Kinh nghiệm du lịch Bình Định

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm du lịch Bình Định

19/04/2015 05:45 AM
222
Bình Định là quê hương của các loại hình nghệ thuật như tuồng, bài chòi... với bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Quy Nhơn, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hòa, Bãi Dại, Tân Phụng, Vĩnh Lợi ... Cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch Bình Định dưới đây để có thông tin đầy đủ cho chuyến du lịch sắp tới nhé



DI CHUYỂN

Tàu Hỏa:
Từ Sài Gòn thì các bạn liên hệ ga Sài Gòn để đặt vé nhé:
 Địa chỉ: 01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3,TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08. 39 318 952
Giá vé dao động từ 250.000Vnđ đến 900.000Vnđ
Từ Hà Nội các bạn liên hệ: 11 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm Hà nội
 Điện thoại: 04 6675.5058 - 8582.8075 - Fax:  04.3562.7215
đường dây nóng: 0944.916.916 - 0913.053.336
 Máy bay:
 VietNam Airlines đang bán vé máy bay Hà Nội – Qui Nhơn – Hà Nội với số chuyến bay 2 chuyến 1 ngày , bắt đầu từ 06h 00 đến 17h10  tùy theo mùa mà có thể bổ sung thêm 1- 2 chuyến nữa .
Đường dây nóng (24/24h) : 0945579888  - 0938819886 - 0986533299
Xe Ôtô chất lượng cao:
Xe PHƯƠNG TRANG
Sài Gòn:  272 Đề Thám, quận 1. ĐT: (08) 38375570
Quy Nhơn: 15 Tây Sơn.  ĐT: (056) 3946 538.
Xe MAI LINH
Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.
Hà Nội: (04) 36 33 66 99  ĐC: 55 Kim Đồng, P.Giáp Bắc, Q.Hoàng Mai.
Quy Nhơn: (056) 3946 099  BX khách.
 Xe Hoàng Long
Hà Nội: 505 Minh Khai. Điện thoại (04)3987.5410. 28 Trần Nhật Duật, điện thoại (04) 39.28.28.28. Bến xe Lương Yên, số 1 Nguyễn Khoái, điện thoại (04)3987.7225. 873 Giáp Bát, điện thoại (04) 3664.6617.
Bình Định: Văn phòng 60 Tây Sơn - Quy Nhơn (056)946111.
Sài Gòn: Phòng vé BXMĐ (08)35113113. Văn phòng 47Phạm Ngũ Lão Q1 (08)39151818.
KHÁCH SẠN
Khách sạn Hải Âu (Seagull Hotel) ****
Địa chỉ: 489 An Dương Vương, Tp. Quy Nhơn -  đện thoại: 3846 377 Fax: 3846 926  
 Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn ****
Địa chỉ: 24 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3829 922/ 3828 235 Fax: 3828 128
 Khu du lịch Life Weellness Resort Quy Nhơn  ****
Địa chỉ: Ghềnh Ráng, Bãi Dài, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3840 132 Fax: 3840 138  
Khu nghỉ dưỡng Hoàng Anh Quy Nhơn ****
Địa chỉ: 1 Hàn Mạc Tử, Tp. Quy Nhơn - Điện thoại: 3747 100 Fax: 3747 111
Khách sạn Hoàng Yến ***
Địa chỉ: 5 An Dương Vương, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3746 900 Fax: 3746 756  
Khách sạn Quy Nhơn **
Địa chỉ: 8 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3892 401/ 3891 978 Fax: 3891 162
Khách sạn Điện Ảnh *
Địa chỉ: 296 Phan Bội Châu, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3822 876 Fax: 3822 869  
Khách sạn Anh Thư *
Địa chỉ: 25 (54) Mai Xuân Thưởng, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3821 168/ 3812 366 Fax: 3819 163
Khách sạn Bình Dương *
Địa chỉ: 493 An Dương Vương, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3846 355 Fax: 3546 667  
Khách sạn Hải Hà *
Địa chỉ: 5 Trần Bình Trọng, Tp. Quy Nhơn - Điện thoại: 3891 295 Fax: 3892 300
Khách sạn Lê Lợi *
Địa chỉ: 9 Lê Lợi, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3822 292/ 3824 198 Fax: 3827 699  
Khách sạn Thanh Linh *
Địa chỉ: 148 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn  - Điện thoại: 3825 885 Fax: 3825 892 

ĂN UỐNG


Đầu tiên là món nem nướng ăn kèm với xì dầu dằm ớt xanh và tỏi sống đặc sản của đất Bình Định. Món nem này nổi tiếng nhất là trên đoạn Trần Bình Trọng, đoạn giao nhau với Phan Bội Châu. Quán này lúc nào cũng đông khách, và theo thời giá tháng 2/2009 là 2000đ một miếng nem như vậy.
Kế bên quán nem là quán sinh tố cực nổi tiếng bởi theo như nhiều cư dân Quy Nhơn thì nơi này bán sinh tố ngon nhất (nhưng chỉ 6000đ/ly). Ở Quy Nhơn phân ra hai loại sinh tố: một là sinh tố xay làm từ trái cây xay nhuyễn, hai là sinh tố dằm làm từ các loại trái cây cắt miếng to không xay với sữa và dừa sấy khô. Tất cả đều rất thơm ngon. Chả thế mà đến đây lúc nào cũng phải đợi cả, vì đông khách lắm.
Tiếp theo là món bánh canh "chửi" nằm trên đường Phan Bội Châu cách quán nem khoảng 50 mét. Tại sao lại gọi là bánh canh "chửi", vì bánh canh khá ngon, vì quán khá đông khách, nên ở đây, chủ quán mới là… thượng đế. Một tô bánh canh bột gạo chả cá nóng hôi hổi cực ngon chỉ có 4000đ-5000đ. Ở đây còn bán cả chả ram (chả giò/nem rán) 700đ/cuốn khá ngon.
Đối diện quán này là quán kem 3000 (tức tất cả các loại kem ở đây đều có giá 3000đ) với món kem trộn độc đáo gồm 2 viên kem trái cây và 1 bánh plan rất ngon. Ở đây còn bán kèm gỏi gan bò với đu đủ 5000đ/dĩa, và mực ngào đường cũng khá ngon.
Gần gần đó khoảng 100 mét theo đường chim bay, tọa lạc trên đường Tăng Bạc Hổ, đối diện trường Lê Lợi là quán ốc và xìa (tức sò lông) ngon cực. Giá cũng cực rẻ: 5000đ/ dĩa ốc và 6000đ/dĩa sò.
Cũng là ốc nhưng không ngon bằng, tuy vậy cũng tạm được là quán nằm trên đường Mai Xuân Thưởng, sát Sacombank. Bù lại, ở đây có bán kèm rượu nếp (cơm rượu) ăn với đá lạnh rất ngon, chỉ 3000đ/ly.
Nói đến gỏi gan bò với đu đủ thì quán cóc trên đường Phan Đình phùng nổi tiếng từ lâu, bán kèm nem chua và chè đạu xanh, chè bắp rất ngon.
Khi nào buồn buồn thì có thể ra biển ngồi những quán dọc bờ biển đoạn gần khách sạn Hải Âu mà nhâm nhi vài con mực nướng, cá nướng, với cốc, xoài, ổi, ăn bánh tráng nước dừa với nước sốt ớt hay uống nước mía với giá khá bình dân.

Món ngon Bình Định

Hình bài viết Món ngon Bình Định

Bình Định có nhiều món ăn đặc sản ngon nổi tiếng. Song vốn không phải là một điểm đến thuận lợi của ngành du lịch, nên không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ngon ngay tại miền đất võ. Trước khi có thể đến tận Bình Định săn tìm món ngon, bạn có thể "nếm thử" một vài món đặc sản của vùng đất trung bộ ngay... trên mạng. 

* Nem chợ huyện:

Là loại nem được chế biến ở huyện Tuy Phước, tập trung ở vùng chợ huyện nên được gọi là nem chợ huyện. Nem chợ huyện nổi tiếng trong cả nước và đã đi vào đời sống của người dân qua câu ca dao:

Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm

Du khách đến Bình Định ai ai cũng muốn thưởng thức miếng nem chợ huyện thơm ngon, vừa chua, vừa cay, vừa ngọt, vừa dai, vừa dòn. Những chiếc nem chợ huyện đặc trưng, đậm đà hương vị Bình Định luôn được du khách chọn mang về làm quà cho bạn bè, người thân.

* Bánh ít lá gai:

Về Bình Định, du khách sẽ được nếm hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai, thứ bánh đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Bình Định.

Những ngày giỗ kỵ ở đất võ có thể thiếu cá, thiếu thịt nhưng không thể thiếu bánh ít lá gai. Và trong phong tục cưới xin, mâm bánh ít lá gai làm lễ hồi dâu còn thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp tươi quết nhuyễn với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc cơm dừa. Bánh ít đậm đà hương vị quê hương gắn liền với câu ca:

Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi

* Bún song thằn:

Làm bằng đậu xanh, nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất ở vùng An Thái (Nhơn Phúc - An Nhơn). Sở dĩ có tên gọi “song thằn” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công, vì không có nước Sông Côn, cho nên còn có tên gọi là bún “Sông thần” và gọi chệch đi thành bún song thằn.

* Bánh hỏi:

Được làm từ bột gạo, là món đặc thù của Bình Định. Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt heo, bánh tráng và các loại rau thơm, nước mắm, tạo thành món ăn mang đầy đủ hương vị chua, cay, ngọt, béo, thơm ngon vô cùng đặc trưng, hấp dẫn.

* Bánh tráng:

Là món thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của người dân từ các bữa ăn bình thường đến các buổi tiệc, liên hoan, cưới hỏi... Tiếng bẻ rốp rốp, mùi bay thơm thơm... đó là khí vị đặc biệt của ẩm thực Bình Định. Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh tráng là món lương khô chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm. Bánh tráng có nhiều loại như bánh tráng gạo, bánh tráng mè,... và nổi bật là bánh tráng nước dừa ở vùng Hoài Nhơn. Bánh tráng cũng là món quà đặc trưng của quê hương Bình Định.

* Rượu bầu đá:

Là loại rượu nổi tiếng của Bình Định, được chưng cất ở vùng An Nhơn, hương vị thơm ngon đặc thù, sánh ngang với nhiều loại rượu nổi tiếng trong cả nước như rượu làng Vân ở miền Bắc, rượu Gò Đen ở miền Nam...

* Thủy, hải đặc sản:

- Các loại tôm, cua, mực, cá như tôm hùm, tôm sú, cua huỳnh đế, mực ống, cá chua, cá ngừ đại dương... được chế biến thành những món ăn hấp dẫn có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với khẩu vị mọi người.

- Chình: Có nhiều loại chình như chình mun và chình bông, thịt ngon và bổ. Đặc biệt, loại chình mun ở đầm Châu Trúc, huyện Phù Mỹ, nổi tiếng thơm, ngon và có giá trị bổ dưỡng rất cao.


Địa điểm vui chơi


Đỉnh Hàm Rồng

Đến địa phận thôn Long Thành thuộc xã Phước Mỹ, Tp. Quy Nhơn, theo con đường thôn ngoằn ngoèo, uốn khúc quanh những khu rừng bạch đàn và keo lá tràm khoảng chừng 1,6 km, bạn sẽ đến được bờ tràn của hồ Long Mỹ.

Tháp đôi Quy Nhơn

Đất Bình Định có nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở 8 địa điểm thuộc các huyện phía nam tỉnh, như cụm tháp Dương Long (3 tháp) ở huyện Tây Sơn; tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc, Tuy Phước; tháp Cánh Tiên ở Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Riêng Quy Nhơn có tháp Đôi (2 tháp) ở gần đường Trần Hưng Đạo, cửa ngõ vào thành phố.

Thập Tháp Di Đà Tự

Trên đất nước Việt Nam bốn nghìn năm văn vật đã có rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng. Có ngôi chùa ra đời một cách hồn nhiên từ nơi gò đống, trẻ chăn trâu phát hiện một mô đá tượng hình đấng từ bi, bỗng thấy không thể giỡn đùa được mà mỗi lúc đi ngang dứt khoát không thể không cúi đầu.
 
Cổ Kính Sơn Long

Chùa Sơn Long, dân địa phương quen gọi là chùa Hang, đã được thành lập hơn 300 năm và là một ngôi chùa cổ thứ nhì của tỉnh Bình Định, chỉ đứng sau chùa Thập Tháp (An Nhơn). Chùa Sơn Long nguyên là Giang Long Thiền Thất, tọa lạc trên sườn núi Trường Úc.

Sau đó, chùa được tái thiết trên một khu đất hình thang sát chân núi (Trường Úc), cách cầu Trường Úc khoảng 700m về hướng Đông, nay thuộc phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn.

Lâm Viên Du Lịch hoang dã Hầm Hô

Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.

Đập Đá

Đập Đá là một thị trấn sầm uất nằm cạnh quốc lộ 1A, con đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc - Nam nên càng thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, thương mại. Thành Hoàng Đế đang được khai quật khảo cổ, phát hiện ra nhiều hiện vật quí giá từ thời Chiêm Thành đến thời Tây Sơn. Chắc chắn đây sẽ là địa chỉ du lịch khá thú vị cho những ai quan tâm đến văn hóa và lịch sử, không chỉ vùng thành Hoàng Đế mà cả Đập Đá nữa


Những điểm hấp dẫn của Bình Định


a. Đặc sản

Ngoài các đặc sản về lâm, thổ, thuỷ, hải sản của duyên hải miền Trung nói chung, Bình Định còn nổi tiếng có:

- Rượu Bàu Đá (An Nhơn)

Cội nguồn rượu Bàu Đá


Ngày xửa ngày xưa, men theo hai bờ sông Kôn từ thượng nguồn xuôi về hạ bạn, có nhiều làng rượu ngon nổi tiếng, nhất là các làng: Vĩnh Phúc, Vĩnh Cửu, Tiên Thuận, Đồng Hào, Phú Lạc, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc, An Vinh... Thuộc Tây Sơn hạ đạo, mà dân gian thường gọi là rượu Tây Sơn. Còn rượu Bàu Đá cái “Thương hiệu” của rượu Bình Định nổi danh trong Nam, ngoài Bắc ngày nay cũng chính là dòng rượu Tây Sơn, cùng thừa hưởng chung dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước  Trinh, sông Kxôm, Hầm hô... ban tặng cho một dòng sông, một vùng đất; nhưng cái tên rượu Bàu Đá như một câu chuyện dân gian lại bắt đầu từ xóm “Tân Long”.

Xóm có tên gọi Tân Long, (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), xưa nay chuyên nghề làm ruộng, tại xóm Tân Long có một cái bàu rộng khoảng 3 sào của ông xã Lựu, trong bàu có nhiều hòn đá to do thiên nhiên sinh ra, hằng năm ông xã Lựu tổ chức một ngày giậy bàu vào mùa hè, xóm gần- làng xa mọi người về đây bắt cá đông vui, ai bắt bao nhiêu cá cũng được, ông xã Lựu chỉ lấy một con gọi là “xâu”, vì vậy đã trở thành ngày hội bắt cá định kỳ ở cái bàu có đá xóm Tân Long và được dân gian gọi là xóm Bàu Đá. Từ khi xóm Bàu Đá nấu rượu và phát triển kinh doanh nghề rượu người ta lấy tên xóm Bàu Đá đặt cho tên rượu gọi là “rượu Bàu Đá”. 

Xóm rượu Bàu Đá ra đời muộn mằn so với các làng, xóm rượu trong vùng, đó là những năm 1947 - 1948, một số hộ gia đình: Ông Đinh Lý, Tám Cộng, Mười Mẫu, Ba Trương... mời ông Hương Lễ Nghè một nghệ nhân nổi tiếng nghề nấu rượu ở làng An Vinh, xã Bình An, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định sang dạy nghề nấu rượu, và cũng từ đây họ truyền nghề cho nhau, đến nay 40 hộ gia đình xóm Bàu Đá có đến 38 hộ chuyên nghề nấu rượu .

Hiện nay một số làng rượu truyền thống trong vùng Tây Sơn hạ đạo đã cải tiến nghề nấu rượu, miễn sao công ít, lợi nhiều. Đặc biệt ở cái xóm rượu Bàu Đá này vẫn giữ nguyên công thức cổ truyền mà ông Hương Lễ Nghè đã dạy, từ việc chọn gạo; kỹ thuật nấu cơm; họ không dùng các loại men bột công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh như nhiều nơi dùng mà họ chọn loại men bánh dân gian, thường là men Trường Định (Bình Hòa), Bả Canh (Đập Đá). Tỷ lệ men và cơm, kỹ thuật ủ cơm rượu, đổ nước vào cơm rượu đã ủ phải lấy từ giếng bộng đất nung, hoặc giếng đá ong, không lấy nước giếng đất, giếng bêtông xi-măng. Họ không nấu nồi nhôm mà là nồi đồng, nắp đậy nồi bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre… Từ đó đã cho ra loại rượu ngon có mùi thơm đặc  biệt và “Thương hiệu” rượu Bàu Đá đã thay cho rượu Tây Sơn xưa. Nhưng cả vùng Tây Sơn hạ đạo có chung nước sông Kôn, những xómlàng rượu nào giữ gìn nghề nấu rượu theo công thức cổ truyền thì cũng có thể gọi là rượu Bàu Đá.

Thưởng lãm rượu Bàu Đá cũng cầu kỳ lắm lắm; Rượu trong bầu, chai, nậm phải rót ra bình gọi là ve vòi, cái ve vòi đựng rượu có câu đố dân gian rằng:

Thượng tiểu, hạ đa (Trên nhỏ,dưới to)

Tích thủy, phi thủy (Đựng nước nhưng không phải nước)

Thọ thai, bất thọ thai (Chửa nhưng không phải chửa)


Rót rượu ra chén cũng có kiểu, có cách: Ve vòi giơ cao, rót dòng rượu nhỏ ra chén hạt mít sao cho có tiếng kêu róc rách, vun bọt nhưng rượu không được tràn ra miệng chén. Ngậm một ngụm rượu trong giây lát, uống xong ta thấy đọng lại vị ngọt thanh, mùi thơm khó tả…

Ai về Bình Định mà chưa được thưởng thức món chim mía Tây Sơn; chim se sẻ, nem chợ huyện Tuy Phước nhâm nhi với chén rượu Bàu Đá coi như chưa về Bình Định vậy. Người Bình Định đi xa, khách thập phương mọi miền khi tạm biệt Bình Định cũng có vài lít rượu Bàu Đá để làm quà.

Rượu Bàu Đá thường được dùng trong những ngày giỗ chạp, lễ nghi, hội hè, đình đám, nhất là những ngày Tết cổ truyền. Con cháu nội ngoại về mừng tuổi ông, bà có chén rượu Bàu Đá đặt lên bàn thờ thắp nén hương thành kính ta thấy ấm cúng thiêng liêng...

Rượu Bàu Đá” nét văn hóa đặc trưng của miền đất võ Tây Sơn, Bình Định

- Di tích,cá chua nước lợ (Đề Gi - Phù Cát)

Không ai biết cá chua có từ bao giờ, chỉ biết nó xuất hiện rất nhiều ở đầm Đề Gi (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Cho đến nay, loại cá này vẫn chưa nhân giống được, chủ yếu sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên. Gần đây, phong trào nuôi cá chua ở ao hồ khá phát triển, bằng nguồn giống lấy từ đầm Đề Gi. Có một bộ phận dân cư quanh đầm chuyên đi bắt cá chua con về ươm một thời gian thì đem bán cá giống với giá từ 1.500 - 2.500 đồng/con.

Ở Bình Định, cá chua có quanh năm, nhưng chất lượng cá ngon nhất và độ mùa xuân - hạ, và độ tuổi chừng 4 - 5 tháng. Nhiều nhà hàng ở Quy Nhơn đều có đặc sản cá chua, nhưng thực khách nơi xa đến không dễ gì biết mà gọi nếu chủ quán... quên giới thiệu hoặc không có “thổ địa” đi cùng.

Loại cá chua thường sinh trưởng tốt ở môi trường nước sà hai (nước lợ) nên chất lượng thịt rất thơm ngon, càng nhai kỹ càng cảm nhận nhiều vị ngọt của miếng cá. “Tuổi đời” cá chua quyết định độ thơm ngon. Cá còn nhỏ thì chất thịt chưa ngon, nhưng da cá và phần đầu lại rất quyến rũ. Cá già khiến cho phần da hơi cứng, nhưng thịt thì săn chắc ngon hết chỗ chê. Anh Quyền, chủ hồ nuôi cá chua ở đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn) bật mí: “Cá bắt vào ban đêm thì ăn trọn con, không bỏ bộ phận nào, kể cả phần ruột; bắt buổi ngày thì phải bỏ đi bộ lòng vì nó còn đọng nhiều tạp chất khiến hương vị cá khi chế biến có vị đắng”.

Cá chua được chế biến nhiều món: cá chua hấp, cá chua nấu lá giang, cá chua nấu mẳn (chỉ nấu với nước và hành, không phụ thêm gia vị), nhưng thú vị nhất là nướng lá chuối ăn kèm muối ớt tươi. Món nướng thì ít nơi làm vì độ công phu của nó, nhưng nếu có một người quen nuôi cá chua, cuối tuần ra bờ hồ câu vài con, đốt than lên nướng và thưởng thức, hầu như ai cũng sẽ phải thốt lên: “Chu cha, thiệt là ngon!”.

 - Bánh tráng nước dừa (Tam Quan): 

Bánh tráng thì nhiều nơi trên đất nước Việt Nam này có, như bánh tráng phơi sương Trảng Bàng - Tây Ninh, bánh tráng Hương Hồ - Huế, bánh tráng sữa Bến Tre,.Nhưng có một loại bánh tráng dân giã mà không ít người biết đến, đó là bánh tráng nước dừa Tam Quan - Bình Định.


Ngoài Bến Tre, Tam Quan nổi tiếng là nơi có nhiều dừa ở Việt Nam

Công đâu công uổng công thừa

Công đâu tát nước tưới dừa Tam Quan

Công đâu công uổng công hoang

Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa.

Tam Quan là một thị trấn nhỏ ven biển thuộc Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định. Dừa ở đây mọc thành hàng ở những vùng đất ven biển, chủ yếu là giống dừa ta trái to và cơm dày, rất hợp để làm loại đặc sản bánh tráng nước dừa.

Ở Tam Quan có nhiều nghề thủ công như nghề làm bún số 8 (một loại bún khô làm ờ bột gạo được cuốn lại từng bó thành hình số 8, dạng như miến ở ngoài Bắc), nghề làm mè xửng, và đặt biệt là nghề có liên quan đến dừa: làm thảm xơ dừa và bánh tráng nước dừa. Nhưng khi nhắc đến địa danh Tam Quan thì người ta biết đến nghề làm bánh tráng nước dừa nhiều hơn bởi thứ đặc sản khá hấp dẫn này.

Gạo sau khi được xay ra đem trộn với nước cốt trái dừa, cho cả xát dừa đã được vắt lấy nước cốt vào nữa. Mè đã bóc sạch vỏ vào, thêm ít tiêu hột (tiêu đen chưa xay nhuyễn), cùng củ hành tím (xắt lát thật mỏng) và một thứ gia vị không thể thiếu làm nên vị đặc trưng cho bánh tráng Bình Định, đó là muối. Tất cả được trộn đều và đem đi tráng thành bánh. Bánh tráng nước dừa thường được tráng trên khuôn to (to bằng cả cái mẹt sảy gạo) và tráng thành lớp dày, có như vậy khi nướng lên, bánh mới phồng và giòn, ngon. Sau khi tráng, bánh được đem phơi dưới nắng, nếu có nhiều nắng thì chỉ cần một buổi chiều là bánh khô rồi.

 Phơi bánh tráng

 

Bánh tráng đã thành phẩm

Khi ăn, bánh tráng nước dừa được đem nướng dưới lửa than. Chiếc bánh gặp lửa, phồng lên và vàng ươm. Những lát hành thơm phứt, nhữang hạt mè vàng quyến rũ. Nhưng phải biết cách nướng thì bánh mới thơm ngon. Những ai không quen sẽ không biết cách nướng mà làm chiếc bánh trông lem nhem, chỗ cháy đen, chỗ chai cứng, không ăn được. Khi nướng phải lật bánh đều tay, tránh vừa nướng chỗ này, xong lại chừa một phần bánh (để lấy chỗ cầm, vì sợ nóng), và đem nướng chỗ khác. Khi quay lại nướng chỗ chừa kia thì chỗ đó sẽ bị chai và cứng. Tốt nhất là khi nướng bánh cần có một chiếc đũa để tay còn lại cầm cho đỡ nóng.

Chiếc bánh tráng thơm phức mùi hành phi và có mùi vị bùi béo của dừa và mè, mằn mặn của muối được các bà mẹ đem ra những ngày đông cho cả nhà nhâm nhi, vừa ăn vừa xem ti vi. Lúc đói bụng có thể ăn bánh cùng nước mắm gừng thì không gì tuyệt vời hơn.

Các chuyến xe hay tàu hỏa Bắc - Nam khi đi ngang qua huyện Hoài Nhơn đều dừng lại cho khách thập phương mua chiếc bánh tráng nước dừa làm quà. Bánh được cột thành từng ràng. Mỗi ràng mười chiếc, bán với giá khoảng dưới 20.000Đ. Tuy nhiên, để chắc chắn được ăn chiếc bánh ngon thì tốt nhất là nhờ người quen ở Hoài Nhơn mua giúp.

Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung rất đông người Bình Định vào lập nghiệp. Sau mỗi dịp lễ, Tết, ngang qua bến xe miền Đông, nếu bắt gặp những người ngoài hành lí còn mang theo vài chồng bánh tráng to và dày rất đặc trưng thì bạn biết rằng họ là người Hoài Nhơn - Bình Định đấy.

Chiếc bánh tráng nước dừa Tam Quan cùng với nem chợ Huyện An Nhơn, rượu Bầu Đá, bánh ít lá gai, và bún chả cá Quy Nhơn từ lâu đã trở thành những đặc sản nổi tiếng của vùng đất võ Bình Định. Những người con Hoài Nhơn xa quê khi được hỏi nhớ nhất điều gì ở quê hương chắc không quên nỗi nhớ bánh tráng nước dừa Tam Quan...

 - Bún Song Thằn và bánh hỏi

Bên cạnh truyền thống thượng võ, còn có một loại đặc sản góp phần đưa địa danh An Thái (Nhơn Phúc - An Nhơn) bay xa, đó là bún Song thằn. Sở dĩ có tên gọi "song thằn" vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Nhiều người đọc trại thành bún "song thần".




Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
Kinh nghiệm du lịch Ao Vua
Kinh nghiệm du lịch bụi Quy Nhơn
Kinh nghiệm du lịch bụi Cao Bằng
Kinh nghiệm du lịch bụi Tây Ninh
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý