Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

19/04/2015 05:45 AM
398

Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến luôn cuốn hút du khách bởi nét cổ kính, yên bình lạ kỳ. Một chuyến tham quan quanh Hà Nội sẽ để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó quên về 36 khu phố nghề cổ kính của Hà Nội xưa. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội dưới đây là gợi ý cho bạn 1 chuyến quanh thủ đô thật vui và tiết kiệm chi phí

Mùa thu Hà Nội

Hà nội đẹp nên thơ vào mùa thu

Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa. Ở Hà Nội, từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng.

Thời gian du lịch

Thời gian tuyệt nhất để du lịch ở Hà Nội là từ tháng 9 đến tháng 11 hay từ tháng 3 đến tháng 4 lúc thời tiết êm dịu và ấm áp. Từ tháng 11 đến tháng 3 ít mưa hơn nhưng thời tiết có khi rét đậm rét hại, nhất là vào buổi tối. Còn từ tháng 5 đến tháng 9, tiết trời oi bức, thỉnh thoảng có mưa lớn.

Di chuyển

Từ TP.HCM, bạn có thể đi ra Hà Nội bằng tàu hỏa, ô tô hoặc máy bay.
Đặt vé tàu từ TP.HCM ra Hà Nội tại ga Sài Gòn: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TPHCM, ĐT: 08. 39 318 952. Hiện nay có nhiều loại vé cho bạn chọn (ghế cứng, ghế mềm, giường nằm có máy lạnh…), giá từ khoảng 782.000VND/vé/người trở lên. Tàu dừng tại
ga Hà Nội trên đường Lê Duẩn.

Nếu đi ô tô, bạn có thể chọn các hãng như Hoàng Long (ĐT: 0988 259 568), xe Mai Linh (08 39292929), xe Tân Đạt ((08) 218.1056 – 090.66.88.567)… Xe khởi hành từ bến xe Miền Đông, ghế ngồi và giường nằm giá từ 550.000VND/vé, đã bao gồm thức ăn và nước uống. Thời gian đi ô tô khoảng dưới 60 giờ do xe phải dừng lại vào các bữa ăn nên sẽ lâu hơn tàu hỏa.

Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất ra Hà Nội đồng thời giá cũng cao nhất. Thời gian bay là 1h45 phút, thời gian chờ đợi làm thủ tục khoảng 2 giờ, tổng thời gian bạn di chuyển từ TP.HCM đến trung tâm Hà Nội khoảng 5 tiếng đồng hồ. Giá vé máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội có nhiều mức, dao động từ 1,2 triệu đồng/vé/người trở lên.

Cách di chuyển từ sân bay về trung tâm Hà Nội

1. Đi bằng xe ô tô của sân bay

- Xe ô tô khách của sân bay có giá 35.000VND/người xe về đến số 1 phố Quang Trung, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (xe của sân bay Nội Bài hoặc xe hãng đỗ tại đó – mình ko nhớ tên).

- Nếu bạn đi Jestar, hãng này có ô tô đưa về đến số 204 Trần Quang Khải, giá cũng 30.000 – 35.000VND/người

Từ 2 điểm trên bạn có thể bắt xe taxi hoặc xe ôm để về địa điểm mong muốn. Nhớ hỏi kỹ giá cả ngay từ đầu.

2. Đi bằng xe taxi

Ra khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Trước khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

3. Đi bằng xe buýt

- Bạn ra đường lớn bắt xe buýt sỗ 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 4.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 4.000VND nữa.

- Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 4.000 – 6.000VND.

Đi xe buýt có ưu điểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

Đi xe máy ở Hà Nội

Xe máy là phương tiện di chuyển thuận lợi nhất ở Hà Nội

Đi lại tham quan ở Hà Nội

Các điểm tham quan ở Hà Nội không quá xa nhau nên bạn có thể thuê xe máy và tự lái đi tham quan. Muốn thuê được xe bạn phải đặt chứng minh thư và từ 4 – 10 triệu đồng (tùy xe). Giá thuê từ 10.000 – 15.000 VND/giờ và 60.000 – 100.000 VND/ngày. Một số địa chỉ: Số 5 Đinh liệt, 53 Trần Hưng Đạo, 23 E Hai Bà Trưng…

Tất nhiên bạn cũng có thể chọn phương tiện khác là xe ôm hay taxi. Mẹo nhỏ cho bạn là nên hỏi giá và trả giá trước khi đi bất cứ đâu.

Khách sạn

Số lượng khách sạn ở Hà Nội trên iVIVU là gần 300. Bên cạnh những khách sạn 5 sao sang trọng với giá phòng lên đến vài triệu đồng/đêm cũng có rất nhiều khách sạn 1 và 2 sao giá rẻ – giá thấp nhất từ 92.000 VND/phòng/đêm. Khu vực phố cổ tập trung mật độ khách sạn dày đặc, rất tiện cho bạn nghỉ ngơi và lên lịch trình thăm thú tất cả những địa danh nổi bật tại Hà Nội.

Một số điểm tham quan thú vị khi đến Hà Nội

Một số địa danh chỉ cách trung tâm Hà Nội một vài km như: Văn miếu Quốc Tử Giám, nhà hát lớn Hà Nội, di tích nhà tù Hỏa Lò, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long

Làng cổ Đường Lâm

Cổng vào làng cổ Đường Lâm

Xa hơn thì có bảo tàng dân tộc học Việt Nam, làng cổ Đường Lâm (thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50 km), làng lụa Vạn Phúc (thuộc P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội 10 km), làng gốm Bát Tràng (thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km), thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương (cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), Chùa Hương (quần thể nhiều ngôi chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 70 km), Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km)…

Các khu mua sắm

1. Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Các hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Đây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam. Thời gian mở cửa: 10:00 – 20:00 giờ. Địa điểm: phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

2. Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá người bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Đây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, quyển sổ, đèn…Thời gian mở cửa: 09:00 – 20:00 giờ. Địa điểm: phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

3. Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm tham quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Chợ thường bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo… Chợ đêm Đồng Xuân họp cả tuần, đặc biệt thứ 7 còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc. Suốt dọc tuyến phố đi bộ Hàng Đào và chợ đêm Đồng Xuân, du khách có thể khám phá một phố cổ Hà Nội lung linh trong ánh đèn và mua sắm những hàng lưu niệm. Thời gian mở cửa: 07:00 – 21:00 giờ. Địa điểm: Số 1 phố Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về hướng Bắc. Chợ đêm Hà Nội họp từ: 7h00 – 12h00, tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật. Địa điểm: Dọc phố Hàng Đào và quanh chợ Đồng Xuân

Món ngon Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội đặc trưng bởi vị thanh, ngọt, nhẹ nhàng như phong thái người Tràng An xưa nay. Song cùng với sự phát triển về mọi mặt, ẩm thực Hà Nội cũng du nhập những tinh hoa của nhiều vùng miền trên cả nước, biến đổi theo phong cách riêng. Những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Hà Nội gồm có: Phở, bún chả, chả cá Lã Vọng, nộm bò khô, các món ăn từ vịt, kem Tràng Tiền, ốc luộc, chân gà nướng, bún ốc, nem tai Bà Hồng…

Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Hồ Tây

Ngoài ra, một số món ăn ít phổ biến hơn nhưng cũng rất đặc trưng cho ẩm thực thủ đô gồm: Bánh cuốn Thanh Trì, Bánh dày Quán Gánh, Bánh Tôm Hồ Tây, bún thang, bún mọc, đậu phụ Mơ, giò chả Ước Lễ, bún đậu mắm tôm…

Mua quà Hà Nội cho bạn bè và người thân

Cốm làng Vòng

Đặc sản “Cốm làng Vòng” có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng. Cốm thường có vào đầu mùa thu. Nếu được bạn nên nhờ người quen ở Hà Nội mua dùm để mua đúng loại cốm ngon, giá hợp lý.

Cốm làng Vòng

Cốm làng Vòng

Ô mai Hàng Đường

Như một nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành ai ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai là các loại trái cây đặc trưng của vùng như: mơ, mận, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít… Trên phố hàng Đường có nhiều hiệu ô mai lâu đời và nổi tiếng như: Tiến Thịnh (số 21 Hàng Đường), Gia Lợi (16 Hàng Đường), Gia Thịnh (13 Hàng Đường), Hồng Lam (11 Hàng Đường). Ngoài ra, hiệu ô mai Vạn Lợi ở 38A phố Hàng Da (Q. Hoàn Kiếm) cũng rất nổi tiếng. Giá ô mai các loại dao động từ 7.000 – 12.000 VND/lạng, bạn có thể mua theo lạng hoặc mua các hộp đã đóng sẵn.

Bánh cốm Hàng Than

Để có một chiếc bánh cốm thơm ngon tinh khiết, người làm bánh phải chọn những hạt cốm đuợc làm từ hạt thóc nếp già, cho ra loại cốm già loại một, cốm đều, mịn màng, thơm, tinh khiết, không mốc, không chua. Cốm được làm ra cho vào hũ tránh mốc, ẩm để có thể làm bánh được quanh năm. Tuy nhiên, bánh cốm ngon nhất vẫn là bánh được làm vào mùa thu, mùa cốm. Bánh cốm nổi tiếng nhất Hà Nội được bày bán trên phố Hàng Than, nổi tiếng nhất là cửa hàng Nguyên Ninh số 11 dốc Hàng Than. Hiện nay giá bánh từ 5.000 – 6.000 VND/chiếc.

Lụa Hàng Gai, lụa làng Vạn Phúc

Một số cửa hàng bán lụa có uy tín ở phố Hàng Gai gồm: Khai silk, Công Silk, Hà Đông silk, Thao Silk, Lê Minh, Tân Mỹ. Tại mỗi cửa hàng đều niêm yết giá, giá ở đây nhỉnh hơn so với tại làng lụa Vạn Phúc.

Khăn lụa Vạn Phúc

Khăn lụa Vạn Phúc

Ở làng Vạn Phúc, bạn có thể trả giá để giảm từ 20%-30%. Tuy nhiên, một số cửa hiệu lớn trong làng đã niêm yết giá nên bạn khó lòng được giảm. Cửa hàng lụa nổi tiếng nhất tại làng lụa Vạn Phúc là Dung Từ. Có thể đến tận xưởng để mua lụa xịn, khổ rộng, giá khoảng 100 – 200.000 VND/mét.

Tại Hàng Gai cũng như làng Vạn Phúc cũng có nhiều cửa hàng bán lụa giá rẻ nhưng chất lượng khó bảo đảm. Mẹo kiểm tra lụa là thử kéo mạnh mép vải, lụa không bị xô hoặc rút sợi lụa xịn ra đốt sẽ có than rơi lả tả, chứ không còn nguyên hình sợi vải.



Kinh nghiệm du lịch Hà Nội theo cụm


Thủ đô thu hút du khách cả nước ở những danh thắng đi vào lịch sử, vẻ đẹp biến đổi theo mùa hay những món ăn đặc trưng.



Hồ Gươm một sáng mùa thu.


Địa điểm tham quan

Rất khó để gom hay chia các điểm tham quan tại Hà Nội thành các nhóm dựa trên tính chất, diện tích nên những du khách lần đầu đến đây thường phân chia thành cụm theo khoảng cách tính từ khách sạn đến các địa điểm. Ở từng khoảng cách, sẽ lấy một địa danh làm trung tâm, sau đó, gom các thắng cảnh xung quanh trong một bán kính cụ thể vào thành một cụm. Gợi ý ban đầu là 4 địa danh gồm hồ Gươm, hồ Tây, lăng Bác và cụm cuối cùng là các bảo tàng, sân vận động Mỹ Đình (có thể đến hay không).

Ấn tượng và muốn đến nhất với những du khách lần đầu tiên đến Hà Nội là Hồ Gươm. Ngoài mục đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của hồ nước ghi lại dấu ấn lịch sử, vẻ lãng mạn của những cây đại thụ nghiêng mình trên mặt nước, là khát khao được “diện kiến” cụ rùa. Bên cạnh cụ rùa, tháp Bút và cầu Thê Húc cũng được nhiều du khách “quan tâm”. Sau khi dạo một vòng hồ Gươm, hít thở không khí trong lành, bạn có thể thả mình trong hương hoa thơm ngát hay ghi lại những soot hình ấn tượng trong các vườn hoa gần đó như vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Bác Cổ…

Các điểm tham quan ở cụm hồ Tây gồm hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc, Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành. Mỗi địa danh tại đây có một vẻ đẹp riêng mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Đó là hồ Tây bao la, thanh bình, mát rượi. Chùa Trấn Quốc uy nghiêm và cổ kính. Văn miếu Quốc tử giám có thiết kế nhân văn và bác học. Hoành thành gợi vết tích của một thời đại. Hồ Trúc Bạch thanh bình với những du thuyền hình thiên nga lãng đãng trên hồ.

Thú vị nhất trong chuyến tham quan thủ đô là hành trình viếng lăng Bác với hàng ngàn người từ từ tiến bước vào lăng trong im lặng và lòng thành kính. Chỉ mở cửa vào sáng thứ 7 hàng tuần nên dòng người vào thăm lăng dài đến mức, nếu không tranh thủ xếp hàng sớm, bạn sẽ phải hẹn lần sau sẽ đến.

Sau khi viếng Bác, ghi lại những shoot hình bên ngoài lăng, bạn đừng vội ra về mà hãy tự do khám phá các thắng cảnh xung quanh lăng. Đầu tiên là ao cá trong veo với đàn cá tung tăng bơi lội; nhà sàn mộc mạc, dân giã; bảo tàng Hồ Chí minh uy nghiêm; chùa Một Cột yên bình soi bóng trên hồ sen.

Ngoài các điểm tham quan trên, du khách đến Hà Nội còn tranh thủ tham quan hàng loạt làng nghề, ngắm phố phường Hà Nội và các địa danh như đền Quán Thánh, nhà thờ lớn, chùa Kim Liên, chùa Quán Sứ, chợ Đồng Xuân, công viên Thống Nhất, làng hoa, sân vận động Mỹ Đình…


Ao cá Bác Hồ.


Gợi ý chuyến tham quan 3 ngày 3 đêm tại Hà Nội

Tối đêm thứ 5: lên xe, tàu, hay máy bay đến Hà Nội.

Sáng thứ 6: Nhận phòng, cất đồ, thuê xe tham quan cụm các di tích, thắng cảnh ở hồ Tây gồm hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc, Văn miếu, Hoàng Thành…

Tối: khám phá Hà Nội về đêm, tham quan phố cổ, cảm nhận không khí tấp nập ở kem Tràng Tiền, thưởng thức và cảm nhận quán xá Hà Nội.

Sáng thứ 7: Xếp hàng vào lăng viếng Bác. Sau khi viếng Bác, tham quan các thắng cảnh trong khu vực lăng như đường xoài, ao cá Bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh. Chiều về hồ Gươm, chụp hình, hít thở không khí trong lành, thả mình trong hương thơm của các vườn hoa.

Tối dạo một vòng Hà Nội, tham gia phố đi bộ, thưởng thức thêm một số món ngon, mua quà lưu niệm…

Sáng chủ nhật: Tham quan tất cả các điểm còn lại. Tối lên đường về lại hay đi tiếp đến các tỉnh khác.

Di chuyển

Thủ đô Hà Nội phát triển cả ba hình thức giao thông là đường bộ, tàu hỏa và máy bay. Tùy khoảng cách, sở thích, túi tiền mà bạn lựa chọn hình thức thích hợp nhất để đến.

Bằng phương tiện công cộng

Để đến Hà Nội, bạn có thể mua vé xe tại bến xe của mỗi tỉnh, mua vé đi tàu hỏa tại các ga và mua vé máy bay tại các đại lý. Lưu ý, nên tham khảo giá vé, thời gian xuất phát, điểm đến… trước khi đi khoảng 1 tuần để lên lịch tham quan.

Đến Hà Nội thì thuê xe ôm, bắt taxi để khám phá Hà Nội. Nhưng hình thức tham quan Hà Nội rẻ, tiện nhất là thuê xe máy với giá 100.000 đồng/ngày.

Nên trang bị một điện thoại có Google map để tiện việc di chuyển đến các địa danh.

Bằng phương tiện cá nhân

Lời khuyên thích hợp nhất với các bạn đến Hà Nội bằng phương tiện cá nhân (xe máy, xe ô tô) là nếu khoảng cách trên 300km, thì nên chuyển sang phương tiện công cộng. Tất nhiên, ngoại trừ trường hợp bạn muốn phượt hàng loạt các tỉnh phía Bắc trong một chuyến đi dài ngày và có sự đầu tư công phu.

Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ giấy tờ và tuân thủ luật an toàn đường bộ.


Hoàng hôn hồ Tây.


Nên đến vào mùa nào

Mỗi mùa Hà Nội có vẻ đẹp riêng, nhưng đẹp nhất là vào mùa thu.

Nhà nghỉ, khách sạn


Cũng như các thành phố du lịch khác, số lượng nhà nghỉ, khách sạn ở Hà Nội khá nhiều và chia thành nhiều mức giá khác nhau. Một số cái tên giá rẻ bạn cần bỏ túi cho chuyến tham quan Hà Nội của mình như sau: khách sạn Sông Hồng 1, Memory, Jysk Hotel, nhà khách bến xe Lương Yên, nhà khách Thanh Niên. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

Đặc sản Hà Nội


Các món mua về gồm các sản phẩm làm từ quả sấu, bánh cốm… Lý thú nhất phải kể đến hàng loạt món ngon thưởng thức tại chỗ như bún đậu mắm tôm, bún thang, bún dọc mùng, bún riêu, bún chả, bún ốc, bún sườn, bún bung, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây….


Chùa Trấn Quốc uy nghiêm và cổ kính.


Mang gì khi đến Hà Nội


Bất kỳ trang phục gì bạn thích, song nếu trong lịch trình có tham quan chùa, văn miếu hay viếng lăng Bác thì phải ăn bận kín đáo, lịch sự.
Mang giày, dép bệt vì phải di chuyển nhiều.

Mang dụng cụ chống nắng, đồ vệ sinh cá nhân.

Giá cả các món ăn, dịch vụ tại Hà Nội luôn cao hơn những nơi khác, vì thế nên dự trù kinh phí cao hơn.



 Cầu Thê Húc và Tháp Bút, hai địa danh
bạn không thể bỏ qua khi ghé hồ Gươm.
 


Lăng Bác yên bình trong đêm.

 


Chùa Một Cột.

 


Cột cờ Hà Nội uy nghiêm.



Hoàng Thành sáng rực trong đêm.

 


Nhà thờ đá yên bình.

 


Văn miếu Quốc tử giám.

 


Hồ Tây hoàng hôn.


Hà Nội trong đêm.


Những cung đường thường gặp


Hà Nội – Hưng Yên – Hải Phòng
Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Tuyên Quang
Hà Nội – Hoa Lư – Tam Cốc
Hà Nội – Hạ Long - Hải Phòng

Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam.Hà Nội là thủ đô lâu đời và tháng 10 năm 2010 sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Hà Nội nằm ở hai bên bờ của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

Hà Nội có quá trình lịch sử lâu dài, nhiều công trình văn hóa kiến trúc, di tích lịch sử nổi tiếng. Hà Nội là điểm thu hút du khách quốc tế lớn nhất ở Việt Nam bởi dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở thành phố ngàn năm văn hiến này...

Đi khi nào?

Hà Nội có khí hậu đặc trưng của Bắc Bộ, nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, mưa ít, lạnh và hanh khô vào mùa đông. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, có khi rét đậm.

Thời điểm thích hợp nhất để đến Hà Nội là vào mùa thu, từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Lúc này tiết trời mát mẻ, dần chuyển qua khô, đôi khi có những cơn mưa nhẹ làm không gian thoáng đãng, không có nắng chói chang. Mùa thu Hà Nội đã đi vào trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc...

Đi đâu, chơi gì?


Là một thành phố có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất Việt Nam.

Từ ngày 1/8/2008, sau khi sát nhập với Hà Tây, Hà Nội còn có thêm nhiều khu du lịch của Hà Tây cũ như: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử, chùa Hương...

Hà Nội là nơi tập trung nhiều câu lạc bộ thể thao lớn cùng các công trình thể thao quan trọng của Việt Nam. Một trong số đó là Sân vận động quốc gia Mỹ Đình nằm tại phía Nam thành phố. Đây là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam. Sân với sức chứa 40.192 chỗ ngồi, nằm trong Liên hợp thể thao quốc gia, từng là địa điểm chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003, nơi tổ chức lễ khai mạc, lễ bế mạc, các trận thi đấu bóng đá.

Đến, đi lại bằng gì?


Du Lich Ha Noi - Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc.

Có rất nhiều hãng máy đặt đường bay đến với sân bay Nội Bài như Cathay Pacific, China Airlines, Eva Air, Hong Kong Airlines, Korean Air, Vietnam Airlines.

Các tuyến bay nội địa có thể sử dụng hãng hàng không Jestar Parcific Airlines với giá rẻ hấp dẫn.

Đi lại trong nội thành Hà Nội có thể sử dụng các loại xe công cộng như xe bus, taxi, xe máy, ô tô. Khách du lịch cũng có thể đi xích lô, giá thấp và được ngắm cảnh phố phường. Ngoài ra Hà Nội cũng có tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc và toàn quốc. Nếu bạn ở lâu tại Hà Nội thì bạn có thể đến khu phố cổ tìm một tiệm cho thuê xe đạp hoặc xe máy, thường thì đây là phương tiện ưa thích của du khách nước ngoài khi tới thăm Hà Nội dài ngày.

Ẩm thực

Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời với nhiều món ngon nổi tiếng.

Món ăn Hà Nội có nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm.

Du khách tới Hà Nội cũng thường tìm để thưởng thức món Chả Cá Lã Vọng. Trước đây, chả cá Lã Vọng được làm bằng nguyên liệu cá Lăng. Nhưng gần đây, chả cá chủ yếu được làm bằng cà quả ta bởi cá Lăng bây giờ rất đắt và hiếm. Thịt của cá quả cũng chắc và đậm đà hơn cá lăng.
Chả cá Lã Vọng được ăn kèm với bún cùng các loại rau thơm: hành hoa, hành củ, thì là, húng lạc và lạc rang chấm kèm nước mắm tôm hoặc nước mắm ngon đều được. Món này được ăn lúc nóng nghi ngút, vừa ăn vừa ngâm nga mới thấy hết được vị ngọt của thịt cá, tận hưởng hương thơm ngào ngạt của chả cá và các loại gia vị.

Ngoài ra bạn cũng nên một lần thưởng thức món bánh cuốn Thanh Trì, hay bánh Tôm Hồ Tây, cốm làng vòng...




Kinh nghiệm du lịch bụi Hà Giang
Kinh nghiệm du lịch bụi Cao Bằng
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
Kinh nghiệm du lịch bụi Thung Nai
Kinh nghiệm du lịch bụi Quan Lạn
Kinh nghiệm du lịch Cát Bà
Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý