Chữa bênh trĩ bằng quả sung hiệu quả bất ngờ

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bênh trĩ bằng quả sung hiệu quả bất ngờ

19/04/2015 05:44 AM
3,589

Chữa bênh trĩ bằng quả sung hiệu quả bất ngờ. Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.







CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG QUẢ SUNG

Quả sung có tác dụng chữa bệnh trĩ

Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại

article12120 Quả sung có tác dụng chữa bệnh trĩ

Quả sung có tác dụng chữa trị nội và trĩ ngoại

Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu.

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.

Đúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa bệnh trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:

a- Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

b- Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.

Tác dụng chữa bệnh từ quả sung

Sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân.

Từ món ăn dân dã, bây giờ sung đã trở thành món quen thuộc trong các nhà hàng như sung muối chua, cá kho sung, gỏi sung, sung ăn sống...

Từ món ăn dân dã, bây giờ sung đã trở thành món quen thuộc trong các nhà hàng như sung muối chua, cá kho sung, gỏi sung, sung ăn sống...

Sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương... Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài.

Sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K.

Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

Thông thường, chúng ta mua sung thành từng chùm nên cũng dễ dàng, chọn quả có cuống chắc, tròn căng. Khi sử dụng nên gọt bỏ phần vỏ dày gần cuống, vì thường dính mủ có chứa nhiều enzymes lipase, protease có thể gây dị ứng cho môi hay miệng khi ăn phải.

Lưu ý: Những người có bệnh túi thừa đại tràng nên tránh ăn sung, bởi các hạt nhỏ có thể tích tụ lại và gây rối loạn tiêu hóa.

công dụng của quả sung


.

Công dụng chữa trĩ của quả sung

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.

Bài thuốc

Sung 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng gấp đôi liều dùng). Đồng thời, dùng nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ; dùng lá sung nấu lấy nước, bệnh nhân ngồi vào chậu nước này để ngâm lúc còn ấm rồi rửa sạch, lau khô. Bài này có tác dụng tiêu thũng, giảm đau, thích hợp với bệnh nhân trĩ sưng đau, ra máu


CÁCH CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG CÁC THẢO DƯỢC KHÁC


Có lẽ bệnh trĩ xuất hiện quá sớm nên sách cổ cách đây hàng ngàn năm đã nêu phương pháp phòng chữa bệnh này như sau:

Người bệnh có tích thấp nhiệt lâu ngày nên cần phòng tránh thấp và nhiệt. Thấp hại tỳ.

Thấp liên quan đến điều kiện sinh sống làm việc nơi ẩm thấp kéo dài hoặc ăn nhiều chất nhờn béo.

Tỳ là cơ quan có chức năng vận chuyển biến hóa thức ăn. Tỳ thống nhiếp huyết nghĩa là giúp dòng máu lưu thông. Nếu máu thoát ra ngoài mạch là tỳ yếu. Lo nghĩ hại tỳ.

Can có chức năng tàng huyết – uất ức kéo dài sẽ sinh nội nhiệt – nhiệt cũng làm máu dễ chảy ra ngoài, ăn uống các chất cay nóng cũng tăng sinh nhiệt.

Việc búi trĩ hay giang môn sa ra ngoài là do khí hư, tỳ khí hư không có khả năng nâng lên. Nhưng đã nói đến khí không thể không nói đến phế. Phế chủ xuất nhập khí. Phế khí yếu sẽ làm cho ăn uống kém như vậy lại ảnh hưởng đến tỳ khí. Cơ thể muốn khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động điều hòa thì khí và huyết của cơ thể phải đủ và lưu thông. Khí lưu thông huyết mới lưu thông. Huyết lưu thông thì khí cũng lưu thông. Người ngồi lâu ở một tư thế, hay bị lỵ mà phải rặn nhiều sẽ làm rối loạn lưu thông khí huyết. Huyết ứ trệ, gây căng dãn mạch vùng môn. Càng ứ lâu lưu thông huyết càng kém và mạch càng dãn có thể vỡ mạch sinh chảy máu đó là trĩ xuất huyết. Phòng bệnh trĩ là luôn giúp cho khí huyết đủ và lưu thông. Công việc phải ngồi xổm nhiều, người lao động khiêng vác nặng mệt nhọc hay thời điểm sinh đẻ, phụ nữ phải rặn nhiều đó là điều kiện thuận lợi để trĩ hình thành hay đã bị trĩ sẽ nặng thêm.

Để điều trị bệnh trĩ, Đông y dùng thuốc ngâm bôi và thuốc uống.

Thuốc ngâm bôi

Sử dụng thuốc ngâm bôi tốt với trường hợp sau khi đại tiện trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn.

Công thức thuốc ngâm bôi theo nguyên tắc làm mềm, làm khô búi trĩ để có thể tự co lên.

Bài 1: Hoàng bá 20g, lá móng 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g, sa sàng 20g.

Bài 2: Sa sàng 20g, ngũ bội 20g, tô mộc 30g, hoàng bá 20g, binh lang 10g.

Bài 3: Tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g.

Ngày đun 1 thang. Cách làm: cho 6-7 bát nước (1-2 lít nước) đun sôi liên tục 10-15 phút chắt ra chậu sạch. Sau mỗi lần đại tiện xong rửa sạch hậu môn rồi ngồi ngâm 10-15 phút.

Lấy tay ấn búi trĩ lên, sau đó nằm nghỉ 10-15 phút rồi mới đi lại.

Thuốc uống khi chữa bệnh trĩ: Tùy thể bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

- Nếu người bệnh đại tiện ra máu đỏ, miệng đắng, nhớt, đó là thấp nhiệt uất tích trường vị.

Bài thuốc: Địa du 15g, quyển bá 15g, nha đảm tử bọc trong long nhãn 20g, đun nước uống.

- Nếu đại tiện khó, phân có máu không tươi, ngực bụng trướng đầy.

Bài thuốc: Hoàng liên 10g, trần bì 30g, sơn tra 10g, khương truật 10g, bạch đầu ông 20g, hoàng bá 15g, thần khúc 10g, mộc hương 10g, mã sĩ liên 30g, trần bì 10g, ô mai 15g, mạch nha 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu người bệnh đau vùng hậu môn.

Bài thuốc: Đương quy 10g, hòe hoa sao 1g, đại hoàng đốt thành than 10g, xuân bì tán 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu đại tiện máu đỏ tươi hoặc nhạt, phân không thành khuôn, người mệt, nói nhỏ, bụng trướng, có thể đau bụng, mạch huyền sác vô lực.

Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g, táo nhân sao 12g, trắc bá diệp 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, đảng sâm 20g. Sắc uống, pha thêm 1 thìa mật ong.

- Nếu có biểu hiện uất nhiệt: Hoàng kỳ 30g, thăng ma 10g, đại hoàng sao đen 8g, sài hồ 12g, đảng sâm 15g, bạch truật 15, gừng nướng cháy 10g, địa du thán 10g, bạch cập phấn 6g, cam thảo 10g, xích linh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Người bị trĩ có kim chứng ho, tức ngực khó thở, người mệt mỏi: Mạch môn 12g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, cát cánh 10g, cát lâm 12g, hoàng cầm 12g, ngũ vị 8g, bạch truật 16g, đan sâm 16g, tử uyển 10g, cam thảo 6g, khoản đông hoa 10g, xích thược 1g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu trĩ sa ra ngoài, lưng đau, người bệnh phiền táo không yên, có thể dùng: Tử hoa địa đinh 8g, cúc hoa 8g, kim ngân hoa 12g,  xích thược 12g, bán chi liên 10g, thảo hà sa 10g, bồ công anh 12g, cam thảo sống 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chế độ ăn với người bị bệnh trĩ là nên kiêng chất cay nóng, giảm chất chua, giảm hoặc bỏ thuốc và rượu, giảm hoạt động tình dục, tránh căng thẳng suy nghĩ nhiều làm khí yếu bệnh tăng


Chữa trĩ bằng đu đủ xanh


Đối với những người mắc bệnh trĩ thì sự khổ sở mà bệnh mang lại thì không thể tả hết nhưng việc điều trị trĩ bằng phẫu thuật thì không phải ai cũng có điều kiện. Dưới đây là một bài thuốc chữa trĩ được lư truyền trong dân gian cực kỳ đơn giản.

Chữa trĩ bằng đu đủ xanh

Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ  bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.


CÁCH CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG THUỐC NAM


Trong bài này mình nói về bài thuốc Nam chữa bệnh trĩ mà mình sưu tầm được:

Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Cách làm:

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.

Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.

Việc điều trị kéo dài khoảng 2-3 tháng (và có thể lên 6 tháng nếu bệnh nặng).

Chắc hẳn mọi người ai cũng biết tính ưu việt của thuốc Nam là lành mát rất tốt cho cơ thể.

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến. Và người bệnh thường thấy ngại khi đi khám chữa bệnh. Thông thường người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, bất tiện trong sinh hoạt hoặc do đau rát không chịu được. Khi đó bệnh trĩ đã ở độ 4 (nhẹ hơn thì độ 3). Bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt trĩ (theo y học hiện đại). Mà chi phí phẫu thuật thường rất cao từ 10-15 triệu. Mà việc phẫu thuật cắt búi trĩ đi chỉ là giải quyết phần ngọn, sau một vài tháng bệnh lại có thể tái phát trở lại (các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, sa xuống tạo thành các búi trĩ).

Ngược lại, y học hiện đại không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh thì với Y học cổ truyền lại tỏ ra ưu việt hơn trong điều trị bệnh trĩ.


Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Cách làm:

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.

Khi n��ớc đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.

Việc điều trị kéo dài khoảng 2-3 tháng (và có thể lên 6 tháng nếu bệnh nặng).

Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Cũng có thể do âm hư gây táo kết lâu ngày, gây khó khăn cho việc đại tiện, lâu ngày gây nên bệnh trĩ. Cũng có thể do khí hư, làm cho chức năng truyền tống của đại tràng kém hoặc bệnh ngay tại đại tràng nhất là thể nhiệt gây táo bón kết. Hoặc cũng có thể do sự gắng sức trong quá trình sinh đẻ. Các nguyên nhân trên đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tuy vậy nó gây ra những bất tiện  trong sinh hoạt làm cho người bệnh luôn luôn có cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể xảy ra các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc điều trị bệnh trĩ hiện nay trong y học hiện đại có thể dùng phương pháp điều trị ngoại khoa, dùng phương pháp phẫu thụât. Trong Y học cổ  truyền điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp như: Dùng thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát. Tuy vậy cũng có trường hợp phải điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ  mới có kết quả tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá Vông ( Vông nem ) một phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Để đưa ra được phương pháp chữa bệnh thích hợp cần thực hiện tốt các bước tứ chẩn. Chú trọng xem thời gian mắc bệnh mới hay đã lâu. Xem búi trĩ ra ngoài dài hay ngắn, màu sắc tươi nhụân hay đen khô, có mắc bệnh khác hay không, xem mạch có kết luận, lựa chọn điều trị.

Phương pháp điều trị:

Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc đắp ngoài hoặc kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong

- Trường hợp dùng thuốc đắp ngoài: Đối với bệnh nhân không bị mắc các chứng khác, có sức khoẻ tốt, màu sắc búi trĩ tươi nhuận, đô dài búi trĩ  ra ngoài từ 1 –2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường

Phương thuốc:

- Lá vông từ 7 – 9 lá ( Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô … )

- Dấm thanh: Từ  30 - 40 ml

Cách dùng: - Lá vông rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội , sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn

- Dấm thanh đun sôi để nguội

Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá.

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ … độ dài búi trĩ lớn hơn 2 cm và cần chẩn mạch để có kết luận dùng những phương thang cho phù hợp.

Tuỳ theo tình hình cụ thể  mà có thể sử dụng các bài gia giảm cho phù hợp: Như  bài Bổ trung ích khí, Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết, Bát vật, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang …

Nhìn chung sự vận dụng các bài thuốc phải theo từng trường hợp cụ thể không nên câu nệ và gia giảm cho phù hợp. Mục đích chủ yếu là chữa bệnh liên quan khác và thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi dưỡng nâng cao thể lực từ đó củng cố tính ổn định của phương thang thúoc đắp, nâng cao hiệu quả trong điều trị.

Trong khi sử dụng thêm thuốc uống trong, bệnh nhân cần kiêng ăn những thức ăn cay, nóng, rượu bia hoặc các thức ăn làm giảm tác dụng của bài thuốc.

Kết quả điều trị:


- Đối với những trường hợp chỉ sử dụng  thuốc đắp tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%, một số ít có bị lại phải điều trị đợt 2 có kết quả tốt không thấy tái phát lại.

- - Đối với những trường hợp có sử dụng thêm thuốc uống trong tỷ lệ khỏi bệnh trên 75% , một số trường hợp bị bệnh đã lâu năm cần  được điều trị thời gian có kéo dài hơn và kết hợp tốt với thuốc uống trong nhất là không để bị táo kết và kết hợp điều trị các chứng bệnh khác

Bàn luận


- Lá vông: là một vị thuốc đã được ghi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi. Trong đó có ghi rõ : Nhân dân ta còn uống lá Vông và đắp lá Vông hơ nóng vào hậu môn để chữa bệnh trĩ.

Như vậy đã lâu nhân dân ta đã sử dụng lá vông để chữa bệnh trĩ. Qua kinh nghiệm điều trị của gia đình thấy rằng đây là phương thuốc điều trị rất có hiệu quả.

Trong điều trị có một số trường hợp phải kết hợp với uống thuốc thang bởi vì: Nếu chỉ sử dụng đắp thuốc không thôi thì một số bệnh nặng khó khỏi, dễ bị tái phát. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc uống  không thôi thì thời gian điều trị kéo dài, tác dụng của thuốc  khó tác dụng trực tiếp nên hiệu quả không cao. Như vậy kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong sẽ phát huy được những mặt mạnh của nhau và bổ sung những mặt yếu của nhau. Một mặt trực tiếp làm cho trĩ co lên, thu lại đúng vị trí, một mặt làm nhiệm vụ cố thủ, giữ vững từ bên trong do vậy hiệu quả sẽ rất cao.

Trên đây là kinh nghiệm chữa bệnh của gia đình, đã chữa bệnh trong nhiều năm qua. Trong quá trình viết bài do trình độ có nhiều hạn chế rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý vị.

CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÂY Y


Trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý.

Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y?

- Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.

Ăn nhiều rau xanh để chống táo bón

Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.

Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).

Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.

Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.

Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.

Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.

Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.

PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên?

- Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng.

 So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?

- Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa.

Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.

Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.









Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
Bệnh trĩ khi mang thai
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
bài thuốc chữa bênh trĩ hiệu quả nhất vô cùng dơn
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bướu cổ
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến
Bệnh Pakinson và cách chữa trị
Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý