Kinh nghiệm du lịch bụi Singapore

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch bụi Singapore

19/04/2015 05:28 AM
328

Những khu mua sắm sầm uất bạt ngàn hàng hóa, đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí, giao thông thuận tiện, đường xá gọn gàng sạch đẹp… là những nét hấp dẫn đặc biệt của đất nước Singapore. Song du lịch Singapore cũng đòi hỏi bạn phải có một khoản hầu bao kha khá vì chi phí ở đây không hề rẻ. Kinh nghiệm du lịch bụi Singapore dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn để tiết kiệm tối đa hầu bao khi đi du lịch ở quốc gia giàu có nhất nhì Đông Nam Á này.




Singapore



Sư tử mình cá – Hình ảnh biểu trưng của đất nước Singapore

Đến Singapore

Các hãng hàng không giá rẻ bay từ Việt Nam đến Singapore được ưa chuộng nhất hiện nay là Tiger Airways, Jetstar, Lion Air với các chuyến bay thẳng Hà Nội – Singapore hoặc TP. HCM – Singapore. Hiện tại, với Jetstar bạn sẽ hạ cánh ngay tại nhà ga số 1, rất thuận tiện cho việc di chuyển vào thành phố bằng tàu điện ngầm (MRT). Tiger Airways cũng sẽ hạ cánh tại cụm nhà ga chính. Thời gian đặt vé tốt nhất là hai tuần trước ngày khởi hành, hoặc khi có đợt khuyến mại (nhớ kiểm tra kỹ giá, thuế và các loại phụ thu trước khi quyết định mua bạn nhé!). Có những khách hàng săn vé khuyến mãi thành công chỉ phải chi khoảng 2 triệu đồng cho một vé khứ hồi.

Từ sân bay về khách sạn phương tiện rẻ nhất là tàu điện ngầm (nhưng chỉ có trước 23h00 đêm), lúc đó bạn chỉ có thể chọn xe bus (ở nhà ga số 2), xe hàng không Airport Shuttle (sẽ đưa bạn đến tận cổng khách sạn) hoặc taxi (đắt nhất).

Nếu đến Singapore từ Malaysia, bạn nên chọn đi xe bus đêm (sau 22 giờ) sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền (giá vé rẻ hơn + tiết kiệm được tiền khách sạn/nhà trọ một đêm). Các chuyến xe bus thường xuất phát từ khu Chinatown, Kuala Lumpur, Malaysia.

Đi lại

Đã là dân đi bụi thì phương tiện công cộng luôn là ưu tiên số một để tiết kiệm. Hệ thống xe bus và MRT (tàu điện ngầm) tại Singapore được xếp vào hàng xuất sắc với cách bố trí các điểm dừng, đón trả khách cực kỳ hợp lý. Chỉ cần bước lên tàu điện ngầm hay bus, bạn gần như có thể đến được mọi điểm du lịch nổi tiếng nhất tại đảo quốc sư tử. Riêng với MRT, ở Sing có 3 tuyến chính: tuyến màu đỏ (North South), màu tím (North East), màu xanh (East West), tên của những tuyến này là hướng chạy của tàu. Và để đi MRT thuận tiện, bạn cần có bản đồ MRT. Bản đồ này có ở Changi airport. Bạn có thể hỏi bất cứ người Sing nào có mặt ở MRT, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Để tránh phải xếp hàng chờ đợi mua vé mỗi khi chuẩn bị lên MRT, bạn có thể mua sẵn thẻ EZ Link. Thẻ có thời hạn sử dụng 5 năm, giá S$15 (khoảng 247.000 VND) trong đó S$5 giá trị thẻ, S$3 là tiền thế chân được hoàn khi bạn trả lại thẻ và S$7 là tiền bạn có thể dùng để đi lại. Bạn được nạp tiền vào thẻ tùy thích, bạn nên mua một vé điện tử của EZ-link có bán tại các ga tàu nằm dưới sân bay. Thẻ được sử dụng nhiều lần, cho nhiều loại phương tiện kể cả MRT, bus và monorail (một loại tàu điện ra đảo Sentosa), giúp việc di chuyển tiết kiệm hơn rất nhiều so với taxi.

Xe bus ở Singapore

Bạn nên mua thẻ EZ Link để đi tất cả các phương tiện ở Singapore

Nếu mua vé tàu điện ngầm bằng tiền mặt, bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các lọai tiền cắc, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn toàn tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ. Để mua vé bạn làm như sau:
- Chọn Buy standard ticket
- Chọn tên trạm bạn muốn đến (dùng tay nhấn vào tên trạm trên bản đồ MRT hiển thị trên màn hình)
- Nếu bạn mua 1 vé thì bạn bỏ tiền cắc hoặc tiền giấy vào máy theo đúng giá trị mà máy thông báo cho bạn. Trường hợp bạn trả nhiều hơn tiền vé bạn cần trả thì máy sẽ thối lại tiền cho bạn.
- Nếu bạn mua nhiều vé cho nhiều người thì bạn chọn more ticket và chọn số lượng vé bạn muốn mua. Sau đó bỏ tiền vào máy
- Khi bạn bỏ đủ tiền vào máy thì máy sẽ xuất thẻ (nhựa) cho bạn và bạn kiểm tra lại số lượng thẻ và tiền thối có đúng không. Nếu không đúng thì bạn liên hệ Passenger Service để được giúp đỡ. Máy luôn in 1 biên lai khi bạn mua vé. Nhớ giữ thẻ nhựa trong suốt hành trình của mình. Giữ vé vì có thể trả lại và nhận lại S$1 tại máy mua vé tự động.

Nếu không có nhiều thời gian và phải di chuyển nhiều, bạn nên cân nhắc hai lựa chọn sau đây:

1- Mua vé xe bus Hop-on hop-off: Đi tour quanh thành phố với 22 điểm dừng chân là các thắng cảnh, khu vui chơi, mua sắm nổi tiếng nhất Singapore. Trong vòng 24 tiếng bạn có thể tự lên kế hoạch cho chuyến đi của mình và dừng ở những nơi bạn muốn. Giá vé một ngày là S$12, tìm hiểu thêm thông tin tại đây: http://www.siahopon.com/

2- Mua thẻ The Singapore Tourist Pass: Dùng thỏa thích các phương tiện MRT, LRT hay bus thường trong khoảng thời gian và mức phí cố định. Có 3 lựa chọn cho khách là S$20 (1 ngày), S$26 (2 ngày), S$30 (3 ngày). Trong đó có khoảng thế chân 8 – 10 S$ được trả lại sau hành trình của bạn. Thông tin thêm tại đây: http://www.thesingaporetouristpass.com/html/index.htm.

Chỗ ở

Nên chọn khách sạn hay hostel không quá xa trạm MRT hay Bus, bởi bạn sẽ thấy điều này cực kì hữu dụng sau một ngày mệt nhoài vì đi bộ quanh thành phố. Hai khu lưu trú được dân đi bụi ưa chuộng là Tiểu Ấn và Bugis. Nên nhớ là khách sạn 2 sao tại Singapore không thể bằng với ở Việt Nam và một số điểm du lịch khác trong khu vực. Nếu chọn khách sạn ở tiêu chuẩn đó bạn hãy chuẩn bị tâm lý là chuyến du lịch của bạn chỉ “đi” là chính, phòng khách sạn chỉ để ngủ cho lại sức mà thôi. Ngược lại, hầu bao dồi dào hơn thì hãy chọn khách sạn từ 3 sao trở lên nhé.

Ăn sao cho rẻ

Thức ăn đường phố, hay bán tại các khu Hawker center hay Food court sẽ là lựa chọn lý tưởng đầu tiên nếu bạn muốn ăn rẻ ở đất nước đắt đỏ này. Hawker center là một dạng như khu bán hàng rong, nơi bạn có thể tìm thẩy rất nhiều món ăn địa phương từ các quầy hàng. Các Hawker centers nổi tiếng là Lau Pa Sat và Newton. Còn Food court thường bán nhiều món Tây hơn và khách tự phục vụ là chính. Food court thường được tìm thấy ở các khu mua sắm lớn như Vivo và Orchard.

Ẩm thực lề đường Singapore

Singapore được đánh giá là một trong những thành phố ẩm thực lề đường hấp dẫn nhất thế giới

Mua sắm

Singapore có 2 mùa khuyến mãi chính trong năm, nhiều khuyến mãi hấp dẫn, một số chương trình bốc thăm may mắn diễn ra lúc nửa đêm:

  • Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, một số sản phẩm giảm đến 90%.

  • Mùa cuối năm, thường là trước Giáng sinh

Nếu bạn muốn mua hàng cao cấp thì nên đi shopping ở Orchard Road, còn nếu muốn mua đồ trung bình thì nên đến khu Bugis, City Hall, Suntec. Khu buôn bán trên đường Arab cũng khá thú vị. Bạn không nên mất thời gian ở khu Mustafa vì nó giống như như khu chợ An Đông của mình vậy, giá đắt mà đồ thì xấu tệ. Ngoài ra, ở Sing thì bất cứ ngày lễ nào cũng có sale off.

Con đường mua sắm Orchard Road

Orchard Road – Con đường mua sắm sầm uất nhất Singapore

Ở nhiều cửa hàng tại Singapore chấp nhận trả giá vậy thì tội gì bạn không thử đề nghị xem sao. Câu cửa miệng nếu bạn muốn mặc cả là: “Can you offer a better price ?” (Anh/chị có thể đưa ra một mức giá tốt hơn không?).

Các điểm tham quan miễn phí

Phí tham quan, vui chơi ở Singapore không hề rẻ. Tuy nhiên vẫn có những nơi hoàn toàn miễn phí dành cho du khách như:

- Marina Bay: Vịnh Marina là nơi hoàn toàn miễn phí để bạn tham quan Công viên Merlion (nơi có hai trong số năm bức tượng Merlion – biểu tượng của đất nước Singapore), chụp hình với nhà hát Esplanade (nhà hát Trái Sầu Riêng), đu quay đứng Singapore Flyer, tòa nhà độc đáo Marina Bay Sands.

- Đảo Sentosa: Bạn chỉ phải tốn tiền đi monorail ra đảo, còn lại hầu như toàn bộ hòn đảo đều miễn phí vé vào (dĩ nhiên nếu bạn không vào những nơi như Universal Studio với giá vé là S$68-74 hoặc xem nhạc nước với giá S$10-15). Tại đây bạn có thể tham quan bức tượng Merlion lớn nhất quốc gia, tắm biển và tha hồ mua sắm. Việc di chuyển trong đảo cũng rất thuận tiện với hệ thống xe du lịch vòng quanh đảo cùng với đường tàu trên cao, tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể làm chủ hệ thống này bằng tấm bản đồ du lịch Sentosa có thể lấy tại lễ tân khách sạn.

Đảo Sentosa

Đảo Sentosa

- Clarke Quay: khu nhà hàng, quán bar, quán cà phê với kiến trúc độc đáo và đầy màu sắc.

- Raffles Hotel: Khách sạn 5 sao này dĩ nhiên là cực đắt để ở, nhưng không tốn của bạn một đồng nào nếu chỉ đến tham quan sảnh, bảo tàng bên trong khách sạn và khu Writer’s Bar.

- Khu China Town và Little India: Hai khu sinh sống lâu đời của người Singapore gốc Hoa và Ấn Độ này rất đáng để tham quan và tìm hiểu về cuộc sống đời thường.

- Sri Mariamman Temple: Đền thờ đạo Hindu cổ nhất tại Singapore, nằm trong khu Chinatown. Một ngôi đền khác cũng miễn phí vào cửa là Thian Hock Keng Temple.

- Nhà thờ St. Andrew: Nhà thờ màu trắng được xây dựng theo trường phái Neo-Gothic.

- Singapore Art Museum: bảo tàng miễn phí vé tham quan vào tối thứ 6, từ 18 – 21 giờ.

Hoàn thuế

Ở Sing, khi mua bất cứ món gì chúng ta đều phải đóng thuế có tên viết tắt là GST (good service tax). Thuế này bạn có thể được hòan lại khi rời khỏi Sing với điều kiện bạn phải lấy đúng hóa đơn theo qui định của Sing. Khi đến sân bay, bạn nên tìm terminal 1 hoặc 2, hoặc 3 và đến chỗ dịch vụ khách hàng hỏi họ thủ tục hòan thuế sẽ được chỉ dẫn. Khi mua hàng nhớ đòi hóa đơn (giống ở nước mình là hóa đơn tài chính) để được hoàn thuế 7%.

1. Vé máy bay

Những ai muốn đi du lịch Singapore giá rẻ thì không thể bỏ qua các hãng hàng không như Lion Air, Tiger Airway. Hãy vào trang web của các hãng hàng không này để săn vé rẻ hoặc liên hệ với 1 đại lý máy báy của họ để nhận được thông tin ngay khi có chương trình khuyến mãi. Nếu may mắn ta có thể chỉ phải trả phí sân bay. Vừa rồi tôi đi vé khứ hồi là US$127 đã bao gồm các lọai thuế và phí (thực ra trên vé máy bay chỉ ghi có US$107 thôi, nhưng có lẽ tại hiếm vé rẻ quá nên đại lý bọn tôi mua charge thêm US$20 nữa, thôi kệ, đã quyết đi thì đi thôi).

Ai biết còn hãng nào nữa thì cùng chia sẻ nhé

kinh nghiem du lich bụi singapore, kinh nghiem du lich singapore, kinh nghiem du lich singapore malaysia, cuoihoivietnam

2. Chỗ ở

Như nhiều bạn đã nói, có thể tìm chỗ ở giá rẻ tại China Town. Tuy nhiên, tôi thích đi bụi nhưng chưa đủ mạo hiểm để ở đâu cũng được, vì vậy, khi tìm chỗ ở cũng muốn tìm 1 hãng nào đó uy tin để còn bắt đền họ khi có sự cố. Bọn tôi chọn Fragance Hotel. Đây là tập đòan lớn ở Sing, họ có khách sạn 5 sao, 4 sao,... và có cả hostel. Hostel này nằm ở Little India. 1 phòng (domitory) có 3 giường tầng (tổng cộng là 6 giường). Giá là S$22/1 giường/1 đêm. Nếu đi nhóm 8 người, thuê 1 phòng cũng được (vừa rồi nhóm bọn tôi là 16 người, thuê 2 phòng). Phòng sạch sẽ và tươm tất. Toilet và phòng tắm thì mỗi tầng có 2 khu (1 cho nam, 1 cho nữ và liền kề nhau), trong mỗi khu có 3 toilet và 2 phòng tắm, sạch sẽ, có nước nóng lạnh. Khu này rất an ninh và gần chợ của người Ấn nên đường xá cũng đầy rác, nhưng không sao, không có mùi hôi thối gì cả (chắc tại mùi gia vị át hết rồi). Khu này cũng nhiều hostel giống vậy, nhưng tôi o đủ thời gian để hỏi giá thử xem sao. Từ đây đến các khu trung tâm rất gần, có sức và thời gian thì đi bộ cũng được. Lần sau trở lại Sing thì tôi cũng đến đây ở cho an tâm.

3. Phương tiện đi lại

3.1 MRT:

3.1.1 Các tuyến MRT:

Thực ra tôi chỉ sử dụng MRT thôi. Ở Sing có 3 tuyến MRT: tuyến màu đỏ (North South), màu tím (North East), màu xanh (East West), tên của những tuyến này là hướng chạy của tàu. Và để đi MRT thuận tiện, bạn cần có bản đồ MRT. Bản đồ này có ở Changi airport. Khi đi MRT cần lưu ý 3 điều:

- Tên trạm: gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự của trạm. Ví dụ: tên trạm bạn bắt đầu đi là Little India sẽ được ký hiệu là NE7 và tên trạm bạn kết thúc là Newton sẽ được ký hiệu là NS21.

- Tên hướng: tên trạm cuối cùng của tuyến sẽ được đặt cho tên hướng. Ví dụ, tuyến màu tìm sẽ có 2 tên hướng là Punggol và HabourFront. Ví dụ bạn đi từ Little India đến Newton thì bạn hãy lên tàu có tên hướng là HabourFront. Tên hướng ghi ngay trên cửa lên tàu

- Trạm chuyển tuyến (interchange): có 1 số trạm là trạm trung chuyển giữa tuyến màu xanh và màu đỏ, màu đỏ và màu tím, màu tím và màu xanh. Bạn nhìn trên bản đồ sẽ thấy trạm có đường giao nhau giữa các tuyến. Ví dụ trạm Dhoby Ghaut là trạm giao nhau giữa tuyến máu đó (NS) và màu tím (NE). Nếu muốn đi từ Little India đến Newton thì đến trạm Dhoby Ghaut bạn phải xuống và tìm tàu thuộc tuyến màu đó có tên hướng Jurong East và đi đến trạm có tên là Newton thì xuống. Khi xuống các trạm trung chuyển này thì bạn nhìn các bảng hiệu chỉ dẫn và đi theo huớng mũi tên để đến đúng tuyến mình cần đi.

Bạn có thể hỏi bất cứ người Sing nào có mặt ở MRT, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn

3.1.2 Mua vé MRT:

Bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các lọai tiền cắc, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn tòan tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ. Để mua vé bạn làm như sau:

- Chọn Buy standard ticket

- Chọn tên trạm bạn muốn đến (dùng tay nhấn vào tên trạm trên bản đồ MRT hiển thị trên màn hình)

- Nếu bạn mua 1 vé thì bạn bỏ tiền cắc hoặc tiền giấy vào máy theo đúng giá trị mà máy thông báo cho bạn. Trường hợp bạn trả nhiều hơn tiền vé bạn cần trả thì máy sẽ thối lại tiền cho bạn.

- Nếu bạn mua nhiều vé cho nhiều người thì bạn chọn more ticket và chọn số lượng vé bạn muốn mua. Sau đó bỏ tiền vào máy

- Khi bạn bỏ đủ tiền vào máy thì máy sẽ xuất thẻ (nhựa) cho bạn và bạn kiểm tra lại số lượng thẻ và tiền thối có đúng không. Nếu o đúng thì bạn liên hệ Passenger Service để được giúp đỡ. Bọn tôi bị vụ này rồi, bỏ đủ tiền mua 16 vé, nhưng máy chỉ xuất ra có 9 thẻ, thế là tôi liên hệ Passenger service, họ yêu cầu tôi đưa cho họ receipt (máy luôn in 1 receipt khi bạn mua vé) và thế là họ trả lại tiền cho tôi và tôi lại bắt đầu lại qui trình để mua thêm 7 vé nữa

3.1.3 Sử dụng vé MRT (thẻ nhựa)

Khi đã có vé, bạn chỉ cần quẹt vào chỗ barrier, barrier sẽ mở để bạn đi qua. Bạn xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.

Bạn nhớ giữ lại thẻ này để:

- Quẹt khi đi ra. Nếu làm mất thì bạn sẽ không ra khỏi trạm được đâu.

- Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại S$1. Bạn trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình

Nhóm tôi đi đông, nên 1 người quẹt thẻ thì 2 người có thể đi qua, ban đầu thì tiết kiệm được vé, nhưng sau này thì gặp trục trặc, không hiểu sao mà mấy cái thẻ chưa dùng nhưng quẹt mãi không được, bị bắt lại quê ơi là quê, các bạn đừng bắt chước nhé

3.2 Thẻ dùng để đi MRT và Bus

Thực ra có thẻ như 1 số bạn nói là vừa dùng để đi MRT và bus đều được. Thẻ này giá là S$18, có giá trị trong 1 ngày. Sau 1 ngày sử dụng, nếu bạn trả lại thẻ này thì sẽ nhận lại S$10, nghĩa là giá trị thực của thẻ này là S$8. Nếu trong 1 ngày bạn di chuyển nhiều và chi phí đi lại trên S$8 thì nên mua thẻ này. Thẻ này chỉ bán ở 1 số trạm, bạn có thể hỏi tại passenger service

3.3 Bus:

Tôi không có bus map nên không có kinh nghiệm đi bus, chỉ đi vài chặng do o có MRT và khi cần đi thì hỏi. Kinh nghiệm của tôi là nên hỏi ít nhất 3 người để đảm bảo là được chỉ đúng hướng vì nhiều khi họ không hiểu mình nói, mình o hiểu họ nói :)

4. Điểm tham quan ở Singapore:

Đây là lần đầu bọn tôi đến Sing nên mục tiêu là khám phá vì vậy lịch trình của chúng tôi là cố gắng đi hết các điểm mà sách du lịch giới thiệu. Không biết có phải do sở thích mỗi người khác nhau hay không, nhưng có nhiều điểm tôi thấy không đã so với quảng cáo trong sách du lịch.

Lưu ý: tại các nhà nghỉ, khách sạn, hay điểm du lịch đều có bản đồ của từng khu du lịch, các bạn đừng quên lấy 1 cái nhé. Nó sẽ giúp các bạn rất nhiều đấy.

1. Botanic garden: mở cửa từ 5 giờ sáng đến 12 giờ tối, vào cửa tự do. Vườn lan quốc gia (National Orchid Garden) nằm trong khuôn viên của Botanic, mở cửa từ 8:30 giờ sáng đến 7 giờ tối, giá vào cửa là S$5 cho người lớn (nhưng chúng tôi không vào). Đây là 1 công viên đẹp, mát mẻ và trong lành. Tôi chưa đi các công viên ở Hà Nội nên không biết ở nước mình có công viên nào được như Botanic không, chứ các công viên ở Sài Gòn thì thấy tòan bê tông. Botanic có sự can thiệp của con người nhưng bạn sẽ khó phát hiện ra điều đó, mọi thứ được sắp đặt tự nhiên và hài hòa với thiên nhiên. Nếu có thời gian thì vào đây picnic là số 1. Bọn tôi vào đầy đúng ngày lễ 1/5 nên rất nhiều gia đình Sing mang con cái đến đây vui chơi và nghỉ ngơi, trẻ con tha hồ chạy nhẩy. Bạn nên ghé qua đây để thấy được Sing tôn trọng thiên nhiên đến thế nào. Bọn tôi cũng o có nhiều thời gian nên chủ yếu chỉ lướt qua để biết.

2. Jurong Bird Park: mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ tối. Các bird show bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bọn tôi tới đây trễ nên không được xem các bird show. Giá vé là S$22/1 người. Nhiều người trong nhóm không vào, còn tôi thì quyết định vào vì đã lỡ đến rồi, chẳng lẽ đi về mà o biết Jurong thế nào. Không biết các bird show có hấp dẫn không mà sao giá vé đắt thế, chứ nếu chỉ đi để ngắm chim thôi thì S$22 là quá đắt vì cũng không có nhiều chim lạ, khung cảnh cũng bình thường, chỉ có cái thác nhân tạo cao nhất thế giới là hơi đặc biệt song cũng thấm gì với các thác tự nhiên ở nước mình. Vì vậy, với cái giá 22 đồng thì tôi thấy đau bụng quá. Nếu ai hỏi tôi có nên ghé Jurong không thì tôi sẽ trả lời mà o cần đắn đo là KHÔNG trừ khi bạn là nhà sinh vật học.

3. Night Safari: mở cửa từ 7 giờ đến 10 giờ tối. Giá là S$22 nếu tham quan bằng cách đi bộ và giá là S$32 nếu đi bằng tram. Ai nói night safari hấp dẫn, chứ tôi thì chẳng cảm thấy gì cả. Không có gì là cảm giác mạnh, thà đi tàu vượt thác trong Đầm Sen còn đã hơn. Mấy chú thú dữ nhìn ngắm mình 1 cách đờ đẫn, có lẽ nó cũng đã quá quen với lòai động vật 2 chân ngồi trên cái tàu điện (tram) này rồi, và cũng chẳng có lọai thú nào mà mình chưa từng thấy cả. Chỗ có mấy chú thú đều để đèn nên cũng chẳng còn gì là hoang dã nữa. Nói chung là không nên tốn bấy nhiêu tiền để chỉ ngắm mấy con thú dữ hiền hòa. Tuy nhiên, nếu bạn cũng muốn thử như tôi thì lưu ý 1 điều, đồ ăn ở khu này cực đắt. 1 combo gồm 1 ổ bánh mì xúc xích, 1 ít khoai tây chiên, 1 ly coke ở food court bán khỏang S$4 thì ở đây bán S$12.9. Tốt nhất bạn nên ăn xong rồi hãy ghé Night Safari

4. Sentosa:

4.1 Phương tiện đến Sentosa: mua 1 tấm vé giá S$3 (khứ hồi) bạn có thể đi bằng bus và về bằng train hoặc ngược lại hoặc 1 trong 2. Bạn có thể mua vé ở bến xe bus gần trạm tàu điện HabourFront hoặc lên tầng 3 của Vivo Centre mua vé và đi bằng train. Tại tầng 3 của Vivo bạn cũng có thể mua vé đi cáp treo (cable car) giá vé là S$16.9 (khứ hồi). Bọn tôi đi bằng bus về bằng train

4.2 Phương tiện đi lại trong Sentosa: bạn đi xe bus miễn phí. Có 3 line: đỏ (red line), vàng (yellow line), xanh (blue line). Khi đến bạn nhớ lấy bản đồ Sentosa. Khi bạn muốn tham quan chỗ nào thì hay xem hướng dẫn là đến đó bằng xe bus line nào và xếp hàng vào đúng line đó. Line xe bus được ghi ngay đầu xe bus. Xe bus sẽ đón bạn đúng line bạn xếp hàng. Bạn có thể lên cả 3 line xe bus để tham quan tòan cảnh sentosa. Phải ngưỡng mộ người Sing khi qui họach Sentosa, thật không chê vào đâu được. Sentosa đựơc qui họach và xây dựng cách đây hơn 30 năm, bi giờ VinPearl của mình đang được xây dựng như 1 sentosa của VN nhưng xem ra không sánh được với Sentosa

4.3 Mua vé tham quan các điểm trong Sentosa: bạn nên lên lầu 3 của Vivo và hỏi các package để có thể tiết kiệm tiền và mua luôn vé ở đây (lưu ý là mua đúng ngày bạn đi, họ không bán trước). Vì khi đến Sentosa rồi thì bạn khó có thể mua được package. Ví dụ bạn ở Beach station, bạn chỉ có thể mua được vé xem nhạc nước (the song of the seas), chứ o mua được vé vào bảo tàng sáp (the images of Singapore). Đây là điều chưa thuận tiện ở Sentosa

4.4 Các điểm tham quan ở Sentosa: có rất nhiều điểm tham quan ở đây, bọn tôi chỉ mới đi được 1 vài nơi:

- Under Water World và Dolphin Show: giá vé trọn gói là S$19.9/1 người. Thực ra không có gì hấp dẫn cả, chương trình biểu diễn của cá voi hồng còn chán hơn xem show diễn ở Tuần Châu, chứ o thể sánh được với show diễn tại Safari của Thái Lan. Người ta quây hàng rào tại 1 bờ biển để làm nơi biểu diễn cá voi, chẳng có sân khấu gì cả, mỗi người kéo 1 cái ghế ngồi dọc bờ biển để xem, ai ngồi sau thì gần như phải đứng mới thấy được. Nhưng bọn tôi đi mấy ngày rồi, mỏi chân muốn chết, vào đây lại còn phải đứng xem nữa mới tức. Nếu ai đã từng xem cá voi biểu diễn thì không nên tốn tiền vào chỗ này. Còn Under Water World thì không hòanh tráng như hình chụp đâu. Nó nhỏ xíu và cũng chẳng có nhiều lọai sinh vật biển. Chỉ có mấy lòai cua và sea dragon là chưa từng thấy thôi

- Bảo tàng sáp (the images of Singapore): chỗ này thì quá ấn tượng, giá là S$10/người. Mô tả tòan bộ lịch sử hình thành đất nước Singapore. Nếu VN có 1 khu như vậy thì học lịch sử sẽ nhanh và nhớ lâu hơn nhiều. Họ khiến chúng ta tìm hiểu về lịch sử của họ 1 cách thích thú, tự nguyện. Chụp hình trong này thú vị lắm, không biết đâu thật, đâu giả, xem lại hình nhiều khi không nhận ra mình nữa  tưởng là tượng luôn chứ.

- 4D movie: giá là S$16 xem trong vòng 15 phút. Cũng không có gì hấp dẫn cả. Ở VN có rồi, giá rẻ hơn nhiều, vì vậy nên xem ở VN.

- Nhạc nước (the song of the seas): có 2 xuất diễn lúc 7:30 tối và 8:30 tối. Giá vé là S$6/người. Show này rất ấn tượng. Sân khấu hòanh tráng được đặt ngay ngòai biển với 1 dãy nhà sàn. Trong khi chờ đến giờ biểu diễn bạn có thể nhìn ngắm những chiếc tàu rực đèn lung linh ở phía bên kia cảng. Thật thú vị. Bạn nhất định phải xem show này và bạn nên mua vé trước vì đến giờ diễn mới mua là hết vé đấy.

Những điểm khác bọn tôi chưa đi, nhưng những nơi đi rồi thì chỉ có Bảo tàng sáp và Nhạc nước là đáng đồng tiền bát gạo. Bạn có thể đi và thử tất cả, xem như tốn tiền để học thôi mà.

5. Tham quan thành phố Singapore: ngày cuối cùng đi tham quan thành phố Singapore hiện đại mới thấy tiếc mấy ngày qua tốn qúa nhiều thời gian cho những điểm không thật sự hấp dẫn (đây chỉ là cảm nhận của tôi thôi, có thể bạn lại cảm nhận điều ngược lại). Những tòa nhà thật sự làm chúng tôi ấn tượng:

- Park View Square: tôi không hiểu nhiều về kiến trúc, nhưng trong nhóm bọn tôi tòan KTS, tôi nghe nói tòa nhà này thiết kế theo kiểu art deco, kiến trúc bên ngòai đã đẹp, khi vào trong còn đẹp hơn nhiều. Tôi không hiểu nhưng cũng thấy tòa nhà này thật đẹp.

- 5 tòa nhà ở khu Suntec cũng rất ấn tượng, ở đây có đài phun nước rất lớn và có 12 con giáp để bạn đến cầu sức khỏe. Đài phun nước ở đây chỉ phun buổi tối, nên bạn nên sắp xếp lịch trình của mình tham quan và shopping ở đây buổi tối nhé. Bọn tôi o được xem đài phun nước vì đến lúc buổi chiều

- Nhà hát Esplanade: 1 nhà hát tuyệt đẹp. Tôi ước nước mình có 1 nhà hát như vậy để tối tối thanh thiếu niên có thể đến đây ngắm hòang hôn và cùng vui đùa giữa 1 không gian thơ mộng. Khu Suntec, Esplanade, và tượng sư tử phun nước (merlion park) rất gần nhau. Nên bạn nên đến chỗ này cùng 1 ngày và đến từ buổi chiều cho đến tối

- Khinh khí cầu: giá là S$23/1 người: không hấp dẫn lắm, vì vậy tôi cũng khuyên bạn o nên đi nếu tài chính eo hẹp

- Vòng quay thiên niên kỷ (singapore flyer): bọn tôi không thử vì nghe người dân ở đây khuyên là không nên đi vì nó rất chậm, ngồi trên đó o có cảm giác gì cả mà giá lại quá đắt: S$30/người cho 1 tiếng.

- Shopping: tôi không đi shopping nên o có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với các bạn. Tuy nhiên theo 1 số bạn Sing khuyên thì nếu bạn muốn hàng sang thì nên đi shopping ở Orchard Road, còn nếu muốn mua đồ trung bình thì nên đến khu Bugis, City Hall, Suntec. Khu buôn bán trên đường Arab cũng khá thú vị. Bạn không nên mất thời gian ở khu Mustafa vì nó giống i như khu chợ An Đông của mình vậy, giá đắt mà đồ thì xấu tệ. Ở Sing thì bất cứ ngày lễ nào cũng có sale off. Bọn tôi đi vào lễ 1/5 và ngày của mẹ (mother's day) nên sale off nhiều lắm. Tuy nhiên tôi o có thời gian để shopping, hẹn lần sau vậy.

Chúc các bạn có chuyến đi thú vị tại Đảo quốc xinh đẹp này.

5. Ăn uống:

Thực ra tôi không có nhiều kinh nghiệm về khỏan này, nhưng cũng được 1 số người bạn sành ăn ở Sing giới thiếu, giờ chia sẻ cùng các bạn:

- Chilli crab hoăc pepper crab tại nhà hàng No Sign Board (nằm ở lầu 3 của Vivo City, hoặc tầng trệt của Esplanade hall). Chỉ cần gọi món này với cơm trắng (steamed rice) và bánh Mantou là có 1 b���a thịnh sọan rồi. Cua rất to, khỏang 3 người ăn 1 con. Giá trung bình khỏang S$25 - S$30/ người. Hãy thử đi vì nó ngon lắm. Trong lúc chờ đợi chế biến món ăn bạn có thể dạo chơi khu vườn với cây cỏ xanh tốt y như 1 công viên thu nhỏ, bạn sẽ o thể tưởng tượng được bạn đang ở tầng 3 đâu. Món này thì bọn tôi thử ngay đêm đặt chân đến Sing

- Sushi: sushi tại nhà hàng Sushi Tei nằm ở lầu 2 của Vivo City. Nghe nói ăn sushi ở đây rất ngon. Nhiều người không thích ăn sushi nhưng nếu chịu thử ở đây thì sẽ ghiền sushi. Bọn tôi chưa thử món này.

- Kem Hagen Dazz: cũng nằm ở lầu 2 của Vivo City. Cũng nghe nói kem rất ngon, có thể mua hộp vừa đi vừa ăn. Tôi cũng chưa thử món này

- Cháo ếch: nằm ở khu GeyLang, bạn đến trạm Kallang rồi hỏi khu này thì ai cũng biết để chỉ cho bạn. Tôi thì chưa được thử món này, nhưng các bạn khác trong đòan đi ăn về thì bảo ngon lắm, có bạn từ nhỏ tới lớn hỏng dám ăn ếch mà bi giờ ăn cũng tấm tắc khen ngon. Bạn nên thử

- Các món ấn độ: vì khu tôi ở toàn người Ấn nên bọn tôi cũng thưởng thức mấy món càri ấn. Ai thích ăn cà ri thì hãy đến khu này (đường Dunlop, hoặc những đường lân cận đều có bán, tới MRT Little India, đi 1 chút là tới). Tôi thích ăn càri nên thấy càri ở đây nấu rất ngon dù hơi hơi mặn so với khẩu vị của tôi

- Các món Arab: nằm trên đường Arab. Bọn tôi chưa thử nhưng nhìn thì cũng thấy hấp dẫn lắm. Lần sau đến chắc phải thử thôi

- Nước uống: nước máy ở Sing có thể dùng làm nước uống mà không cần lọc hay đun nấu gì cả. Suốt 5 ngày ở Sing bọn tôi hầu như dùng nước này để uống. Bọn tôi lấy nước từ khách sạn để uống dọc đường. Tại các khu du lịch (thường họ để gần khu rửa mặt) hay sân bay, họ có để vòi nứơc lạnh, bạn có thể đến lấy nước để uống trong khi tham quan. Các thức uống đóng chai và để trong các tủ lạnh thì bạn có thể mua bất cứ lúc nào vì nó để dọc đường cũng nhiều. Giá dao động từ S$1 đến S$2 tùy khu, càng gần trung tâm hay du lịch càng đắt.

6. Chi phí:

6.1 Hòan thuế: ở Sing, khi mua bất cứ món gì chúng ta đều phải đóng thuế có tên viết tắt là GST (good service tax). Thuế này bạn có thể được hòan lại khi rời khỏi Sing với điều kiện bạn phải lấy đúng hóa đơn theo qui định của Sing. Khi đến sân bay, bạn nên tìm terminal 1 hoặc 2, hoặc 3 và đến chỗ Custom hỏi họ thủ tục hòan thuế sẽ được chỉ dẫn. Và sau đó khi mua hàng nhớ đòi hóa đơn (giống ở nước mình là hóa đơn tài chính). Tôi biết có khỏan hòan thuế, nhưng lúc đến Sing o hỏi thủ tục, vì vậy không lấy hóa đơn đúng qui định, do đó o đựơc hòan thuế. Ngòai ra, do bọn tôi đến sân bay cũng trễ nên o đủ thời gian hỏi cho kỹ thủ tục này. Nếu sau này bạn nào đến Sing hỏi kỹ thủ tục này thì cùng chia sẽ nhé. Thuế này 7%, nên nếu đựơc hòan thì cũng tiết kiệm đựơc nhiều tiền lắm đó

6.2 Chi phí cho 5 ngày: nhóm tôi thì chủ trương cái gì tiết kiệm được thì tiết kiệm, cái gì cần chi thì chi. Vì vậy sáng chúng tôi ăn mì gói, nhưng tối thì ăn chilli crab  và tham gia hầu hết các điểm tham quan. Chi phí của nhóm tôi dao động từ S$377 đến S$453 bao gồm vé máy bay, ăn ở, đi lại, vui chơi và cả bảo hiểm du lịch (S$12). Nếu lập kế họach tham quan tốt hơn thì nhóm chúng tôi có thể tiết kiệm được nhiều tiền đi lại hơn


Cứ vào cuối tháng 5, Singapore lại nhộn nhịp bởi mùa giảm giá. Năm nay không ngoại lệ với sự kiện Great Sale Singapore tưng bừng. Làm thế nào tiết kiệm chi phí tối đa khi du lịch Singapore để...dành tiền mua sắm? Chắc chắn là băn khoăn của không ít người...

http://nhasing.com/Uploaded/img/du-lich-mua-sam-shopping-singapore-nhasing.jpg

Di chuyển:

Việt Nam – Singapore

Từ Việt Nam, bạn có thể lựa chọn một số hãng hàng không như Cathay Pacific Airways, Vietnam Airlines, Singapore Airlines… Nếu đi từ Hà Nội đến Singapore bằng Vietnam Airlines, giá vé khứ hồi là khoảng 110 USD, còn đi từ thành phố Hồ Chí Minh, mức vé khứ hồi khoảng từ 99 -128 USD. Ngoài ra, nếu may mắn, bạn có thể sở hữu những chiếc vé giá rẻ với mức chi phí khoảng 1/2 hay 1/3 mức giá trên.

Tại Singapre:

Có khá nhiều phương tiện di chuyển tại Singapore như xe điện ngầm, xe bus, taxi, phà… mỗi loại có mức giá khác nhau nhưng du khách “bụi” thường chọn xe điện ngầm (MRT) vì mức giá rẻ.

Ở Sing có 3 tuyến MRT: tuyến màu đỏ (North South), màu tím (North East), màu xanh (East West), tên của những tuyến này là hướng chạy của tàu. Để thuận tiện khi di chuyển bằng MRT, bạn đừng quên lấy bản đồ MRT tại sân bay.

3 lưu ý khi đi MRT là:

Tên trạm: gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự của trạm.

Tên hướng: tên trạm cuối cùng của tuyến sẽ được đặt cho tên hướng.

Trạm chuyển tuyến (interchange): có một số trạm là trạm trung chuyển giữa tuyến màu xanh và màu đỏ, màu đỏ và màu tím, màu tím và màu xanh.

Thời gian cho chuyến đi

Bạn có thể đến Singapore bất kỳ thời điểm nào trong năm, song để thêm phần thú vị, bạn nên kết hợp chuyến với một trong các sự kiện hoặc lễ hội nơi đây như Taipusam, một lễ hội hấp dẫn của những người theo đạo Hindu diễn ra vào khoảng tháng 2 hàng năm; lễ hội ẩm thực Singapore vào tháng 4; tháng 6 là thời gian diễn ra mùa đại khuyến mại. Tháng 7 và 8 rất ít du khách nên bạn có thể thương lượng mức giá rẻ khi đến Sing.

Khách sạn, nhà nghỉ

Khách sạn ở Singapore có giá khá cao (và phòng cũng khá chật chội), vì thế khách du lịch Singapore tiết kiệm, đặc biệt đi cùng với người già và trẻ em nên chọn lựa hình thức

homestay vừa có không gian thoáng rộng, vừa có các tiện ích đi kèm, và việc ăn ngủ nghỉ cũng linh động, thuần Việt hơn đối với những ai chưa quen với nếp sống sinh hoạt ở Singapore. Cần đặt phòng trước khi đến, không nên tới nơi mới tìm phòng.

Ăn uống

Về cơ bản, ẩm thực Singapore nổi bật với hai nền ẩm thực là Hoa và Ấn. Theo nhận định của nhiều du khách từng đến, hương vị của các món ăn ở đây không quá khác so với các nhà hàng trong nước. Vì thế, nếu du lịch bụi 100%, nghĩa là tiết kiệm tối đa, bạn có thể kết hợp thực đơn sáng mì gói (mang theo từ Việt Nam), trưa thức ăn nhanh (khoảng 3 – 7 SGD), tối thưởng thức một số món ở China Town, cháo ếch.

Trường hợp “rủng rỉnh” tiền bạc, danh sách các món bạn không nên bỏ qua ở đây gồm: cua sốt ớt (chilli crab) hoặc cua sốt tiêu (pepper crab) tại nhà hàng No Sign Board (nằm ở lầu 3 của Vivo City, hoặc tầng trệt của Esplanade hall). Sushi tại nhà hàng Sushi Tei nằm ở lầu 2 của Vivo City. Kem Hagen Dazz: lầu 2 của Vivo City. Cháo ếch khu GeyLang. Các món ấn Độ trêm đường Dunlop. Các món Arab trên đường Arab.

Nếu uống nước máy ở các vòi ghi chữ tap water, bạn sẽ tiết kiệm một số tiền không nhỏ. Lưu ý luôn mang theo một chai nhỏ, sạch để đựng nước.


Mang gì khi đến Singapore?

Pasport và SGD (đô Sing). Bạn nên đổi ở các ngân hàng trong nước, tỷ suất sẽ tốt hơn.

Bất kỳ trang phục nào bạn thích. Nhưng phải có áo tay dài và nên mang ô (dân Singapore không có thói quen đội nón).

Mang giày dép trệt vì phải di chuyển nhiều.

Mang thuốc trị các bệnh cơ bản.

Mang kem chống nắng, kem chống và trị côn trùng.

Trọng lượng hành lý xách tay khi đi máy bay không quá 10kg và kích thước balo, vali không quá 23cm chiều rộng + 34cm chiều cao + 48 cm chiều dài.

Không được mang chất lỏng quá 100ml trong hành lý xách tay.

Vài điểm lưu ý cần nhớ khi ở Singapore:

Không ăn kẹo cao su ngoài đường ( sẽ bị phạt nặng).

Không ăn uống trên tàu điện ngầm MRT (sẽ bị phạt nặng).

Xuất trình passport khi mua sắm hàng hóa và đề nghị nhận lại hóa đơn hoàn thuế (giá trị hoá đơn từ 100 – 500$ Sing), làm thủ tục nhận lại tiền thuế 7% tại sân bay.

Mua sim điện thoại, thẻ dùng MRT tại sân bay.

Lấy bản đồ du lịch Singapore và bản đồ RMT tại sân bay hay bản dù du lịch tại các khách sạn.

Cố gắng dùng tay phải trong các giao dịch xã hội, ví dụ như bắt tay hoặc tặng hoa, quà.

Hãy tháo bỏ giày dép trước khi bước vào nhà riêng hoặc nơi thờ cúng (trừ nhà thờ và giáo đường Do thái).

Địa điểm tham quan:

Điểm thuận lợi nhất khi du lịch Singapore là hầu hết các điểm đến đều nằm ở trung tâm thành phố hoặc có một số nằm ở ngoại ô, tuy nhiên không quá xa và phương tiện đi lại khá dễ dàng.

Công viên Merlion vốn nổi tiếng với hình tượng con thú đầu sư tử, mình cá đang cưỡi trên ngọn sóng, biểu tượng của đảo quốc Singapore trên thế giới là mơi bạn chắc chắn sẽ phải dừng lại và tranh thủ chụp vài tấm ảnh để kỉ niệm chuyến đi tham quan đất nước Singapore

Điểm đến tiếp theo là Vương quốc côn trùng, một trong những vườn sở thú lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với các điểm đến như Công viên bướm, Công viên Bọ que, Thế giới Côn trùng - Bọ cánh cứng Tê giác, Nhện Khổng lồ...

Cảng cầu Clarke với những cửa tiệm bán hàng cũ, cửa hiệu đồ cổ, chợ trời ngày Chủ nhật và các nhà hàng với vô số đồ ăn và thức uống làm bạn ngạc nhiên. Đặc biệt đến đây, những du khách yêu thích sự mạo hiểm có thể thử cảm giác căng thẳng đến nghẹt thở với trò chơi nhảy bungy.

Esplanade — Nhà hát trên Vịnh, một trong những trung tâm nghệ thuật nhộn nhịp nhất trên thế giới là điểm đến của các du khách đam mê nghệ thuật và kiến trúc.



Trung tâm di sản Hoa kiều với những con đường, những căn phòng ngủ, nhà bếp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 được tái hiện một cách chính xác là một phần trong lịch sử hình thành Singapore bên cạnh những điều kỳ thú khác.

Địa điểm cuối cùng với giá tham quan khá cao khiến bạn phải đắn đo suy nghĩ trước khi tham quan, đảo Sentosa. Tuy nhiên, vì sẽ được tham gia nhiều hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan viện bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim hiện đại... thì cái giá ấy hoàn toàn xứng đáng (giá vé tham quan Sentosa: 18SGD).

Ngoài việc tham quan ra, hầu hết mọi người đến Singapore đều thích mua sắm. Các trung tâm mua sắm nổi tiếng của Sing là Orchard Road, Little India, Arab Street và Chinatown. Hầu hết hàng hóa đều có giá cố định, song vào những mùa giảm giá, đặc biệt vào tháng 7 hàng năm, giá có thể giảm từ 50-75%. Đừng quên mặc cả khi mua và đưa passport để lấy hóa đơn làm thủ tục hoàn thuế tại sân bay.


Những lời khuyên bổ ích khi đi du lịch Singapore


Du khách nên mang điện thi di động khi đi du lịch Singapore. Tại Singapore, du khách có thể chọn một trong ba hãng điện thoại là Singtel, M1 và Starhub để mua sim nạp tiền vào gọi về Việt Nam, tiện hơn là lệ thuộc vào điện thoại công cộng dùng thẻ. Giá sim dao động từ 150.000 - 300.000 đồng Việt Nam (tùy hãng và thời gian sử dụng). Mỗi hãng có mã số gọi đi quốc tế khác nhau, nên du khách cần hỏi kỹ người bán khi mua thẻ.


Đơn vị tiền tệ của Singapore là Singapore dollar. Tiền Singapore dollar có thể đổi tại sân bay, ngân hàng, khách sạn hay các quầy đổi tiền có giấy phép tại các chợ. Những quầy thu đổi ngoại tệ có giấy phép thường có giá thu vào cao hơn và giá bán ra rẻ hơn so với hầu hết các ngân hàng và khách sạn.


Cước xe taxi ở Singapore rất đắt và phải đến trạm taxi xếp hàng chờ đợi đến phiên chứ không có sẵn trên đường như Việt Nam. Đi taxi cho dù là ngồi ở vị trí nào cũng phải nhớ thắt dây an toàn, nếu không thì sẽ bị phạt nặng.


Xe buýt và tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển tiện dụng và thích hợp nhất ở Singapore. Chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút là bạn có thể biết được cách thức đón một chuyến tàu điện ngầm hay xe buýt qua sơ đồ trạm dừng luôn có sẵn trong khách sạn. Xe buýt Singapore không có nhân viên thu tiền nên bạn phải chuẩn bị sẵn các đồng tiền xu, bỏ vào hộp cạnh tài xế và vé sẽ được tự động in ra. Khi sắp đến trạm muốn xuống, bạn chỉ cần ấn nút màu đỏ trên xe.


Tại Singapore, ngoài những điều ai cũng biết như không được nhai kẹo cao su, cấm hút thuốc nơi công cộng, bạn cũng nên chú ý trên xe buýt, tàu điện ngầm cũng không cho phép ăn uống, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.

Ở Singapore, việc đưa tiền boa không bắt buộc. Các hóa đơn tính tiền ở hầu hết các khách sạn và nhà hàng đều có cộng thêm 10% phí phục vụ.

Mua sắm là một thú vui không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Singapore. Muốn mua đồ hiệu, bạn nên tới các trung tâm thương mại lớn như Suntec City, Orchard Road; cần đồ điện tử thì ghé Simlim hay Funan Center; mua sắm ban đêm có thể tìm đến khu Ấn Độ với siêu thị bình dân Mustafa mở cửa suốt đêm... Lưu ý là nên mang theo hộ chiếu (nếu bạn muốn hoàn thuế) và yêu cầu cho bạn thẻ bảo hành, phiếu hoàn thuế. Bạn đừng ngại trả giá và thử đồ.

 
Mẹo vặt mua sắm tại Singapore
Trước khi ghé vào các cửa hàng, bạn hãy tự trang bị cho mình những thông tin về các thông lệ và những điều kiện tại địa phương. Những mẹo vặt mua sắm dưới đây sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm lý thú khi mua sắm ở Singapore. Hãy liên hệ với nhân viên bảo vệ khách sạn hoặc ghé đến bất kỳ Trung tâm Thông tin Singapore nào để được giúp đỡ khi đến.


Giờ mua sắm
Một số cửa hàng bách hóa và một vài cửa hiệu nhỏ hơn mở cửa hàng ngày từ 10g đến khoảng 21g, hoặc thậm chí đến 10 tiếng. Singapore là một trong vài quốc gia trên thế giới khá an toàn khi dạo phố về đêm. Chỉ cần lưu ý sơ, bạn có thể mua sắm an toàn.
Trung tâm mua sắm Mustafa ở khu Tiểu Ấn là cửa hàng bách hóa duy nhất ở Singapore mở cửa 24 giờ mỗi ngày.


Giá cả và Mặc cả
Những tờ báo địa phương thường đưa tin rất nhanh về tình hình giá cả và những chương trình khuyến mãi mới nhất. Bạn có thể dành chút ít thời gian để đọc lướt và so sánh giá cả trước khi mua hàng.
Ở các cửa hàng bách hóa, tất cả các món hàng đều có bảng niêm yết giá với giá cố định. Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng niêm yết giá nhưng thường có thể linh động nếu bạn có yêu cầu giảm giá. Hãy yêu cầu người bán lẻ ra giá “thấp nhất”, sau đó bạn mặc cả cho đến khi hai bên đi đến giá thỏa thuận.


Thẻ tín dụng/Thẻ thanh toán
Hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận những thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế chính. Nếu bạn gặp cửa hàng nào đòi tính thêm khoản phụ thu, hãy liên hệ với văn phòng của công ty thẻ thanh toán có liên quan tại địa phương để kịp thời chấn chỉnh những việc làm sai trái.

Tiền tệ
Đối với ngân phiếu du lịch và những vấn đề tài chính khác, hãy liên hệ với những ngân hàng thường hoạt động từ 9g30 đến 15g30, từ thứ Hai đến thứ Sáu, và từ 9g30 đến 11g30 vào những ngày thứ Bảy. Để thuận tiện hơn, các máy rút tiền tự động được lắp đặt một cách tiện lợi tại các ngân hàng và hầu hết các trung tâm mua sắm và phục vụ 24/24.
Bạn có thể đổi ngoại tệ tại các ngân hàng, khách sạn và bất cứ nơi nào có trưng bảng hiệu “Quầy đổi tiền hợp pháp” (Licensed Money Changer).


Biên nhận và các chính sách trả đổi hàng
Tất cả các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng bán lẻ nhỏ đều cung cấp phiếu thanh toán hoặc biên nhận khi mua bán. Bạn đừng ngại yêu cầu người bán hàng cung cấp biên nhận nếu họ lờ đi và hãy kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết ghi trên biên nhận.
Những cửa hàng lớn hơn và các cửa hàng bách hóa sẽ đổi hàng hóa nếu được trả lại trong tình trạng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, việc trả lại hàng hóa thường chỉ được chấp nhận trong một số ngày nhất định (thường là 3 ngày) kể từ ngày mua, và phải trình hóa đơn thanh toán. Những cửa hàng nhỏ hơn thường không dễ dãi cho lắm, vì thế bạn hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng cũng như phương thức trả lại hàng trước khi mua hàng.
Nếu bạn chưa quyết định mua hàng trong một cửa hàng bách hóa và muốn dành thời gian để xem xét thêm, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng để dành món hàng đó cho mình. Hàng hóa chỉ có thể để dành tối đa trong 3 ngày.


Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST)
Tại Singapore hiện áp dụng Thuế Hàng Hóa và Dịch Vụ (Goods and Services Tax) ở mức 7%. Theo Chương Trình Hoàn Thuế Cho Du Khách (Tourist Refund Scheme), nếu mua hàng hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình, du khách có thể được hoàn lại thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua Sân Bay Quốc Tế Changi (Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua hàng. Các khoản hoàn thuế GST không được áp dụng cho những du khách khởi hành bằng đường bộ hoặc đường biển.
Những du khách đáp ứng các điều kiện của chương trình sẽ được quyền nhận tiền hoàn thuế GST từ những cửa hiệu bán lẻ hoặc tại một chi nhánh hoàn thuế trung tâm. Hiện tại, có 2 chi nhánh hoàn thuế trung tâm. Đó là các công ty Global Refund Singapore Pte Ltd và Premier Tax Free (Singapore) Pte Ltd.


 

Chính sách hoàn thuế GST
Trong Chương trình GST Hoàn tiền Toàn cầu (Global Refund GST Scheme), hãy tới bất cứ cửa hàng nào có biểu tượng “MUA HÀNG MIỄN THUẾ" (TAX FREE SHOPPING) và làm theo các bước đơn giản sau:

1. Chi tiêu tối thiểu 100 đôla Sing tại bất kỳ điểm bán lẻ nào là hội viện của Global Refund.
2. Xuất trình passport cho người bán lẻ để nhận được phiếu hoàn thuế (Global Refund Cheque).
3. Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để xác minh.
4. Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ngân phiếu hoặc Phiếu mua sắm miễn phí tại phi trường (Airport Shopping Vouchers) ở các Quầy hoàn thuế (Global Refund counter) tại sân bay. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại. 
        
Mạng lưới Hoàn trả Tiền mặt của Global Refund

Bạn cũng có thể ghé đến bất kỳ trung tâm trung tâm chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt nào trong thành phố để làm thủ tục kê khai thuế ngay sau khi mua hàng. Tiền hoàn thuế được thanh toán bằng đôla Singapore và được giới hạn đến mức tối đa là $500 trên mỗi du khách. Du khách được yêu cầu xuất trình thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard còn giá trị trong 6 tháng để sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, phiếu hoàn thuế phải có xác nhận của Hải quan trong vòng 2 tháng kể từ ngày phát hành, trước khi bạn khởi hành bằng đường hàng không.

Những người bán lẻ không phải là hội viên của Global Refund/Premier Tax Free thực hiện chính sách hoàn thuế GST riêng của họ. Bạn nên kiểm tra tại các điểm bán lẻ này số lượng chi tiêu tối thiểu để có đủ tiêu chuẩn nhận tiền hoàn thuế GST, vì mỗi cửa hàng đều có mức yêu cầu khác nhau.
 

Chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free

Kể từ tháng 11 năm 2003 chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free đã được Tổng cục Du lịch Singapore phê chuẩn.

Theo chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free, bạn có thể mua hàng tại bất kỳ cửa hiêụ nào có trưng bảng hiệu "PREMIER TAX FREE" và thực hiện các bước đơn giản sau đây:

1. Hãy yêu cầu số tiền hoàn thuế Premier khi bạn chỉ mua hàng trị giá 100 đôla Sing tại một cửa hàng riêng lẻ nào là hội viên của Premier. Không cần phải gộp lại các hóa đơn thanh toán cho đến trên $300 như trước đây.  

2. Cửa hàng sẽ đưa cho khách du lịch một Mẫu khai xuất khẩu Miễn Thuế Ưu đãi (Premier Tax Free) trong đó ghi rõ: mô tả hàng hóa, giá phải trả bao gồm thuế, số lượng tiền hoàn lại. 

3. Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để xác minh.

4. Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế Premier bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ngân phiếu tại các Quầy hoàn thuế Premier (Premier Tax Free counter) tại sân bay, bên cạnh Hải quan. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại. Phí phụ thu không áp dụng cho các khoản hoàn thuế bằng thẻ tín dụng.

Những người bán lẻ không phải là hội viên của Premier Tax Free có thể thực hiện chính sách hoàn thuế GST riêng của họ. Bạn nên kiểm tra tại các điểm bán lẻ này số lượng chi tiêu tối thiểu để có đủ tiêu chuẩn nhận tiền hoàn thuế GST, vì mỗi cửa hàng đều có mỗi mức yêu cầu khác nhau.

Bảo hành
Hãy kiểm tra xem phiếu bảo hành cho món hàng bạn mua có thể hiện đúng các chi tiết của sản phẩm và được xác nhận bằng con dấu của cửa hàng bán lẻ hay không. Phiếu bảo hành quốc tế được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa, thường là 12 tháng, tuy nhiên có một số sản phẩm không được bảo hành và thường được bán với giá thấp hơn. Một số phiếu bào hành quốc tế có những giới hạn nhất định và có thể không được áp dụng cho một số quốc gia nào đó.

Hầu hết các cửa hàng sẽ tuân theo yêu cầu của bạn về việc bảo hành, nhưng nếu có cửa hàng nào đó không sẵn lòng giúp đỡ, tốt nhất bạn nên mua hàng ở một chỗ nào khác



Một số điểm lưu ý khi đi du lịch 'Bụi' tại Singapore

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Mot so diem luu y khi di du lich bui tai Singapore 

Vivo City

 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Mot so diem luu y khi di du lich bui tai Singapore
China Town

Một vài điểm lưu ý cần nhớ:

-    Không ăn kẹo cao su ngoài đường ( sẽ bị phạt nặng)
-    Không ăn uống trên tàu điện ngầm MRT (sẽ bị phạt nặng)
-    Xuất trình passport khi mua sắm hàng hóa và đề nghị nhận lại hóa đơn hoàn thuế (giá trị hoá đơn từ 100 – 500$ Sing) , làm thủ tục nhận  lại tiền thuế 7% tại sân bay
-    Mua sim điện thoại : nên mua loại Simcard M1 (là loại có cước cuộc gọi thấp nhất trong 3 mạng di động Singtel, Starhub, M1). Điểm bán: Hệ thống các cửa hàng Seven Eleven (7/11). Khi mua nhớ mang theo Passport.
-    Trọng lượng hành lý xách tay khi đi máy bay không quá 10kg và kích thước balo, vali không quá 23cm chiều rộng + 34cm chiều cao + 48 cm chiều dài. Không được mang chất lỏng quá 100ml trong hành lý xách tay.




Kinh nghiệm du lịch Ao Vua
Kinh nghiệm du lịch bụi Cửa Lò
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Thơ
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Giờ
Kinh nghiệm du lịch bụi Sapa
Kinh nghiệm du lịch An Giang



(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý