Kinh nghiệm du lịch bụi Quảng Châu

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch bụi Quảng Châu

19/04/2015 05:28 AM
734

Từ thế kỷ VIII, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của "con đường tơ lụa trên biển". Ngày nay, Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa hay người ta vẫn thường hình dung về Quảng Châu là nơi "trên trời, dưới là hàng hoá". Kinh nghiệm du lịch bụi Quảng Châu dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn






Quảng Châu là nơi "trên trời, dưới là hàng hoá".

Từ Việt Nam sang Quảng Châu đi lại rất dễ dàng, chi phí lại rẻ nhưng để bắt đầu cuộc hành trình đi qua đó bạn cần chuẩn bị những gì cần thiết. Yeudulich xin chia sẻ với bạn một số  Chia sẻ kinh nghiệm du lịch và mua sắm ở Quảng Châu – Trung Quốc.

Thủ tục làm visa, giấy thông hành.

Trước khi đi bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc passport và visa (thị thực) để ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC cho phép bạn nhập cảnh vào đất nước của họ. Bạn là nên tự đi làm vì xin visa rất dễ, chỉ cần bạn cầm passport mang theo tấm hình 4-6 rồi tới đó dán lên giấy, điền thông tin vào rồi gửi người ta đóng dấu (4 ngày sau có). Nếu tự làm, bạn sẽ tiết kiệm được 6-8 USD tiền dịch vụ xin dấu.


Xin cấp Visa Trung Quốc rất dễ, bạn có thể tự làm.

Đi lại: Bạn hãy chọn đi Quảng Châu bằng máy bay hay bằng đường bộ.

- Đi máy bay: thì giá vé khứ hồi khoảng 300USD/người với điều kiện các bạn phải có hộ chiếu. Máy bay đến sân bay Quảng Châu cách thành phố khoảng 18 km, mất 100 tệ tiền taxi vào thành phố. Nên đặt vé trước chuyến đi khoảng 1 tuần nếu không sẽ không còn chỗ.

- Đi đường bộ: do giờ Trung Quốc sớm hơn giờ Việt Nam 1 tiếng nên các bạn phải có mặt tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) hoặc Móng Cái trước 4h chiều Việt Nam để làm thủ tục xuất cảnh.

Nếu từ TP.Hồ Chí Minh, bạn đến Hà Nội bằng xe tốc hành giá 500-600 nghìn giường nằm hoặc đi tầu; bạn cũng có thể đi bằng máy bay.

Trước khi tới Hà Nội bạn nên liên lạc địa điểm xe chạy tới biên giới trước. Điều này giúp bạn đỡ tốn tiền chi phí đi lại, ăn uống tại Hà Nội. Thông thường, xe xuất phát từ Hà Nội lên cửa khẩu là lúc 12h và 6h chiều) Trên mạng rất nhiều hãng xe, các bạn có thể lựa chọn xe mình tùy thích, giá cũng chỉ có 100 - 120.000/người như vậy. Không dao động nhiều hơn. Xe giá cao thường đi xe tốt máy lạnh an toàn.

Trên đường tới cửa khẩu, xe thường dừng lại các chỗ hàng quán bán đồ ăn thức uống, các bạn hãy hỏi giá trước khi ăn.

Xuất nhập cảnh:

- Tới biên giới thì bạn lấy passport đã được thị thực visa để làm thủ tục xuất cảnh (Việt Nam) và nhập cảnh (Trung Quốc), chỉ xếp hàng đưa passport cho người ta đọc tên đánh dấu. Rất nhanh chóng không rườm ra. Hành trình tiếp theo là đi bộ qua cửa khẩu.

Vừa qua cửa khẩu thì bạn sẽ được rất nhiều người chào đón taxi đưa về bến xe Bằng Tường. Bạn nên trả giá, khoảng 30 tệ thì đi được. Trước bến xe Bằng Tường có những cửa hàng cơm giá cũng bình dân và ăn khá giống món Việt Nam. Giá thường 6-8tệ.

Khi đến bến xe Bằng Tường, bạn đợi xe đến khoảng 8h-8h30 tối sẽ chạy. Trên xe có giường nằm, wc trên xe. Chạy đến Quảng Châu khoảng 7h-8h sáng ngày hôm sau. Tất cả các xe chạy từ Bằng Tường và Móng Cái đều về bến xe Việt Tú Nam t��i Quảng Châu.

Giá vé khoảng 850.000/người. Các bạn nên mua vé khứ hồi vì khi về sẽ được bố trí chỗ tốt. Khi mình đặt chỗ, hẹn ngày giờ đi các chủ xe sẽ cho xe ra cửa khẩu đón đưa về bến xe tại Bằng Tường.

Lưu ý, bạn nên đặt vé đi trước để phòng thân (mà xe cũng thường dư chỗ cho bạn nếu đi riêng lẻ) Giờ xuất hành thường là có nhiều chuyến trong ngày. Tùy theo bạn tới giờ nào rồi lựa chọn thời điểm xuất phát phù hợp. Thời gian để nằm trên xe từ Bằng Tường tới Quảng Châu là 10h đồng hồ. Trên xe có phòng vệ sinh và giường thoải mái cho bạn nằm.


Bến xe Bằng Tường chuyên phục vụ cho khách Việt Nam đi đánh hàng tại Trung Quốc.

Khách sạn:

-Khách sạn thì bạn có 2 lựa chọn là khách sạn Đức Chính (bên phải bến xe) và khách sạn Nghi Giai (bên trái bến xe).

- Khách sạn Lido (Lido Hotel) thì tốt hơn, giá thuê phòng đôi standard từ 268 tệ/đêm. Khách sạn này nằm trên đường Beijing Lu, là trung tâm mua sắm của Quảng Châu, đắt gấp đôi khách sạn Đức Chính nhưng được cái thuận tiện, xung quanh nhiều hàng ăn rẻ, dễ dàng đi mua sắm bước một bước là ra các cửa hàng quần áo, đồ da…

Về phiên dịch:

Bạn nên thuê 1 phiên dịch người Việt dẫn đường, sẽ rất hiệu quả nếu các bạn muốn đi mua sắn, tìm cơ hội làm ăn, giá phiên dịch rất rẻ, chỉ từ 200 tệ/ngày. Mình chi trả tiền đi lại taxi, mời ăn trưa. Phiên dịch sẽ đón tại khách sạn và trả về khách sạn sau khi kết thúc một ngày.

Địa điểm mua sắm:


Mỗi loại hàng hoá đều có một chợ riêng,
chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hoá,

Tại Quảng Châu, mỗi loại hàng hoá đều có một chợ riêng, chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hoá, như:

- Quần áo: chợ Bạc Mả (tiếng Việt là Bạch Mã) là chợ bán buôn quần áo, toàn bộ người Việt nam đều sang đâu lấy hàng về Việt nam bán tại các shop thời trang, giá cả cực rẻ nếu mua số lượng nhiều (từ 5-10 cái trở lên), còn nếu mua 1 cái rất đắt, đắt gần bằng 10 cái và nhiều khi họ cũng không thèm bán cho mình. Các bạn sẽ hoa mắt vì nhiều loại quần áo và các cô bán hàng đẹp như người mẫu.

- Chợ đồ len: nằm trên đường Dezheng nan Lu, gần khách sạn Đức Chính cách khoảng 500m, từ khách sạn Đức Chính rẽ phải theo đường Dezheng nan Lu sẽ gặp chợ bên phía bên phải của đường.

- Chợ đồ da: nằm trên đường Jiefang Beilu và đường Ziyuangang Lu, các trung tâm như Guihualou leather mall, YiSen Leather Building …. Tại đây bán các loại như túi da, ví da, các bạn mà vào đây thì mê mẩn, các hàng hiệu nổi tiếng đều được làm giả như thật, giá rất rẻ nếu mua từ 5-10 cái trở lên, mua 1 cái giá rất đắt hoặc không bán.

- Chợ giầy dép: tên là Metropolis Shoes city nằm đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza, nằm trên đường Jiefang nan Lu, góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu. Chợ này bán buôn tất cả các thể loại giầy dép, hàng hiệu, hàng nhái rất rẻ, như thật. Nếu mua nhiều giá rẻ đến sửng sốt.

- Chợ đồ lưu niện: nằm trên đường Yide Lu, tại góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu. Đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza và Chợ giầy dép Metropolis Shoes city. Chợ bán buôn bán lẻ các loại đồ lưu niệm.

- Chợ đồ chơi: tên là One Link International Plaza, địa chỉ 39 đường Jiefang nan Lu (Lu có nghĩa là phố, nan là Nam) tại góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu.

- Chợ máy tính, linh kiện máy tính: chợ điện tử Thiên Hô, nằm trên đường Tianhe Lu và đường Shipai XiLu chuyên bán buôn, lẻ các loại máy tính, linh kiện máy tính. Đây là một chợ cực lớn, các công ty máy tính tại Việt nam đều nhập hàng về từ đây.

- Chợ điện thoại: tên là Photography electronics city, nằm trên đường Luyin Lu, tại đây có 2 chợ điện thoại, máy ảnh, loa đài. Một bên chuyên bán đồ cũ và một bên chuyên bán đồ mới. Chợ có đủ thể loại điện thoại, hàng thật, hàng nhái hàng hiệu đều có, nếu mua số lượng lớn giá rất rẻ.

- Beijing Lu: đây là phố đi bộ nổi tiếng Quảng Châu và cũng là một trung tâm mua sắm, hàng hoá đắt nhưng cũng có nhiều cửa hàng bán quần áo, túi da, ví da rẻ đến không tưởng tượng nổi. Phố này ngày cũng như đêm đều rất đông đúc.

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC


Không cần thủ sẵn tiền lẻ khi mua bán,
vì họ cũng có sẵn tiền lẻ để thối cho bạn khi cần thiết.

- Khi bắt taxi ở Quảng Châu thì cần phải thực hiện chiến thuật cướp chỗ, kể cả xe vừa dừng, khách vẫn còn ở trên xe đang trả tiền, các bạn cứ mở cửa nhảy vào trong, nếu không ngay lập tức có người nhẩy lên chiếm xe ngay. Vì lượng người đón taxi ở chỗ các chợ rất nhiều, mà xe thì không đủ nên cần phải nhanh chân cướp chỗ, nếu không các bạn đợi ở đó 1 tiếng cũng không bắt được xe.

- Hàng Quảng Châu bán theo mùa, khí hậu nóng lạnh quyết định đến gu thẩm mỹ và hàng hóa bán ra ở từng cửa hiệu. Nên thường bạn đi mùa hè là hàng sẽ hợp với khí hậu Việt Nam hơn cả.

- Không cần thủ sẵn tiền lẻ khi mua bán, vì Trung Quốc họ cũng có sẵn tiền lẻ để thối cho bạn khi cần thiết.

- Món ăn ở Trung Quốc nói chung đều dễ ăn, chỉ có giá tiền là khác nhiều thôi. Hạn chế đi ở các tiệm ăn lớn giá rất đắt đỏ.

- Không mua sim card tại cửa khẩu vì giá mắc lại thời gian gọi ít. Đa số là sim khuyến mãi. Cứ mua một cái sim tại gần khách sạn và nạp tiền là sử dụng tốt nhất. Hoặc chat voice cho đỡ tốn chi phí.



Chia sẻ kinh nghiệm


Về thủ tục làm visa, giấy thông hành:
- Hộ chiếu công vụ thì không cần phải làm visa, Giấy thông hành.
- Hộ chiếu phổ thông thì xin visa tại Đại sứ quán Trung Quốc, tốt nhất là làm dịch vụ giá 35USD/lần (bao gồm tiền lệ phí visa 30 USD/lần nộp cho ĐSQ). Đến cổng lãnh sự 46 Hoàng Diệu, cứ tìm mấy chú cò quanh quẩn bên ngoài mà làm, chỉ có 5USD thôi phí dịch vụ thôi. Nếu tự làm thì rất phức tạp, mình phải chứng minh có người bên Trung Quốc mời, thư mời có dấu … Cho nên qua cò là nhanh nhất.
- Giấy thông hành: trường hợp có Hộ chiếu phổ thông nhưng không muốn xin visa thì có thể làm Giấy thông hành biên giới, các bạn liên hệ bất cứ công ty du lịch nào cũng có dịch vụ làm Giấy thông hành. Lệ phí chỉ mất từ 300-400ngàn thôi. Tuy nhiên sử dụng Giấy thông hành chỉ đi và về tại một cửa khẩu duy nhất, trường hợp có việc gấp thì không đi máy bay được, hoặc về nhầm cửa khẩu sẽ phải mất thời gian quay lại cửa khẩu mình mình đã xuất cảnh.
Đối với làm Visa và Giấy thông hành các bạn cần chuẩn bị 2 ảnh 4×6 phông nền trắng, 01 Giấy chứng minh thư nhân dân.

2. Về đi lại từ Hà nội – Quảng Châu:
- Đi máy bay: thì giá vé khứ hồi khoảng 400USD/người với điều kiện các bạn phải có Hộ chiếu. Máy bay đến sân bay Quảng Châu cách thành phố khoảng 18 km, mất 100 tệ tiền taxi vào thành phố. Nên đặt vé trước chuyến đi khoảng 1 tuần nếu không sẽ không còn chỗ.

- Đi đường bộ: do giờ Trung Quốc sớm hơn giờ Việt nam 1 tiếng nên các bạn phải có mặt tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) hoặc Móng Cái trước 4g chiều Việt nam để làm thủ tục xuất cảnh.
Sau khi qua cửa khẩu, các bạn sẽ về bến xe Bằng Tường (nếu qua của khẩu Hữu Nghị Quan) đợi xe đến khoảng 8g-8g30 tối sẽ chạy. Trên xe có giường nằm, wc trên xe. Chạy đến Quảng Châu khoảng 7g-8g sáng ngày hôm sau. Tất cả các xe chạy từ Bằng Tường và Móng Cái đều về bến xe Việt Tú Nam tại Quảng Châu.
Giá vé khoảng 180 tệ/người/chuyển. Các bạn nên mua vé khứ hồi vì khi về sẽ được bố trí chỗ tốt. Khi mình đặt chỗ, hẹn ngày giờ đi các chủ xe sẽ cho xe ra cửa khẩu đón đưa về bến xe tại Bằng Tường.
Liên hệ: (nhà xe đều nói được tiếng Việt)
- Ông Nông: 008613077780888 (quay từ Việt nam)
Nếu liên hệ từ Quảng Châu gặp ông Trương 13286864415
- Số thứ 2: liên hệ đặt chỗ 0086 13878865626 (quay từ Việt nam)

3. Khách sạn:
- Khách sạn Đức Chính: đây là khách sạn do 1 người Việt nam thuê tầng 5 kinh doanh. Khách sạn nằm góc ngã 3 đường Dezheng nanlu và đường Dongyuan heng lu, cách bến xe Việt Tú Nam 200 m (đứng quay vào bến xe rẻ phải đi 200m sẽ đến 1 ngã ba, đó chính là khách sạn Đức Chính). Vào sảnh khách sạn, tự bấm tháng máy lên tầng 5.
Giá thuê phòng là 150 tệ/đêm

Từ khách sạn đi vào các trung tâm mua sắm mất từ 10 – 20 tệ tiền taxi (và +1 tệ/lần tiền giá xăng tăng).
Khách sạn này cũng cung cấp phiên dịch người Việt. Ngoài ra ở đây cũng có dịch vụ chuyển tiền từ Việt nam sang trong 5 phút với phí dịch vụ là 50 tệ/lần số tiền chuyển bao nhiêu tuỳ mình.
Tại đây có dịch vụ đóng hàng, chuyển hàng hoá về Việt nam (chuyển cửu vạn ấy) giao hàng tận nhà của mình, kể cả ở TP. Hồ Chí Minh, giá chuyển rất rẻ, phụ thuộc vào loại hàng mình cần chuyển. Khi chuyển hàng thì về Việt nam mới phải thanh toán tiền vận chuyển.

- Khách sạn Lido (Lido Hotel) giá thuê phòng đôi standard là 268 đồng/đêm. Khách sạn này nằm trên đường Beijing Lu, là trung tâm mua sắm của Quảng Châu, đắt gấp đôi khách sạn Đức Chính nhưng được cái thuận tiện, xung quanh nhiều hàng ăn rẻ, dễ dàng đi mua sắm bước một bước là ra các cửa hàng quần áo, đồ da…
Địa chỉ khách sạn: 182 Beijing Road, Guangzhou
Các bạn đặt phòng trước qua Internet địa chỉ

http://hotel.travelchinaguide.com/gu…0045170585.htm

Nếu đặt trước giá thuê phòng rẻ chỉ bằng 50% giá mình đến đặt trực tiếp.

4. Về phiên dịch: các bạn nên thuê 1 phiên dịch người Việt dẫn đường, sẽ rất hiệu quả nếu các bạn muốn đi mua sắn, tìm cơ hội làm ăn, giá phiên dịch rất rẻ, chỉ 200 tệ/ngày. Mình chi trả tiền đi lại taxi, mời ăn trưa. Phiên dịch sẽ đón tại khách sạn và trả về khách sạn sau khi kết thúc một ngày.
Liên hệ: anh Hoàng Trạch Nam, số điện thoại: 12434137544 quay trực tiếp tại Trung Quốc, nếu quay từ Việt nam là 008613434137544. Các bạn nên điện thoại hẹn trước cho chủ động và để người ta thu xếp cho các bạn người khác trong truòng hợp người ta không đi được. Mình có thể nhờ người ta ra bến xe đón.
Nếu không liên hệ được anh Nam các bạn điện thoại đến Khách sạn Đức Chính gặp chị Thuỷ đề nghị bố trí phiên dịch.

5. Địa điểm mua sắm: Đây là phần quan trọng nhất mình muốn giới thiệu. Tại Quảng Châu, mỗi loại hàng hoá đều có một chợ riêng, chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hoá, như:
- Quần áo: chợ Bạc Mả (tiếng Việt là Bạch Mã) là chợ bán buôn quần áo, toàn bộ người Việt nam đều sang đâu lấy hàng về Việt nam bán tại các shop thời trang, giá cả cực rẻ nếu mua số lượng nhiều (từ 5-10 cái trở lên), còn nếu mua 1 cái rất đắt, đắt gần bằng 10 cái và nhiều khi họ cũng không thèm bán cho mình. Các bạn sẽ hoa mắt vì nhiều loại quần áo và các cô bán hàng đẹp như người mẫu.

- Chợ đồ len: nằm trên đường Dezheng nan Lu, gần khách sạn Đức Chính cách khoảng 500m, từ khách sạn Đức Chính rẻ phải theo đường Dezheng nan Lu sẽ gặp chợ bên phía bên phải của đường.

- Chợ đồ da: nằm trên đường Jiefang Beilu và đường Ziyuangang Lu, các trung tâm như Guihualou leather mall, YiSen Leather Building …. Tại đây bán các loại như túi da, ví da, các bạn mà vào đây thì mê mẩn, các hàng hiệu nổi tiếng đều được làm giả như thật, giá rất rẻ nếu mua từ 5-10 cái trở lên, mua 1 cái giá rất đắt hoặc không bán.

- Chợ giầy dép: tên là Metropolis Shoes city nằm đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza, nằm trên đường Jiefang nan Lu, góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu. Chợ này bán buôn tất cả các thể loại giầy dép, hàng hiệu, hàng nhái rất rẻ, như thật. Nếu mua nhiều giá rẻ đến sửng sốt.

- Chợ đồ lưu niện: nằm trên đường Yide Lu, tại góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu. Đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza và Chợ giầy dép Metropolis Shoes city. Chợ bán buôn bán lẻ các loại đồ lưu niệm.

- Chợ đồ chơi: tên là One Link International Plaza, địa chỉ 39 đường Jiefang nan Lu (Lu có nghĩa là phố, nan là Nam) tại góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu.

- Chợ máy tính, linh kiện máy tính: chợ điện tử Thiên Hô, nằm trên đường Tianhe Lu và đường Shipai XiLu chuyên bán buôn, lẻ các loại máy tính, linh kiện máy tính. Đây là một chợ cực lớn, các công ty máy tính tại Việt nam đều nhập hàng về từ đây.

- Chợ điện thoại: tên là Photography electronics city, nằm trên đường Luyin Lu, tại đây có 2 chợ điện thoại, máy ảnh, loa đài. Một bên chuyên bán đồ cũ và một bên chuyên bán đồ mới. Chợ có đủ thể loại điện thoại, hàng thật, hàng nhái hàng hiệu đều có, nếu mua số lượng lớn giá rất rẻ.

- Beijing Lu: đây là phố đi bộ nổi tiếng Quảng Châu và cũng là một trung tâm mua sắm, hàng hoá đắt nhưng cũng có nhiều cửa hàng bán quần áo, túi da, ví da rẻ đến không tưởng tượng nổi. Phố này ngày cũng như đêm đều rất đông đúc.

Chú ý khi bắt taxi thì cần phải thực hiện chiến thuật cướp chỗ, kể cả xe vừa dừng, khách vẫn còn ở trên xe đang trả tiền, các bạn cứ mở cửa nhảy vào trong, nếu không ngay lập tức có người nhẩy lên chiếm xe ngay. Vì lượng người đón taxi ở chỗ các chợ rất nhiều, mà xe thì không đủ nên cần phải nhanh chân cướp chỗ, nếu không các bạn đợi ở đó 1 tiếng cũng không bắt được xe.



Lần đầu tiên “du lịch bụi” ra nước ngoài, không phiên dịch, chẳng hướng dẫn viên, vậy mà tôi không hề có cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ. Có lẽ bởi con người, cảnh vật, phong tục... ở Quảng Châu có những nét rất gần gũi với người Việt.

Phố nhà tôi ở vốn sầm uất với mặt hàng phụ tùng xe gắn máy gần đây bỗng xoay sang kinh doanh sang hàng thời trang, nhất là hàng thời trang từ Quảng Châu, Trung Quốc. Cho nên, hàng xóm nhà tôi đi Quảng Châu cứ như đi chợ. Mấy đứa em họ tôi cũng rủ nhau sang để “khảo sát thị trường”. Tôi nghe mà háo hức quá. Xem phim Trung Quốc nhiều rồi, cũng phải đặt chân đến xứ sở của Thủy Hử xem sao chứ. Thế là tôi bèn hỏi han “lộ trình” của những người bạn. Ghi lại số điện thoại, tên khách sạn, tôi đã quyết định một mình… Quảng Châu tiến.


 Ảnh minh họa

Phải nói thêm rằng vì bên Quảng Châu người ta không sử dụng Anh ngữ nhiều nên trước khi đi, tôi đã phải tham gia một khóa tiếng Hoa cấp tốc. Vậy là ngoài hai ngàn nhân dân tệ đã đổi tại Hà Nội, cuốn Từ Điển Việt Hoa bỏ túi, tôi còn có thêm chứng chỉ “đã có thể giao tiếp thông thường, cần thì hỗ trợ thêm bằng tay” để phòng thân.

Thủ tục qua biên giới khá đơn giản, người không có hộ chiếu thì chỉ cần trình chứng minh thư và ảnh để làm giấy thông hành. Đến bến xe Đông Hưng (thuộc Quảng Tây, Trung Quốc), tôi gọi điện cho Trung tâm vận tải hành khách mà cậu em đã đặt trước. Lát sau, một chiếc xe con tiến đến, người lái xe hỏi tôi có phải là Tuấn không rồi bảo tôi lên xe.

Đến một căn nhà, họ dọn cơm mời ăn. Trong mâm còn mấy người Việt Nam nữa, trông như dân đi buôn. Ăn xong nghỉ ngơi một chút, anh lái xe đưa mọi người ra bến xe đi Quảng Châu. Xe chúng tôi đi là loại ô tô có giường nằm, chạy rất nhanh và êm.

Sáng hôm sau đến Quàng Châu, theo tư vấn của những người bạn, tôi gọi tắc xi về khách sạn trên đường Trung Sơn 8. Khách sạn đã niêm yết giá rất rõ ràng: 120 tệ/24 tiếng/phòng, nhưng đã được dặn trước, tôi viết số 100 lên mảnh giấy rồi chỉ vào bảng giá. Họ gật đầu đồng ý liền.

Thành phố Quảng Châu thật hiện đại với nhiều nhà tầng cao chót vót, ngẩng nhìn đến mỏi cổ. Muốn đến trung tâm thương mại thì gọi tắc xi là tốt nhất, nhưng thấy trước khách sạn có bến xe buýt nên tôi lên thử. Tôi hơi bối rối khi ông tài xế nói một tràng gì đó và chỉ vào một cái hộp to. Hóa ra cách trả tiền xe buýt ở đây là khách phải tự bỏ tiền vào thùng... Chắc tài xế nghĩ tôi quên nên nhắc nhở. Với cách tự trả tiền này, khách phải chuẩn bị sẵn tiền lẻ. Như tôi không có tiền lẻ nên đành phải bỏ vào đó 2 tệ trong khi giá vé chỉ là 1tệ. Có lẽ trông tôi cũng y sì dân Trung Quốc nên một bà cụ lại quay sang tươi cười nói một tràng tiếng Quảng Đông, tôi chẳng hiểu gì nên đành… cười trừ.

Lúc về tôi không đi xe buýt nữa mà quyết định đi taxi, nhưng để đi taxi ở Trung Quốc tôi đã phải đợi đến 30 phút vì khi “bắt” taxi thì cần phải thực hiện “chiến thuật cướp chỗ”, vì lượng người đón taxi ở các khu vực Trung tâm thương mại, chợ rất đông mà xe thì không đủ. Kinh nghiệm cho thấy là cần phải nhanh chân kể cả xe vừa dừng, khách vẫn còn ở trên xe đang trả tiền, thì cứ mở cửa nhảy vào trong, nếu không ngay lập tức có người nhẩy lên… chiếm xe ngay.

Lang thang… và mua sắm

Trung tâm thương mại Quảng Châu giống một khu phố đi bộkhổng lồ và người thì đông như kiến cỏ. Vòng ngoài là các những cửa hiệu lớn nổi tiếng khắp thế giới (tôi đã ngó thấy một hàng tên là Play Boy với logo đặc trưng hình con thỏ). Đi sâu vào mới là nơi bán hàng hóa bình dân. Thấy một hàng bán dép tông xỏ ngón rất đẹp, tôi dừng lại xem, không biết tôi là người Việt Nam bà chủ mời chào: "Mua đi, loại này của Việt Nam đấy, tốt lắm, đẹp lắm". "Cám ơn, tôi là người Việt Nam" - tôi mỉm cười nói và mũi phồng căng lên vì tự hào.


 Ảnh minh họa

Giá cảở Trung tâm thương mại này cũng ngang với mấy cửa hàng gần nhà tôi, nhưng tôi cũng mua một đôi giày thể thao (còn xa mới bằng giầy Thượng Đình nhà mình) và mấy món đồ xinh xinh như lược, ví, dây buộc tóc kết… cho vợ.

Đi bộ nhiều, hai chân của tôi đau nhức. Nhưng có cái hay là trên vỉa hè có rất nhiều ghế băng nên bất cứ lúc nào tôi cũng có thể dừng chân ngồi nghỉ và tranh thủ ăn thứ bánh rán thơm phức bán ở xe đẩy dưới lòng đường.

Thấy một hiệu sách lớn đề biển Tân Hoa Thư Quán tôi liền ghé vào. Hỏi dòng sách liên quan đến hội họa, tôi được chỉ lên tầng 3. Lên đến nơi, tôi đã choáng vì lạc vào một rừng sách. Chỉ riêng sách hướng dẫn vẽ truyện tranh hiện đại đã chiếm cả một gian lớn, sách dạy làm bưu thiếp cũng có hàng trăm đầu… Tôi lao vào tìm kiếm và ôm ra một núi sách. Đến lúc chọn xong, ngẩng đầu lên thì cả hiệu sách chỉ còn mỗi một mình tôi là khách.

Ngoài những thông tin tìm hiểu từ trước, chỉ cần thêm một tấm bản đồ cùng những lời chỉ dẫn của người Quảng Châu vui vẻ và thân thiện, tôi nhanh chóng tìm ra phương thức nhanh và rẻ nhất đến những nơi cần thăm thú. Gần thì bắt taxi, xa hơn chút thì đi tàu điện ngầm chỉ mất 5 tệ/chuyến. Xa nữa sang các thành phố khác thì chọn xe buýt, xe lửa tốc hành... Loại nào cũng hiện đại và có nhiều chuyến trong ngày cho ta lựa chọn, mua vé đi ngay hoặc hẹn giờ quay lại, rất tiện.

Suốt ngày“dạo quanh phố phường, dạo quanh thị trường”, tối đến tôi mới có dịp thả bộ quanh bờ Châu Giang và thực sự choáng ngợp với "Quảng Châu by night" rực rỡ ánh đèn màu. Muốn ngắm sông thì mua vé xuống thuyền du ngoạn. Muốn xem các nhóm nhảy hip hop, nhảy cổ điển hoặc biểu diễn kinh kịch hay Thái cực quyền thì ra quảng trường trung tâm. Muốn thưởng thức các món nướng hải sản rẻ tiền thì sau 20 giờ tới khu vườn phía sau Đại học Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen University). Tới Quảng Châu không thể không đến các con phố đi bộ nổi tiếng: Beiging Lu (phố Bắc Kinh, lu là phố), Xiajiu Lu, Dishifu Lu bạt ngàn đèn lồng đỏ và rộn rã tiếng nhạc. Đi trên con phố này tôi có cảm giác ngày nào cũng là ngày Tết nguyên tiêu bởi sự nhộn nhịp của nó. Dạo chơi, chụp hình chán rồi thưởng thức thú ẩm thực các miền Trung Hoa hoặc đa quốc gia, rồi lại mua sắm tiếp tại các khu chợ đêm hay thẳng tiến tới những siêu thị mở 24/24 giờ mà chỉ cần hỏi tài xế taxi nào cũng biết.

Thích hàng nông sản hoặc thuốc chữa bệnh thì tới chợ Qingping. Tầm đồ thủ công mỹ nghệ, nhất là đồ ngọc, tới phố Hualin. Tuyến đường Xihu và chợ đêm đèn lồng Huanghuagang là khu dành riêng cho các loại hàng trang trí. Phái mạnh thường tập trung tại chợ điện tử Haiyin. Phái đẹp muốn làm phong phú bộ sưu tập giày dép thì rẽ ngả Daxin. Thực phẩm và hàng tiêu dùng được bày bán ê hề trên đường Yide, còn muốn sắm các loại thiết bị viễn thông điện tử thì tới đường Lingyuan Tây...

Ăn cơm ở bên này đơn giản lắm. Mua một vé ăn (có hai mức giá: 8 tệ và 10 tệ), sau đó ra quầy chỉ món này, món kia là người ta phục vụ mà không hề thắc mắc sao mình nói ít mà khua tay nhiều thế. Nếu muốn đem về khách sạn để ăn thì họ sẽ cho cơm vào một cái hộp xốp trắng y như bên mình vậy. Các món ăn đều khá ngon và phù hợp với khẩu vị người Việt. Đây là kiểu ăn uống bình dân tiết kiệm nhất của dân du lịch bụi.

Tôi cũng ghé qua chợ cung cấp hàng may mặc lớn nhất nhì Quảng Châu - chợ Bạch Mã. Đây chính là nơi dân phố Huế, Hàng Ngang, Hàng Đào...vẫn sang cất hàng. Chợ gồm 7 toà nhà cao tầng nằm cạnh nhau, 1 toà chuyên bán đồ hàng hiệu nhái, 1 toà chuyên bán túi xách, ví, 1 khu chuyên bán kính mắt, còn lại là bán đồ TQ. Để đi hết cũng mất 1 ngày. Mua đồ ở đây hình như tuân theo nguyên tắc 3 không: không mặc cả, không thử và không trả lại. Nếu mua buôn thì rẻ được nhiều còn nếu mua lẻ thì đắt hơn.


 Ảnh minh họa

Bài học

Trênđường Bejing còn có một số hãng của TQ vàHK như Yishion, Bossini, CC Base,... rẻ và đẹp hơn ở VN nhiều. Nhưng ở đây các cửa hàng kinh doanh viết hệ thống giảm giá khác ở Việt Nam, họ viết giá gốc, rồi đến số tiền được giảm (theo hàng ngang) chứ không phải là giá gốc rồi đến giá đã giảm như mình. Mặc dù đã được “nhắc bài” từ các bạn đi trước là cẩn thận tiền giả và coi chừng mất cắp nhưng tôi vẫn dính. Đó là lúc mua hàng quần áo, khi tôi trả cho họ 500 tệ thì họ trả lại và bảo tiền giả. Bất ngờ và không hiểu sao vì tiền này đối từ ngân hàng Quảng Châu, khi về nhà mới biết bị chính người bán tráo tiền thật của mình thành tiền giả và trả lại… thật là không còn gì để nói.

Vốn tiếng Hoa nghèo nàn đã khiến tôi một phen xấu hổ. Đó là hôm đang ở công viên, do muốn đi vệ sinh, tôi mới mở từ điển Việt Hoa ra tra ra từ “nhà vệ sinh” rồi hỏi chị nhân viên một cách rành rọt: “Chị ơi xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu?” Chị này trợn mắt nhìn tôi rồi phá lên cười. Tôi nhắc lại câu đó và chỉ vào từ điển hỏi: “Tôi nói sai phải không?” Chị bảo không sai, rồi chỉ cho lối tôi nhưng vẫn cười ngặt ngoẽo. Sau này về nhà hỏi thày giáo, tôi mới hay từ đó không sai nhưng nó cổ lỗ và khá tục kiểu như “chuồng trồ”của ta vậy. Thảo nào!

Chuyến đi Quảng Châu là lần du lịch bụi đầu tiên của tôi ra nước ngoài. Không phiên dịch, không hướng dẫn viên, vậy mà tôi không hề có cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ. Con người, cảnh vật, phong tục... ở Trung Quốc đều khá quen thuộc. Nếu vốn tiếng Hoa của tôi khá hơn, thì việc sang đây cũng đơn giản như đi vào Tp Hồ Chí Minh mà thôi. Một chuyến đi khám phá và có những kinh nghiệm đầy thú vị.




Kinh nghiệm du lịch đảo Hải Nam
Kinh nghiệm du lịch bụi Bắc Kinh
Kinh nghiệm du lịch Hàng Châu
Kinh nghiệm du lịch bụi Trung Quốc
Kinh nghiệm du lịch bụi Thượng Hải




(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý