Kinh nghiệm du lịch bụi Hà Nội

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm du lịch bụi Hà Nội

19/04/2015 05:15 AM
541

Thủ đô thu hút du khách cả nước ở những danh thắng đi vào lịch sử, vẻ đẹp biến đổi theo mùa hay những món ăn đặc trưng. Cùng tham khảo Kinh nghiệm du lịch bụi Hà Nội dưới đây để có hành trình thăm thủ đô thật vui và tiết kiệm nhé



Đến Hà Nội đi thăm quan ở đâu


1. Làng lụa Vạn Phúc


Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước.

Lụa Vạn Phúc thường không có mẫu mã quá sặc sỡ, không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở các làng khác, bởi chất liệu mềm mại và độ tinh xảo trong từng đường tơ, từng họa tiết trang trí. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nghề dệt lụa cổ truyền của làng nghề này, hãy đi vào sâu bên trong làng để được tận mắt chứng kiến những thước lụa được làm ra như thế nào.

Du lịch Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc - iVIVU.com

Mách bạn:

- Lụa Vạn Phúc giờ khá nhiều hàng bị “trộn lẫn”. Nếu muốn mua hàng chính hiệu, bạn nên chọn những loại khăn, áo họa tiết đơn giản, hơi cổ 1 chút. Đừng chọn các loại khăn len vì chắc chắn nó không phải là lụa Vạn Phúc.

- Bạn nên mặc cả, giá có thể giảm từ 20%-30% tùy tài của bạn. Tuy nhiên, một số cửa hiệu lớn trong làng đã niêm yết giá nên bạn khó lòng được giảm. Hãy chịu khó đi vào các cửa hàng trong ngõ, ngách phía sâu làng, ở đó hàng vừa rẻ và chất lượng cũng tốt.

Đường đi: Hiện tại, bạn có thể đi đường Lê Văn Lương kéo dài, rất sạch sẽ và nhanh để tới làng Vạn Phúc. Từ đường Khuất Duy Tiến mới hay mọi người gọi quen là đường Vành Đai 3, chiều từ Nguyễn Trãi ra, bạn rẽ trái theo biển chỉ dẫn sẽ vào đường Lê Văn Lương kéo dài. Đi khoảng 10 phút tới ngã tư giao với đường 70 và khu đô thị mới Vạn Phúc, rẽ trái tiếp khoảng 1 km là sẽ tới làng.

2. Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, Hà Nội, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật… Đến đây bạn có thể cùng bạn bè mình chạy xe để thưởng thức nắng gió ngoại thành, thăm thú những cánh đồng lúa trải dài bất tận, hay những con đường nhỏ vắng người qua lại tranh thủ hít lấy những luồng khí trời trong trẻo.

Du lịch Hà Nội - thành Cổ Loa - iVIVU.com

Đến Cổ Loa, có một nơi mà du khách không thể bỏ qua, đó là am Bà Chúa, tức miếu thờ công chúa Mỵ Châu. Chiếc am u tịch, như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm, nhỏ bé như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Nếu đến đây vào dịp đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Thành Cổ Loa diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội là mồng 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã có công xây thành Cổ Loa và trị vì Âu Lạc.

Đường đi: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. Nếu đi xe bus thì bắt xe 46 tại BX Mỹ Đình, xuống cuối bến và đi xe ôm hoặc… đi bộ thêm 2km nữa để vào khu di tích 

3. Làng gốm Bát Tràng

Men theo con đường đê sông Hồng gần 10km, tới ngôi làng cổ Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nơi nổi tiếng với các mặt hàng gốm sứ. Đến đầu làng Bát Tràng những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, dải dài khắp làng. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại khoảng hơn 500 năm nay. Gồm Bát Tràng từ lâu nổi tiếng với nước men bóng đẹp, từng được thương lái châu Âu thu mua với số lượng lớn.

Bật mí thêm, đây là chợ gốm duy nhất mà bạn có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích vì ở đây người ta không đặt tiêu chí lợi nhuận lên đầu. Không chỉ tự do xem hàng, bạn còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của các mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà những người thợ thủ công đã dày công nghiên cứu, tha hồ thoả chí tò mò, học hỏi.

Du lịch Hà Nội - làng gốm Bát Tràng - iVIVU.com

Ngoài ra, trong chuyến tham quan Bát Tràng, bạn có thể thử tài chơi gốm để tạo nên sản phẩm cho chính mình. Giá dịch vụ là 15 – 30K một lần tô vẽ, nặn tượng không lấy sản phẩm về. Nếu bạn muốn lấy “kiệt tác” mình tự tay làm ra về nhà, mức giá trung bình sẽ từ 40 – 60K tùy sản phẩm lấy ngay hoặc nung đốt.

Đường đi: Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Nếu đi qua cầu Chương Dương rồi theo dọc đê sông Hồng, thì bạn đi mất gần 1 tiếng là đã tới Bát Tràng.

Nếu đi xe bus, bạn bắt xe ra Điểm trung chuyển Long Biên rồi lên xe bus 47, tới cuối bến luôn nhé! Làng Bát Tràng chỉ cách bến cuối cùng khoảng 200m thôi, đi bộ vào tiện thể luyện chân luôn.

4. Làng cổ Đường Lâm

Tạm rời xa phố thị ồn ào, náo nhiệt, dọc theo quốc lộ 32 về Sơn Tây, bạn sẽ đến với một ngôi làng cổ của người Việt – nơi còn lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta từ bao đời nay. Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50 km, thuộc địa phần thị xã Sơn Tây, cạnh quốc lộ 32. Đây là địa danh hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ từ hơn 300 trăm năm nay. Đường Lâm có những di tích lịch sử văn hóa rất giá trị, với Đình Phùng Hưng và Đền Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh… Đặc biệt, tại nhiều ngôi nhà cổ còn phục vụ cả bữa cơm làng quê truyền thống, bạn có thể đặt cơm và nghỉ trưa tại đó.

Du lịch Hà Nội - Làng cổ Đường Lâm - iVIVU.com

Mách nhỏ bạn nè, đến Đường Lâm, bạn đừng bỏ qua cảnh chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự). Ở đây có tòa bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nổi tiếng, hay viếng đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; lăng Ngô Quyền. Đặc biệt bạn đừng quên tìm thưởng thức những đặc sản dân dã, ngon miệng như bánh giò Phù Nhi ở thị trấn Phùng, bánh tẻ, bánh đúc ở chợ Mía, bún chấm lá tương…

Đường đi: Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô, sẽ đi theo đường Láng Hòa Lạc đến ngã tư với đường 21 Xuân Mai – Sơn Tây ( rẽ phải), đi tiếp 12km theo đường này đến chỗ đèn xanh đèn đỏ tại ngã Tư ở thị xã Sơn Tây. Qua bên kia ngã tư đi tiếp 5km có một ngã ba ở cột cờ thì theo lối đi thẳng. Sau đó sẽ thấy biển ghi làng cổ Đường Lâm, cách chỗ rẽ nói trên 2-3km. Ngoài ra bạn cũng có thể đi xe bus từ trung tâm HN lên đến Sơn Tây rồi tiếp tục đi xe taxi vào đến cổng làng. Vé vào cổng: 20-25K/người nhé!

5. Hồ Đại Lải

Từ Hà Nội, muốn đến khu du lịch hồ Đại Lải các bạn chỉ cần lên xe ngược đường quốc lộ 2 đến Phúc Yên chưa đầy một giờ đồng hồ, rẽ phải, đi theo con đường lát bê tông tới thị trấn Xuân Hoà nằm ngay ven hồ. Đoạn đường chỉ khoảng hơn 40km, rất tiện nếu đi xe máy.
Hồ Đại Lải rộng tới 525 ha xen lẫn rừng xanh biếc, các thung lũng và đồi cùng nhiều hẻm núi nhô ra tạo thành các bán đảo hết sức hoang sơ và hứa hẹn nhiều thú vị cho bạn khi tới đây khám phá.

Du lịch Hà Nội - hồ Đại Lải - iVIVU.com

Tới đây bạn đừng bỏ qua Đảo Chim, tới thăm những Làng bản của người Sán Dìu để khám phá những phong tục tập quán văn hóa truyền thống, nghe tiếng hát Soọng cô, đỉnh núi Thằn Lằn ở phía nam.

Đặc sản không thể bỏ qua ở quanh đây là món thịt lợn mán, thịt gà nướng và thịt trâu, bánh đa. Mách nhỏ: Nếu muốn ăn thịt trâu, bạn nên chịu khó ra thị trấn Xuân Hoà ngay sát đó ăn cho ngon, chỉ khoảng 50K/đĩa to vật vã, trong hồ, món này không ngon bằng.

Đường đi: Đi xe máy theo hướng Hà Nội – Cầu Thăng Long – Qua trạm thu phí Thăng Long – đến ngã tư giao với QL 2 – Rẽ trái đi Quốc lộ 2 khoảng 3 km – nhìn bên tay trái có biển chỉ vào Trường ĐH Sư Phạm và Trường CĐ công nghiệp thì rẽ phải. Đoạn này là đường làng các bạn đi cẩn thận (<40km) – Cứ đi thẳng khoảng 7 km thì qua cầu sẽ có 1 đường rẽ trái đi vào Thị trấn Xuân Hoà, rẽ phải đi tiếp 4km là đến Hồ Đại Lải.

6. Việt Phủ Thành Chương

Phủ Thành Chương cách trung tâm thành phố khoảng hơn 30 km ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Đây như một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ đang lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, giới thiệu khá đầy đủ về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.

Bất cứ ai đã từng đặt chân đến biệt phủ của Thành Chương đều cảm nhận được vẻ thanh bình, dân dã và những giây phút thư giãn hiếm có. Đến đây, người ta có thể tìm thấy lối kiến trúc đặc trưng của làng cổ người Việt với những cái cổng mang dáng dấp của làng Thổ Hà, Đường Lâm đan xen kiến trúc của cung đình, lăng tẩm cố đô Huế…

Du lịch Hà Nội - Việt phủ Thành Chương - iVIVU.com

Vé vào cửa năm ngoái là 100k, không biết giờ tăng lên chưa 

Đường đi:

Nếu bạn đi xe máy: Đi theo hướng đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, qua trạm soát vé, đến ngã tư. Sau đó rẽ trái vào Quốc lộ 2, đi tiếp khoảng 1km, gặp ngã ba đầu tiên. KHÔNG RẼ PHẢI VÀO ĐƯỜNG ĐI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI. HÃY ĐI TIẾP QUỐC LỘ 2 một km nữa, gặp ngã ba thứ hai. Bên phải có các biển báo ĐƯỜNG 35, SÂN GOLF HÀ NỘI, VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG 7KM. Rẽ phải theo hướng đi của biển báo, tới khi gặp biển báo “Việt Phủ Thành Chương còn 300m” là tới nơi. Túm lại là các bạn cứ đi theo đường Cao tốc Thăng Long, rồi rẽ về Sóc Sơn theo đường về Vĩnh Phúc, sẽ thấy biển chĩ dẫn to đùng bên đường. Dễ tìm lắm mà :D .

Nếu bạn đi xe bus: xe 07: Xuống bến Ngã tư Phủ Lỗ – Nội Bài – Quốc Lộ 2. Bắt xe ôm đi khoảng 9km. Nếu đi xe 56 thì xuống bến Khu Công Nghiệp Nội Bài. Bắt xe ôm đi khoảng 3km.

7. Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa

Cách Hà Nội khoảng 60km, bạn cũng chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ để đến với khu du lịch Hồ Tiên Sa thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. Nằm dưới chân núi Tản Viên, Hồ Tiên Sa phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc, mây lặng lờ trôi. Các công trình nơi đây được thiết kế xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ Trung Quốc với cái tên thật là hấp dẫn như: cổng Ngũ Phúc, cầu Thuận Thiên, lầu Uyên Ương, lầu Liên Hoa, Thác Nhị Long…

Du lịch Hà Nội - Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa - iVIVU.com

Khu du lịch Hồ Tiên Sa còn có nhiều loại hình giải trí hấp dẫn, đáng chú ý là thú vui câu cá. Ngoài ra, tùy sở thích, bạn có thể lựa chọn các loại hình du lịch khác nhau như tắm thác, leo núi, vui đùa với đàn khỉ đã được thuần dưỡng hay tìm cảm giác mạnh trong công viên với khu trượt nước 9 làn hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis…

Đường đi: Theo sơ đồ này nhé:

Du lịch Hà Nội - Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa sơ đồ - iVIVU.com


8. Thiên đường Bảo Sơn

Nằm phía bên tay trái ngay km số 8 đường Láng – Hòa Lạc Thiên đường Bảo Sơn là một khu vui chơi, tham quan liên hoàn với nhiều khu mang nét đặc trưng riêng biệt của Hà Nội. Không gian đẹp, thoáng, có sự kết hợp giữa cổ kính và hiện đại, khung cảnh tái hiện lại cảnh sinh hoạt của phố phường Hà Nội… Có rất nhiều chỗ để vui chơi tuy nhiên, giá cả dịch vụ ở đó cũng rất đắt đấy.

Du lịch Hà Nội - Thiên đường Bảo Sơn - iVIVU.com


Ở đây có dịch vụ xem thuỷ cung nhưng thấy hơi ít cá so với thủy cung ở Nha Trang; có xem vườn thú, bò sát, xem múa rối nước 4h chiều giá 20k, tối 7h có nhạc nước miễn phí; xem phim 4D giá 40k. Ngoài ra, khu vườn tâm linh, vườn lan, chim, bướm thì miễn phí.

Vé vào cửa thứ 7, chủ nhật, ngày lễ tết người lớn 135k, trẻ con 120k (ngày thường rẻ hơn 20k).

Đường đi: Bạn đi xe máy thẳng theo đường Láng Hoà Lạc, biển hướng dẫn bên đường rất to nên dễ nhìn thấy. Có xe bus qua đó nhưng xe chỉ dừng lại ngoài cao tốc thôi, bạn phải bắt taxi vào đó.

9. Thiên Sơn Suối Ngà

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, Thiên Sơn Suối Ngà nằm ở phía Đông dãy núi Ba Vì là địa điểm vui chơi lý tưởng cho các bạn muốn đi “du lịch bụi” một ngày, hoặc chơi cuối tuần. Thiên Sơn Suối Ngà ngự trị ngay trên Tản Viên Sơn chia làm ba khu chính: Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn.

Nếu như Hạ Sơn hấp dẫn du khách bởi thác Tam Cấp, cùng rất nhiều con suối nhỏ và những cây cầu uốn lượn bắc qua suối như những dải lụa đào, thì Trung Sơn thu hút khách tham quan với những khu nhà sàn xinh xắn được trang trí đèn lồng mọc lên giữa sườn núi với các món ăn dân dã, đặc sản của vùng núi Ba Vì như gà quay, canh rau sắn nấu cá suối, lặc lày chấm muối vừng… Trong đó, điểm nhấn trong khu du lịch chính là thác Cổng Trời quanh năm không cạn nước.


Du lịch Hà Nội - Thiên Sơn Suối Ngà - iVIVU.com


Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của Thiên Sơn Suối Ngà, bạn nên đi bộ từ Hạ Sơn theo đường mòn ven suối để lên Thượng sơn, con đư��ng mòn dài khoảng 2km theo bờ suối quanh co, có những đoạn qua những khoảnh rừng thưa tuyệt đẹp. Đặc sản ở đây có Bánh tẻ Phú Nhi, cơm lam xứ Mường, cá sông Đà, bê, dê, lợn mán, gà ri… Bạn có thể tìm đến đồi cò Ngọc Nhị ăn thịt cò và các món được làm từ chim vừa ngon lại rẻ, tận hưởng không khí thoáng mát luôn.

Vé khu thiên sơn suối ngà năm ngoái là 210K/ 2 người, bao gồm 1 vé gửi xe tại 3 khu chính.

Đường đi:

Xuất phát từ Hà Nội, bạn sẽ chỉ mất chừng 1.5 tiếng để tới khu du lịch sinh thái Thiên Sơn Suối Ngà bởi khoảng cách 60km với đường đi khá đẹp. Bạn đi theo đường Láng – Hoà Lạc, đến hết cao tốc rẽ phải theo đường 21 đi Sơn Tây (rẽ trái là đi Xuân Mai). Đi trên đường này thì bạn để ý bên trái có biển chỉ dẫn đường đi Khoang Xanh thì rẽ vào đường đó, đi theo hướng Đá Chông (rẽ tay phải ngay ngã 3 đầu tiên). Đi hết đường theo hướng Đá Chông là đã ra được đường chính đi thẳng xuống Thiên Sơn Suối Ngà (sẽ có biển chỉ dẫn ở bên phải, hướng du khách chuẩn bị rẽ trái, chạy vào khu du lịch với Đền chúa bà Đá Đen, Vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch hồ Tiên Sa, …)

Ngoài ra, còn một lối đi nữa bớt phức tạp hơn nhưng xa hơn, đó là không rẽ vào lối đi Khoang Xanh mà đi thẳng, tới ngã 4 thì rẽ trái (rẽ phải đi làng cổ Đường Lâm) là tới đường đi thẳng tới Thiên Sơn Suối Ngà. Đi đường này không mất công hỏi, cứ đi một lèo, thấy biển chỉ dẫn thì rẽ vào.


Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Hồ Gươm một sáng mùa thu.

Địa điểm tham quan

Rất khó để gom hay chia các điểm tham quan tại Hà Nội thành các nhóm dựa trên tính chất, diện tích nên những du khách lần đầu đến đây thường phân chia thành cụm theo khoảng cách tính từ khách sạn đến các địa điểm. Ở từng khoảng cách, sẽ lấy một địa danh làm trung tâm, sau đó, gom các thắng cảnh xung quanh trong một bán kính cụ thể vào thành một cụm. Gợi ý ban đầu là 4 địa danh gồm hồ Gươm, hồ Tây, lăng Bác và cụm cuối cùng là các bảo tàng, sân vận động Mỹ Đình (có thể đến hay không).

Ấn tượng và muốn đến nhất với những du khách lần đầu tiên đến Hà Nội là Hồ Gươm. Ngoài mục đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của hồ nước ghi lại dấu ấn lịch sử, vẻ lãng mạn của những cây đại thụ nghiêng mình trên mặt nước, là khát khao được “diện kiến” cụ rùa. Bên cạnh cụ rùa, tháp Bút và cầu Thê Húc cũng được nhiều du khách “quan tâm”. Sau khi dạo một vòng hồ Gươm, hít thở không khí trong lành, bạn có thể thả mình trong hương hoa thơm ngát hay ghi lại những soot hình ấn tượng trong các vườn hoa gần đó như vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Bác Cổ…

Các điểm tham quan ở cụm hồ Tây gồm hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc, Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành. Mỗi địa danh tại đây có một vẻ đẹp riêng mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Đó là hồ Tây bao la, thanh bình, mát rượi. Chùa Trấn Quốc uy nghiêm và cổ kính.
Văn miếu Quốc tử giám có thiết kế nhân văn và bác học. Hoành thành gợi vết tích của một thời đại. Hồ Trúc Bạch thanh bình với những du thuyền hình thiên nga lãng đãng trên hồ.

Thú vị nhất trong chuyến tham quan thủ đô là hành trình viếng lăng Bác với hàng ngàn người từ từ tiến bước vào lăng trong im lặng và lòng thành kính. Chỉ mở cửa vào sáng thứ 7 hàng tuần nên dòng người vào thăm lăng dài đến mức, nếu không tranh thủ xếp hàng sớm, bạn sẽ phải hẹn lần sau sẽ đến.

Sau khi viếng Bác, ghi lại những shoot hình bên ngoài lăng, bạn đừng vội ra về mà hãy tự do khám phá các thắng cảnh xung quanh lăng. Đầu tiên là ao cá trong veo với đàn cá tung tăng bơi lội; nhà sàn mộc mạc, dân giã; bảo tàng Hồ Chí minh uy nghiêm; chùa Một Cột yên bình soi bóng trên hồ sen.

Ngoài các điểm tham quan trên, du khách đến Hà Nội còn tranh thủ tham quan hàng loạt làng nghề, ngắm phố phường Hà Nội và các địa danh như đền Quán Thánh, nhà thờ lớn, chùa Kim Liên, chùa Quán Sứ,
chợ Đồng Xuân, công viên Thống Nhất, làng hoa, sân vận động Mỹ Đình…


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Ao cá Bác Hồ.

Gợi ý chuyến tham quan 3 ngày 3 đêm tại Hà Nội

Tối đêm thứ 5: lên xe, tàu, hay máy bay đến Hà Nội.

Sáng thứ 6: Nhận phòng, cất đồ, thuê xe tham quan cụm các di tích, thắng cảnh ở hồ Tây gồm hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc, Văn miếu, Hoàng Thành…

Tối: khám phá Hà Nội về đêm, tham quan phố cổ, cảm nhận không khí tấp nập ở kem Tràng Tiền, thưởng thức và cảm nhận quán xá Hà Nội.

Sáng thứ 7: Xếp hàng vào lăng viếng Bác. Sau khi viếng Bác, tham quan các thắng cảnh trong khu vực lăng như đường xoài, ao cá Bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh. Chiều về hồ Gươm, chụp hình, hít thở không khí trong lành, thả mình trong hương thơm của các vườn hoa.

Tối dạo một vòng Hà Nội, tham gia phố đi bộ, thưởng thức thêm một số món ngon, mua quà lưu niệm…

Sáng chủ nhật: Tham quan tất cả các điểm còn lại. Tối lên đường về lại hay đi tiếp đến các tỉnh khác.

Di chuyển

Thủ đô Hà Nội phát triển cả ba hình thức giao thông là đường bộ, tàu hỏa và máy bay. Tùy khoảng cách, sở thích, túi tiền mà bạn lựa chọn hình thức thích hợp nhất để đến.

Bằng phương tiện công cộng

Để đến Hà Nội, bạn có thể mua vé xe tại bến xe của mỗi tỉnh, mua vé đi tàu hỏa tại các ga và mua vé máy bay tại các đại lý. Lưu ý, nên tham khảo giá vé, thời gian xuất phát, điểm đến… trước khi đi khoảng 1 tuần để lên lịch tham quan.

Đến Hà Nội thì thuê xe ôm, bắt taxi để khám phá Hà Nội. Nhưng hình thức tham quan Hà Nội rẻ, tiện nhất là thuê xe máy với giá 100.000 đồng/ngày.

Nên trang bị một điện thoại có
Google map để tiện việc di chuyển đến các địa danh.

Bằng phương tiện cá nhân


Lời khuyên thích hợp nhất với các bạn đến Hà Nội bằng phương tiện cá nhân (xe máy, xe ô tô) là nếu khoảng cách trên 300km, thì nên chuyển sang phương tiện công cộng. Tất nhiên, ngoại trừ trường hợp bạn muốn phượt hàng loạt các tỉnh phía Bắc trong một chuyến đi dài ngày và có sự đầu tư công phu.

Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ giấy tờ và tuân thủ luật an toàn đường bộ.


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Hoàng hôn hồ Tây.

Nên đến vào mùa nào

Mỗi mùa Hà Nội có vẻ đẹp riêng, nhưng đẹp nhất là vào mùa thu.

Nhà nghỉ, khách sạn

Cũng như các thành phố du lịch khác, số lượng nhà nghỉ, khách sạn ở Hà Nội khá nhiều và chia thành nhiều mức giá khác nhau. Một số cái tên giá rẻ bạn cần bỏ túi cho chuyến tham quan Hà Nội của mình như sau: khách sạn Sông Hồng 1, Memory, Jysk Hotel, nhà khách bến xe Lương Yên, nhà khách Thanh Niên. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

Đặc sản Hà Nội

Các món mua về gồm các sản phẩm làm từ quả sấu, bánh cốm… Lý thú nhất phải kể đến hàng loạt món ngon thưởng thức tại chỗ như bún đậu mắm tôm, bún thang, bún dọc mùng, bún riêu, bún chả, bún ốc, bún sườn, bún bung, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây….


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Chùa Trấn Quốc uy nghiêm và cổ kính.

Mang gì khi đến Hà Nội

Bất kỳ trang phục gì bạn thích, song nếu trong lịch trình có tham quan chùa, văn miếu hay viếng lăng Bác thì phải ăn bận kín đáo, lịch sự.
Mang giày, dép bệt vì phải di chuyển nhiều.

Mang dụng cụ chống nắng, đồ vệ sinh cá nhân.

Giá cả các món ăn, dịch vụ tại Hà Nội luôn cao hơn những nơi khác, vì thế nên dự trù kinh phí cao hơn.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

 Cầu Thê Húc và Tháp Bút, hai địa danh
bạn không thể bỏ qua khi ghé hồ Gươm.
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Lăng Bác yên bình trong đêm.
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Chùa Một Cột.
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Cột cờ Hà Nội uy nghiêm.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Hoàng Thành sáng rực trong đêm.
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Nhà thờ đá yên bình.
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Văn miếu Quốc tử giám.
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Hồ Tây hoàng hôn.
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm

Hà Nội trong đêm.

Những cung đường thường gặp

Hà Nội – Hưng Yên – Hải Phòng
Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Tuyên Quang
Hà Nội – Hoa LưTam Cốc
Hà Nội – Hạ Long - Hải Phòng






Kinh nghiệm du lịch bụi Sapa -
Kinh nghiệm du lịch bụi Cà Mau
Kinh nghiệm du lịch bụi Vũng Tàu
Kinh nghiệm du lịch bụi Côn Đảo
Kinh nghiệm du lịch bụi Cửa Lò
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Thơ
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Giờ





(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý