Kinh nghiệm du lịch bụi Côn Đảo

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch bụi Côn Đảo

19/04/2015 05:09 AM
264
Nhìn trên bản đồ, quần đảo Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) giống như một con gấu lớn đang vươn mình giữa biển khơi. Ngoài các di tích lịch sử minh chứng cho những năm tháng hào hùng của ông cha, Côn Đảo có nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp. Kinh nghiệm du lịch bụi Côn Đảo dưới đây sẽ cũng cấp những thông tin bổ ích cho bạn trước khi bước vào cuộc hành trình



Là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, hiện nay Côn Đảo được nhiều du khách chọn làm thiên đường dành cho nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên. Năm 2011, Côn Đảo được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bầu chọn là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. Sau đây iVIVU mách bạn những kinh nghiệm hữu ích để chuẩn bị cho chuyến du lịch tới hòn đảo xinh đẹp này.

Bãi biển Hòn Cau - Côn Đảo

Bãi biển Hòn Cau tuyệt đẹp tại Côn Đảo

Di chuyển

Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý (180km). Có hai cách để đi đến Côn Đảo là bằng đường bộ + đường thủy hoặc đường hàng không.

Bằng đường bộ – đường Thủy

Tàu thủy xuất phát từ cảng Cát Lở (Tp.Vũng Tàu), tàu chạy khoảng 12 tiếng thì đến cảng Bến Đầm (Côn Đảo). Thời điểm xuất phát lúc 17h00 và đến nơi vào 5h00 sáng hôm sau. Hiện có 2 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Giá vé khoảng 150.000 – 200.000VND/vé/người. Hai tàu này chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt. Phòng vé tàu biển: 1007/36 đường 30/4, P11 – Vũng Tàu, ĐT: 064.838684 (tại Vũng Tàu ); ĐT: 064.830619 (tại Côn Đảo) đặt trước 2 – 3 tuần.

Máy bay

Có các chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đến sân bay Cỏ Ống, Côn Sơn (Côn Đảo). Thời gian bay khoảng 45 phút của hãng Vasco hoặc Airmekong. Giá vé thấp nhất từ 2.100.000VND/vé khứ hồi.

Tương tự, bạn có thể bay từ sân bay Cần Thơ/sân bay Nội Bài, Hà Nội đi Côn Đảo. (thời gian bay chỉ khoảng 30 – 60 phút). Giá vé lần lượt từ: 1.826.000VND/vé khứ hồi và 3.400.000VND/vé khứ hồi

Đi lại tham quan ở Côn Đảo

Từ bến tàu Côn Đảo, bạn có thể đi vào trung tâm là đảo Côn Lôn bằng xe ôm hoặc xe lam đỗ đón khách ở ngay cảng. Nếu đi máy bay, một số khách sạn tại Côn Đảo có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, khi đặt phòng trước bạn nên hỏi kĩ điều này. Nếu không bạn có thể liện hệ với sân bay để thuê xe về, phí là 30.000VND/khách.

Trên đảo chưa có một hãng taxi nào, có thể tham quan đảo bằng xe hơi, giá cho thuê từ 800.000VND/ngày. Bạn cũng có thể thuê xe gắn máy, giá cho thuê 120.000 – 150.000VND/ngày tùy xe số hay xe tay ga. Bạn nên kiểm tra kĩ bình xăng trước khi lên đường vì cả đảo chỉ có một trạm xăng.

Thuê xe máy tại Côn Đảo

Nhiều du khách thích tự mình lái xe khám phá Côn Đảo

Có một cách rất tiện lợi cho những người đi du lịch một mình là thuê xe ôm với giá 300.000VND/ngày để đi mọi nơi trên đảo; bác tài sẽ là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình, cởi mở. Cách rẻ nhất nhưng khá tốn sức cho chuyến vi vu quanh đảo là thuê xe đạp, giá 30.000 VND/ngày.

Muốn du ngoạn, khám phá các hòn đảo chung quanh, bạn có thể thuê thuyền hoặc ca nô. Từ đảo lớn Côn Sơn đến đảo xa nhất là hòn Cau (chừng 20km), một chiếc thuyền chở 20 người, sáng đi chiều về có giá 5 triệu đồng. Khách cũng có thể ở lại qua đêm trên các đảo; một số đảo có phòng nghỉ dã ngoại hoặc lều, võng.

Thời gian du lịch lý tưởng

Từ tháng 10 đến hết tháng 2 là thời gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay.

Tháng 3 – tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo không quá 1 giờ đồng hồ, sau đó có ánh nắng chan hòa. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.

Những điều thú vị không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo

Lặn biển ngắm san hô

Côn Đảo bao gồm các tiểu đảo khác nhau như hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Tre, hòn Trứng, hòn Trác hay hòn Cau… là nơi hội tụ các dải san hô với mật độ cao bậc nhất Việt Nam, nơi lý tưởng để khám phá thế giới đại dương kỳ thú. Tại những địa điểm lặn đã được thăm dò trước, du khách sẽ được hướng dẫn các thao tác cơ bản và lặn cùng với chính người hướng dẫn. Du khách có thể liên hệ với Côn Đảo Explorer, Rainbow hoặc hỏi các khách sạn về nơi cung cấp tour lặn biển. Giá cho một tour lặn biển có bao gồm các dụng cụ cần thiết từ 500.000 VND/người trở lên.

San hô biển Côn Đảo

Biển Côn Đảo có hệ san hô rất phong phú

Câu cá biển Đông

Vùng biển Côn Đảo nằm trong biển Đông rất dồi dào các loại hải sản, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thú vị đối với các câu thủ. Sau đó bạn có thể tân hưởng chiến lợi phẩm của mình và vừa có thể tận hưởng không gian yên bình của biển xanh cát trắng với bạn đồng hành hay người thân. Đặc biệt, một số du khách tự thử thách lòng can đảm với thú câu cá mập. Địa điểm lý tưởng nhất chính là bãi Nhát, nằm trên đỉnh Tình Yêu nổi tiếng của Côn Đảo. Theo lời những “chuyên gia” câu cá mập là dân đảo cho biết, thời điểm đi câu cá mập thích hợp nhất là khi màn đêm buông xuống, còn cá to hay nhỏ, nhiều hay ít còn phụ thuộc và thời tiết và con nước.

Tham quan rừng Ông Đụng

Khám phá vườn quốc gia Côn Đảo bằng cách tản bộ một khoảng ngắn xuyên qua rừng nhiệt đới, đến bãi biển Ông Đụng ở bờ bên kia của đảo. Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể tắm biển và ngắm san hô bằng ống thở tại đây. Vườn Quốc gia Côn Đảo là nơi cư trú của khoảng 285 loài thực vật, nhiều loài đặc trưng cho rừng của cả ba miền Bắc, Trung, Nam và hơn 100 loài chim, thú có vú đặc hữu như sóc mun, chim gầm ghì trắng, chuột núi…, cùng nhiều sản vật quý hiếm như tổ yến, đồi mồi, vích, hải sâm, rau câu…

Xem vích đẻ trứng

Đến Côn Đảo, bạn có thể trải nghiệm một đêm lặng lẽ nhưng vô cùng quyến rũ trên hòn Bảy Cạnh. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những con rùa biển Chelonia mydas mà dân gian hay gọi rùa xanh hay vích… làm ổ và đẻ trứng bên bờ biển.

Vich - Côn Đảo

Vich (rùa biển) lên bờ đẻ trứng vào ban đêm

Những điểm tham quan tại Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo

Từ năm 1862 đến 1975, Côn Đảo được biết đến như một nhà tù tàn bạo dành cho những kẻ chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ. Để hiểu phần nào về Côn Đảo thời xưa, bạn nên đến thăm Bảo Tàng Côn Đảo, khu di tích Chuồng Cọp (Pháp & Mỹ), nghĩa trang Hàng Dương, viếng thăm mộ nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ khác…

Hòn Tài

Hệ sinh thái dưới biển của Hòn Tài là bức tranh phong phú đầy màu sắc của san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Đến với Hòn Tài, du khách còn có thể thấy sóc mun – loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè… và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng – một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ – giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài.

Hòn Bảy Cạnh

Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với hệ động, thực vật rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam Mất. Đi tàu từ đảo Côn Đảo ra Hòn Bảy Cạnh mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

Hòn Bảy Cạnh nhìn từ trên cao

Hòn Cau

Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết”. Hơn nữa đây còn là một di tích lịch sử, nơi thực dân Pháp, Mỹ giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước, trong đó có cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Hòn Cau cũng là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm như: rùa biển, yến sào. Đến với hòn Cau du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.

Hòn Tre Lớn

Nếu bạn muốn xem san hô thì hòn Tre Lớn là nơi lý tưởng nhất, vì san hô ở đây rất đẹp và phong phú chủng loại. Ở đây bạn còn được xem bãi cát nơi rùa biển đẻ trứng, nghỉ ngơi thư giãn và tắm biển.

Vịnh Đầm Tre

Vịnh Đầm Tre nằm phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, cách trung tâm Vườn quốc gia Côn Đảo 16 km. Vịnh Đầm Tre là một điểm du lịch hoang dã với cảnh quan tự nhiên, kín gió. Tại đây, du khách có thể tham quan rừng ngập mặn, bơi lặn ngắm san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác… Trên đường đi, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc…

Bãi biển Đầm Trầu

Bãi biển này cách thị trấn Côn Sơn 15 km, là bãi tắm đẹp nhất. Xa xa, trên một triền đá vươn ra tận biển nổi lên hai tảng đá lớn, chụm đầu vào nhau như đôi bạn đang trò chuyện. Nước biển ở đây trong và xanh hơn bất cứ nơi nào. Màu xanh thăm thẳm của trời, màu xanh bất tận của cánh rừng đổ bóng, hòa với màu xanh trong của biển. Ở đây cũng có dịch vụ lặn ngắm biển thú vị.

Bãi biển Đầm Trầu - Côn Đảo

Biển đầm Trầu nước xanh trong vắt

Đặc sản

Ốc vú nàng

Đặc sản hấp dẫn nhất ở Côn Đảo mang cái tên khá “nhạy cảm” là ốc vú nàng. Loại ốc này có thể nướng, luộc, ăn gỏi đều ngon tuyệt hảo. So với ốc vú nàng ở biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), biển Đại Lãnh (Khánh Hòa), ốc vú nàng ở Côn Đảo là to hơn, lại có quanh năm và nhiều nhất vào những ngày trăng tròn.

Ốc vú nàng, Côn Đảo

Đây là đặc sản độc đáo ở Côn Đảo

Mứt hạt bàng

Đây là một món ăn độc đáo làm từ hạt của cây bàng – loài cây rừng gần như đã trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Côn Đảo. Vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, mang đến một món mứt vừa ngon lại rất lạ.

Ngoài ra, còn nhiều món ngon khác mà du khách không thể bỏ qua ở Côn Đảo như: cua mặt trăng, ghẹ, tôm hùm, trùn biển, gỏi cá mập, mắm hun, mắm hàu…

Lưu ý

  • Dịch vụ ở Côn Đảo còn phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng cung cấp của đất liền nên còn khá đắt đỏ và hạn chế nhất là các hoạt động vui chơi về đêm. Do đó, bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng đây là chuyến nghỉ ngơi và khám phá một hòn đảo còn rất hoang sơ, dịch vụ chưa đầy đủ như đất liền.

  • Bạn nên chuẩn bị giày cao cổ nếu muốn vào rừng khám phá, thuốc chống dị ứng, các loại thuốc cá nhân hay dùng, một số đồ ăn liền do buổi tối rất khó kiếm đồ ăn

  • Ở Côn Đảo rất ít hàng quán, có 2 nhà hàng khá nổi tiếng là Tri Kỷ Quán hoặc Thu Ba trên đảo Côn Sơn.

  • Có một cách tiết kiệm hơn cho du khách là tự mình ra cầu cảng vào tầm 6h00 sáng hoặc 2h00 chiều, giờ tàu về để mua hải sản tươi rói giá rất rẻ. Hải sản tươi có thể mang về khách sạn nhờ họ chế biến.

  • Nếu muốn ăn cơm bụi, bạn có thể tới khu vực chợ Côn Đảo

Cẩm nang du lịch "bụi" Côn Đảo - Đi lại




Tổng quan:

Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.




Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc).
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km².
• Côn Lôn
• Hòn Côn Lôn Nhỏ
• Hòn Bảy Cạnh
• Hòn Cau
• Hòn Bông Lan
• Hòn Vung
• Hòn Ngọc
• Hòn Trứng
• Hòn Tài Lớn
• Hòn Tài Nhỏ
• Hòn Trác Lớn
• Hòn Trác Nhỏ
• Hòn Tre Lớn
• Hòn Tre Nhỏ
• Hòn Anh
• Hòn Em


Tên gọi
Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra.
Riêng tên tiếng Miên của đảo là "Koh Tralach".


Lịch sử
• Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á, vì vậy Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm.
• Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.
• Từ thế kỷ 15-thế kỷ 16 có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.
• Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý xâm chiếm Côn Đảo.
• Năm 1702, năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Công ty Đông-Ấn của Anh đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.
• Sau 3 năm, ngày 3 tháng 2 năm 1705 xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai Macassar (lính đánh thuê của chính quyền Anh), đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.
• Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.
• Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế.
• Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan trọng này.
• 10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, Bonard (thủy sư đô đốc Pháp) hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Côn Lôn.
• Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản: "Tuyên cáo chủ quyền" của Pháp tại Côn Đảo.
• Ngày 14 tháng 1 năm 1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo, nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền.

Nhà tù

• Ngày 1 tháng 2 năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng.
• Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.
• Ngày 16 tháng 5 năm 1882 tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
• Tháng 9 năm 1954 chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
• Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn.
• Ngày 24 tháng 4 năm 1965 Việt Nam Cộng hòa đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính.
• Sau Hiệp định Paris, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại đổi tên quần đảo này một lần nữa là Phú Hải. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú. Giai đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người.
• Với chế độ tàn bạo của nhà tù khoảng 20.000 người Việt Nam đã chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương



Côn Đảo hôm nay
• Ngày 1 tháng 5 năm 1975 Côn Đảo được giải phóng
• Tháng 5 năm 1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo
• Tháng 1 năm 1977, trở thành huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang
• Tháng 5 năm 1979, trở thành quận Côn Đảo thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo
• Tháng 10 năm 1991 đến nay là huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Thị trấn Côn Đảo
Nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ Đông và 8°40′57″ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10 km và chiều rộng từ 2 đến 3 km. Một mặt trông ra biển (Vịnh Đông Nam). Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo. Từ đất liền có những chuyến du lịch thường xuyên ra Côn Đảo. Thị trấn Côn Đảo nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm. (khoảng cách ước chừng khoảng 12 km). Thị trấn Côn Đảo là nơi tập trung dân cư, khu resort nghỉ dưỡng phục vụ du khách và các đơn vị hành chính của huyện Côn Đảo.

Du lịch
Côn Đảo là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Tới Côn Đảo, du khách có thể đi bằng tàu thủy hoặc đường không qua sân bay Cỏ Ống. Đi bằng tàu thủy hiện có 02 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 chở được khoảng 200 khách có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Tàu xuất phát từ Cảng Cát Lở vào lúc 5 giờ chiều, khoảng sáng hôm sau đến cảng Bến Đầm, từ cảng về thị trấn khoảng 15 km. Hành trình từ Côn Đảo tàu xuất phát từ Cảng Bến Đầm lúc 5 giờ chiều và rạng sáng hôm sau về cảng Cát Lở, Vũng Tàu. Lịch trình chạy tàu thường không cố định phụ thuộc vào thời tiết và lượng hành khách đăng ký.
Du khách sẽ được CN Saigontourist tại Côn Đảo đưa đón miễn phí từ khu resort đến Sân bay (khoảng gần 12 km).
Hàng tuần công ty bay dịch vụ Vasco có 7 chuyến bay tới Côn Đảo từ Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng máy bay ATR72.
Tại thị trấn Côn Đảo, vào cuối tháng 4 năm 2006 Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã khởi công xây dựng khu du lịch 4 sao gồm 84 phòng ở, nhà hàng, dịch vụ vui choi giải trí. Tổng mức đầu tư ước khoảng 100 tỷ đồng. Toàn bộ dự án là phần mở rộng của khu du lịch Sài Gòn - Côn Đảo hiện hữu, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng vào cuối quý IV năm 2007.

Các điểm tham quan:



- Phòng trưng bày (nhà chúa đảo)
- Trại 2 (Phú Hải)
- Trại 3 (Phú Sơn)
- Trại 6 khu B (Phú An)
- Trại biệt lập
- Trại 7 (Chuồn cọp Mỹ-khu H)
- Sở chuồng bò
- Cầu tàu 914
- Nghĩa trang Hàng Dương
- Miếu bà Phi Yến
- Cầu Ma Thiên Lãnh
- Nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu
Giá vé tham quan hết các điểm này: 30.000đ/người
Ngoài ra bạn cũng có thể tham quan các đảo nhỏ khác và các bãi biển ở đây.

Đặc sản:
- Các loại hải sản (giá bán rất mắc)
- Mứt hạt bàng




Thời trang đi du lịch SaPa và những kinh nghiệm
Kinh nghiệm du lịch Ao Vua -
Kinh nghiệm du lịch bụi Thái Lan
Kinh nghiệm du lịch An Giang
Kinh nghiệm du lịch Angko (Siem Reap - Thái Lan .
Kinh nghiệm ăn uống ở Sapa -
Kinh nghiệm ăn uống ở Huế
Kinh nghiệm ăn uống ở Nha Trang



(st)
Cẩm nang du lịch bụi Côn Đảo Nhìn trên bản đồ, quần đảo Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) giống như một con gấu lớn đang vươn mình giữa biển khơi. Ngoài các di tích lịch sử minh chứng cho những năm tháng hào hùng của ông cha, Côn Đảo có nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp. Là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, hiện nay Côn Đảo được nhiều du khách chọn làm thiên đường dành cho nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên. Năm 2011, Côn Đảo được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bầu chọn là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. du lich bui Con Dao_01 Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Di chuyển Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý (180km). Có hai cách để đi đến Côn Đảo là bằng đường bộ + đường thủy hoặc đường hàng không. Bằng đường bộ – đường thủy Tàu thủy xuất phát từ cảng Cát Lở (Tp.Vũng Tàu), tàu chạy khoảng 12 tiếng thì đến cảng Bến Đầm (Côn Đảo). Thời điểm xuất phát lúc 17h00 và đến nơi vào 5h00 sáng hôm sau. Hiện có 2 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Giá vé khoảng 150.000 – 200.000VND/vé/người. Hai tàu này chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt. Phòng vé tàu biển: 1007/36 đường 30/4, P11 – Vũng Tàu, ĐT: 064.838684 (tại Vũng Tàu ); ĐT: 064.830619 (tại Côn Đảo) đặt trước 2 – 3 tuần. Máy bay Có các chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đến sân bay Cỏ Ống, Côn Sơn (Côn Đảo). Thời gian bay khoảng 45 phút của hãng Vasco hoặc Airmekong. Giá vé thấp nhất từ 2.100.000VND/vé khứ hồi. Tương tự, bạn có thể bay từ sân bay Cần Thơ/sân bay Nội Bài, Hà Nội đi Côn Đảo. (thời gian bay chỉ khoảng 30 – 60 phút). Giá vé lần lượt từ: 1.826.000VND/vé khứ hồi và 3.400.000VND/vé khứ hồi. Đi lại tham quan ở Côn Đảo Từ bến tàu Côn Đảo, bạn có thể đi vào trung tâm là đảo Côn Lôn bằng xe ôm hoặc xe lam đỗ đón khách ở ngay cảng. Nếu đi máy bay, một số khách sạn tại Côn Đảo có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, khi đặt phòng trước bạn nên hỏi kĩ điều này. Nếu không bạn có thể liện hệ với sân bay để thuê xe về, phí là 30.000VND/khách. Trên đảo chưa có một hãng taxi nào, có thể tham quan đảo bằng xe hơi, giá cho thuê từ 800.000VND/ngày. Bạn cũng có thể thuê xe gắn máy, giá cho thuê 120.000 – 150.000VND/ngày tùy xe số hay xe tay ga. Bạn nên kiểm tra kĩ bình xăng trước khi lên đường vì cả đảo chỉ có một trạm xăng. Có một cách rất tiện lợi cho những người đi du lịch một mình là thuê xe ôm với giá 300.000VND/ngày để đi mọi nơi trên đảo; bác tài sẽ là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình, cởi mở. Cách rẻ nhất nhưng khá tốn sức cho chuyến vi vu quanh đảo là thuê xe đạp, giá 30.000 VND/ngày. Muốn du ngoạn, khám phá các hòn đảo chung quanh, bạn có thể thuê thuyền hoặc ca nô. Từ đảo lớn Côn Sơn đến đảo xa nhất là hòn Cau (chừng 20km), một chiếc thuyền chở 20 người, sáng đi chiều về có giá 5 triệu đồng. Khách cũng có thể ở lại qua đêm trên các đảo; một số đảo có phòng nghỉ dã ngoại hoặc lều, võng. du lich bui Con Dao_02Vợ chồng nổi tiếng Brad Pitt – Angelina Jolie cùng các con ghé thăm Côn Đảo bằng máy bay Thời gian du lịch lý tưởng Từ tháng 10 đến hết tháng 2 là thời gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay. Tháng 3 – tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo không quá 1 giờ đồng hồ, sau đó có ánh nắng chan hòa. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu. Ăn uống Ở Côn Đảo rất ít nhà hàng. Việc ăn uống tốt hơn là nên ăn trong các khách sạn mặc dầu giá hơi cao, song bạn có thể tự do thưởng thức. Các món ăn đặc trưng ở Côn Đảo có thể kể đến như Vú nàng nướng hoặc hấp, trùn biển xào mướp, mứt hạt bàng. Một số món ăn đặc sản khác như mắn nhum, mắm hàu, gỏi cá mập cũng được nhắc đến nhưng rất khó tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng trong khách sạn. du lich bui Con Dao_03 du lich bui Con Dao_04Ốc vú nàng Chơi gì? Lặn ngắm san hô Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo lớn Côn Đảo. Hệ thống san hô tại Côn Đảo có thể nói là phong phú vào bậc nhất Việt Nam Câu cá Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian nửa hoặc 1 ngày) hay câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây. Các điểm tham quan Đến Côn Đảo chắc ai cũng muốn tìm hiểu về đặc điểm hệ thống di tích và nhà tù Côn Đảo một thời của giai đoạn “113 năm địa ngục trần gian Côn Đảo” (1862 -1975) của chế độ Pháp – Mỹ đàn áp tù chính trị Côn Đảo. du lich bui Con Dao_05 Dinh Chúa Đảo du lich bui Con Dao_06 du lich bui Con Dao_07Trại Phú Hải – trại giam được xây dựng đầu tiên du lich bui Con Dao_08Một cảnh được phục dựng trong nhà tù Chuồng cọp Pháp bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn). Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là “Phòng tắm nắng” (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi để dùng hành hạ, phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập, tra tấn. du lich bui Con Dao_09Chuồng Cọp Pháp – Mỹ, 2 dãy trại giam khắc nghiệt nhất du lich bui Con Dao_10 du lich bui Con Dao_11 du lich bui Con Dao_12 du lich bui Con Dao_13Hình ảnh tại phòng giam số 6 Phú Hải du lich bui Con Dao_14Di tích Bãi sọ người Đến thăm Côn Đảo, một việc mà bất cứ ai đến thăm cũng đều mong muốn được thực hiện, đó là việc đến thăm nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ chị Võ Thị Sáu. Đặc biệt, viếng mộ chị Võ Thị Sáu phải đi lúc nửa đêm mới linh thiêng . “Tất cả người dân ở Côn Đảo đều gọi Võ Thị Sáu bằng Cô Sáu với lòng thành kính. Cô Sáu thiêng lắm nên không khi nào trên mộ tắt hương và thiếu hoa tươi. Mọi người quây quần bên Cô, không chỉ ban ngày, mà ngay cả ban đêm, cứ đến 12 giờ đêm là lúc vắng vẻ, tôn nghiêm nhất nhân dân trên đảo lại ra thắp hương cầu xin Cô Sáu phù hộ cho có sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Cô Sáu có đủ loại đồ dùng, từ son phấn, gương lược…đến các tư trang cá nhân khác trên mộ. Ai xin Cô cái gì cũng được.” Ghi nhớ công ơn của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đang yên nghỉ tại đây và để Nghĩa trang Hàng Dương đẹp hơn, huyện đảo đã cho xây dựng vừa hoàn thành bức phù điêu và tượng Võ Thị Sáu bằng đá trong quần thể nghĩa trang để du khách có dịp chiêm ngưỡng. Đồng thời, Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu cũng xây mới trong một công viên cùng tên (ngay cuối đường Tôn Đức Tháng) và gần Nghĩa trang Hàng Dương, mỗi ngày đón hàng trăm khách đến thăm, tặng quà lưu niệm. Mùa này, những cây cau cảnh trong Vườn hoa Võ Thị Sáu ra trái chín đỏ rực, tôn thêm vẻ đẹp cho khu nhà vườn, hấp dẫn du khách đến thăm. du lich bui Con Dao_18An Sơn Miếu – nơi thờ thứ phi Hoàng Phi Yến vợ vua Gia Long – Nguyễn Ánh Mời bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Côn Đảo: du lich bui Con Dao_19 du lich bui Con Dao_20Côn Đảo nhìn từ trên cao đầy hoang sơ và quyến rũ

Xem thêm tại
http://www.hivietnam.net/vi/04/2013/cam-nang-du-lich-bui-con-dao/
Nhìn trên bản đồ, quần đảo Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) giống như một con gấu lớn đang vươn mình giữa biển khơi. Ngoài các di tích lịch sử minh chứng cho những năm tháng hào hùng của ông cha, Côn Đảo có nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp. Là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, hiện nay Côn Đảo được nhiều du khách chọn làm thiên đường dành cho nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên. Năm 2011, Côn Đảo được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bầu chọn là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. du lich bui Con Dao_01 Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Di chuyển Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý (180km). Có hai cách để đi đến Côn Đảo là bằng đường bộ + đường thủy hoặc đường hàng không. Bằng đường bộ – đường thủy Tàu thủy xuất phát từ cảng Cát Lở (Tp.Vũng Tàu), tàu chạy khoảng 12 tiếng thì đến cảng Bến Đầm (Côn Đảo). Thời điểm xuất phát lúc 17h00 và đến nơi vào 5h00 sáng hôm sau. Hiện có 2 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Giá vé khoảng 150.000 – 200.000VND/vé/người. Hai tàu này chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt. Phòng vé tàu biển: 1007/36 đường 30/4, P11 – Vũng Tàu, ĐT: 064.838684 (tại Vũng Tàu ); ĐT: 064.830619 (tại Côn Đảo) đặt trước 2 – 3 tuần. Máy bay Có các chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đến sân bay Cỏ Ống, Côn Sơn (Côn Đảo). Thời gian bay khoảng 45 phút của hãng Vasco hoặc Airmekong. Giá vé thấp nhất từ 2.100.000VND/vé khứ hồi. Tương tự, bạn có thể bay từ sân bay Cần Thơ/sân bay Nội Bài, Hà Nội đi Côn Đảo. (thời gian bay chỉ khoảng 30 – 60 phút). Giá vé lần lượt từ: 1.826.000VND/vé khứ hồi và 3.400.000VND/vé khứ hồi. Đi lại tham quan ở Côn Đảo Từ bến tàu Côn Đảo, bạn có thể đi vào trung tâm là đảo Côn Lôn bằng xe ôm hoặc xe lam đỗ đón khách ở ngay cảng. Nếu đi máy bay, một số khách sạn tại Côn Đảo có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, khi đặt phòng trước bạn nên hỏi kĩ điều này. Nếu không bạn có thể liện hệ với sân bay để thuê xe về, phí là 30.000VND/khách. Trên đảo chưa có một hãng taxi nào, có thể tham quan đảo bằng xe hơi, giá cho thuê từ 800.000VND/ngày. Bạn cũng có thể thuê xe gắn máy, giá cho thuê 120.000 – 150.000VND/ngày tùy xe số hay xe tay ga. Bạn nên kiểm tra kĩ bình xăng trước khi lên đường vì cả đảo chỉ có một trạm xăng. Có một cách rất tiện lợi cho những người đi du lịch một mình là thuê xe ôm với giá 300.000VND/ngày để đi mọi nơi trên đảo; bác tài sẽ là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình, cởi mở. Cách rẻ nhất nhưng khá tốn sức cho chuyến vi vu quanh đảo là thuê xe đạp, giá 30.000 VND/ngày. Muốn du ngoạn, khám phá các hòn đảo chung quanh, bạn có thể thuê thuyền hoặc ca nô. Từ đảo lớn Côn Sơn đến đảo xa nhất là hòn Cau (chừng 20km), một chiếc thuyền chở 20 người, sáng đi chiều về có giá 5 triệu đồng. Khách cũng có thể ở lại qua đêm trên các đảo; một số đảo có phòng nghỉ dã ngoại hoặc lều, võng. du lich bui Con Dao_02Vợ chồng nổi tiếng Brad Pitt – Angelina Jolie cùng các con ghé thăm Côn Đảo bằng máy bay Thời gian du lịch lý tưởng Từ tháng 10 đến hết tháng 2 là thời gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay. Tháng 3 – tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo không quá 1 giờ đồng hồ, sau đó có ánh nắng chan hòa. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu. Ăn uống Ở Côn Đảo rất ít nhà hàng. Việc ăn uống tốt hơn là nên ăn trong các khách sạn mặc dầu giá hơi cao, song bạn có thể tự do thưởng thức. Các món ăn đặc trưng ở Côn Đảo có thể kể đến như Vú nàng nướng hoặc hấp, trùn biển xào mướp, mứt hạt bàng. Một số món ăn đặc sản khác như mắn nhum, mắm hàu, gỏi cá mập cũng được nhắc đến nhưng rất khó tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng trong khách sạn. du lich bui Con Dao_03 du lich bui Con Dao_04Ốc vú nàng Chơi gì? Lặn ngắm san hô Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo lớn Côn Đảo. Hệ thống san hô tại Côn Đảo có thể nói là phong phú vào bậc nhất Việt Nam Câu cá Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian nửa hoặc 1 ngày) hay câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây. Các điểm tham quan Đến Côn Đảo chắc ai cũng muốn tìm hiểu về đặc điểm hệ thống di tích và nhà tù Côn Đảo một thời của giai đoạn “113 năm địa ngục trần gian Côn Đảo” (1862 -1975) của chế độ Pháp – Mỹ đàn áp tù chính trị Côn Đảo. du lich bui Con Dao_05 Dinh Chúa Đảo du lich bui Con Dao_06 du lich bui Con Dao_07Trại Phú Hải – trại giam được xây dựng đầu tiên du lich bui Con Dao_08Một cảnh được phục dựng trong nhà tù Chuồng cọp Pháp bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn). Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là “Phòng tắm nắng” (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi để dùng hành hạ, phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập, tra tấn. du lich bui Con Dao_09Chuồng Cọp Pháp – Mỹ, 2 dãy trại giam khắc nghiệt nhất du lich bui Con Dao_10 du lich bui Con Dao_11 du lich bui Con Dao_12 du lich bui Con Dao_13Hình ảnh tại phòng giam số 6 Phú Hải du lich bui Con Dao_14Di tích Bãi sọ người Đến thăm Côn Đảo, một việc mà bất cứ ai đến thăm cũng đều mong muốn được thực hiện, đó là việc đến thăm nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ chị Võ Thị Sáu. Đặc biệt, viếng mộ chị Võ Thị Sáu phải đi lúc nửa đêm mới linh thiêng . “Tất cả người dân ở Côn Đảo đều gọi Võ Thị Sáu bằng Cô Sáu với lòng thành kính. Cô Sáu thiêng lắm nên không khi nào trên mộ tắt hương và thiếu hoa tươi. Mọi người quây quần bên Cô, không chỉ ban ngày, mà ngay cả ban đêm, cứ đến 12 giờ đêm là lúc vắng vẻ, tôn nghiêm nhất nhân dân trên đảo lại ra thắp hương cầu xin Cô Sáu phù hộ cho có sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Cô Sáu có đủ loại đồ dùng, từ son phấn, gương lược…đến các tư trang cá nhân khác trên mộ. Ai xin Cô cái gì cũng được.” Ghi nhớ công ơn của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đang yên nghỉ tại đây và để Nghĩa trang Hàng Dương đẹp hơn, huyện đảo đã cho xây dựng vừa hoàn thành bức phù điêu và tượng Võ Thị Sáu bằng đá trong quần thể nghĩa trang để du khách có dịp chiêm ngưỡng. Đồng thời, Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu cũng xây mới trong một công viên cùng tên (ngay cuối đường Tôn Đức Tháng) và gần Nghĩa trang Hàng Dương, mỗi ngày đón hàng trăm khách đến thăm, tặng quà lưu niệm. Mùa này, những cây cau cảnh trong Vườn hoa Võ Thị Sáu ra trái chín đỏ rực, tôn thêm vẻ đẹp cho khu nhà vườn, hấp dẫn du khách đến thăm. du lich bui Con Dao_18An Sơn Miếu – nơi thờ thứ phi Hoàng Phi Yến vợ vua Gia Long – Nguyễn Ánh Mời bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Côn Đảo: du lich bui Con Dao_19 du lich bui Con Dao_20Côn Đảo nhìn từ trên cao đầy hoang sơ và quyến rũ

Xem thêm tại
http://www.hivietnam.net/vi/04/2013/cam-nang-du-lich-bui-con-dao/



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin cho biết về lịch sử truyền thống đấu tranh của những người tù trại 6 khu b
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý