Kinh nghiệm du lịch San Francisco

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm du lịch San Francisco

19/04/2015 05:45 AM
552

Thời tiết lạnh lẽo, những con đường dốc và bất động sản đắt đỏ không làm cho San Francisco thiếu hấp dẫn. San Francisco cũng không thiếu những phẩm chất tích cực. Kinh nghiệm du lịch San Francisco dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn



Phương tiện đi lại


Người dân San Francisco có thói quen sử dụng phương tiện giao thông khá thường xuyên. Họ hoàn toàn có lý bởi mạng lưới các phương tiện công cộng ở đây rất hiệu quả và tiện lợi. Hai hình thức giao thông công cộng thông dụng nhất với khách du lịch tới San Francisco là xe buýt điện (trolley bus) và xe cáp (cable car).

•  Sân bay


San Francisco International Airport : Sân bay quốc tế San Francisco ở phía nam và cách trung tâm thành phố khoảng 22 km. Số điện thoại: +1 (1) 650 – 821 – 8211.

•  BART (Tàu nhanh của vịnh – Bay Area Rapid Transit)

Cách nhanh nhất để đi từ sân bay vào trung tâm thành phố là đón tàu của Bay Area Rapid Transit (được mở rộng đến sân bay từ năm 2003), chỉ mất 30 phút, với giá vé hoàn toàn chấp nhận được 5.40 $ (dừng ở phố 12 th bến Oakland City Center). Bạn có thể mua vé ở những máy bán hàng tự động trong bến tàu.

•  Shuttles (xe bus nhỏ chạy những tuyến ngắn)

Những xe bus này do nhiều hãng khác nhau cung cấp có thể chở bạn đến tận cửa khách sạn bạn yêu cầu trong trung tâm thành phố, nhưng giá vé đắt hơn tàu BART – 12 đến 17 $/người.

•  Buses

Bus SamTrans chở khách đến tận trung tâm San Francisco cũng như đến Hạt San Meteo (San Meteo County) và phía Nam thành phố. Ngoài ra còn có xe bus của sân bay – Airporrter Bus đi vào trung tâm thành phố.

•  Taxis

Bạn sẽ phải trả khoảng 30$ để đi vào trung tâm từ sân bay. Gọi American Cab, số điện thoại +1 (1) 415 – 614 – 2000, hay DeSoto Cab số +1 (1) 415 – 970 – 1300, Luxor Cab: +1 (1) 415 – 282 – 4141, Yellow Cab: +1 (1) 415 – 626 – 2345.

•  Các phương tiện giao thông công cộng

•  Bus

•  MUNI là công ty cung cấp phương tiện giao thông công cộng của thành phố. MUNI có tất cả 30 tuyến đường xe bus cũng như dịch vụ tàu điện ngầm (Metro subway) tới tất cả mọi nơi trong thành phố.

•  Bản đồ các tuyến đường của MUNI có thể tìm thấy ở hiệu thuốc, hiệu sách và các bến tàu xe, cũng như quầy thông tin Hallidie Plaza Info Center ở phố Powell và phố Market. Ngoài ra ở tất cả những trạm đỗ của xe bus và tàu điện ngầm cũng có dán những sơ đồ này. MUNI bus cũng có những tuyến phục vụ chạy đêm.

•  Để có tất cả những thông tin cần thiết, bạn có thể gọi số: +1 (1) 415 – 673 – MUNI.

•  Giá vé: 1.5$/ngươi lớn, trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí. Có một loại vé ngày với giá hấp dẫn dành cho khách du lịch cần đi lại nhiều, gọi là MUNI Passport. Với passport này, bạn có thể đi lại miễn phí và không hạn định, áp dụng với tất cả các bus, streetcar và cable car: 11$ cho passport 1 ngày, 18$ cho 3 ngày, 24$ cho 7 ngày. Nhiều quầy hàng, tiệm tạp hoá có bán loại passport này, cũng như ki-ốt ở phố Powell và Market. Để có thêm chi tiết, bạn có thể gọi số: +1 (1) 415 – 673 – 6864.

•  F-Streetcars

•  Một đội xe điện kiểu cổ được trang trí màu rực rỡ chạy dọc theo phố Market, tiếp tục ở Embarcadero đến tận Fisherman's Wharf. Tuyến bắt đầu ở phố Castro và Market đến tận phố Jones và Beach.

•  Xe chạy từ 6h00 đến nửa đêm.

•  Giá vé: 1.5$/người. Passport MUNI được chấp nhận đối với phương tiện này.

•  Trains (tàu)

•  Hệ thống BART (Bay Area Rapid Transit) là một hệ thống tàu điện ngầm nhanh, tiện lợi và tiện nghi, nối liền San Francisco với vịnh phía Đông. BART còn có những tuyến phục vụ đến Oakland, Berkeley, và cả những điểm xa hơn về phía đông như Daly City, Colma, và những điểm xa hơn về hướng nam. Không giống như hệ thống MUNI, BART chỉ chạy đến khoảng nửa đêm. Trong nội thành San Francisco , tàu của BART chạy dưới lòng đất dọc phố Market.Số điện thoại liên hệ: +1 (1) 510 – 465 – 2278.

•  Một hệ thống tàu khác, Caltrain, nối liền San Francisco với những địa điểm ở hướng nam thành phố, bao gồm cả San Jose . Số điện thoại liên hệ: +1 (1) 800 – 660 – 4287.

•  Ferries (tàu thuỷ)

•  Golden Gate Transit: cung cấp bus và tàu thuỷ tuyến San Francisco đến Marin County và một số phần của Sonoma, cũng như có bus chạy đến Sausalito, Mill Valley, Tiburon và Santa Rosa. Tàu thuỷ khởi hành từ bến nằm ở cuối phố Market, đến Larkspur và Sausalito . Để biết thêm chi tiết hãy gọi số: +1 (1) 415 – 455 – 2000.

•  Blue and Gold Fleet (đội tàu màu xanh và màu vàng): phục vụ tuyến Angel Island , Tiburon và có cả tours đi vùng sản xuất rượu Sonoma – Napa hay Muir Woods. Khởi hành ở cảng Pier 39. Số điện thoại: +1 (1) 415 – 773 – 1188.

•  Red and White Fleet (đội tàu đỏ và trắng): khởi hành tại cảng Pier 43-and-a-half.

•  Alameda / Oakland Ferry: khởi hành từ cảng Pier 39, từ bến tàu thuỷ trên phố Market, đi tới Alameda và quảng trường Jack London ở Oakland . Số điện thoại liên lạc: +1 (1) 510 – 749 – 5972.

•  Cable cars (xe cáp)

•  Xe cáp đã có lịch sử hơn 125 năm ở thành phố San Francisco chuyên chở khách trên những ngọn đồi dốc nhất của thành phố.

•  Có 3 tuyến, chạy từ 6h30 sáng đến nửa đêm. Giá vé: 5$/người (từ 07h00 – 21h00) và 1$ trong thời gian còn lại trong ngày.

•  Tuyến Powell – Hyde chạy từ phố Powell và phố Market, qua Nob Hill và Russian Hill, tới phố Hyde và Beach ở Fisherman's Wharf.

•  Tuyến Powell – Mason cũng khởi hành ở phố Powell và phố Market, qua Nob Hill tới North Beach đến vịnh và Taylor ở Fisherman's Wharf.

•  Tuyến California bắt đầu ở phố California và phố Market ở quận Financial , đi qua Chinatown tới Nob Hill rồi đại lộ Van Ness. Đây là một tuyến hầu như luôn đông và cũng không có nhiều cảnh đẹp trên đường để bạn thưởng ngoạn.

•  Taxis

Ở San Francisco , taxis nổi tiếng khan hiếm. Thật may mắn vì bạn đã có một hệ thống giao thông công cộng cực kì tuyệt hảo để hiếm khi phải cần đến taxis. Tuy nhiên, nếu trong một trường hợp nào đó bạn cần đi taxis, đừng mong bắt được 1 xe ngay dọc đường một cách dễ dàng. Tốt hơn hết hãy nhờ khách sạn hay nhà hàng gọi cho bạn taxis trước khi ra khỏi.

San Francisco - thành phố chất lượng nhất nước Mỹ năm 2012

Ảnh: Robert Glusic/Getty Image

Mặc dù chưa đến 1 triệu người, thành phố biển này có nhiều điểm ấn tượng - từ các nhà hàng và bảo tàng tầm cỡ thế giới đến các hội chợ cộng đồng và các lễ hội âm nhạc, một tầng lớp tri thức lớn và một nền kinh tế tăng trưởng - đó là những thứ người dân thành phố San Francisco tự hào khi nói với bạn rằng thành phố này lọt vào đứng đầu danh sách các thành phố tốt nhất của Mỹ năm 2012.

Để xếp hạng, Businessweek.com một lần nữa kết hợp với các xếp hạng của Bloomberg để đánh giá các dữ liệu về top 100 các thành phố lớn nhất nước Mỹ. Đánh giá xếp hạng này dựa trên các yếu tố thư giãn (số nhà hàng, quán bar, thư viện, bảo tàng các đội thể thao chuyên nghiệp và công viên theo số dân), các yếu tố giáo dục (hiệu quả trường công, số trường đại học và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp), các yếu tố kinh tế (thu nhập và việc làm), tội phạm và chất lượng không khí. Các tổ chức chuyên nghiệp lớn và các tổ chức nghiệp dư cũng như các tổ chức đóng trụ sở tại Mỹ thuộc về các liên đoàn quốc tế ở từng thành phố cũng được tính đến. Những con số này đến từ công ty dữ liệu Onboard Informatics và tổ chức phi lợi nhuận Trust for Public Land. Vì phương pháp đánh giá xếp hạng đã được thay đổi, những thay đổi trong thứ hạng của thành phố này từ 2011 không thể hiện là “tốt hơn” hay “kém hơn”.

Không có sự thống nhất về thành phố nào tốt nhất cho bạn sinh sống. Do đó, các liên hệ gia đình, việc làm, phong cách sống, và có thể một sự cống hiến suốt đời cho đội thể thao được tính đến. Danh sách là đánh giá tốt nhất để công nhận một vài trong số các thay đổi phổ biến quan trọng nhất.

Ví dụ, San Francisco có điểm số về giáo dục cao nhất (dựa trên các tiêu chí để đánh giá đã được đề cập trên đây), xếp hạng 6 về tiêu chí thư giãn, và hạng top 20 về các yếu tố kinh tế và chất lượng không khí. Bên cạnh việc có khá nhiều xe thực phẩm, nhà hàng, quán bar, và công việc, thành phố năng động này cũng tổ chức rất nhiều sự kiện, trong đó có lễ hội nhạc jazz hàng năm, một lễ hội văn chương, và một số hội chợ chỉ riêng trong tháng 10. Cùng với đó là các quang cảnh dốc đứng nín thở thu hút khoảng 129.000 khách du lịch mỗi ngày, theo Hiệp hội du lịch San Francisco. Bản chất là một thành phố quốc tế cũng làm tăng sự dễ chịu cho mọi người đến với thành phố này quanh năm.

Bên cạnh đó là đời sống nghệ thuật sôi động. Trong khi các tổ chức văn hóa như bảo tàng Thanh niên là nơi trưng bày các tác phẩm nổi tiếng, thành phố cũng nỗ lực đưa nghệ thuật đến với mọi người dân. Hai khối nghệ thuật của Urban Solutions, một con đường đi bộ tự do nghệ thuật ở Central Market, là một trong một vài dự án đưa nghệ thuật tới các khu vực thách thức của thành phố.

Tất nhiên, không phải mọi thứ đều vàng ròng ở San Francisco. Một sự tràn ngập những người trẻ cũng đã làm tăng các chi phí sinh hoạt. (Trung bình thuê một phòng studio mất 2.075 USD, theo hãng nghiên cứu RealFacts). Khi thành phố đã trở nên giàu có hơn, nó cũng làm mất đi nét đặc trưng. Thêm nữa thành phố này vẫn có một số người dân vô gia cư.

Các thành phố Tây Bắc có 2 thành phố trong top 5: Seattle (thứ 2) và Portland (thứ 5) vượt xa các thành phố Nam California như San Diego (thứ 9) và Los Angeles (thứ 50).

New York, là thành phố lớn nhất nước Mỹ, xếp vị trí thứ 7.

An toàn đã đưa hai thành phố Virginia là Virginia BeachChesapeake xếp thứ 2 và thứ 4, theo tiêu chí này. Khu vực dành cho hải quân và cải các quân nhân đang công tác và đã nghỉ hưu là khu vực thịnh vượng nhất.

Washington, xếp vị trí thứ nhất về giải trí khi đánh giá sự tiện nghi/người cũng tăng hạng lên hạng hai về tiêu chí giáo dục và hạng ba tổng thể.

Hai việc nên làm khi du lịch San Francisco


Đến San Francisco, người ta thường đi bộ trên cây cầu nổi tiếng thế giới Golden gate., tham quan bến cảng Fisherman's Wharf nay là điểm du lịch số một của San Francisco (SF), chụp ảnh ở bến Embarcadero, viếng đền Tien Hau trong Chinatown, phố tàu lớn nhất Bắc Mỹ, shopping ở phố Fillmore Street trong khu Pacific Heights....

du lịch hoa kỳ, du lich hoa ky, du lich my, du lịch mỹ, du lịch hoàn mỹ, du lich hoan my

Vậy còn gì phải làm để ghi dấu chân mình đã thăm SF, đại danh còn có tên gọi là Frisco, City bay the Bay, City of Change (Thành phố của thay đổi), Capital of Tech (Thủ đô của công nghệ)?

Hãy ngoạn cảnh, lên cầu bán nguyệt, thưởng thức trà thơm và nếm bánh may mắn (có nguồn gốc ở Nhật từ năm 1878) trong Japanese Tea Garden (Vườn trà Nhật), một "lãnh thổ" đậm nét châu Á trong Golden Gate Park, công viên hình vuông rộng hơn 4km2, tức hơn cả Central Park ở New York, mỗi năm thu hút hơn 14 triệu khách tham quan.

Vườn trà Nhật này, nằm giữa trung tâm thành phố và sát bờ Thái Bình Dương, là điểm đến thú vị của cư dân SF kể từ năm 1894 đến nay vì nó mang đến cho mọi khách tham quan một cảm giác rất thư thái, bình an, nhất là khi đến đây vào mùa xuân với các cây anh đào rộ sắc hồng, sắc trắng.

Nhưng đã tham quan vườn thì xem bạn mới chỉ hoàn thành được 50% công thức du lịch khám phá theo kiểu Mỹ là "been there" (từng đến đó). Bạn phải thêm phần "done that" (đã làm gì). Và du lịch SF, mà không một lần thử đi cable car là một thiếu sót lớn. Vì đây là hệ thống xe dây cáp cổ xưa nhất, lăn bánh lần đầu vào năm 1873, vẫn còn hoạt động tốt mãi cho đến nay, là phương tiện vận chuyển thuận lợi của cư dân SF và thu hút rất nhiều du khách. Vì cable car, với tiếng chuông "đinh, đinh, đinh" không thể nào nhằm lẫn được, cũng nổi tiếng như xuồng gondola ở Venice (Ý) và xe buýt đỏ hai tầng ở London vậy. Đây là phương tiện để lên, xuống 43 ngọn đồi của thành phố (có sách ghi 53), như chúng ta từng xem trong rất nhiều phim truyện của Hollywood, từ Dirty Harry năm xưa với diễn xuất của Clint East wood đến The Rock hồi thập niên 1990 với diễn xuất của Nicolas Cage.

Sau khi trải nghiệm đủ những việc này, bạn sẽ đồng cảm với tâm trạng của nghệ sĩ tài danh Tony Bennett khi ông hát "I left my heart in San Francisco".
Lời tư vấn cuối cùng, đến với SF, bạn không chỉ nhớ mang theo vài đóa hoa (như lời ca khúc if you're going to San Francisco nổi tiếng thế giới từ cuối thập niên 1960) mà còn phải nhớ mang theo đôi giày nhẹ, mềm. Vì đi bộ là cách hay nhất để khám phá thành phố rất đáng yêu này.




Du lịch Mỹ - San Francisco thành phố được yêu thích



 

Du lịch Mỹ - San Francisco được các nhà thám hiểm Tây Ban Nha phát hiện năm 1769. Được mệnh danh là "thành phố yêu thích của mọi người", là trọng điểm du lịch của nước Mỹ, năm 2011, San Francisco đón hơn 20 triệu du khách tới thăm.


San Francisco là thành phố lạ lùng. Ngay đỉnh điểm của đại suy thoái toàn thế giới 1929 - 1933, thành phố này vẫn đứng vững. Hơn thế, giữa điệp trùng khó khăn, thành phố còn xây dựng cùng lúc 3 công trình để đời: cầu qua vịnh San Francisco - Oakland (Bay Bridges), cầu Cổng Vàng (Golden Gate) và nhà tù trên đảo Alcatraz. Đây cũng là nơi có hộ gia đình đồng giới cao nhất nước Mỹ. Ước tính hơn 20% nam giới trên 15 tuổi là dân đồng tính, chưa kể số lưỡng tính. Dẫu thu nhập bình quân đầu người hơn 65.000 USD vào năm 2011, San Francisco là thành phố có tỷ lệ dân vô gia cư đứng đầu nước Mỹ. Chính quyền thành phố đang đau đầu vì những vụ bạo động và tội phạm ngày càng gia tăng.


Đến San Francisco, lựa chọn đầu tiên của tôi là "nghía" cầu. Trước tiên là Bay Brigdes - cầu nối San Francisco với Oakland. Chữ "Brigdes" số nhiều vì có 2 cầu. Cầu 1, tạm gọi như vậy, có 2 tầng, mỗi tầng chỉ lưu thông 1 chiều với 4 làn xe. Có thể đi vào buổi sáng, lúc hoàng hôn và buổi tối để ngắm nhìn thành phố với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Cầu 1 nối cầu 2 bằng đường hầm rộng 17,6m. Cả 2 cầu và đường hầm dài 13,7 km, khánh thành năm 1936 với chi phí 79,5 triệu USD, là niềm kiêu hãnh cho kỷ nguyên mới của thành phố. Dù chi phí chỉ 35 triệu USD, lại sinh sau Bay Brigdes nhưng cầu Cổng Vàng - còn gọi là Kim Môn (Golden Gate Brigdes) mới là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc hiện đại của nước Mỹ và nhanh chóng trở thành biểu tượng quốc tế của San Francisco. Hoàn thành năm 1937, cầu Cổng Vàng là cầu treo dài nhất và cao nhất thế giới lúc đó. Năm 2007 được Viện Kiến trúc Hoa Kỳ bình chọn là "một trong 5 kiến trúc được yêu thích nhất nước Mỹ". Hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ bầu chọn đây là "một trong những kỳ quan hiện đại của thế giới". Tạp chí du lịch Frommer thì cho rằng "cầu Tháp ở London, cầu Cổng Vàng ở San Francisco là 2 chiếc cầu đẹp nhất và được chụp ảnh nhiều nhất thế giới".

du-lich-my-sanfrancisco-01

Cầu sơn màu đỏ cam (orange vermilion) nổi bật giữa biển xanh và đồi cỏ khô vàng, rực rỡ dưới ánh nắng ban ngày, huy hoàng lộng lẫy dưới ánh đèn đêm. Mỗi thời khắc, cầu có màu sắc riêng. Cầu có 6 làn xe, vòm cao 98m được kết nối bởi 2 sợi cáp khổng lồ, đường kính gần cả mét. Mỗi dây cáp lớn được kết bởi 27.572 sợi cáp nhỏ, tổng chiều dài của 2 sợi cáp chính là 129.000 km, gần bằng 6 lần đường kính trái đất. Số đinh tán được sử dụng là hơn 1,2 triệu cây. Sau 72 năm thi gan cùng tuế nguyệt, lớp sơn nguyên thủy bị rỉ sét, phải cạo bỏ và sơn lại. 38 thợ sơn chuyên nghiệp phải lao động cật lực suốt 30 năm (1965-1995) mới hoàn tất. Cầu Cổng Vàng xinh đẹp, độc đáo ngày càng nổi tiếng bởi được xem là "bãi tự sát". Ngay sau ngày khánh thành (27.5.1937) đã có vụ tự tử đầu tiên. Bình quân cứ gần 2 tuần có 1 người chọn cầu Cổng Vàng để kết thúc cuộc sống. Cầu cao 79m nên sau khi nhảy sẽ có vận tốc 142 km/giờ. Chỉ cần 4 giây là chạm mặt nước và chẳng còn biết gì. Đi trên cầu, tôi cứ băn khoăn và ám ảnh về chuyện đó. Chẳng lẽ thiên hạ chọn chiếc cầu định mệnh này để kết thúc kiếp người cho... có hậu? Cổng Vàng cũng là tên nổi tiếng của công viên rộng 410 ha, một bộ sưu tập khá đầy đủ về thực vật, có cảnh quan rất đẹp, nhất là vườn trà Nhật Bản.


Tôi cũng thích được ngồi trong xe, chầm chậm qua đường hoa Lombard dích dắc, dốc ngược quanh co, uốn lượn. Ban đầu tôi cứ tưởng là đường Lambada - một vũ điệu nổi tiếng của Brazil. Có lẽ Lombard là con đường hình sin độc đáo nhất thế giới. Đường chỉ dài 400m nhưng có độ dốc 270, xây dựng từ năm 1922. Hai bên đường trồng toàn hoa, bốn mùa khoe sắc thắm. Có lối đi bộ cho khách "tập thể dục", vừa đi vừa thở theo kiểu "ngực tung tăng đi trước, mông lả lướt theo sau". Xe chỉ được "bò" 5 km/giờ, chạy từ trên xuống dưới và chỉ dành cho xe dưới 16 chỗ. Còn Fisherman's Wharf - cầu tàu của dân đánh cá, nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng với các hoạt động mua bán hải sản. Fisherman's Wharf có nhiều quầy hàng lưu niệm và rất nhiều quán ăn đồ biển. Tôi đã ăn thử hải sản kiểu Mỹ nhưng thua xa Việt Nam vì thiếu "muối tiêu chanh", loại đồ chấm mà Yan Can Cook cho là số 1 thế giới. Món seafood cocktail lạnh lại càng khó nuốt.


Từ Fisherman's Wharf đi bộ một đoạn ngắn về hướng mặt trời mọc là cầu tàu 39, lúc nào cũng tấp nập khách xem hải cẩu đùa nghịch. Những con hải cẩu béo phục phịch, đủ loại lớn nhỏ, kêu eng éc. "Nhà" của chúng là những tấm phao gỗ lớn, bồng bềnh trên biển. Chúng nằm phơi nắng, giành ăn và cả giành "gái" loạn xạ. Trên trời, từng đàn hải âu phụ họa chiêm chiếp giành mồi. Ở đây, tôi đã bất ngờ suýt té xỉu vì những kiểu ăn xin "made in USA". Đang nhởn nhơ dạo chơi, liên tưởng đủ thứ, bỗng giật mình cái đùng vì một bóng ma đen sì, nhe hàm răng trắng nhởn, đội đất chui lên từ lùm cây. Nhìn những người chung quanh đứng cười, tôi hơi quê độ và hiểu ra đó là cách giúp khách giảm stress kiểu Mỹ. Anh chàng da đen tha đâu về lùm canh xanh cao chừng mét rưỡi, nấp trong đó, chờ khách đi qua hù chơi để kiếm tiền. Ai cũng giật bắn người - chợt hiểu ra - cười nắc nẻ rồi móc ví gửi lại mấy đồng lẻ. Ăn xin kiểu này ở Việt Nam đảm bảo đi cấp cứu ngay lần đầu ra trận! Ngoài ra còn nhiều cách kiếm tiền rất văn hóa của các "nghệ sĩ đường phố" đến từ khắp nước Mỹ và cả vùng Caribean, Jamaica, Puerto Rico... khá tưng bừng. Có cả những nhân tượng cho khách chụp hình rồi bất ngờ cựa quậy làm khách hú vía, rú lên cười ngặt nghẽo và móc ví thưởng cho... tượng.


Đảo Alcatraz - tiếng Tây Ban Nha là Chim Bồ Nông - còn gọi là Chàng Bè (Pelican), bởi trên đảo toàn loại chim này. Đảo chỉ rộng 12 ha, cách bờ hơn 1,6km, từng là nhà tù giam giữ nhiều tội phạm khét tiếng, chưa tù nhân nào vượt ngục thành công. Nhà tù - dĩ nhiên là chật hẹp - nhưng sang trọng kiểu Mỹ. Tù nhân được phục vụ toàn nước nóng, bị tra tấn một cách "nhẹ nhàng" bằng cách thưởng ngoạn cuộc sống tự do, sôi động, rực rỡ ánh đèn, tràn ngập âm thanh... qua song sắt chật chội. Hiện nay, mỗi năm lượng khách đến tham quan Alcatraz nhiều hơn hàng trăm ngàn lần tổng số tù nhân trong suốt 29 năm tồn tại của nhà tù, từ 1934 - 1963.


Tôi cũng đã đến China town, phố Tàu đặc trưng của cộng đồng người Hoa. Gắn liền với địa danh Cựu Kim Sơn, China town được hình thành rất sớm, từ những năm 1800. Vẫn màu đỏ - vàng chủ đạo với kiến trúc thể hiện tính cách của những người Hoa tha hương. Họ là cộng đồng đoàn kết, tương trợ, chịu khó và chăm chỉ. Họ ít nhắc tới quá khứ mà luôn nghĩ về tương lai nhiều hơn. Đến Little Saigon là cảm nhận ngay nỗi lòng của những người Việt xa quê. Cứ như một góc của chợ Bến Thành với nhiều hàng quán và cửa hàng thuần Việt. Đủ thứ món ngon dân dã khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Thực phẩm sạch, rau an toàn và chỗ ngồi thoáng hơn nhưng hương vị thì kém xa. Chủ yếu ăn cho đỡ nhớ. Tiếp xúc với người Việt ở nhiều nước, có lẽ người Việt ở Mỹ là hiếu khách và nặng lòng với quá khứ hơn cả. Mỗi khi tụ tập, họ hay kể lại những chuyến về quê, những món ngon, cảnh đẹp và cả những đổi thay đáng mừng của đất nước.


San Francisco là thành phố đẹp nhất của nước Mỹ, với bầu khí hậu trong lành mát mẻ, những bãi biển dài thơ mộng và những ngôi nhà theo kiểu kiến trúc Victoria. San Francísco còn nổi tiếng với những dây cáp treo.. .giống như một làng ngư phủ và quảng trường lớn mới được xây dựng. Sân bay quốc tế cách trung tâm thành phố 24km về phía Nam. Trong đó quảng trường lớn là trung tâm đầu mút giao thông của thành phố. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất trong hành trình

Huong dan du lich My

* Vùng Castro.

Castro là vùng đất rất đẹp, nổi tiếng với những sườn dốc và những ngôi nhà theo lối kiến trúc Victoria được xây dựng thẳng hàng, ngăn nắp. Castro không chỉ là vùng đất của những người đồng tính luyến ái mà nó còn là vùng đất có phong cảnh đẹp nhất San Francisco.

* Thị trấn người Hoa.

Đây là thị trấn người Hoa lớn nhất thế giới, trải dài qua 16 dãy phố, với hàng trăm nghìn thương nhân và cư dân người Hoa sinhsống. Hình thức du lịch chủ yếu và tốt nhất ở thị trấn người Hoa

là dạo bộ ngắm cảnh phố phường và thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc Trung Hoa.

* North Beach.

Đây là khu dân cư người Italia với rất nhiều nhà hàng, khách sạn, quán bar. NorthBeach là địa danh ẩm thực nổi tiếng và cũng là nơi có cuộc sống về đêm sầm uất nhất San Francisco.

* Soma.

Trên các dãy phố ở Soma trưng bày rất nhiều tranh ảnh nghệ thuật, đặc biệt là các bức bích họa. Tranh nghệ thuật ở đây thể hiện phong cách táo bạo, đường nét tinh tế, giàu sức biểu cảm. Soma là trung tâm nghệ thuật của San Francisco, đồng thời cũng là nơi có cuộc sống và đêm tương đối náo nhiệt. Ngoài những viện bảo tàng mỹ thuật và các phòng tranh ra, Soma còn có rất nhiều nhà hàng, khách sạn, quán bar và hộp đêm.

* Bến ngư phủ.

Đây là nơi náo nhiệt nhất của thành phố San Francisco. Bến ngư phủ này tập trung rất nhiều quầy hải sản, Bảo tàng, siêu thị, phòng tranh, cửa hàng bán đồ cổ, nhà hàng, trung tâm thương mại và cửa hàng bán đồ lưu niệm. Vùng đất này nổi tiếng với những công viên Đại Dương và những hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên hè phố.

* Cầu Golden Gate.

Cầu Golden Gate là biểu tượng của San Francisco, xây dựng năm 1937, được coi là cây cầu đẹp nhất nước Mỹ. Cầu Golden Gate dài 2656km, đường kính của cầu thang thép là 0,94m. Cầu gồm 27000 dây cáp với tổng chiều dài có thể cuốn đủ 3 vòng xích đạo.

* Bảo tàng Nghệ thuật.

Bảo tàng Nghệ thuật xây dựng năm 1915, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của San Francisco. Bảo tàng này nổi tiếng với những bức phù điêu độc đáo và cách bố trí thể hiện sự yên

tĩnh và lãng mạn. Bảo tàng Thám hiểm. Bảo tàng Thám hiểm nằm cạnh Bảo tàng Mỹ thuật, được coi là Bảo tàng khoa học đẹp nhất nước Mỹ. Cách trưng bày các hiện vật của bảo tàng này rất sinh động và độc đáo. Đặc biệt là “Phòng biến hình” và “Trí nhớ của nhân loại” là hai điểm tham quanthu hút nhiều du khách nhất.

* Công viên Golden Gate.

Công viên Golden Gate được xây dựng năm 1871. Cùng với công viên trung tâm của thành phố New York. Đây là hai công viên có quy mô lớn nhất thế giới. Công viên Golden Gate gồm hơn 10 công viên nhỏ tạo thành. Trong đó có những công viên tạo cảnh bằng vườn hoa, những công viên hồ nước. Nổi tiếng nhất ở đây là 3 bảo tàng thành phố và vườn hoa Nhật Bản.

* Tòa nhà thị chính.

Tòa nhà này được xây dựng năm 1915, mô phỏng theo lối kiến trúc của giáo đường thánh Peter. Tòa nhà thị chính được công nhậnlà một trong những công trình kiến trúc công cộng đẹp nhất nước.

* Thung lũng Silicon.

Silicon là vương quốc của ngành công nghiệp điện tử và ngành tin học. Trong thung lũng này có hơn 1500 công ty. Thung lũng Silicon dài khoảng 40km nằm ở phía Nam thành phố San Francisco. Tại San Francisco, du khách có thể mua cuốn sổ tay dành cho người du lịch.

DU LỊCH MÙA HÈ TẠI SAN FRANCISCO

DU LỊCH MÙA HÈ TẠI SAN FRANCISCO

Khí hậu San Francisco mùa hè

Nếu đặt vé máy bay đi San Francisco, Mỹ giá rẻ vào các tháng 6, 7 và 8 theo múi giờ ở San Francisco, bạn sẽ thấy nhiệt độ có thể chỉ tầm 75 độ F vào buổi chiều với những cơn gió Tây từ đại dương thổi vào mỗi ngày.

Tháng 8, thời tiết ở đây có thể khiến thành phố như được tắm dưới vòi hoa sen bằng một vài cơn giông bão khi gió mùa Tây Nam tiến tới Bay Area.

Sương mù mùa hè ở San Francisco

Mùa hè ở San Francisco thường có rất ít điểm chung với nơi khác do sương mù luôn thích quẩn quanh khắp nơi làm ‘chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ’.

Được đánh dấu bằng những đợt sương mù trắng toát cuồn cuộn – sản phẩm hùng vĩ của bụi nước biển, gió và nhiệt độ từ Central Valley, mùa hè San Francisco thường có vẻ u ám nhưng lại mát mẻ đầy đặc trưng.

Đôi khi vào tháng 8, bạn sẽ nhìn thấy từng mảng sương mù tựa như bông ‘lon ton’ chạy ngang Cầu Cổng Vàng, lăn qua Treasure Island, tản về khu đồi Berkeley và Oakland, rồi bất ngờ mất dấu hoàn toàn giữa lòng San Francisco đầy ngoạn mục.

Các sự kiện mùa hè tại San Francisco

Nếu là người có tư tưởng phóng khoáng, bạn hãy đặt vé đi San Francisco vào tháng 6 và tham gia cuộc diễu hành dành cho người đồng tính lớn nhất tại Hoa Kỳ: Gay Pride.

Trong khi đó, vào tháng 7, thành phố lại chiêu đãi bạn với khá nhiều lễ hội tuyệt vời khó có thể bỏ qua trong một chuyến đi du lịch San Francisco như:

  • Lễ bắn pháo hoa ngày 4/7 hết sức ngoạn mục, cho phép bạn đứng xem và trầm trồ tại nhiều địa danh như Tòa nhà Ferry, Bến Ngư Phủ hoặc Cánh đồng Chrissy
  • Các chương trình liên hoan nhạc jazz như Fillmore Street Festival và North Beach Jazz Festival

Nếu có vào tháng 8, bạn hãy đến tham gia hội chợ Nihonmachi ở Phố Nhật và liên hoan kịch Shakespeare Festival.





Kinh nghiệm du lịch Campuchia
Kinh nghiệm du lịch Amsterdam
Kinh nghiệm du lịch Châu Âu
Kinh nghiệm du lịch bụi Singapore
Kinh nghiệm du lịch Bali (Indonesia) -
Kinh nghiệm du lịch Anh -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý