đống cát. Tốt nhất là giảm tốc độ và cố gắng giữ thẳng hướng đi của mình. Có thể phát hiện ra xe ngược chiều ở khúc cua thông qua ánh đèn pha, luôn luôn không đi tốc độ quá cao. Đi xe gắn máy, quan trọng nhất là an toàn. Chúng ta phải tuân thủ luật giao thông khi đi trên đường để bảo đảm an toàn. Chuyện ai đi giỏi hơn ai, không thành vấn đề.

- See more at: http://camnangsong.vn/Ky-nang-khong-the-thieu-khi-du-lich-bui-bang-xe-may/03/8804#sthash.JThiD0G3.dpuf




Thời trang đi du lịch SaPa và những kinh nghiệm
Kinh nghiệm du lịch Ao Vua -
Kinh nghiệm du lịch bụi Thái Lan
Kinh nghiệm du lịch An Giang
Kinh nghiệm du lịch Angko (Siem Reap - Thái Lan .
Kinh nghiệm ăn uống ở Sapa -
Kinh nghiệm ăn uống ở Huế
Kinh nghiệm ăn uống ở Nha Trang



(st)

1. Chuẩn bị xe:

- Chuẩn bị chu đáo, nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ xe. Cụ thể như thay nhớt trước và sau khi đi, xem xét lại kính chiếu hậu, săm xe thủng 3 lỗ phải thay luôn, thắng của xe không được sâu quá cũng không được cứng quá.

- Các loại xe thông thường là tốt nhất, như Jupiter, Future, Wave…do các xe này bền, thông dụng rất dễ tìm chỗ sửa chữa, không nên đi xe quá cũ, hơi yếu như vespa cổ...

- Bộ dụng cụ sửa xe là thứ không thể thiếu: nó gồm tuýp mở bugi, vài khóa thông dụng, vít hai đầu, giấy nhám, chải bugi, giẻ, 3 cây nạy vỏ, vài miếng vá nhanh, bơm đạp mini, lốp mới...v.v

- Đi dọc đường nên đổ đầy xăng khi có thể vì không biết phía trước có cây xăng hay không.

2. Các chuẩn bị cho việc đi xe:
 


- Mũ bảo hiểm: nhất thiết phải có, đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với cảnh sát giao thông. Nên mua loại mũ có hàm, kính kín, lúc xe chạy, người lái sẽ đỡ bị gió bụi, đỡ mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.

- Áo đi mưa: vì mưa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên đường đi, đặc biệt vùng núi rất dễ có mưa cục bộ trong một khoảng núi mà rất to, không có chỗ trú. Chúng ta nhớ để áo mưa ở nơi dễ lấy như gài vào dây buộc đồ, giỏ xe, hoặc balô có những ngăn nhỏ, không nên để trong cốp xe, chằng buộc các thứ cẩn thận lên, khi mưa lấy xong áo mưa thì người cũng ướt hết.

- Nên mang theo áo mưa phủ mặc cùng với quần mưa trong bộ quần áo mưa, như thế sẽ không bị ướt quần, ủng đi mưa thì có thể mua loại ủng mỏng bằng nilon có trong các siêu thị. Nên có một tấm áo mưa để phủ cho đồ phía sau.

- Nên đi giày và mặc áo vải thô khi đi đường vì chúng sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu chúng ta bị ngã xe. Giày vừa giữ ấm chân vừa đảm bảo khi các tình huống xảy ra phải chống chân, thắng gấp, nhất là khi dừng xe tránh bị gai cắm vào chân, không nên đi giày cao gót và các loại dép. Luôn mang theo 1 đôi dép lê dự phòng để đi tắm, khi trời mưa… Mùa hè nên mặc áo pull bên trong và mặc áo khoác bên ngoài, áo khoác sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể.

- Nên đeo găng tay, chú ý chọn mua loại thoáng mà dày và... rẻ. Đeo găng tay không chỉ để tránh nắng mà người lái cũng sẽ đỡ mỏi tay hơn nhiều.

- Nên chằng buộc balô cẩn thận, thường là 2 người có 2 cái ba lô, một chiếc để ở giữa xe, một chiếc buộc sau xe, không nên đeo ba lô khi đi đường xa, làm giảm sức khoẻ của người đi xe, trừ túi máy ảnh và vật dụng tùy thân. Mỗi ba lô không nên đựng quá 5kg, nhớ bỏ theo đèn pin, dao cá nhân có bao, điện thoại + sạc pin, thẻ nhớ + pin + sạc pin của máy ảnh. Mỗi người cũng nên chuẩn bị túi thuốc cá nhân để tránh phụ thuộc vào thuốc chung của đoàn

– (Lưu ý ai cần thuốc riêng đặc trị), đồ ăn khẩn cấp: C sủi, sô cô la (Snick bar là một loại dễ mang và không bị chảy) hoặc pho mát (có loại Phomát sợi rất ngon và khô nhiều năng lượng), kẹo gừng ( tốt cho những vùng lạnh), nước uống được mua ở từng chặng, dây thừng cuộn (để kéo xe nếu bị sa lầy).

- Chúng ta cũng không thể bỏ quên chứng minh thư, giấy tờ xe và bằng lái xe. Đặc biệt là tiền mặt: chúng ta không nên mang nhiều, cứ tính 100.000 – 150.000 đồng/ngày (luôn cả tiền xăng). Còn lại để trong thẻ ATM hoặc cất vào túi riêng, không để trong ví.

3. Cách tổ chức đi xe:
 


Tốt nhất là 4, 5 xe một nhóm, nếu đoàn đông thì nên chia ra, tùy theo mỗi đoàn. Mỗi nhóm nên có một người kinh nghiệm hoặc tìm hiểu kỹ cung đường dẫn đầu và các thành viên khác không được vượt qua người này. Đến ngã ba thì người dẫn đầu sẽ dừng lại và chỉ đường cho các xe tiếp theo. Người cuối cùng là người cầm đồ sửa xe. Và nếu đoàn đông gồm nhiều nhóm thì không nên vượt qua xe đầu tiên dắt đường cho cả đoàn.

Trước khi khởi hành, mọi người nên nắm chắc cung đường đi. Nghĩa là các thị trấn mình sẽ qua, đề phòng lạc nhóm thì biết đường hỏi thăm. Việc này khá quan trọng, trên đường đi khoảng 30 km lại có các điểm rẽ ngang rẽ dọc, đoàn khoảng 5 xe lại rải ra trên cả một quãng dài không đi cùng nhau thì tốt nhất là biết các thị trấn xe qua để hỏi người đi đường.

Một điểm nữa không kém quan trọng: mỗi xe nên cách nhau ít nhất 6-10 m, chẳng may nếu xe trước có bị ngã hoặc nổ lốp thì xe sau sẽ không cán phải, mà không được đi cạnh nhau (song song) vì sẽ rất khó tránh, hạn chế nói chuyện với xe khác khi đi đường. Các nhóm nên chặt chẽ hơn một chút về thời gian, bản thân từng người một nên cố gắng thu xếp công việc cá nhân trong chuyến đi sao cho nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới đoàn. Như thế đi mới đảm bảo được lịch trình và thăm thú được nhiều nơi, và hay nhất là tránh việc đi về ban đêm, tầm nhìn hạn chế nên không an toàn, lại dễ lạc đường.


Mỗi một xe nên có bản đồ (tờ photo có đánh dấu đường đi bằng bút đỏ) và lịch trình chi tiết, số điện thoại của các thành viên, trưởng đoàn, người liên lạc tại điểm đến để nắm thông tin và chủ động nhất với các tình huống bất trắc không như ý muốn.

4. Cách đi xe máy trên đường:
 

- Đi ban đêm không nên bật pha, mà dùng cốt, nhất là những xe đèn sáng quá làm chói mắt người đi ngược chiều gây nguy hiểm cho người khác.


- Gặp ô tô con mà đèn sáng quá chiếu vào mặt mình, không nên đi sát bên đường, vì bên đường hay có người đi xe đạp hoặc ô tô đỗ, hoặc đống cát. Tốt nhất là giảm tốc độ và cố gắng giữ thẳng hướng đi của mình. Có thể phát hiện ra xe ngược chiều ở khúc cua thông qua ánh đèn pha, luôn luôn không đi tốc độ quá cao. Đi xe gắn máy, quan trọng nhất là an toàn. Chúng ta phải tuân thủ luật giao thông khi đi trên đường để bảo đảm an toàn. Chuyện ai đi giỏi hơn ai, không thành vấn đề.

- See more at: http://camnangsong.vn/Ky-nang-khong-the-thieu-khi-du-lich-bui-bang-xe-may/03/8804#sthash.JThiD0G3.dpuf



Kỹ năng không thể thiếu khi du lịch bụi bằng xe máy

22/02/2013 02:02:47

6

Những chuyến đi theo đoàn bằng xe gắn máy là một hình thức du lịch ba lô được nhiều bạn trẻ ưa chuộng... Do đặc trưng các chuyến đi bằng xe máy có đoạn đường cũng khoảng trên dưới 300 – 1000 km, chuẩn bị tốt và kỹ càng là cách tốt nhất để chuyến đi thành công và an toàn.
 

1. Chuẩn bị xe:

- Chuẩn bị chu đáo, nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ xe. Cụ thể như thay nhớt trước và sau khi đi, xem xét lại kính chiếu hậu, săm xe thủng 3 lỗ phải thay luôn, thắng của xe không được sâu quá cũng không được cứng quá.

- Các loại xe thông thường là tốt nhất, như Jupiter, Future, Wave…do các xe này bền, thông dụng rất dễ tìm chỗ sửa chữa, không nên đi xe quá cũ, hơi yếu như vespa cổ...

- Bộ dụng cụ sửa xe là thứ không thể thiếu: nó gồm tuýp mở bugi, vài khóa thông dụng, vít hai đầu, giấy nhám, chải bugi, giẻ, 3 cây nạy vỏ, vài miếng vá nhanh, bơm đạp mini, lốp mới...v.v

- Đi dọc đường nên đổ đầy xăng khi có thể vì không biết phía trước có cây xăng hay không.

2. Các chuẩn bị cho việc đi xe:
 


- Mũ bảo hiểm: nhất thiết phải có, đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với cảnh sát giao thông. Nên mua loại mũ có hàm, kính kín, lúc xe chạy, người lái sẽ đỡ bị gió bụi, đỡ mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.

- Áo đi mưa: vì mưa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên đường đi, đặc biệt vùng núi rất dễ có mưa cục bộ trong một khoảng núi mà rất to, không có chỗ trú. Chúng ta nhớ để áo mưa ở nơi dễ lấy như gài vào dây buộc đồ, giỏ xe, hoặc balô có những ngăn nhỏ, không nên để trong cốp xe, chằng buộc các thứ cẩn thận lên, khi mưa lấy xong áo mưa thì người cũng ướt hết.

- Nên mang theo áo mưa phủ mặc cùng với quần mưa trong bộ quần áo mưa, như thế sẽ không bị ướt quần, ủng đi mưa thì có thể mua loại ủng mỏng bằng nilon có trong các siêu thị. Nên có một tấm áo mưa để phủ cho đồ phía sau.

- Nên đi giày và mặc áo vải thô khi đi đường vì chúng sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu chúng ta bị ngã xe. Giày vừa giữ ấm chân vừa đảm bảo khi các tình huống xảy ra phải chống chân, thắng gấp, nhất là khi dừng xe tránh bị gai cắm vào chân, không nên đi giày cao gót và các loại dép. Luôn mang theo 1 đôi dép lê dự phòng để đi tắm, khi trời mưa… Mùa hè nên mặc áo pull bên trong và mặc áo khoác bên ngoài, áo khoác sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể.

- Nên đeo găng tay, chú ý chọn mua loại thoáng mà dày và... rẻ. Đeo găng tay không chỉ để tránh nắng mà người lái cũng sẽ đỡ mỏi tay hơn nhiều.

- Nên chằng buộc balô cẩn thận, thường là 2 người có 2 cái ba lô, một chiếc để ở giữa xe, một chiếc buộc sau xe, không nên đeo ba lô khi đi đường xa, làm giảm sức khoẻ của người đi xe, trừ túi máy ảnh và vật dụng tùy thân. Mỗi ba lô không nên đựng quá 5kg, nhớ bỏ theo đèn pin, dao cá nhân có bao, điện thoại + sạc pin, thẻ nhớ + pin + sạc pin của máy ảnh. Mỗi người cũng nên chuẩn bị túi thuốc cá nhân để tránh phụ thuộc vào thuốc chung của đoàn

– (Lưu ý ai cần thuốc riêng đặc trị), đồ ăn khẩn cấp: C sủi, sô cô la (Snick bar là một loại dễ mang và không bị chảy) hoặc pho mát (có loại Phomát sợi rất ngon và khô nhiều năng lượng), kẹo gừng ( tốt cho những vùng lạnh), nước uống được mua ở từng chặng, dây thừng cuộn (để kéo xe nếu bị sa lầy).

- Chúng ta cũng không thể bỏ quên chứng minh thư, giấy tờ xe và bằng lái xe. Đặc biệt là tiền mặt: chúng ta không nên mang nhiều, cứ tính 100.000 – 150.000 đồng/ngày (luôn cả tiền xăng). Còn lại để trong thẻ ATM hoặc cất vào túi riêng, không để trong ví.

3. Cách tổ chức đi xe:
 


Tốt nhất là 4, 5 xe một nhóm, nếu đoàn đông thì nên chia ra, tùy theo mỗi đoàn. Mỗi nhóm nên có một người kinh nghiệm hoặc tìm hiểu kỹ cung đường dẫn đầu và các thành viên khác không được vượt qua người này. Đến ngã ba thì người dẫn đầu sẽ dừng lại và chỉ đường cho các xe tiếp theo. Người cuối cùng là người cầm đồ sửa xe. Và nếu đoàn đông gồm nhiều nhóm thì không nên vượt qua xe đầu tiên dắt đường cho cả đoàn.

Trước khi khởi hành, mọi người nên nắm chắc cung đường đi. Nghĩa là các thị trấn mình sẽ qua, đề phòng lạc nhóm thì biết đường hỏi thăm. Việc này khá quan trọng, trên đường đi khoảng 30 km lại có các điểm rẽ ngang rẽ dọc, đoàn khoảng 5 xe lại rải ra trên cả một quãng dài không đi cùng nhau thì tốt nhất là biết các thị trấn xe qua để hỏi người đi đường.

Một điểm nữa không kém quan trọng: mỗi xe nên cách nhau ít nhất 6-10 m, chẳng may nếu xe trước có bị ngã hoặc nổ lốp thì xe sau sẽ không cán phải, mà không được đi cạnh nhau (song song) vì sẽ rất khó tránh, hạn chế nói chuyện với xe khác khi đi đường. Các nhóm nên chặt chẽ hơn một chút về thời gian, bản thân từng người một nên cố gắng thu xếp công việc cá nhân trong chuyến đi sao cho nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới đoàn. Như thế đi mới đảm bảo được lịch trình và thăm thú được nhiều nơi, và hay nhất là tránh việc đi về ban đêm, tầm nhìn hạn chế nên không an toàn, lại dễ lạc đường.


Mỗi một xe nên có bản đồ (tờ photo có đánh dấu đường đi bằng bút đỏ) và lịch trình chi tiết, số điện thoại của các thành viên, trưởng đoàn, người liên lạc tại điểm đến để nắm thông tin và chủ động nhất với các tình huống bất trắc không như ý muốn.

4. Cách đi xe máy trên đường:
 

- Đi ban đêm không nên bật pha, mà dùng cốt, nhất là những xe đèn sáng quá làm chói mắt người đi ngược chiều gây nguy hiểm cho người khác.


- Gặp ô tô con mà đèn sáng quá chiếu vào mặt mình, không nên đi sát bên đường, vì bên đường hay có người đi xe đạp hoặc ô tô đỗ, hoặc đống cát. Tốt nhất là giảm tốc độ và cố gắng giữ thẳng hướng đi của mình. Có thể phát hiện ra xe ngược chiều ở khúc cua thông qua ánh đèn pha, luôn luôn không đi tốc độ quá cao. Đi xe gắn máy, quan trọng nhất là an toàn. Chúng ta phải tuân thủ luật giao thông khi đi trên đường để bảo đảm an toàn. Chuyện ai đi giỏi hơn ai, không thành vấn đề.

- See more at: http://camnangsong.vn/Ky-nang-khong-the-thieu-khi-du-lich-bui-bang-xe-may/03/8804#sthash.JThiD0G3.dpuf

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý