Cách làm gỏi cá tân mai ngon đúng vị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách làm gỏi cá tân mai ngon đúng vị

19/04/2015 05:35 AM
1,768


Cách làm gỏi cá tân mai ngon đúng vị.Cá mai là đặc sản của vùng đất Ninh Thuận, thịt trong, thơm và không hề tanh nên rất lý tưởng để làm món gỏi. Để có món gỏi ngon ngọt và bổ dưỡng thì mất bao nhiêu công cũng đáng.






CÁCH LÀM GỎI CÁ TÂN MAI



Gỏi nhà mình làm từ cá tuơi của 2 miền biển đặc trưng. Cá trích ở Phú Quốc, và cá mai ở Nha Trang.

Cá trích là món đặc trưng của vùng biển Phú Quốc, cá trích tuơi làm gỏi thì rất tuyệt, cá tuơi thì sẽ không tanh.
Cá mai là cá đặc trưng ở vùng biển từ Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết.

Ai đi Nha Trang cũng không bỏ qua món gỏi cá mai, và người đi Phú Quốc cũng không quên tìm ăn món gỏi cá trích.

Gỏi cá mai nhà mình tự làm cá, cá tươi trong, khi tái chanh thì miếng cá săn chắc. Dĩa gỏi nhà mình làm rất nhiều cá


Trên dưới cá nhiều như nhau, không phải riêng lớp mặt trê
c ách làm gỏi cá trích

CÁCH 1:

Chuẩn bị
- 300gr cá trích, 1 củ hành Tây, 5 củ hành tím, 4 thìa súp nước cốt chanh. 1 thìa súp dầu ăn.
- Nước mắm ngon, đường, tỏi ớt băm nhuyễn.
- Dừa rám nạo thành sợi dài (k phải xay bằng máy).
- Đậu phộng rang giã nhuyễn.
- Bún, rau sống, khế, chuối chát, bánh tráng cuốn.
Thực hiện
- Rửa cá trích, bỏ ruột, đầu, lạng phi-lê hai bên.
- Cho 2 thìa súp nước cốt chanh vào cá, ngâm khoảng 5 phút, sau đó vắt ráo.
- Đun nóng chút dầu, cho hành tím thái mỏng vào xào vàng vừa.
- Trộn gỏi cá ( có 2 cách )
Pha nước mắm thật ngon, không cần vắt chanh vào mắm vì cá trộn gỏi đã có độ chua.

Thưởng thức
Cho 1 ít đậu phộng nhuyễn vào chén nước mắm mỗi người.
Nhón 1 ít rau sống, đặt 1 lát chuối chát, khế, gắp 2 lát cá vào, nhớ thêm 1 ít dừa rám nạo và 1 ít hành tây, cuộn chặt tay, chấm vào nước mắm sệt sệt do đậu phộng.
Cắn 1 miếng, thưởng thức. Vị bùi của cá, vị chát của rau, vị ngọt của mắm, vị béo của dừa-cá-đậu quyện lại, một cảm giác khó quyên…
Theo mình thì không cần cuốn bún nếu ăn tại nhà, ăn ngoài hàng thì có bún cho no, hihi.

Có 2 cách trộn gỏi cá, theo mình hay nói vui với cả nhà là “ trộn gỏi nhà hàng hay trộn quán bình dân”
Ở nhà hàng, sau khi làm chín cá bằng chanh hay giấm, sắp lên dĩa từng lát cho đẹp mắt , để hành tây cắt mỏng lên chính giữa, đặt 1 quả ớt tỉa hoa lên trên. Dừa nạo, đậu phộng để dĩa riêng hoặc rắc 1 ít đậu xay lên mặt cá. Rưới hành phi và dầu phi hành lên trên.
Ở quán bình dân thì người ta làm chín cá, vắt ráo thì đem trộn với dừa nạo, hành tây, đậu phộng, tí xíu ớt băm, hành phi và dầu phi hành thành 1 dĩa gỏi. Khi ăn thì gắp hỗn hợp này vào cuốn và… cắn.
Theo mình cách nào cũng có cái hay. Cách 1 thì nhìn thấy miếng cá phi lê tươi rói, nhón từng món đặt vào cuốn của mình… và thưởng thức. Cách 2 thì phù hợp với người ngại ăn cá “sống”, cá thật ra đã chín sau khi trộn với chanh nhưng do chưa quen nên vẫn ngại, khi trộn đậu phộng xay và dừa nạo vào, miếng cá đã được “tẩm” xung quanh nên nhìn rất “an tâm”, gắp tới tới…

Đây là gỏi cá trích, phần này cho 5 người ăn, "ăn no căng luôn" (theo fb của KH)


Đây là cách trình bày theo kiểu "nhà hàng", có điều nhiều cá hơn nhà hàng, hihi.
Dĩa gỏi này cá đã tái chanh, chín rồi. Miếng cá "chín" nên không còn trong veo như cá tươi mới phi lê.

Dĩa gỏi hoàn tất


Phụ liệu làm gỏi

Ớt, tỏi băm, hành phi, đậu phộng rang... đều là nhà tự làm, không mua loại có sẵn. Hành tây Đà Lạt, tép dầy, ngọt, giòn, thơm, không cay hắt như hành TQ.

Hành củ phi vàng


Rau nhà mình chuẩn bị sẵn


Rau sông các loại: Rau Quế vị, đọt cóc, lá đinh lăng, lá trâm sắn... (tùy theo mùa)



 
Thịt cá mai có vị ngọt, giòn, không tanh nên rất thích hợp làm gỏi.


“Em về trộn gỏi cá mai
Cho anh nhanh cất thuyền chài về ăn”...

Chị Đều, một người có tay nghề làm gỏi cá hơn 20 năm ở Quy Nhơn (Bình Định), đong đưa câu ca trên khi bắt tay vào làm gỏi cá mai. Chị bảo, đây là một trong những món cá thông dụng và nổi tiếng của vùng này.

Cá mai có hình dạng tương tự cá cơm, nhưng có vảy và mỏng hơn. Thịt cá mai có vị ngọt, giòn, không tanh nên rất thích hợp làm gỏi. Tùy theo kích cỡ cá mà người làm rút xương. Nếu cá lớn bằng hai ngón tay thì phải rút hết xương, nếu nhỏ hơn thì chỉ cần rút nửa xương phía bụng, để lại chút xương đuôi nhấm nháp.

Ngon giòn gỏi cá mai, Ẩm thực, goi ca mai, ca mai, goi ca, goi, dau phong, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon


Ớt, tỏi, sả, riềng được xay mịn, trộn đều thấm ướp vào từng con cá tỏa mùi thơm ngát. Ảnh: Trần Thị Duyên

Cá phải thật tươi, từng thớ thịt còn óng ánh màu biển thì mới đạt “chuẩn” đầu tiên để có món gỏi ngon. Cái khéo nhất của người làm cá mai được trổ ra ở công đoạn rút xương cá.

Con cá chỉ lớn hơn đầu đũa chút đỉnh phải được bóc tách bằng tay thế nào để khi ăn không có cảm giác bị dập, nát. Sau khi bỏ đầu, ruột, đánh vảy, rút xương, cá được ngâm vào thau nước đá lạnh pha muối hột để thớ thịt thêm săn chắc, đậm đà.

Phần chuẩn bị gia vị, nước chấm, rau ăn kèm cũng khá tỉ mỉ. Thông thường, gỏi cá mai có 2 chén nước chấm: xì dầu pha sả ớt và tương. Khó nhất là chế biến nước tương với đậu phộng rang xay nhuyễn đun riu lửa với cà chua, ớt trái lớn, gia vị.

Độ ngon của nước tương ăn cá mai gói gọn trong hai chữ: “vừa đủ”. Vừa đủ vị béo của đậu phộng, chua chua của cà chua, cay cay của ớt, ngọt của đường, mặn của mắm muối. Ớt, tỏi, sả, riềng được xay mịn, trộn đều thấm ướp vào từng con cá tỏa mùi thơm ngát.

Món gỏi sẽ chông chênh nếu thiếu đĩa rau ngồn ngộn màu sắc với bông chuối chát, chuối chát non, khế chua, xoài sống, cà chua xanh, rau thơm, dưa leo, đọt lộc vừng, lá giang đất... Thưởng thức bằng cách lấy bánh tráng, gắp đũa rau, miếng cá đã trộn chanh, gia vị... cuốn lại chấm xì dầu hoặc tương đã pha chế.

CÁCH 2:


Nguyên liệu:

- Cá mai tươi: 200 gr

- Hành tây: 1 củ

- Gừng: 1 nhánh

- Ớt xiêm tươi: vài trái

- Tỏi: nửa củ

- Đậu phộng rang: 50 gr

- Hành phi: 1 thìa canh

- Bánh tráng gạo cuốn: 1 xấp

- Chanh tươi: 2 trái để tái cá.

- Xà lách, ngò rí, diếp cá, tía tô, thơm, dưa leo, xoài xanh bào mỏng dùng kèm. 

[Chế biến] - Gỏi cá mai
Gỏi cá mai – một đặc sản của Ninh Thuận 

Thực hiện:

- Cá mai đánh vảy, bỏ đầu và đuôi, lật bụng cá lên để rút bỏ xương sống chính giữa. Chanh vắt lấy nước cốt, rưới lên cá để tái sơ. Vì cá không tanh, thịt tươi nên không cần tái quá kỹ, cá dễ bị bủn

- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, xắt sợi mỏng, hành tây cắt khoanh mỏng.

- Xếp cá tái lên đĩa, gừng, hành tây để một bên, rắc đậu phộng, hành phi lên.

- Làm nước chấm: Lấy một ít me chín, giầm nước nóng cho ra cốt. Tỏi, ớt băm nhuyễn, đậu phộng rang giã mịn. Tất cả hòa với nước mắm ngon, thêm ít đường tạo vị chua ngọt vừa miệng. 

- Khi ăn, cuốn cá với bánh tráng cùng hỗn hợp rau, ăn kèm tỏi, ớt, hành tây để món ăn có vị cay nồng đúng chất món miền Trung. Chấm kèm với nước chấm đã chuẩn bị sẵn. 

CẢM NGHĨ VÈ MÓN GỎI CÁ TÂM MAI:


Ăn gỏi cá vào mùa nắng nóng rất thú vị.



















Gỏi cá được làm từ cá điêu hồng, cá chép hay cá tai tượng. Nhưng "được thịt" hơn vẫn là cá điêu hồng. Để món gỏi cá ngon, ngay từ khâu chọn cá để lấy thịt cũng phải kỹ. Anh Nguyễn Liêm, một ngư dân nuôi cá bè và cung cấp cá thịt cho nhiều quán gỏi cá ở Tân Mai cho biết: "Muốn chọn cá chép làm gỏi cho ngon phải chọn cá có trọng lượng không quá 2kg và không nhỏ quá dưới 1kg. Lớn quá thịt khô, thớ thịt không mịn, nhỏ quá thịt nhão khó lạng. Riêng cá điêu hồng và cá tai tượng thì càng lớn, thịt càng ngọt". Theo chủ quán gỏi cá Đồng Nai, cá tươi sống đưa về rửa sạch, lóc vảy, da và chỉ lạng lấy hai thớ thịt bên mình cá. Khâu lạng thịt cá không phải dễ. Dao phải thật bén và lạng thật khéo, đều tay thịt cá mới mịn, không bị vỡ và lấy thịt cá sao cho không lẫn xương dăm. Vì gỏi cá là món ăn sống, để khử mùi tanh và nhớt trên thịt cá, sau khi lạng từ mình cá, thịt  không rửa lại mà được gói vào giấy bổi nhiều lần cho thấm hết máu, nhớt và mùi tanh. Khi miếng thịt cá ráo khô và trắng thì xắt lát thành những miếng nhỏ khoảng 2 cm đem trộn với sả, riềng đâm nhuyễn chứ không trộn với thính gạo. Chính gia vị vừa cay, vừa nóng này sẽ làm tái thịt cá.

Cách làm gỏi cá hầu hết ở các quán giống nhau, nhưng món gỏi  ngon lại phụ thuộc rất nhiều vào món nước sốt để chấm. Chính món nước sốt này tạo nên hương vị ngon, lạ và hấp dẫn của món gỏi cá. Đây cũng là bí quyết cạnh tranh của mỗi quán.  Anh Nguyễn Huynh Đệ, chủ quán gỏi cá Lý Ngư - một quán gỏi cá khá đông khách nhờ cách chế biến món nước sốt chấm cho biết: "Nguyên liệu làm nước sốt là đầu cá, thịt heo nạc, gan heo xay nhuyễn trộn với trứng cá cùng với sả, riềng, tỏi hành phi thơm cùng với một số gia vị như muối, đường, bột ngọt... được nấu chín. Món nước chấm này được đặt lên bếp lửa riu riu trong suốt quá trình ăn gỏi".

Có lẽ chưa có món ăn nào lại ăn với nhiều loại rau như món gỏi cá. Có đến 12 loại rau khác nhau như: vọng cách, đinh lăng, vông, sung, mơ, lá xoài non, mít non, đài bi, cúc tần... cùng với 5-7 loại rau thơm khác như húng quế, ngò gai... Theo nhiều người, gỏi cá là món mà người ăn có thể nếm được nhiều mùi vị  khác nhau. Đó là vị chát của lá xoài non, vị bùi của lá mơ, vị thơm của cúc tần và vị the của lá đài bi cùng với vị cay nồng của sả riềng và những hạt mè nở thơm từ bánh đa. Những loại rau ăn với gỏi cũng là những lá thuốc, trị các bệnh đau nhức, khó tiêu, nhức đầu hay căng thẳng thần kinh...

Người ăn có thể thưởng thức gỏi cá theo những cách khác nhau: Gói cá vào một số loại rau mình thích nhúng vào nước sốt cho tái rồi ăn hoặc chỉ nhúng thịt cá vào nước sốt cho tái rồi gói vào rau thơm hoặc gói thịt cá sống vào lá, rau rồi chấm với nước sốt nóng sôi. Món gỏi này ăn kèm với bánh đa mè nướng rất hấp dẫn. Tùy theo ý thích của thực khách mà các quán gỏi cá ở Tân Mai có nhiều loại: gỏi cá chép thì thịt mềm, béo; gỏi cá tai tượng thịt lại dẻo và khô. Nhưng đa phần người ta ăn thích gỏi cá điêu hồng vì thịt vừa béo, vừa thơm lại khô ráo... Giá ở các quán cũng khá bình dân từ 30.000-50.000 đồng/đĩa lớn hoặc nhỏ.

Vào mùa nắng nóng này, những quán gỏi cá ở Tân Mai nằm ven sông Đồng Nai rất đông khách. Khách đến không chỉ thưởng thức món gỏi cá ngon, lạ, hấp dẫn và nên thuốc, mà còn để được tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát trong một không gian đồng quê yên tĩnh, sông nước hữu tình. Nếu bạn muốn được ăn gỏi cá, cháo cá trên ghe độc mộc lững lờ trôi trên sông, những chủ quán ở đây cũng sẵn lòng phục vụ. Gỏi cá Tân Mai đang ngày càng được nhiều người biết đến và ưa thích. Có những người ở nơi khác đi công tác ngang qua Biên Hòa cũng tìm đến làng bè Tân Mai để ăn cho được món gỏi cá.


NHŨNG MÓN GỎI CÁ NGON NHẤT VIỆT NAM


1.
Gỏi cá Nhệch – Ninh Bình
Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có món đặc sản là gỏi cá nhệch. Tuy một số nơi trong tỉnh cũng mở quán giới thiệu món ăn này nhưng gỏi cá nhệch Kim Sơn được coi là
ngon nhất. Gỏi cá nhệch ăn rất ngon, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi.

[IMG]

Nhệch không phải cá, không phải rắn cũng chẳng phải lươn. Nó có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.
Thịt cá Nhệch tươi được cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả (cá chuối) đem trộn với thính cho thơm thịt. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Lấy da cá
rán giòn để cuộn với gỏi. Xương cá giã nhuyễn để nấu dấm (có người gọi là nấu chẻo). Món dấm được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ.
Khâu pha chế nước chấm cũng quan trọng. Nước chấm gỏi được làm từ nước mắm, gừng tươi, tỏi, ớt, mỳ chính, hạt tiêu. Có người chấm gỏi với
mắm tôm cũng rất dậy mùi. Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng, cùng các loại lá như dấp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông... Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi.

2.
Gỏi cá Trích – Phú Quốc
Cá trích có rất nhiều ở vùng biển Phú Quốc và ngư dân có thể khai thác quanh năm. Vì thế, việc lựa chọn những con cá mới đánh bắt được còn tươi để làm gỏi là không mấy khó khăn.

[IMG]

Cá trích từ biển mang về được cạo sạch vảy rồi rửa thật sạch, sau đó thái mỏng ra từng miếng một. Kế đến vắt lấy nước cốt chanh, ớt thái mỏng thành sợi, củ hành tây thái nhỏ rồi trộn đều lên cá trích đã thái sẵn.
Bánh tráng, rau sống, dừa khô là những thứ không thể thiếu trong món ăn dân dã này. Rau thì luôn có trong các cánh rừng nguyên sinh của đảo, dừa thì được cư dân trồng rất nhiều, còn bánh tráng thì phải là bánh tráng do chính người dân Phú Quốc tự làm lấy vì bánh tráng ở đây có hương vị riêng biệt so với những nơi khác, vừa dày vừa dẻo lại vừa to. Do vậy, khi cuốn với gỏi cá trích, bánh tráng không bị bể và ăn rất
ngon miệng. Đây cũng là nét đặc trưng của nghề làm bánh tráng ở Phú Quốc.
Nước chấm gỏi cá trích cũng rất đặc biệt, nó được làm từ ớt, tỏi và
đậu phộng rang. Tất cả những thứ này được đâm nhuyễn rồi trộn lại với nhau, pha thêm nước mắm chính hiệu Phú Quốc sẽ tạo ra một hương vị vừa cay nồng, thơm lừng và khó quên khi chấm với gỏi cá trích.
Nét đặc biệt của cư dân Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút
rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa, đồng thời tạo nên sự hưng phấn, êm ấm bên gia đình sau những ngày ra khơi. Quây quần bên mâm bàn còn là dịp để cho các ngư dân hàn huyên tâm sự, trao đổi kinh nghiệm với nhau về việc đánh bắt hải sản và bàn tính chuyện ra khơi sắp tới.
3.
Gỏi cá Mai – Ninh Thuận
Theo nhiều người sành
ẩm thực thì nói đặc sản biển Ninh Thuận phải nhắc tới gỏi cá mai, một loại cá nhỏ trông hơi giống cá cơm, thịt trong veo và không có máu nên không tanh. Có hai loại gỏi cá mai: gỏi khô và gỏi ướt.

[IMG]

Cá Mai khi mua về còn tươi đánh vẩy, cắt bỏ đầu đuôi và phần bụng lườn, rút xương sống xong làm tái qua giấm và vắt thật ráo. Người thích ăn béo thì thêm vào ít thịt ba rọi xắt nhỏ nữa là đã có một dĩa gỏi cá như ý.
Một thứ “phụ gia” quan trọng của món gỏi cá Mai là nước chấm. Ninh Thuận lại là xứ nước mắm nên nước chấm dùng trong gỏi cá mai càng cầu kỳ và kỹ thuật. Tỏi, ớt, me chín bỏ hột đâm nhuyễn với đường. Đậu phộng rang vàng giã thành bột mịn, thêm vài trái chuối sứ chín mùi, tất cả hoà với nước mắm nguyên chất thành một thứ nước chấm sền sệt ngọt ngọt, chua chua, thơm tho, mặn mà và đậm đà hương vị biển.
Gỏi cá mai ăn cùng các loại rau sống: xà lách, húng lủi, dấp cá, ngổ, ngò gai kèm với chuối chát, khế, dưa leo xắt mỏng. Khi ăn dùng bánh tráng mỏng gói ghém cá, rau gọn gàng vào thành cuốn, chấm nước chấm mà thưởng thức vị ngọt của cá tươi, vị béo của đậu phộng, vị đậm đà của nước chấm cùng vị tươi của các loại rau xanh.
4.
Gỏi cá nhái – Phú Yên
Cá nhái có nhiều ở vùng biển Phú Yên, có đặc điểm riêng với thân hình tròn to, dài như con chình biển, da trơn màu nâu đen, thịt trắng chắc, xương có màu xanh. Thịt cá nhái được xem là món đặc sản bởi nó thơm ngon, ít.

[IMG]

Thường một con cá nhái độ từ 1 – 2kg sẽ chế biến được cho 3 – 5 người ăn. Sau khi chọn cá đem về, phải giữ cá luôn luôn trong độ lạnh bằng cách ngâm đá lạnh. Con cá được cắt bỏ phần đầu và lòng rồi lọc bỏ da, xương, chọn phần thịt, thái nhỏ từng miếng vuông mỏng, ngâm vào trong nước muối có đá lạnh ướp. Sau khi thái xong cá, xả và vắt khô nước muối, ngâm với cá với nước chanh độ 15 phút, đợi thịt cá chuyển sang màu trắng hẳn rồi dùng tay vắt thật khô, bỏ vào tủ lạnh.
Gỏi cá nhái ăn kèm các loại rau thơm như tía tô, húng, ngò gai, ngò thơm và nhất định phải có đậu phụng rang, hành tây xắt nhỏ, xoài băm, khế, bánh tráng
nướng cùng một chén mắm nhỉ, ớt tỏi chanh đường…
Gỏi cá nhái có nhiều cách ăn. Hoặc trộn chung cả phần thịt cá đã ướp với các loại gia vị rau hành đậu phụng vào một cái dĩa lớn rồi khi ăn gắp ra từng dĩa nhỏ ăn dần; hoặc cứ để riêng phần cá một bên, phần rau một bên, khi ăn có thể gắp mỗi thứ từng ít bỏ vào chén kèm với tí chanh, ít bánh tráng nướng bóp nhỏ, chan tí nước mắm với rau thơm, kèm trái ớt hiểm rồi ăn một cách ngon lành. Ngon nhất là ăn món này với lai rai tí rượu ngon.
5.
Gỏi cá MèVân Đình
Cá mè quả là tanh thật, ấy vậy mà cá mè lại là loài cá được chọn để làm món gỏi ở rất nhiều làng quê miền bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên... Chọn cá để làm gỏi, thường chọn con nặng chừng 4-5 kg. Không chọn con to quá mà nhỏ quá thì thịt cá sẽ nhão, không chắc.

[IMG]

Món gỏi cá mè chỉ dùng hai bên thăn cá. Hai thăn cá được nạng mỏng theo chiều vát cho to bản. Dùng 3 - 4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30 - 40 phút. Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa đã lau thật khô.
Món gỏi cá Mè có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào món nước chấm. Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ,
cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa. Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi nghiền nhỏ ra lọc qua chiếc rổ thưa, sau đó đổ vào xong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy.
Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.
Khi ăn, dùng bánh đa nem xếp lên các loại rau thơm tùy thích, gắp cá đặt lên rau thơm cuốn lại, chấm nước chấm và thưởng thức. Miếng gỏi trộn lẫn với rau thơm, gia vị, quyện với nước chấm bùi béo ngậy. Nhai chầm chậm thịt gỏi ngấm vào chân răng ngọt dần, ngọt dần, nhấm thêm chút rượu đế tạo nên vị bùi, cay, nồng, béo ngậy cho món gỏi cá.






cach làm món lẩu cá trắm hấp dẫn
Chế biến món ăn từ cá trắm đen
Cách làm món hấp bia
Cách làm gỏi sứa tươi
Cách nướng tầm thơm phưng phức
Cách làm chả -


 


(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý