Kinh nghiệm du lịch chùa Hương

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương

19/04/2015 05:41 AM
1,314

Đi chùa hương trở thành một xu hướng trẩy hội đầu xuân của người dân thập phương về đây. Khách càng đông  đúc, thì dịch vụ nơi đây càng không đảm bảo. Để chuyến đi lễ phật của bạn được thuận lợi cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây



Kinh nghiệm cho du khách khi đi du lịch Chùa Hương


Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Các du khách đến với chùa Hương không chỉ để lễ phật, cầu chúc những điều may mắn, tốt đệp nhất cho gia đình, người thân mà chùa Hương còn là một điểm du lịch hút khách bởi cảnh đẹp “ hữu tình nên thơ” nơi đây:Yên ả, thanh bình và có chút mơ màng.

1. Phương tiện khi đi du lịch chùa Hương

- Phương tiện được ưu tiên nhất là ô tô.

- Khi đến chùa Hương , có rất nhiều “cò mồi” để đi đò, nhưng du khách nên tỉnh táo và mặc cả giá rõ ràng trước khi đi; Nên thống nhất tiền chờ đò trước khi lên thuyền để đảm bảo được lúc ra mình có đò quay về.

- Nếu di chuyển tham quan bằng cáp treo thì du khách nên vào tận quầy bán vé trên đó mua, không nên mua của “cò mồi”.

2. Chuẩn bị đồ lễ khi đi du lịch chùa Hương

Khi đi lễ chùa Hương, du khách định đi lễ ở địa điểm nào thì nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ giọt dầu, không nên dâng lễ mặn như xôi, gà…

3. Kinh nghiệm mua sắm khi đi du lịch chùa Hương

- Chùa Hương rất nổi tiếng với nhiều đặc sản như: Chè củ mài, mơ quả hay rau sắng ….. Khi mua bất cứ thứ gì , du khách nên hỏi rõ giá cả và kiểm tra kĩ số lượng, chất lượng.

4. Kinh nghiệm khi lễ phật.

- Cúi đầu và cung kính trước những pho tượng phật.

- Để giày dép bên ngoài, không đi vào điện thờ cúng.

- Nên ăn mặc đứng đắn, lịch sự

- Không có những cử chỉ thân mật, âu yếm, nói chuyện, cười đùa lớn tiếng trong chùa.

5. Một vài lưu ý khác

+ Nên đi theo nhóm tầm  7 người trở nên, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn đi lẻ 1,2 người như dịch vụ đò,tiền chờ đò, tiền vé, đi cáp treo…

+ Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ đổi 10 lấy 7, nhưng như thế sẽ góp một phần nào đó làm tăng thêm kinh phí của bạn.

+ Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, tránh tình trạng vào chùa chiêm bái lỉnh kỉnh các đồ cá nhân.

+ Bên bờ suối yến có bán nhiều hương, các bạn mua khoảng 4-5 bó ở ngoài. Vào bên trong cũng bán nhưng đắt gấp 1,5 lần.

+ Để đảm bảo được sức khỏe, đi lên du khách nên đi bằng cáp treo, đi xuống đi bộ để vãn cảnh.

+ Đi đường, ắt hẳn các bạn sẽ được mời chào các  sản phẩm, dịch vụ như rau su su, bánh củ mài.. Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều, ảnh hưởng tới cuộc vãn cảnh của quý khách.

+ Các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ.. Đi qua, quý khách không nên tham gia, vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào.

+ Khi đến các chùa,suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, du khách không nên xem để rồi phải suy nghĩ ảnh hưởng tới hành trình bái phật của mình.

+ Qúy khách không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện cho quý khách.

Nếu bạn đi theo tour, có hướng dẫn viên thì đảm bảo nhất, họ sẽ hướng dẫn mình các địa điểm, những nơi hoặc giới thiệu cặn kẽ về các dịch vụ cũng như các di tích nơi đây.

Với một vài kinh nghiệm chia sẻ trên, chúc quý khách có một chuyến đi du lịch chùa hương tuyệt vời nhất.

Khi đi, bạn nhớ mang theo cho mình những trang thiết bị cần thiết như mũ nón, thức ăn( nếu có thể).

đò chùa hương


+ Nên đi theo nhóm tầm  7 người trở nên, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn đi lẻ 1,2 người như dịch vụ đò,tiền chờ đò, tiền vé, đi cáp treo…

+  Không nên mua vé qua những cò đò vì vào đấy, họ sẽ bán lại mình cho những người trực tiếp lái.

+ Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ đổi 10 lấy 7, nhưng như thế sẽ góp một phần nào đó làm tăng thêm kinh phí của bạn.

+  Nên thống nhất tiền chờ đò trước khi lên thuyền để đảm bảo được lúc ra mình có đò quay về.

+ Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, tránh tình trạng vào chùa chiêm bái lỉnh kỉnh các đồ cá nhân.

+ Bên bờ suối yến có bán nhiều hương, các bạn mua khoảng 4-5 bó ở ngoài. Vào bên trong cũng bán nhưng đắt gấp 1,5 lần.

+ Để đảm bảo được sức khỏe, đi lên du khách nên đi bằng cáp treo, đi xuống đi bộ để vãn cảnh.

+ Đi đường, ắt hẳn các bạn sẽ được mời chào các  sản phẩm, dịch vụ như rau su su, bánh củ mài.. Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều, ảnh hưởng tới cuộc vãn cảnh của quý khách.

+ Các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ.. Đi qua, quý khách không nên tham gia, vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào.

+ Khi gặp các bà, các mẹ ăn xin, du khách nên đưa cho họ một vài đồng tiền lẻ, tránh khi họ nài nỉ, kéo qua kéo lại không hay.

+ Khi đến các chùa,suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, du khách không nên xem để rồi phải suy nghĩ ảnh hưởng tới hành trình bái phật của mình.

+ Qúy khách không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện cho quý khách.

Nếu bạn đi theo tour, có hướng dẫn viên thì đảm bảo nhất, họ sẽ hướng dẫn mình các địa điểm, những nơi hoặc giới thiệu cặn kẽ về các dịch vụ cũng như các di tích nơi đây.



Bảy điều lưu ý khi đến Chùa Hương



Lễ hội chùa Hương (Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội) là lễ hội kéo dài nhất trong năm, nổi tiếng bởi sự linh thiêng và khung cảnh hữu tình của sông nước.

Hàng năm, hội chùa thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan. Đó cũng là dịp để những dịch vụ "cò", "chặt chém", lừa đảo "lên ngôi", nếu không cẩn thận du khách sẽ chịu thiệt.


1.Không nên đi theo cò dẫn đò


Một trong những điều đặc biệt của chùa Hương là du khách sẽ được ngồi đò vãn cảnh non nước trên dòng suối Yến trước khi vào tới chùa chính (Thiên Trù). Cò dẫn đò bắt khách không chỉ ở khu vực chùa, mà có thể ở cách xa chùa tới 20km. Đi xe máy, bám theo xe từng đoàn khách và mời đò. Du khách không nên đi theo cò đò, vì giá đò và giá thắng cảnh cũng như tiền bồi dưỡng sẽ bị “chặt chém”.

Du khách có thể mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.


2. Thỏa thuận trước khi lên đò


Để tránh bị tăng tiền, cũng như nhồi nhét thêm người lên đò, du khách nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò. Không ít trường hợp, khách đi theo đoàn (chừng 5 – 7) người, sau khi lên đò vẫn bị dồn thêm khách của đoàn khác.

Ban tổ chức lễ hội quy định giá vé thắng cảnh là 50.000/ người; giá đò 2 lượt đi – về là 35.000/người. Tuy nhiên, hành khách đi đò bắt buộc phải bồi dưỡng thêm cho nhà đò từ 50.000 – 70.000/người.


Chèo kéo, nhồi nhét thêm khách khi tới bến đền Trình.


3. Chủ động nước uống, đồ ăn


Do đặc thù sông nước, việc vẫn chuyển hàng hóa cũng khó khăn, nên giá cả đồ ăn, nước uống ở chùa Hương đắt hơn rất nhiều so với các khu du lịch khác. Du khách nên chuẩn bị sẵn đồ ăn cũng như nước uống để không bị “sốc” trước những cái giá trên trời.


4. Cẩn trọng với thuốc nam chữa bách bệnh


Những bài thuốc nam với lời quảng cáo giá bán hợp lý chữa bách bệnh được bày bán tràn lan dọc đường lên động Hương Tích. Trung bình mỗi gói thuốc có giá 50.000 đồng – chỉ cần uống 3 gói trong 1 tháng là có thể khỏi bệnh. Đa số các bài thuốc này không rõ nguồn gốc cũng như thành phần.


"Thầy lang" bắt mạch, chẩn bệnh


5. Đỏ đen – chỉ là trò lừa bịp


Mặc dù lực lượng chức năng đã ra quân dẹp bỏ, xong các trò đỏ đen ăn tiền vẫn có đất “dụng võ”. Khách vãn cảnh rất dễ bị thu hút bởi những trò như: “Tôi nhanh tay hay bạn nhanh mắt – đoán chẵn lẻ”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Tôm – Cua - Cá” vì lợi nhiều mà lại dễ ăn.


Tuy nhiên, trên thực tế, người "cầm cái" đã móc nối với những cò mồi xung quanh để đặt tiền to và trúng lớn để lôi kéo du khách. Khách thấy lợi đặt theo và mất tiền oan. Đã có không ít du khách dở khóc dở mếu vì mất hết tiền vào những trò đỏ đen bịt bợm này.


6. Mặc cả giá trước khi mua đồ


Du khách nên mặc cả trước khi sử dụng dịch vụ cũng như ăn uống, mua đồ lưu niệm. Giá cho một tủ gửi đồ, một chiếu nghỉ dao động từ 25.000 – 40.000 đồng. Gọi đồ ăn trong các nhà hàng thì nên gọi theo suất, chẳng hạn như: 1 đĩa bò xào 100.000 cho 2 người ăn... Tránh trường hợp ăn rồi, nhà hàng hét giá trên trời – không trả không xong.


7. Tỉnh táo với... đặc sản


Chùa Hương có khá nhiều đặc sản cho du khách mang về làm quà như: rau sắng, mơ rừng, bánh củ mài, chè lam... Nhưng không phải mặt hàng nào được bày bán cũng là hàng chính hãng.

Du khách khi mua đồ cần chú ý kiểm tra rõ tên sản phẩm, cơ sở sản xuất. Thậm chí với những mặt hàng bánh kẹo đóng hộp, nên mở hộp ra để kiểm tra, tránh “hộp rỗng kêu to”.




Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
Kinh nghiệm du lịch Ao Vua
Kinh nghiệm du lịch bụi Quy Nhơn
Kinh nghiệm du lịch bụi Miền Tây
Kinh nghiệm du lịch bụi Sài Gòn


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý