Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý

19/04/2015 05:44 AM
343

Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý cực hay. Những thông tin hữu ích nhất được cập nhật. Cùng tham khảo ngay để có chuyến đi vui và thú vị nhất mùa hè này nhé



Từ bờ biển thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, theo hướng Đông - Đông Nam, vượt qua hơn 56 hải lý, chúng ta sẽ bắt gặp một hòn đảo nằm giữa biển trời mênh mông với hình thù kỳ thú.Nhìn từ phía đông, ta thấy nổi lên như một con rồng, nhìn từ phía bắc lại giống như một con cá thu, còn từ phía Tây Nam ta hình dung ra một con cá voi khổng lồ đang bơi trên mặt nước. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ ấy là huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.



[IMG]

Phú Quý là một huyện đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp. Đó là các bãi tắm ở vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa ở Ngũ Phụng, bãi nhỏ Gành Hang, bãi Dộc Cái... ở các bãi này cát vàng mịn trải dài. Nếu có thời gian đi tham quan du lịch đến tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo lớn, chúng ta sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quý.

[IMG]

Hòn Tranh nằm phía bên trái của cảng, sau hơn 10 phút đi canô ta sẽ được rảo bước dưới những tán cây tỏa bóng mát và tìm hiểu cuộc sống của ngư dân với nghề truyền thống lặn bắt tôm hùm.

[IMG]


[IMG]

Đi tiếp sẽ tới hòn Hải, đây là nơi xuất phát của những con thuyền làm nghề câu cá mập nổi tiếng ở Phú Quý và độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

[IMG]

Hòn Hải cách đảo lớn gần ba giờ tàu chạy, được xác định là điểm ngoài cùng của quần đảo Phú Quý trên biển Đông. Từ hòn Hải, thuyền câu cá mập phải trải qua một hành trình dài mới tới được điểm câu, thông thường mỗi chuyến câu của ngư dân kéo dài chừng một tháng.

[IMG]

Trên đường đến hòn Hải sẽ đi ngang qua nhiều đảo nhỏ, trong đó có hòn Bố. Đây là một đảo đá đang trong quá trình phong hóa dữ dội, đá non đã ngả màu vàng đất, trên đảo không có dân sinh sống do không có nước ngọt, không một bóng cây, nhưng là nơi cư ngụ của các loài chim biển, vào mùa mưa có hàng ngàn con chim mố (một loài ó biển) về đây sinh sôi nảy nở.

[IMG]

Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không những về tài nguyên mà cả những danh lam thắng cảnh. Với những bãi biển, những dãy đá san hô, những cụm đá đen cùng đá gành nhiều màu sắc nhấp nhô trên biển và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm.

[IMG]

Không chỉ có phong cảnh đẹp mà con người Phú Quý lại cần cù, chất phác và hiếu khách.

[IMG]

Đến du ngoạn Phú Quý, du khách sẽ hài lòng với những thú tiêu khiển như tắm biển, du thuyền, câu cá, leo núi, sưu tầm các loài sinh vật biển...

[IMG]

Từ rất lâu Phú Quý nổi tiếng với các loại hải đặc sản quí hiếm. Năm 1935, thương lái Phan Thiết, Trung, Nam bộ đi ghe bầu ra Phú Quý mua cá khô, tôm hùm, các loại ốc... bán sangCao Miên....

[IMG]

Từ thập kỷ 1990 thế kỷ 20 với sự nỗ lực của chính quyền, nhân dân địa phương cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh và trung ương, Phú Quý thật sự đổi thay. Nghề đánh bắt hải sản với các phương tiện đánh bắt hiệu quả đã làm tăng thu nhập của người dân.....

[IMG]

Ngoài sự phát triển về ngành hải sản mũi nhọn, Phú Quý còn được biết đến là một quần đảo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển.

[IMG]

Du khách đến đảo Phú Quý sẽ được đón ánh bình minh trên biển cả, cảnh đẹp nơi này đã làm say lòng bao du khách và cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca. Trên đảo còn nhiều danh lam thắng cảnh, khung cảnh của những di tích lịch sử như: chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh có tuổi thọ trên 2.000 năm.

[IMG]

Vào khoảng tháng 10-1941, một con cá "ông" trôi dạt vào đảo. Theo tài liệu của Sở VH-TT tỉnh Bình Thuận, đây là con cá voi đầu tiên trôi dạt vào đảo được người dân biết đến và mai táng trọng thể, từ đó người dân Triều Dương lấy ngày 15-1 âm lịch làm ngày giỗ cá ông, gọi là ngày giỗ cố.

[IMG]

Ngôi Vạn An Thạnh ngoài việc thờ phụng Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền như một ngôi đình làng trong đất liền, đây còn là nơi thờ phụng, cất giữ những bộ hài cốt cá voi trôi dạt vào đảo.

[IMG]

Trong đó có bộ xương cho thấy khi còn sống con cá này có thể dài trên 20m. Với bề dày lịch sử và lưu giữ nhiều di sản văn hóa, Vạn An Thạnh đã được Bộ VH-TT (cũ) cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia....

[IMG]

Sự hấp dẫn về tiềm năng du lịch Phú Quý còn phải kể đến quang cảnh đồi núi và các đảo nhỏ xung quanh. Cách cảng 3km về phía tây là ngọn núi Cấm cao 108m so với mực nước biển, trên đỉnh núi có ngọn đèn hải đăng thuộc loại lớn nhất Việt Nam.

[IMG]

Đêm đêm ngọn đèn biển định hướng cho các thuyền ngư dân giữa biển khơi đi về đúng hướng, nối liền đảo quê hương với đất mẹ thân thương.

[IMG]

Cách núi Cấm chừng 4km về hướng đông là núi Cao Cát, trên đỉnh núi có ngôi chùa Linh Sơn Tự, đây là một trong hai ngôi chùa xây trên núi của tỉnh Bình Thuận, từ chùa có thể phóng tầm mắt nhìn ra cả vùng biển bao la của Tổ quốc.

[IMG]

Với tiềm năng lợi thế, những năm gần đây tỉnh Bình Thuận và huyện Phú Quý rất quan tâm khai thác tiềm năng du lịch của quần đảo.

[IMG]

[IMG]


Trước mắt, Phú Quý đang tập trung mọi điều kiện kết cấu hạ tầng du lịch như nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống giao thông đến các điểm du lịch; phát triển phương tiện tàu biển, sân bay, bến tàu, hệ thống khách sạn, nhà hàng, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn... mà mục tiêu chung nhất là nhằm đưa Phú Quý trở thành một đặc khu kinh tế du lịch và dịch vụ.


[IMG]

Phú Quý - một huyện đảo xa bờ, là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển và du lịch sinh thái. Hi vọng trong nay mai sẽ có nhiều tour du lịch sinh thái từ Phan Thiết - Mũi Né - Phú Quý và ngược lại để ngày càng có nhiều người biết đến Phú Quý, một hòn đảo giữa biển khơi đẹp thơ mộng, đậm nét hoang sơ và nhiều nơi chưa từng vương dấu chân người.


Người ta đi thuyền chòng chành 8 tiếng đồng hồ để ra đảo Phú Quý, nhưng không thể nào tìm thấy cát vàng, biển xanh hay một cái resort sang trọng để nghỉ dưỡng. Vẻ xinh đẹp của hòn đảo này chỉ có thể thấy được từ những tay mê mải phiêu lưu.

2 mùa nắng – mưa rực rỡ

Người ở đảo Phú Quý sẽ chỉ bạn đi lên núi Cao Cát, đứng từ đỉnh nhìn xuống, để thấy được gương mặt thật sự của hòn đảo này.

Về mùa gió mưa, hòn đảo ngập trong màu xanh biếc của trăm thứ cỏ cây được tưới tắm trong nước ngọt hiếm hoi giữa biển khơi.

Khác hẳn với những hòn đảo nằm xa đất liền lúc nào cũng sống trong cảnh thấp thỏm và thiếu thốn nước ngọt, Phú Quý là nơi mọi mạch nước ngầm từ giếng đào của bà con trên đảo đều cho ra những dòng ngọt ngào trong veo. Nước ngọt làm cuộc sống con người dễ chịu, lại càng làm cho cây cỏ phì nhiêu hơn, nhất là khi cơn mưa rào đổ xuống bất thần từ biển khơi.

phu quy (2)

Nếu đi bộ trên đảo nhiều ngày, người du khách có thể nhận ra vài sự quen thuộc thú vị. Nhà cửa của người dân ở xã Tam Thanh, Long Hải phần lớn được xây theo kiểu nhà trệt, lúp xúp xếp cạnh nhau, như úp xuống và nép mình để tránh những cơn bão biển hung dữ.

Đừng vội nhìn nhà của người Phú Quý mà nhìn họ nghèo hay giàu, những tay buôn ghe đông, đi ghe đánh bắt giàu có thượng thừa cũng chỉ xây những ngôi nhà trệt như vậy, bởi đã thân quen và sống ngàn đời với sóng và bão biển. Chỉ có ở xã Ngũ Phụng, nơi ít những đợt gió bão khủng khiếp, lại nằm lõm vào vùng nước yên tĩnh, người ta mới bắt đầu xây những căn nhà 2-3 lầu vài năm trở lại đây.

phu quy (5)

Mùa gió ở Phú Quý sẽ thật tuyệt vời nếu bạn kiếm được xe máy và chạy vòng quanh đảo. Bạn có thể thắng xe máy, chống chân chống và vứt xe ngay vỉa hè, trèo lên đồi cao, ra vách đá hay leo lên đỉnh núi, nhìn sóng biển đập vào ghềnh đá khổng lồ hướng ra biển. Hòn đảo này hiền hòa đến nỗi chẳng ai thèm lấy xe của ai, không lo trộm cướp, cho dù bạn có vứt chiếc xe máy ở đó 2-3 ngày. Người đảo cười hiền hậu: “Lấy xe rồi… mang đi đâu?”

phu quy (4)

Tự tay lái xe máy, tự bám vào vách đá men theo nhìn biển chiều hoàng hôn, tự ngắm nhìn những hàng ghe cá, ghe mực xếp hàng bên nhau trước giờ ra khơi, bạn sẽ hiểu vì sao hòn đảo này giàu có, sôi động và nhiều sức sống đến vậy. Mùa gió ở Phú Quý dễ dàng làm người ta say sưa, mải miết với cái lung linh xanh rờn của biển cả và ánh nắng dịu mắt sau những cơn mưa bất thần giữa ngày.

Sẽ rất khác biệt nếu bạn đến Phú Quý vào mùa khô. Từ đỉnh ngọn hải đăng Phú Quý nhìn xuống, cả rừng cây xanh tươi từ thuở ngày gió nào đó đã trở nên xanh sậm, khô rát và có mùi của bụi đất khô rang.

Nắng giữa biển là nắng của hàng nghìn tấm gương từ mặt nước phản chiếu lên, rồi ập cả ánh sáng và sức nóng vào, thay màu áo cũ kĩ, cam chịu cho cả hòn đảo.  Những người đàn bà ở biển mang màu da sạm tối, ánh mắt trong veo và lấp lóa màu sáng của nước biển, cặm cụi đi lên đồi, gùi theo chiếc giỏ tre nặng đầy những món rau củ trồng được từ rẫy nhà.

phu quy (7)

Ba mẹ của bạn tui. Mần mực con một nắng cực kì ngon và sạch.

Ở Phú Quý không có ruộng lúa nào, chỉ có quanh năm khoai sắn, trái cây, nương rẫy. Gạo thơm người dân nơi đây ăn đã theo những con tàu hàng dập dềnh từ đất liền ra đảo.

Cũng ở trong sắc màu xanh sậm, nâu giòn ấy, món mực một nắng tuyệt hảo nơi này được thơm mềm vì cơn nắng quá dữ dội. Những người vợ dân câu mực thường ngồi mê mải trên một tấm phơi cả buổi sáng sớm, trải con mực tươi vừa câu đêm qua trong ghe của chồng lên từng mắt lưới. Cứ thế, thịt mực trắng tinh khô dần, khô dần và dẻo mềm lại vừa khi mặt trời lặn. Chỉ cần một nắng, con mực phơi đã khô vừa đủ, nhưng vẫn còn tươi và ngọt nước, để cất vào tủ nhà, chờ bữa ngon đem nướng mời khách.

Ai ăn mực một nắng ở Phú Quý rồi sẽ hiểu những con mực một nắng bán đầy khu du lịch ở Phan Thiết chỉ là… mực tươi để tủ lạnh đông đá, chứ nào có nắng thơm và ngọt như mực của Phú Quý.

Người Phú Quý sung túc, hào sảng

Khác với nhiều hòn đảo thiếu thốn và nhọc nhằn khác ở Việt Nam, cuộc sống của dân đảo Phú Quý dường như luôn là chuỗi ngày của sự giàu có, sung túc và đầy nét hào sảng của biển cả.

Nếu chiếc xe máy bạn đi trên đường hết xăng và phải dắt, sẽ bất ngờ có một ai đó lái xe máy đến và… cho  bạn một chai xăng nhỏ châm vào để về được đến nhà. Không may mắn đến vậy thì bạn cũng chỉ cần vẫy tay, người ta cũng sẽ dừng lại giúp bạn đẩy xe về tận nơi.

phu quy (6)

Ngọn hải đăng Phú Quý

Người dân Phú Quý luôn sẵng sàng giúp đỡ người lạ từ đất liền ra. Có lần, một nhóm người nước ngoài ra đảo chơi lướt sóng gặp nạn, đã được chính ngư dân trên đảo cứu, rồi đưa về nhà chăm sóc, cho ăn uống đầy đủ. Những vị khách du lịch ấy ấy bây giờ vẫn còn là bạn với người ngư dân đã cứu mình, vài năm lại ra thăm một bận.

phu quy (3)

Sau tết âm lịch, những đoàn tàu cá cỡ lớn của dân xã Long Hải lũ lượt ra khơi. Đàn ông xã này đánh bắt 6 tháng, nghỉ chơi ở nhà 6 tháng. Trong mùa ra khơi, suốt làng trên xóm dưới chỉ còn phụ nữ ra vào, quán xuyến nhà cửa với nhau. Dân Phú Quý giỏi làm ăn, biết nuôi cá mú đắt tiền, biết nuôi con dông làm đặc sản, làm ghe đông đi mua bán hải sản trên biển.

Đến mùa nghỉ, thường từ tháng 9 đến cuối năm, cả hòn đảo chìm trong lễ hội, trong cuộc thi bóng chuyền toàn đảo, trong lễ hội hát bộ ở làng Triều Dương, lễ hội cúng Cá Ông, rồi gần Tết lại có cả cuộc thi chạy bộ lên đỉnh hải đăng Phú Quý.

Có đến chơi Đảo Phú Quý, ngồi nghe hát bộ hay ngắm nhìn lễ cúng Cá Ông cua dân đảo, người khách lạ mới có thể hiểu được sự vui vẻ và rất khoáng đạt của những người chủ biển cả này.

Trong ánh mắt của người trai đi biển Phú Quý,khách lạ có thể thấy sóng gió và ánh mặt trời bị thu vào, cùng với nụ cười hào sảng dậy biển khơi.

Và thế là không thể nào quên được, có một hòn đảo rực rỡ trên Biển Đông của Tổ Quốc…

Đảo Phú Quý nằm cách Phan Thiết 56 hải lý (hơn 100km) về hướng Đông Nam. Hòn đảo chỉ rộng 16km2, có nhiều cảnh quan thiên nhiên khác hẳn nhau, tạo nên quần thể đảo rất đẹp. Đảo lại là nơi chưa khai thác du lịch quá nhiều, dịch vụ còn rẻ, người dân thành thật và tình cảm.

Làm sao để đến Phú Quý?

Bạn có thể bắt tàu từ cảng cá Phan Thiết để đến đảo Phú Quý.

Tàu trung tốc ở Phú Quý hiện nay tạm thời không hoạt động. Bạn có thể đi các tàu BT16, BT18, giá vé 250.000đ, thời gian đi là 8 giờ trên biển.

Đến đảo, bạn thuê/mượn xe máy của người dân địa phương hoặc nhà nghỉ để đi vòng quanh đảo. Tại cảng khi xuống tàu cũng có chỗ cho thuê xe. Chỉ cần 40 phút là bạn sẽ đi hết một vòng đảo. Trên đảo có khá ít nhà nghỉ, bạn chỉ có thể nghỉ ở nhà nghỉ ngay cảng, hoặc đi vào xã Ngũ Phụng, tìm các nhà nghỉ gần UBND huyện, giá từ 150.000đ-200.000đ.

Vui chơi:

-         Lên đỉnh núi Cao Cát, thăm chùa và xem các vỉa đá thiên nhiên đẹp.

-         Đi bộ lên ngọn hải đăng, xem đèn biển và gặp các anh quản lí hải đăng.

-         Đi bobo ra các bè cá mú, xem các loại cá rất đắt tiền được nuôi ở đây và có thể mua cá tươi tại bè nếu muốn ăn thử.

-         Thuê bobo ra Hòn Tranh, một đảo nhỏ đi chừng 15 phút, có bãi cát, vách đá biển và các anh bộ đội trên đây.

-         Đi bộ đến các vỉa đá, ghềnh đá cao để ngắm sóng biển khi hoàng hôn.

-         Ra Mộ Thầy thắp hương và ngắm biển.

Ăn uống:

-         Ra chợ cá sớm, mua cá tươi hấp và ăn ngay hoặc đặt hàng một quán ăn nào đó gần bạn, họ đều có thể làm hải sản rất tươi cho bạn ăn.

-         Mua mực một nắng nướng ăn tại chỗ hoặc làm quà cho đất liền. Các loại mực con sẽ có giá rẻ hơn và rất ngon.ư



hững dải san hô cùng những cụm đá đen, đá gành nhiều màu sắc nhấp nhô trên mặt nước biển màu ngọc bích là minh chứng về sự hoang sơ của đảo Phú Quý.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Hoang so dao phu quy
Một góc đảo Phú Quý - Ảnh: Panoramio

Huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận này rộng 32km2, gồm mười hòn đảo lớn nhỏ, cách đất liền 56 hải lý.

Khởi hành lúc 13g từ cảng Phan Thiết, con tàu Quê Hương đưa 150 hành khách và nhiều hàng hóa cồng kềnh ra đảo trong thời gian hơn sáu giờ. Như nhiều người khác, tôi không khỏi bị chếnh choáng khi con tàu bồng bềnh trên ngàn lớp sóng vỗ. Càng ra xa bờ sóng càng mạnh, bắn những vòi nước biển lên mạn tàu - quả là một trò chơi ú tim với người lần đầu đi biển.

Nhưng về chiều sóng vỗ nhịp nhàng hơn. Đã có thể
thoải mái đứng trên boong tàu buổi hoàng hôn khi mặt trời đỏ hồng trên biển, nghe những thanh âm rì rào của sóng và hứng những làn gió biển mát lạnh. Dù gặp vài trục trặc về kỹ thuật, tàu cập bến lúc 19g30, khi ấy chúng tôi nhận biết cuộc sống ở đảo qua ánh sáng của ngọn hải đăng cao vút và một vệt sáng dài quanh bờ biển do đèn câu mực của hàng trăm chiếc thuyền câu đêm kết lại...

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Hoang so dao phu quy

Điện gió trên đảo - Ảnh: Dennis Schwartz

Anh Phan Văn Minh, kỹ sư điện gió 58 tuổi, đã 20 lần đi lại công tác trên đảo. Công việc khiến anh bén duyên với hòn đảo này từ lúc Phú Quý chưa có đường đi, chưa có nhà máy nhiệt điện. Với chúng tôi, anh còn là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình chỉ dẫn từng địa điểm tham quan “không thể bỏ qua” trên đảo.

Đó là gành Hang với hàng ngàn gành đá đen nhánh, lung linh màu sắc vào mỗi bình minh; là vịnh Triều Dương với bãi cát lấp lánh ánh vàng trải dài cùng
màu xanh ngọc bích của nước biển vào mỗi hoàng hôn...

Theo chân anh, chúng tôi lần lượt tham quan bảy ngôi chùa đồ sộ trên đảo như Linh Quang, Linh Bửu, Linh Sơn, Liên Hoa... Điều lạ là tất cả chùa trên đảo không có sư trụ trì, đều do phật tử trên đảo tự đóng góp xây dựng và quản lý.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Hoang so dao phu quy

Chiều về trên vịnh Triều Dương - Ảnh: Tiến Thành

Vạn An Thạnh (xã Tam Thanh) là một kiến trúc tôn giáo thờ thần Nam Hải, biểu trưng cho khát vọng trời yên bể lặng của ngư dân, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lâu đời (người dân gọi tôn kính là “ngọc cốt của ông”) và một số sắc phong của các vua triều Nguyễn. Phía sau vạn An Thạnh có bãi đá với nhiều hình dạng lạ mắt, theo anh Minh, có thể được hình thành từ hàng trăm triệu năm của quá trình phong hóa, bởi Phú Quý nguyên là một núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Người dân trên đảo đã tạc vào bãi đá những hồ nuôi cá thu trong vắt.

Đối diện Vạn An Thạnh là chùa Linh Sơn trên đỉnh Cao Cát, một trong hai ngọn núi cao nhất đảo với tượng Phật Bà Quan Âm được đặt trên một bệ đá khổng lồ trên đỉnh núi. Từ đỉnh Cao Cát có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn biển cả, những rừng thông bạt ngàn, làng mạc trên đảo...

Cũng ở đây vào những buổi chiều muộn, thật tuyệt vời khi ngắm ánh tà dương đổ xuống những cánh buồm trắng đang căng mình đón gió cùng những thuyền đánh cá đang thả neo im lìm bên kè đá... Nhìn ra xa còn thấy những hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Trào, hòn Đen... đượm màu nắng giữa trời và biển, quả là một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Hoang so dao phu quy

Hồ nuôi cá thu bằng đá san hô chỉ có ở Phú Quý  - ẢNh: Tiến Thành

Trước khi rời Phú Quý, chúng tôi đến tham quan chợ cá từ khi trời chưa hửng sáng. Ở đó, những phụ nữ tảo tần đã tụ tập đông đảo bên bến cảng, chờ những chuyến tàu đánh cá trở về rồi tỉ mẩn chọn từng loại cá... Một ngày mới bắt đầu trên đảo với những rổ cá biển ánh xanh, những chú cua huỳnh đế hay những con mực nhỏ xíu do lũ trẻ câu được...

Trở về đất liền trên con tàu Bình Thuận 18, tôi dõi mắt nhìn về phía những thuyền cá ăm ắp, những xe máy, xe đạp đang nối đuôi nhau chở những chuyến hàng... Cảnh sinh hoạt bình dị ấy làm tôi nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ mặc áo lính Khai Trinh: “Nắng chiều trải xuống bãi Gành/ Nhìn về Phan Thiết, biển xanh xa vời/ Ngư dân vui cảnh ngàn khơi/ Lênh đênh trên nước, cuộc đời thong dong...”.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Hoang so dao phu quy

Chợ cá buổi sớm - Ảnh: Tiến Thành

Từ Phan Thiết, muốn ra đảo Phú Quý phải đón tàu ở cảng xuất phát lúc 7g30 (tàu ra đảo ngày chẵn, về lại Phan Thiết ngày lẻ). Trên đảo có thể thuê nhà nghỉ với giá 150.000 đồng/phòng thường, 200.000 đồng/phòng máy lạnh (có thể ở bốn người/phòng). Đi lại trên đảo có thể thuê xe giá 100.000 đồng/ngày.

Ăn uống ở đảo khá ngon, giá cả dễ chịu: một lẩu hải sản bốn người ăn giá khoảng 200.000 đồng, cơm phần 20.000-25.000 đồng. Có thể thuê thuyền đi chơi, câu cá ở hòn Tranh phong cảnh rất đẹp.





Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
Kinh nghiệm du lịch bụi Quy Nhơn
Kinh nghiệm du lịch bụi Tây Ninh
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý