Thai nghén

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai nghén

18/04/2015 10:40 AM
220

Người ta phân chia thời kỳ thai nghén làm ba thời kỳ, mỗi thời kỳ kéo dài ba tháng, gọi là quý. Điều này không chỉ đơn thuần để cho tiện, mà bởi vì có một số sự kiện rõ rệt nào đó xảy ra trong ba thời kỳ riêng biệt này. Nếu có biến chứng nào sắp sửa xảy tới, thì khuynh hướng chung là giới hạn các biến chứng này vào một trong ba quý, và các bác sỹ sẽ thực hiện việc xét nghiệm vào thời điểm thuận lợi nhất. Tuy nhiên, bởi vì thai kỳ là một tiến trình liên tục, bạn cũng chẳng nên để ý quá tới các mốc thời gian giả tạo ấy làm chi.

Các thống kê liên quan tới các phương các một cơ thể phụ nữ thích nghi với tiến trình thai nghén khiến người ta chóng mặt.

Cơ thể bạn sẽ thực hiện mọi thay đổi hay mọi hy sinh cần thiết miễn là em bé tăng trưởng lành mạnh. Gần như tất cả thay đổi này diễn ra trong quý đầu và được quy hoạch để dự trù hầu đáp ứng những đòi hỏi của em bé có thể biểu hiện và để cung cấp vốn dự trữ về chất béo và chất khoán có thể sẽ chuyển đổi thành sữa cho con bú về sau này.

Các dấu hiệu đầu tiên

Sau khi tắt kinh, một trong những chuyển biến đầu tiên mà bạn để ý thấy là trên hai bầu vú. Các tĩnh mạch hiện lên rõ hơn và hai đầu vú cũng lớn lên, có cảm giác nặng trĩu, đau tức và tê tê, cùng với sự phát triển của các tuyến tiết sữa. Đầu vú của bạn đặc biệt là sẽ nhạy cảm và thâm lại

Do những biến chuyển hormone, bạn sẽ thấy thường mót tiểu hơn. Eo của bạn sẽ hơi đầy lên, những bụng dưới của bạn hầu như không lớn lên. Với những lần mang bầu về sau, các biến chuyển sẽ mau lẹ và có thể thấy rõ hơn. Một ảnh hưởng khác của các hormone thời mang thai là làm cho bạn bình thản và hay buồn ngủ hơn. Tuy nhiên lúc nào bạn cũng sẽ cảm thấy mệt và bơ phờ, vừa do ngủ không yên giấc vừa do biến chuyển về nội tiết.

     
Sự phát triển của bào thai

Quý thứ nhất là thời gian phôi phát triển nhanh. Điến cuối tuần thứ 14, kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, bào thai đã được nhận ra hình người rồi. Tất cả các cơ quan, tứ chi và xương đã phát triển; sau thời gian này, bào thai chỉ còn việc tăng trưởng và trở nên thuần thục. Vì lẽ đó, quý thức nhất là lúc mà thuốc men hay các bệnh nhiễm trùng có thể tác hại lên tiến trình phát triển.
 
Vào cuối tháng thứ nhì, tim thai nhi đập được rồi.

Đầu, não bộ và cột sống đã bắt đầu hình thành và người ta có thể thấy được các nhú chân tay. Phôi hãy còn giống như con các ở điểm hai mắt lồi ra. Chưa có tai ngoài, nhưng miệng đã nhận ra và thấy có cánh mũi rồi. Phổi đã hình thành nhưng còn đặc và bộ phận sinh dục của cả con trai, con gái đã hình thành.

Phần cuối quý thứ nhất

Vào lúc này, bạn để ý thấy có tăng cân chút ít. Thành tử cung dầy hơn gấp bốn lần và bắt đầu mềm ra, nên bụng của bạn sẽ lớn lên thấy rõ. Riêng từng thớ cơ bắp tử cung gia tăng chiều dài gấp 40 lần. (Trong quý thứ hai các thớ này sẽ căng duỗi ra và hóa mỏng, do đó, tử cung nhô lên khỏi khung chậu).

Tim của bạn sẽ tăng hiệu suất thêm một phần ba vì thể tích máu tuần hoàn đã tăn lên khoảng 1,5 lít. Tử cung cần đến phần máu thặng dư này. Tất cả những điều độ có nghĩa là thận và tim phải làm việc nặng hơn. Các lớp mỡ dự trữ cho tiến trình tiết sữ đã tíc lại lên đùi và cánh tay bạn.

Trong quý thứ hai và thứ ba, bạn sẽ tăng cân một csch đều đặn sao cho khi em bé ra đời, bạn sẽ cân nặng hơn, so với trước khi mang bầu từ 9 đến 13 kg. Đợt tăng cân mau nhất là trong quý thứ hai. Tử cung, bánh nhau, em bé và khối dịch gia tăng chiếm tới nửa số cân thặng dư này và đến khi sinh tất cả phần này được trút bỏ đi.

Thái độ của chúng ta về việc tăng cân đã thay đổi rõ rệt trong 10 năm gần đây. Người ta nghiên cứu thấy rằng những em bé sinh ra từ những bà mẹ tăng cân trên trung bình sẽ khỏe mạnh hơn những bé có mẹ tăng cân dưới trung bình. Có một thời, nếu tăng cân nhiều hơn số cân cho phép, so với chiều cao và tầm vóc của bạn, là bạn bị khiển trách và sẽ được dặn dò là phải kiềm chế chế độ ăn và luyện tập thể dục nhiều hơn. Hiện nay, nguyên tắc chung là bạn phải ăn uống thoải mái – dù sao thì với tử cung chèn ép dạ dày, cũng có những yếu tố giới hạn hiển nhiên – và không ăn cho hai người. Tăng cân chỉ trở thành một yếu tố nguy cơ nếu có gia tăng huyết áp, sưng tay và sưng chân đi kèm. Khi đó thì có thể là một triệu chứng tiền sản giật (pre-ecclampsia)

Các chuyển biến về cảm xúc

Khi bạn chuẩn bị sinh, hãy nghĩ làm việc và lo toan cho tương lại, bạn có thể thấy bản năng “dọn ổ” của mình trở nên mạnh và bạn quyết định về việc sắp sẵn quần áo và trang bị đồ đạc cho phòng em bé. Cùng lúc đó, chắc chắn sẽ nảy sinh những mối lo âu nhất định về em bé và thắc mắc không biết bé có khỏe mạnh và “bình thường” không.

Trong khi mang thai, bạn và chồng bạn sẽ có thể theo dự các lớp học về tiền sản và sẽ làm quen với những thủ tục khi sinh đẻ. Chắc hẳn là bạn cũng đã phải tìm hiểu về các tư thế đẻ khác nhau và các kỹ thuật làm giảm đau trong tiến trình sinh đẻ. Bạn hay chắc chắn là tất cả mọi việc để lo lắng đã được giải thích đầy đủ cho những người nào sẽ chăm lo cho bạn.

Tuần thứ 8

8 tuần đã trôi qua từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, bạn phải đi khám bác sĩ. Có thể là bạn hay buồn nôn và để ý thấy có những thay đổi về khẩu vị. Thai được 25mm chiều dài với tất cả phủ tạng bên trong đâu ra đó rồi. Tim lúc này đã đập mau và đều. Dạ dày đã hình thành, nhú chân tay đã nhìn thấy. Xương quai hàm đang hình thành và mặt đang phát triển.

Tuần thứ 14

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn và nên suy nghĩ về kiểu sinh nở bạn muốn. Bạn nên bắt đầu một chương trình thể dục và rà soát chế độ ăn của mình, giờ đây chứng buồn ói không còn quấy rấy nhiều nữa.

Bạn hãy sắm lấy một kiểu nịt ngực tốt để đỡ hai bầu vú đã nặng thêm của mình. Thai có chiều dài 75mm và nặng khoảng 30g. Thai đã hình thành hoàn toàn. Giờ đây, thai nhi mới bắt đầu giai đoạn tăng trưởng. Có thể nghe thấy nhịp tim em bé với ống nghe thai và người ta có thể phân biệt được giới tính rồi.

Tuần thứ 20

Bạn và chồng mình có thể thấy em bé cử động. Ai cũng thấy rõ là bạn mang thai và bạn cần mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Bạn có thế nhận thấy có những biến chuyển sắc tốc ngoài những biến đổi trên đầu vú. Chứng nám sẽ còn tệ hơn nếu bạn phơi mặt ra nắng.

Thai có chiều dài xấp xỉ 25cm và cân nặng khoảng 340g. Cơ bắp phát triển, chân tay hình thành hoàn toàn có nghĩa là bạn có thể thấy rõ khi nào em bé xoay trở trong túi nước ối. Người ta thấy lông tơ mọc ở lưng và tứ chi

Tuần thứ 28

Khi tử cung lớn lên, làn da trên bụng bạn căng ra và bạn có thể để ý thấy có những lằn vết da rạn. Bạn sẽ lại cảm thấy mệt mỏi và có những vấn đề nhỏ của thời kỳ mang bầu, như khó tiêu, đau lưng và chứng táo bón có thể trở lại sau vài tháng tương đối dễ chịu.

Chiều dài em bé là 37cm, cân nặng 900g. Mỡ bắt đầu tích lũy và phổi đã đạt tới tình trạng thuần thục, em bé có thể sống được nếu ra đời bây giờ. Lớp chất gây (vermix) phủ toàn thân em bé để khỏi bị sũng nước trong nước ối.

Tuần thứ 34

Giờ đây, chắc em bé đã lộn đầu xuống rồi. Nếu chưa, người ta có thể làm thủ thuật xoay cho trở đầu từ bên ngoài hoặc chuẩn bị cho bạn đẻ ngôi mông. Trong trường hợp đẻ con so, đầu bé sẽ lọt qua xương chậu, sẵn sàng để chào đời và do đó làm giảm áp lực lên cơ hoành của bạn nhưng lại làm đau hơn ở vùng xương chậu và lưng.

Rốn của bạn sẽ lồi ra, em bé dài 43cm và cân nặng 2,3 kg; suốt thời kỳ này bé mỗi ngày thêm tròn trĩnh ra. Đã thấy được màu của mắt và móng tay mọc dài tới đầu ngón.

Tuần thứ 40

Sinh lúc này gọi là sinh đủ tháng. Bởi em bé choán hết chỗ trong tử cung nên các cử động của bé rất mạnh. Chúng hay mắc tiểu và cảm giác mệt mỏi sẽ khiến bạn trông đợi cho chóng sinh. Các cơn co Braxton Hicks mạnh hơn có thể làm bạn tưởng lầm mỗi khi đau nhói là sắp chuyển dạ.

Em bé sẽ đạt số cân lúc sinh, trung bình là 3,4kg, mặc dù có thể dao động nhiều. Bé đã tăng cân lên gấp 600 lần từ khi thụ thai đến lúc này. Chiều dài trung bình là 51cm. Chất bã vemix chỉ lưu lại trên các nếp da gấp ở tay và chân bé thôi.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý