Chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền rất hiệu nghiệm

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền rất hiệu nghiệm

19/04/2015 05:44 AM
1,285

Chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền rất hiệu nghiệm.Trĩ là một bệnh do tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị dãn rộng và sung huyết. Đám tĩnh mạch ở dưới niêm mạc gồm nhiều xoang tĩnh mạch to nhỏ, không đều nhau. Khi nó dãn ra gây nên búi trĩ vì vậy có thể có một búi trĩ riêng biệt hoặc nhiều búi trĩ dính vào nhau.






CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN



Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ (tức là nguyên nhân làm dãn xoang tĩnh mạch).
Theo y học hiện đại. Trĩ có thể do các nguyên nhân sau đây. Nguyên nhân cơ học: Bệnh xơ gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm ứ trệ máu ở xoang của đám rối làm cản trở máu về tĩnh mạch chủ dưới. Máu ứ lâu ngày gây dãn xoang tạo nên búi trĩ.

Táo bón lâu ngày, đi ngoài phải rặn nhiều, phân cản trở tuần hoàn ở đám rối dưới niêm mạc lâu ngày gây nên trĩ.

Nguyên nhân viêm nhiễm: Thường xảy ra sau thời gian bị kiết lị, viêm đại tràng . Viêm làm tổn thương mô dưới niêm mạc, thương tổn đến mạch máu gây ra máu và tạo thành búi trĩ lòi ra hậu môn.

Nguyên nhân thường gặp là mô liên kết dưới niêm mạc trực tràng hậu môn yếu, tổ chức lỏng lẻo do đó trĩ sa xuống kèm theo sa niêm mạc. Hoặc do cơ nâng hậu môn, cơ thắt hậu môn làm cản trở tuần hoàn vùng hậu môn gây nên dãn tĩnh mạch tạo thành các búi trĩ.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân bệnh trĩ cơ bản giống y học hiện đại. Từ 2000 năm nay trong Hoàng đế nội kinh đã ghi rằng nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là do cân mạch bị dãn rộng. Phát sinh ra bệnh trĩ không đơn giản chỉ do bệnh lí tại chỗ mà còn do cơ thể âm dương, khí huyết không điều hòa. Bên ngoài do lục dâm, bên trong do thất tình.

1. Ngoại là : Thấp nhiệt sinh kiết lị, kiết lị lâu ngày rặn nhiều sinh trĩ.
2. Đại trường tích nhiệt : Đại tiện táo bón lâu ngày sinh trĩ.
3. tì vị mất điều hòa, thấp nhiệt dồn xuống giang môn, khí huyết hư hao, đa tiện mót rặn thành trĩ.
4. Ăn uống không điều hòa, khi no quá, khi đói quá,
uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay nóng gây táo bón lâu ngày sinh trĩ.
5. lao động nặng nhọc, ngồm xổm,
phụ nữ có thai hay nín nhịn đi đại tiện lâu ngày gây trĩ.

Trên đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh trĩ. Cổ nhân có câu : “Thập nhân cửu trĩ” để nói lên bệnh trĩ rất phổ biến và cũng là một trong những bệnh được điều trị sớm trong y học cổ truyền.

Các tác giả đều thấy rằng chỉ điều trị bệnh trĩ khi nó gây phiền phức như đau, chảy máu, sa ra ngoài hậu môn, viêm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Phương pháp chữa bệnh trĩ có thể là điều trị bảo tồn và điều trị không bảo tồn.

Y học hiện đại có các phương pháp chữa bệnh trĩ như uống thuốc, đặt thuốc tại chỗ, tiêm gây chai, đốt điện, đông lạnh, thắt trĩ, mổ trĩ.

Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp như châm cứu, uống thuốc, ngâm thuốc, đắp thuốc, xông bôi thuốc, vv.

Mỗi phương pháp điều trị của y học hiện đại hay y học cổ truyền đều cho tỉ lệ kết quả khác nhau. Hiện nay việc điều trị còn nhiều hạn chế. Dưới đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ tại Viện y học cổ truyền Việt Nam trong 35 năm qua.

Phương pháp điều trị bảo tồn
Nguyên tắc điều trị là thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết.

Những bài thuốc thường dùng:
1. Trĩ số 8 có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận táo.
Công dụng chữa các loại trĩ nội, ngoại, trĩ viêm, táo bón chảy máu khi có đợt tiến triển.
Những người tì vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng thuốc này.
Thành phần gồm : Thổ hoàng liên, rau má, kim ngân, có nhọ nồi, lá vông, kim tiền thảo, cam thảo nam. Ngày 50g, sắc uống.

2. Trĩ số 9 có tác dụng lương huyết, hành huyết trừ thấp nhiệt.
Công dụng chữa trị nội ngoại viêm, trĩ viêm nghẹt, chảy máu tiến triển.
Thành phần: Cam thảo nam, huyết giác, tô mộc, cỏ nhọ nồi, trần bì, lá móng, mộc hương, nghệ, hậu phác. Ngày 50g, sắc uống.

3. Cao tiêu viêm có công dụng hành huyết, phá ứ. Ngày uống 70ml, chia 2 lần, sáng và chiều.
Trị đau, phù nề, dùng trước trong và sau khi làm thủ thuật phẫu thuật vùng hậu môn.
Thành phần: lá móng, ngải cứu, huyết giác, tô mộc, nghệ.

4. Bột ngâm trĩ.
Thành phần: hạt cau, hoàng bá, đảm phàn.

Thuốc được tán bột, đóng gói 10g/gói. Khi dùng bệnh nhân chỉ việc cho thuốc vào nước sôi để nguội ngâm hậu môn 10 phút. Ngày ngâm 1 - 2 lần. Thuốc thường kết hợp:
Cao tiêu viêm + trĩ số 8 + bột ngâm
Cao tiêu viêm + trĩ số 9 + bột ngâm

Phương pháp điều trị nội khoa y học cổ truyền đạt kết quả cao với trĩ nội chảy máu, viêm.

Đối với trĩ có chỉ định thủ thuật hay phẫu thuật điều trị nội khoa chỉ là phương pháp cầm cự tạm thời nhằm cầm máu, tiêu viêm trước khi phẫu thuật hay làm thủ thuật.

Phương pháp điều trị không bảo tồn
Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều kinh nghiệm chữa trĩ các loại. Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều kinh nghiệm chữa trĩ.

1 Khô trĩ tán A
Thành phần: Thạch tín, phèn phi, thần sa, ô mai, novocain. Viện y học cổ truyền đã dùng chữa cho 10465 bệnh nhân từ 1957 – 77, kết quả đạt 80% trĩ rụng.

Chỉ định điều trị với trĩ nội độ II, III đơn thuần và có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch.

Đây là một biện pháp đơn giản, dễ áp dụng nhưng cần phải có sự khám bệnh, xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi của bác sĩ y học hiện đại.

Phương pháp chữa trĩ bằng khô trĩ tán bôi lên búi trĩ còn có mấy nhược điểm là bệnh nhân bị đau; trĩ xơ chai chứa không có kết quả.

Có thể dùng phương pháp kết hợp y học hiện đại với bôi khô trĩ tán.

Dùng novocain 3% + cồn 90º tiêm vào các búi trĩ sau đó bôi khô trĩ tán lên mặt và các khe kẽ của búi trĩ cho đến khi trĩ rụng (chỉ tiêm ngày đầu tiên).

Kết quả điều trị 429 bệnh nhân (1976 – 85) như sau:
Trĩ hoại hoàn toàn 405 bệnh nhân, đạt 94, 5%
Trĩ hoại tử còn gờ xơ 8 bệnh nhân, đạt 1, 85%
Trĩ không hoại tử còn 16 bệnh nhân, đạt 3, 7%
Bệnh nhân giảm đau rõ, nhiều bệnh nhân không đau, các rối loạn như bí đái ít xảy ra.

2. Khô trĩ tán B
Thành phần của bài thuốc trĩ tán A chủ yếu là thạch tín mà thạch tín lại có độc. Những người có chức năng gan thận yếu mang thai, cho con bú, già không dùng được. Bởi vậy, viên dùng công thức thuốc mới gọi là khô trĩ tán B.

Thành phần : nha đảm tử, khô phàn, đảm phàn, novocain.
Bôi khô trĩ tán B lên bề mặt và khe kẽ các búi trĩ sau khi đã tiêm novocain 3% + cồn 90º
Đã triều trị 245 bệnh nhân đạt kết quả trĩ rụng hết 75%, còn gờ xơ 23%, trĩ không rụng 2%.
Thuốc bào chế đơn giản, rẻ tiền, nguyên liệu sẵn.

3. Khô trĩ tán C
Cải tiến khô trĩ tán B thành khô trĩ tán C.

Thành phần: Nha đảm từ, đảm phàn, băng phiến, khô phàn, ô mai, novocain.
Bôi khô trĩ tánđộ C lên bề mặt khe kẽ các búi trĩ sau khi tiêm novocain 3% + cồn 90º, điều trị 50 bệnh nhân kết quả : trĩ rụng hoàn toàn 80%, trĩ rụng còn xơ 18%, trĩ không rụng 2%

Bôi khô trĩ tan kết hợp với tiêm novacain 3% + cồn 90º tác dụng tốt với trĩ nội II, III chưa xơ chai. Kết quả kèm với trĩ nội xơ chai và không kết quả với trĩ ngoại và trĩ thể niêm mạc.

Hiện nay viện y học cổ truyền Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc chữa bệnh trĩ có kết quả hơn.


CÁCH 2:

            Cho đến nay điều trị bệnh trĩ vẫn còn nhiều tranh luận về chỉ định cũng như phương pháp pháp điều trị.Nhìn chung các phương pháp điều trị được chia thành 3 nhóm chính: điều trị bảo tồn- thủ thuật-phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, trình độ của thầy thuốc, trang thiết bị cơ sở vật chất của cở sở điều trị

1.Điều trị bảo tồn: biện pháp không can thiệp  trực tiếp lên người bệnh

*Chỉ định: +Trĩ độ 1,2 (tốt nhất)

                + Các trường hợp không có chỉ định hoặc ở các cơ sở không đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật

*Ưu điểm: Áp dụng được trong mọi giai đoạn của bệnh

*Nhược điểm: Hạn chế và không có hiệu quả trong trường hợp trĩ ở độ 3,4

-Y học cổ truyền:

 Pháp điều trị: dưỡng huyết nhuận tràng, chỉ huyết tiêu viêm

 Phương dược:

Đối pháp lập phương

Ma nhân                   12g

Bá tử nhân                    12g

Sinh địa                    12g

Đương qui                     12g

Bạch thược               12g

Xuyên khung                 10

Bạch chỉ                    12g

Hòe hoa sao                   12

Đan sâm                    12g

Trắc bá diệp sao            12g

Cách dùng: làm thang thuốc sắc uống 1 thang/ngày, chia 2 lần, mỗi đợt điều trị từ 7-14 ngày.

Lục vị quy thược gia giảm:

Thục địa                   12g

Đan bì                        12g

Hoài sơn                   12g

Đương qui                  12g

Sơn thù                     12g

Bạch thược                 10

Phục linh                  12g

Hòe hoa sao               12

Y học hiện đại:

Làm vững bền thành mạch, mền phân: Dafflon500mg, Forlax …


.

Chữa trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Lá móng thường được sử dụng chữa bệnh trĩ khi kết hợp với...
hoàng bá
.

CÁCH 3: -

Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Cũng có thể do âm hư gây táo kết lâu ngày, gây khó khăn cho việc đại tiện, lâu ngày gây nên bệnh trĩ. Cũng có thể do khí hư, làm cho chức năng truyền tống của đại tràng kém hoặc bệnh ngay tại đại tràng nhất là thể nhiệt gây táo bón kết. Hoặc cũng có thể do sự gắng sức trong quá trình sinh đẻ. Các nguyên nhân trên đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tuy vậy nó gây ra những bất tiện  trong sinh hoạt làm cho người bệnh luôn luôn có cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể xảy ra các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc điều trị bệnh trĩ hiện nay trong y học hiện đại có thể dùng phương pháp điều trị ngoại khoa, dùng phương pháp phẫu thụât. Trong Y học cổ  truyền điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp như: Dùng thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát. Tuy vậy cũng có trường hợp phải điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ  mới có kết quả tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá Vông ( Vông nem ) một phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Để đưa ra được phương pháp chữa bệnh thích hợp cần thực hiện tốt các bước tứ chẩn. Chú trọng xem thời gian mắc bệnh mới hay đã lâu. Xem búi trĩ ra ngoài dài hay ngắn, màu sắc tươi nhụân hay đen khô, có mắc bệnh khác hay không, xem mạch có kết luận, lựa chọn điều trị.

Phương pháp điều trị:

Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc đắp ngoài hoặc kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong

- Trường hợp dùng thuốc đắp ngoài: Đối với bệnh nhân không bị mắc các chứng khác, có sức khoẻ tốt, màu sắc búi trĩ tươi nhuận, đô dài búi trĩ  ra ngoài từ 1 –2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường

Phương thuốc:

- Lá vông từ 7 – 9 lá ( Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô … )

- Dấm thanh: Từ  30 - 40 ml

Cách dùng: - Lá vông rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội , sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn

- Dấm thanh đun sôi để nguội

Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá.

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ … độ dài búi trĩ lớn hơn 2 cm và cần chẩn mạch để có kết luận dùng những phương thang cho phù hợp.

Tuỳ theo tình hình cụ thể  mà có thể sử dụng các bài gia giảm cho phù hợp: Như  bài Bổ trung ích khí, Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết, Bát vật, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang …

Nhìn chung sự vận dụng các bài thuốc phải theo từng trường hợp cụ thể không nên câu nệ và gia giảm cho phù hợp. Mục đích chủ yếu là chữa bệnh liên quan khác và thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi dưỡng nâng cao thể lực từ đó củng cố tính ổn định của phương thang thúoc đắp, nâng cao hiệu quả trong điều trị.

Trong khi sử dụng thêm thuốc uống trong, bệnh nhân cần kiêng ăn những thức ăn cay, nóng, rượu bia hoặc các thức ăn làm giảm tác dụng của bài thuốc.

Kết quả điều trị:

- Đối với những trường hợp chỉ sử dụng  thuốc đắp tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%, một số ít có bị lại phải điều trị đợt 2 có kết quả tốt không thấy tái phát lại.

- - Đối với những trường hợp có sử dụng thêm thuốc uống trong tỷ lệ khỏi bệnh trên 75% , một số trường hợp bị bệnh đã lâu năm cần  được điều trị thời gian có kéo dài hơn và kết hợp tốt với thuốc uống trong nhất là không để bị táo kết và kết hợp điều trị các chứng bệnh khác

Bàn luận

- Lá vông: là một vị thuốc đã được ghi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi. Trong đó có ghi rõ : Nhân dân ta còn uống lá Vông và đắp lá Vông hơ nóng vào hậu môn để chữa bệnh trĩ.

Như vậy đã lâu nhân dân ta đã sử dụng lá vông để chữa bệnh trĩ. Qua kinh nghiệm điều trị của gia đình thấy rằng đây là phương thuốc điều trị rất có hiệu quả.

Trong điều trị có một số trường hợp phải kết hợp với uống thuốc thang bởi vì: Nếu chỉ sử dụng đắp thuốc không thôi thì một số bệnh nặng khó khỏi, dễ bị tái phát. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc uống  không thôi thì thời gian điều trị kéo dài, tác dụng của thuốc  khó tác dụng trực tiếp nên hiệu quả không cao. Như vậy kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong sẽ phát huy được những mặt mạnh của nhau và bổ sung những mặt yếu của nhau. Một mặt trực tiếp làm cho trĩ co lên, thu lại đúng vị trí, một mặt làm nhiệm vụ cố thủ, giữ vững từ bên trong do vậy hiệu quả sẽ rất cao.

Trên đây là kinh nghiệm chữa bệnh của gia đình, đã chữa bệnh trong nhiều năm qua. Trong quá trình viết bài do trình độ có nhiều hạn chế rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý vị.



CÁCH 4: ĐIỀU TRỊ TRĨ BẰNG THUỐC NAM


Chắc hẳn mọi người ai cũng biết tính ưu việt của thuốc Nam là lành mát rất tốt cho cơ thể.

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến. Và người bệnh thường thấy ngại khi đi khám chữa bệnh. Thông thường người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, bất tiện trong sinh hoạt hoặc do đau rát không chịu được. Khi đó bệnh trĩ đã ở độ 4 (nhẹ hơn thì độ 3). Bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt trĩ (theo y học hiện đại). Mà chi phí phẫu thuật thường rất cao từ 10-15 triệu. Mà việc phẫu thuật cắt búi trĩ đi chỉ là giải quyết phần ngọn, sau một vài tháng bệnh lại có thể tái phát trở lại (các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, sa xuống tạo thành các búi trĩ).
Ngược lại, y học hiện đại không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh thì với Y học cổ truyền lại tỏ ra ưu việt hơn trong điều trị bệnh trĩ.
Trong bài này mình nói về bài thuốc Nam chữa bệnh trĩ mà mình sưu tầm được:

Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Cách làm:

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.

Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.

Việc điều trị kéo dài khoảng 2-3 tháng (và có thể lên 6 tháng nếu bệnh nặng)



 CÁCH 5 :
ĐIỀU TRỊ TRĨ BẰNG THỦ THUẬT


-Thắt trĩ bằng vòng cao su

- Tiêm gây xơ búi trĩ

*Chỉ định:

+ Trĩ độ 2 hoặc trĩ độ 1 khi điều trị bảo tồn không có hiệu quả

+ Trĩ độ 3 búi đơn nhỏ

*Ưu điểm: Không đau, không phải nằm viện,an toàn và ít  biến chứng

*Nhược điểm: Người bệnh phải xử lý nhiều lần trong đợt điều trị và tỷ lệ tái phát vẫn còn cao, hạn chế hoặc không có kết quả đối với bệnh trĩ ở độ 3 nặng và độ 4(Chew SS 2003, Lyer VS 2004)

3.Điều trị bằng phẫu thuật (PT):

-Nhóm phẫu thuật can thiệp dưới đường lược: Trên nguyên tắc can thiệp trực tiếp vào đệm trĩ, cắt bỏ tĩnh mạch trĩ bị giãn và phần niêm mạc phủ lên trên, khâu thắt động mạch trĩ, để hở hoặc đóng kín vết thương (Ferguson)

+PT Cắt trĩ theo búi

  PT Milligan-Morgan (1937)                                                   PT Ferguson(1956)


*Ưu điểm:Chỉ định rộng được cho trĩ độ 2,3,4.Kèm nứt kẽ hậu môn hoặc tắc mạch trĩ

Tỷ lệ tái phát thấp, chi phí thấp

*Nhược điểm: Đau nhiều sau mổ, thời gian hồi phục kéo dài 4-6 tuần, còn gặp biến chứng nặng như:chảy máu sau mổ,hẹp hậu môn, mất tự chủ hậu môn ...(Johannsson H O 2006). Để hạn chế nhược điểm này, thay vì thực hiện phẫu thuật bằng dao mổ, kéo phẫu thuật. Các phẫu thuật viên đã thực hiện phẫu thuật bằng: Dao hàn mạch, Dao siêu âm, Laser CO2, sóng cao tần (HCPT) ….Nhưng kết quả không đạt như mong muốn (Mohamed K M S 2007) 

-Nhóm phẫu thuật can thiệp trên đường lược: Trên nguyên tắc can thiệp ở trên đường lược, không lấy bỏ trực tiếp các tĩnh mạch trĩ bị giãn (Đệm trĩ bị giãn mạch)

+ PT Khâu triệt mạch trĩ dưới siêu âm Doppler (THD): Các động mạch trĩ được xác định bằng siêu âm Doppler rồi được khâu thắt lại ở trên đường lược 4-5cm, phần niêm mạc- dưới niêm mạc sa trượt ở phía trên các búi trĩ được khâu vắt nâng và cố định vào cơ thắt trong hậu môn nhờ quá trình xơ hóa.Do không cắt tổ chức nên phẫu thuật này được cho là phẫu thuật ít xâm lấn tổ chức. Kết quả là ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn (24h) và không gặp các biến chứng nặng ( Dal Monte PP 2007, Ratto 2010, Lê Mạnh Cường 2010 )

*Chỉ định: Bệnh trĩ độ 3,4 và độ 2 khi không có hiệu quả với điều trị thủ thuật

*Chống chỉ định: Trĩ tắc mạch lớn

*Ưu điểm: An toàn,ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn (24h),ít biến chứng nặng

                Tỷ lệ tái phát thấp

*Nhược điểm: Đối với Việt nam thì chi phí điều trị  còn cao 10 triệu VND/ca

+ PT Longo: Bằng Stappler toàn bộ khoang niêm mạc-dưới niêm sa trượt ở trên đường lược 3-3.5cm được cắt bỏ toàn bộ, kéo búi trĩ trở về vị trí bình thường. Kết quả là giảm đau sau mổ nhiều, thời gian phục hồi ngắn.Nhưng vẫn gặp các biến chứng nặng như:chảy máu sau mổ, hẹp hậu môn …( Longo A 1998, Ripetti V 2002, Cheetham MJ 2002)

*Chỉ định:Trĩ độ 3,4 và độ 2 khi không kết quả với điều trị thủ thuật

*Chống chỉ định: Trĩ tắc mạch lớn, trĩ kèm hẹp hậu môn

*Ưu điểm: Hiệu quả, giảm đau nhiều sau mổ, hạn chế biến chứng nặng

*Nhược điểm:Chi phí còn cao










Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả .
Bệnh trĩ khi mang thai
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả -
Cách chữa bệnh trĩ bằng tây y phương pháp tốt .
Cách chữa bênh trĩ bằng thảo dược rất công hiệu
bài thuốc chữa bênh trĩ hiệu quả nhất







(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
toi bi benh tri do 2 nen dieu tri bang phuong phap nao
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Trĩ nội độ 2 là khi búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự co lên được khi đi cầu xong. Với cấp độ này, người bệnh thường được điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn nếu bệnh có kèm theo viêm nhiễm. Bạn đi khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định nhé. Chúc bạn sớm khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý