Kinh nghiệm du lịch bụi Bangkok

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch bụi Bangkok

19/04/2015 05:09 AM
271

Du lịch và mua sắm tại Bangkok đang là đích hấp dẫn của người Việt, để chuyến đi thật vui thì bạn thử xem kinh nghiệm du lịch bụi Bangkok mà Phununet cung cấp dưới đây nhé:


Những lưu ý:

1. Luôn mang theo hộ chiếu bên người, không để chung với tiền bạc hoặc những giấy tờ hay rút ra rút vào khác.

2. Nên mua card điện thoại quốc tế của Thái Lan (màu vàng), quay số tại các điểm điện thoại công cộng, giá sẽ rẻ hơn nhiều (loại thẻ thấp nhất: 300 Thái baht). Cách bấm số từ Thái Lan về Hà Nội: 001-84-mã tỉnh bỏ số 0-số cần gọi. Nếu gọi tới số di động: 001-84-số cần gọi (bỏ số 0 trước số 9). Nếu điện thoại di động của bạn đã nối mạng quốc tế (roaming), khi tới Thái Lan máy sẽ tự tìm mạng của Thái.

Thái Lan

3. Ghi sẵn điện thoại của Đại sứ quán VN tại Thái Lan, phòng khi xảy ra trường hợp không mong muốn.

Hoặc liên lạc với TAT (cơ quan quản lý du lịch ở Thái Lan), tổ chức này khá cởi mở và nhiệt tình, nói chung là thiện cảm, +66 2250 5500.

Địa chỉ ĐSQ VN tại Thái Lan: 83/1 Wireless Road, Pathumwan, BKK 10330; Tel: 0-2251-5836-7-8; Fax: 0-2251-7203;

Đặt phòng:

Bạn có thể xem giá phòng trên IVIVU, bọn mình có 437 khách sạn giá cho mỗi đêm khoảng từ 300.000 VND. Xem chi tiết khách sạn tại Bangkok

Khi đi ra khỏi khách sạn, vali để ở phòng nên khóa lại. Chìa khóa phòng luôn luôn gửi lại khách sạn.

Trước khi đi, in sẵn vé máy bay và voucher check-in khách sạn, khi về cũng vậy.

Địa chỉ tham quan:

0405-18

Khách sạn Grand Palace

- Grand Palace là một điểm rất đáng để đi xem, đẹp và rộng, xem cũng hết 1 buổi. Khi vào Hoàng cung, đền, chùa, lưu ý nên mặc quần áo dài (nếu không lại tốn tiền thuê quần áo).

- Công viên Dream World

Nếu có trẻ con thì công viên Dream World là 1 địa chỉ đáng để đi, nó là Disneyland thu nhỏ, nhiều cái hay, trò cảm giác mạnh và đặc biệt là show diễn “ hollywood action”.

Và còn rất nhiều đền chùa và địa điểm thú vị khác.

Đi shopping ở đâu? (phần này là hấp dẫn nhất)

0405-19

Shopping

Ghi nhớ: tất cả các shop và siêu thị chỉ mở cửa từ khoảng 10 – 10h30 sáng (một số ít có thể mở từ 9h30). Chợ thì mở sớm hơn.

- Quần áo bình dân thì ra chợ Pratunam hoặc Platinum (The Mall fashion); Điện tử lên Pantip Plaza, 2 cái này ngay cạnh Pratunam.

- Quần áo và trang sức, đồ gia dụng cao cấp: Siam. Khu này có chuỗi siêu thị sang trọng, đẹp, mua thì chắc ít nhưng đáng để ngắm như Siam Center, Siam Paragon, Central World… Riêng khu Central World có đủ các loại hàng hiệu trên thế giới ở đây như: Marks and Spencer, CK, Zara, Next, Miss 60, Guess, MNG, Axara…

- Các khu siêu thị lớn: có thể thấy trên bản đồ, ở nhiều nơi có tập trung vài ba siêu thị, dễ dàng đi bộ từ siêu thị nọ tới siêu thị kia. Một siêu thị không thể không đến là MBK, bán từ quần áo, trang sức, đồ gia dụng, nội thất cao cấp và trung bình, đồ điện tử…, và các đồ trang trí rất xinh xẻo đáng yêu, bán ở tầng trên cùng, giá rẻ.

- Các siêu thị khác rất nên đến (mỗi loại có vài ba cái ở Bangkok, vị trí đều ghi rõ trên bản đồ): Lotus Texaco, Center, Robinson, Big C. (nếu mua đồ về làm quà thì cứ vào các siêu thị là ổn nhất)

- Chợ cuối tuần Chatuchak, cũng có trên bản đồ luôn. Rất nhiều đồ trang trí nhà cửa và trang sức (đặc biệt là bạc). Đẹp và hơi đắt tí (mặc dù chợ thì khá là bình dân). Chị em đừng có nhìn đồ sứ đồ gỗ đồ sắt thích quá khuân về là chết tiền quá cước đó. Mở cửa từ khoảng 8h-18h thứ 6,7,CN (riêng thứ 6 là bán buôn). Từ trung tâm Bangkok đi Chatuchak nên đi bằng Skytrain (tàu điện trên không), vừa nhanh, mỗi tội phải xếp hàng nếu đi vào giờ cao điểm thôi.

0405-20

Phiên chợ sôi động hiện đại

- Chợ đêm Suan Lum Night bazzar, không thể không đến. Mở từ khoảng 18h30-24h hàng ngày. Bán từ quần áo giầy dép túi tắm chai lọ bát đĩa đèn sáo ga gối tranh ảnh hộp kệ tủ……. Chợ này bán nhiều đồ bơi nhái mẫu châu Âu, giá hợp lý. Nhược điểm là hầu như không có chỗ thử quần áo. Xem mà ưng thì mua luôn chứ không quay lại mà xem lần 2 được đâu,dễ lạc lắm.

- Patpong: chợ họp hàng đêm,ngắm là chính,toàn hàng giả bằng giá hàng thật.Nếu biết mặc cả thì cũng mua được.

- Chinatown và chợ Pahurat: ai có nhu cầu mua linh kiện ôtô, xe máy ko thể ko đến đây nhá. Nhưng lưu ý là cuối tuần hầu như chợ này nghỉ, ít tiệm mở cửa bán hàng .

- Khao San Road: bán nhiều đồ “dân tộc”, đồ bạc, nhưng phải mua buôn mới có giá rẻ, còn mua lẻ thì đắt hơn mua ở VN

Mua bán ở Thái nói chung cực dễ chịu. Câu cửa miệng của họ là “have a look first” (cứ xem đi đã), xem và thử thoải mái, ko mua thì thôi, họ vẫn tiễn bằng câu “thank you”

Ăn gì

0405-21

Nhiều món ăn lạ

- Đừng cố thử ăn món Thái mà cay (nếu bạn không quen). Nên tranh thủ ăn luôn tại các đại siêu thị. Tầng 4 hoặc 5 thường là các food town với hàng chục loại đồ ăn, kể cả đồ VN; có đủ đồ tráng miệng và đồ uống. Nói chung tầm 45-50k/người là ăn ngon; rẻ hơn cũng được. Hầu như thanh toán bằng coupon, mua coupon khi vào ăn và nếu ko tiêu hết có thể refund lại.

- Cuối ngày nên làm vài ba cốc sữa chua và 1 chai La Vie thật to ở Seven 11 (chuỗi Minimart có ở khắp nơi trong Bangkok, giá rẻ, mở cửa tới 23h đêm hàng ngày) về khách sạn ăn.

- Trên đường đi bộ có thể mua hoa quả bán trên phố như măng cụt, sầu riêng.

 Đổi tiền

- Quầy đổi tiền có ở khắp nơi, tỷ giá có thể chênh lệch chút xíu nhưng nói chung chẳng đáng bao nhiêu. Có thể đổi ở Siam Commercial bank hoặc xuống máy bay nên đổi luôn 1 ít để có tiền trả taxi về khách sạn và để bo cho người khuân đồ của khách sạn.Nếu không có thể đổi tại Bangkok Exchange Co..LTD ở 122/48 Rachaprarop Rd. Phayathi, Rajthewee atunum, Bangkok.1040.Ngay chợ Pratunum.

- Tiêu tiền đến đâu đổi đến đó, tránh đổi nhiều không tiêu hết khi về lại phải đổi ngược thành USD thì thiệt mất 2 lần.

- Nếu có thể credit hoặc debit thì tốt nhất mang theo thẻ, mang nhiều tiền mặt có thể rơi, mất hoặc nhầm lẫn. Tất nhiên vẫn phải có tiền mặt để thanh toán ở những nơi không có máy cà thẻ.

Đi gì?

0405-22

Phương tiện di chuyển đa dạng

- Nếu chưa quen đường sá, cứ taxi mà đi ,(phải xem nó có hộp meter trên nóc xe không hãy đi nhé) Rẻ và dễ chịu hơn Việt Nam. Đi từ sân bay về khách sạn và ngược lại tất nhiên nên đi taxi, hết khoảng 400-500 bath thôi.

- Nếu quen đường, đi tuk tuk thì cứ trả giá bằng 1/4 thôi. Tuy nhiên các bác tuk tuk rất hay gạ mình đến một số trung tâm bán đồ trang sức vì các bác dẫn khách đến là sẽ được coupon xăng dầu. Cần đi đâu cứ nói rõ hoặc mang bản đồ ra là được.

- Khi đi mua sắm, nhớ mang theo: card của khách sạn (lúc về chỉ cần đưa cho lái xe, đỡ giải thích nhiều).


Đi lại:
• Từ Hồ Chí Minh - Bangkok: Hiện có các hãng bay sau: Vietnam Airlines, Thai Airways , AirAsia, Air France , Turkish Airlines, Qatar Airways
• Từ Hà Nội – Bangkok: Hiện có các hãng: Vietnam Airlines, Thai Airways , AirAsia
Tùy từng thời điểm mà các hãng có chương trình khuyến mãi khác nhau, các bạn nên check online trước khi mua vé thì sẽ tìm được giá tốt.
Để di chuyển từ sân bay Suvarnabhumi đến Bangkok có thể đi:
- Airport link city line: Ở sân bay , đi xuống tầng B (basement), sẽ thấy biển chỉ dẫn City line train, các bạn đi theo chỉ dẫn, có hai loại vé để về Bangkok, một là express line: 90 bath, hai là Airport Link's City Line: 45 bath. Mình hay đi 45 bath để tránh tắc đường giờ cao điểm và rẻ nữa. Tàu sạch sẽ, mới mẻ.
- Taxi: Có rất nhiều taxi ở tầng 2 sân bay. Có thể tính theo côngtơmét hoặc thoả thuận miệng với taxi, thường giá khoảng 350-450Bath. Khi mình đi thì tài xế sẽ hỏi là đi express way ( đường cao tốc) hay không? Nếu đi express way thì mình phải tự trả phí cầu đường.
- Xe bus của sân bay (Airport Express): Xuống tầng 1, cửa số 8, bạn sẽ thấy dịch vụ này. Cứ nửa tiếng lại có 1 chuyến, thường kéo dài 45-60 phút. Giá là 150B/người, có các chuyến đi từ sân bay đến Silom, Banglamphu, Sukhumvit và Hua Lamphong
- Xe bus công cộng: Tầng 2, cửa số 3. Bạn ra ngoài và chờ Shuttle Bus (free bus) của sân bay chở đến 1 bus terminal cách đó khoảng 3km. Từ đây bạn bắt xe bus về trung tâm với giá khoảng 70B/người + 1 ít phí hành lý (khoảng 30B nếu hành lý bạn cồng kềnh)
Tại Bangkok: Taxi, tuk-tuk, xe ôm nhưng bạn phải mặc cả, với taxi thì phải hỏi nó có tính theo đồng hồ không hãy đi nhé, còn xe tuk – tuk thì cũng phải mặc cả, bạn thấy anh nào mặc áo jacket màu hồng hay da cam thì đó là đội xe ôm, họ rất có tổ chức và lịch sự và vẫn cần mặc cả trước khi đi.
Hãy thành lập hoặc tìm kiếm nhóm đi Thái Lan tại đây
2. Khách sạn:
Thường trước khi mình đi thì hay lò mò lên các trang
khách sạn Băng Cốc như www.agoda.vn, booking.com, hostel.com trước để xem có khuyến mãi gì hay ho hay không vì nhiều khi nó hay có last minute hoặc early bird rate. Cái này giúp tiết kiệm một khoản để lấy tiền ăn chơi!
Ngoài ra, các bạn có thể đặt phòng tại khu KhaoSan Road gần bờ sông, gần Grand Place
http://www.khaosanroad.com/accomo.html
- Interhouse nằm ở đường Ramkhamhaeng, Soi 24 (lên taxi thì nói thế này “bày ram-kham-hẻng, soi di-xịp xì, indra e-bẹc hay indra sa-nảm ki-la”). Giá phòng chỉ có 500 Baht 1 đêm, ở 1 tháng thì chỉ có 4500-5000 Baht. Nó nằm đối diện sân bóng đá lớn nhất TL, Rajamangala
-Siam Oriental Inn 190 Khao San Rd, Bangkok Tel: (02) 629 0312-13 Fax: (02) 629 0311 giá từ 300 đến 500 bath
- Apple II Guesthouse: 11 Soi Trok Kai Chaee off Phra Sumen Rd. T: (02) 281 1219: đây kiểu dạng dorm 70 -180 bath ạ, chủ nhà là một bác 72 tuổi nên vui tính, nếu muốn trải nghiệm kiểu homestay, mỗi tội hơi tối tăm một chút ạ

3. Địa điểm vui chơi: Siam water park; thú: Safari World; vui chơi giải trí kiểu Đầm Sen: Dream World; chùa chiền: chùa vàng chùa bạc; trượt băng: Central world; Ancient Siam (Muang Boran- rất đáng xem vì nó là thu nhỏ của các danh lam của Thái Lan, có cả chợ nổi, thành cổ, grand palace, nên ăn ở chợ nổi ở đây nhé, giá hữu nghị lắm 30 bath một bát mì, có xe đạp miễn phí cho bạn tha hồ lượn quanh các kì quan Thái Lan..) tắm biển và diving: Pattaya, Koh Samet, Koh Samui, du lịch bụi và kiểu eco thì nên đến Chiang Mai thơ mộng.
1,. Grand palace nhớ đến chùa chiền phải ăn mặc tử tế chút hoặc mang áo sơ mi đi khoác ngoài và đi giầy
2. Golden mountain
3. Siam Center
5. Victory monument (phình phường nhưng đi cho biết, có tuyến sky train qua mà)
6. Chatuchak mở vào cuối tuần
7. Khao san road (đi bộ từ golden moutain ra được)
8. Thuê thuyền đi trên sông Chao Praya
9. Đi ăn ở Suda restaurant – The whole in the world, đi sky train xuống ở ga Asok xuống tàu bên tay phải đi 1 tí là đến.
11. Làm phát đi Ayuttaya 40km từ BKK, ra đó có thể đi chợ nổi, thăm thành cổ.
4. Mua sắm:
Mua đồ ở Thái thì dễ như đi chợ ở nhà, nếu shopping quần áo thì cứ ra ngoài đường là có đầy quần áo ” junk” nhìn chung ở đâu cũng bán quần áo hết. Nếu muốn mua đồ shop thì vào siêu thị như Big C cũng có quần áo quần áo—-> (ở Big C ko được người VN thích lắm, ít ra là kinh nghiệm của tôi khi dẫn người VN đi chơi, mà có đi Big C thì đi cái đối diện WTC thui, những cái khác hơi tệ) <—-Robinson – ở khắp nơi, Central – cũng như nấm luôn, đặc biệt đi dọc dường Sukumit tập trung rất nhiều siêu thị, đi lên World Center ở đường gì í nhỉ ( —-> đường Wireless, hoặc Witthayu), Chitlom hay gì đó giao nhau với Sukumit luôn – —–> tức là khu Siam Square và MBK, ở WTC có vô số đồ chất lượng cao nó là 1 tổ hợp trung tâm mua bán chiếu phim, ăn uống etc. Hàng hiệu có cả từ Pena House đến CK, Burberry, Mango ect..
——> Mua ở những khu như WTC, Discovery …. mắc điên cuồng. Nếu túi rủng rỉnh thì ok, còn ko thì cứ MBK mà tiến. Có dịp thì đi The Mall hay Future Park (ở Rangsit), cũng rất hay và nhiều đồ. Mình thì khoái đi Platinum, mua đồ rất rẻ và dễ chịu, nó có hai cái khu mới và cũ ngay cạnh nhau, mua hai cái tính giá sỉ, tha hồ lựa chọn.
5. Ăn: Có thể ăn ở China town khá ngon, hoặc các nhà hàng trên đường sulkhumvit. Các khu ăn uống vòng vòng WTC, Siam Squre, Silom, Chitlom (food court rất rẻ và khá sạch sẽ, đa dạng) gì cũng được. Muốn ăn khuya thì vào Foodland, open 24/7. Foodland nhiều chỗ lắm, ở trung tâm thì tôi nhớ 1 các ở Sulkhumvit soi 2. Bên ngoài đối diện big C ( gần central world) có khu ăn uống vỉa hè rất rẻ và xôm nhé: cá nướng muối, canh tom yam, rau muống vào, som tam, gỏi sò huyết, cá nướng thơm ngút trời ( chú ý không mở ngày thứ hai), ăn no lặc lè, mỗi đứa hết 200 bath.
6. Đổi tiền:
Chỉ nên đổi ở sân bay 1 ít để có tiền vào thành phố vì ở sân bay tỉ giá thấp, trong thành phố bạn có thể đến khao san road, tiệm bên trái đầu tiên là được giá nhất, nếu không BTS chidlom có tiệm Super rich, hoặc Super rich bên hông big C ( đối diện Central world), hoặc ở MBK cũng okie.
7. Lễ hội
Nếu muốn tận hưởng một lễ hội sôi động ở Thái, nên đến vào dịp Songkran ( tết té nước của người Thái). Mình lúc đầu shocked với cách họ té cả xô nước đá lên người, nhưng sau quen rồi thì chơi không biết mệt, chỉ cần đứng cạnh thùng nước, cầm xô mà té nước người đi đường. 
Khúc này xin trích dẫn ạ:
“Sawasdeebiimai! tiếng Thái Lan nghĩa là “Chúc mừng năm mới” và là câu mà du khách nghe rất nhiều trong ba ngày của lễ hội té nước Songkran. Diễn ra từ ngày13 đến ngày 15 tháng tư, Songkran không chỉ là kỳ nghỉ lớn nhất và dịp tết cố truyền quan trọng nhất của vương quốc Thái Lan, đó còn là một lễ hội mà người yêu thích xứ sở “Chùa vàng” nên trải nghiệm ít nhất một lần.
Trong suốt lễ hội Songkran,nhiều người Thái về thăm gia đình, tổ chức tiệc tùng với bạn bè và làm công đức tại các đền chùa. Hầu hết người dân ngoại tỉnh sẽ về quê hương, để lại thành phố vẻ yên tĩnh khác thường và giao thông thưa thớt trong thời gian lễ hội Songkran.
Bất cứ ai quen thuộc với Songkran đều biết đây là lễ hội truyền thống náo nhiệt nhất, điểm nhấn của lễ hội độc đáo này chính là lúc mọi người té nước vào nhau như cách thể hiện thay lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh và hạnh phúc.. Trong Phật giáo, Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm rẩy lên người nhau để chúc phúc thì ngày nay tập tục này đã chính thức trở thành một cuộc chiến phun nước.
Trên khắp đất nước, đường phố biến thành các khu vực đấu sung phun nước, các đấu sĩ đa số mặc áo sơ mi Hawaii sặc sỡ cầm súng phun nước và xô nước đá. Với nghi thức dội nước vào nhau này, người Thái tin tưởng rằng càng được té nhiều nước vào người thì càng gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Du khách thăm Thái Lan trong dịp Songkran sẽ hoàn toàn có những trải nghiệm độc đáo không giống như bất cứ điều gì khác. Để thực sự hòa nhập vào lễ hội Songkran, sau đây là một vài vật dụng không thể thiếu mà du khách nên trang bị cho mình.

5 vật dụng không thể thiếu:


1) Một áo sơ mi Hawai với bất cứ hoa văn, màu sắc nào. Bạn có thể mua ở các sạp hàng trên đường hay trong siêu thị ở Thái Lan với giá khoảng 79 THB(= 55 000 đồng).

2) Một khẩu sung phun nước. Bạn có thể mua súng phun nước bằng nhựa với đủ mọi loại kích cỡ, hình thù màu sắc trước khi diễn ra lễ hội té nước. Trong khi dùng súng phun nước sẽ cần có lúc nạp thêm nước thì các loại xô, chậu, gáo được mang ra trưng dụng và tỏ ra là dụng cụ chiến đấu rất hữu ích.

3) Túi nhựa đựng ví và điện thoại. Trong khi tham gia lễ hội ngoài đường, du khách nên đựng tiền, điện thoại trong túi nhựa chống thấm nước. Loại túi này có thể mua dễ dàng với giá rẻ ở các sạp hàng vỉa hè khoảng 20 đến 50THB ( khoảng 15 000 đến 35 000 đồng).

4) Dép tông. Đừng dại mà đi giày hay các loại dép kín chân, bởi bạn sẽ đi lại hàng giờ ngoài đường với đầy bột và nước trên người, mà bạn biết ở Thái Lan tháng tư thời tiết nóng nực thế nào rồi đó!

5) Máy ảnh chống thấm nước. Dịp lễ này là thời điểm vui nhất cũng như náo nhiệt nhất ở Thái Lan, thật là đáng tiếc nếu bạn không có bức ảnh nào lưu niệm khoảnh khắc đó. Nhưng còn hơn là lỡ tay làm hỏng chiếc máy ảnh đắt tiền, bạn nên sắm cho mình một cái máy ảnh chụp một lần mua ở cửa hàng 7-Elevens hay ở các siêu thị, trung tâm mua sắm đều có bán.
Những địa điểm tốt để tham gia lễ hội té nước
• Phố Khao San ở Bangkok: Chỉ cần đi đến phố Khao San là bạn đã đến nơi mà lễ hội té nước diễn ra tưng bừng nhất thành phố Bangkok.Lễ hội bắt đầu ở đây từ rất sớm và kết thúc vào đêm muộn.

• Chiêng Mai xung quanh khu vực phố cổ: Chiêng Mai là điểm đến nổi tiếng nhất của lễ hội té nước ở Thái Lan với những cuộc diễu hành và hàng loạt các hoạt động công đức từ thiện đa dạng.

• Pattaya: Songkran diễn ra muộn hơn ở Pattaya và kéo dài đến tận 19/04. Tuy nhiên chỉ nếu bạn thực sự yêu thích trò chơi té nước và muốn chơi hết mình thì hãy đến Pattaya vào dịp này nhé.

• Phuket: Bãi biển Patong là nơi diễn ra lễ hội té nước đông nhất ở Phukhet, đông nghẹt người khiến cho giao thông ùn tắc trong khi trên các xe ô tô, mọi người thi nhau đổ cả xô nước to vào du khách bên dưới.

• Thành phố Pai ở tỉnh Mae Hong Son – Khu phố đi bộ ở đây cũng diễn ra lễ hội té nước nhưng trầm lắng hơn. Pai là một trong những địa điểm xinh đẹp và thơ mộng nhất của Thái Lan và rất được yêu thích bởi khách du lịch bụi và du lịch sinh thái.”

8. Tiếp tục lên đường:

Xe Minibuýt ra sân bay về VN giá khoảng 50 bath/người
Chiengrai: bay Chiang Sean – chùa Wat Chedi Luang – Tam giác vàng (Golden Triangle) – Mae Sai
Mae Sai – qua làng Tachileik (Miến) – chùa Dhammayon – chùa Swedagon Tachikeik – khu du lịch của người Paudang (cổ dài) và Akha – Nhập cảnh lại Mae Sai – Chieng Mai – Chiang Mai Night Bazaar
Pataya: xe buýt giá 180 baht/người có thể mua ở các văn phòng du lịch. Tại đây có thể có thể đi: Tiffany Show 7h đến 9h giá 500baht /ngườ (đáng xem)i, Coral Island có kèm ăn trưa 500, Under Water World (đáng xem)giá vé 250 bath. Taxi ở Pataya chỉ cần trả 20bath cho mỗi lượt
Ngày 1: HN – BKK – Chieng Rai (2 chặng bay)
Ngày 2: Chieng Rai – Chiang Sean – chùa Wat Chedi Luang – Tam giác vàng (Golden Triangle) – Mae Sai
Ngày 3: Mae Sai – qua làng Tachileik (Miến) – chùa Dhammayon – chùa Swedagon Tachikeik – khu du lịch của người Paudang (cổ dài) và Akha – Nhập cảnh lại Mae Sai – Chieng Mai – Chiang Mai Night Bazaar
Ngày 4: Chiang Mai – Lễ hội hoa Chieng Mai – chùa Wat Chang Lom – chùa Wat Phra Sighn – chùa Wat Phra Doi Suthep – khu nghỉ dưỡng của nhà vua – Sukhothai
Ngày 5: Sukhothai – Sukhothai Historical Park – Phisanulok – Udon Thani
Ngày 6: Udon Thani – CK Nong Khai – Vientiane (Lào) – Patuxay – That Luang – vườn Phật – chợ Sáng – CK Nam Phao
Ngày 7: CK Nam Phao – CK Cầu Treo – Hà Nội



Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm du lịch bụi bằng xe máy
Kinh nghiệm du lịch Amsterdam
Kinh nghiệm du lịch Anh
Kinh nghiệm du lịch Ấn Độ
Kinh nghiệm du lịch Bali (Indonesia)



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý