Cách chữa hôi miệng bằng gừng đơn giản cực hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chữa hôi miệng bằng gừng đơn giản cực hiệu quả

19/04/2015 05:45 AM
4,478

Cách chữa hôi miệng bằng gừng đơn giản cực hiệu quả. Phụ nữ không ai cũng mong muốn có được hơi thở thơm tho để tự tin trong giao tiếp, làm việc và sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Để giúp chị em phòng tránh và chữa trị chứng hôi miệng,  xin  giới thiệu tới bạn vài mẹo nhỏ.






CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG BẰNG GỪNG HIỆU QUẢ



ngậm và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

trà gừng












Khi bạn bị cảm ho thì một cốc trà gừng sẽ giúp làm ấm và dịu cổ họng nhanh chóng. Đây là

một bài thuốc dân gian rất hiệu quả, bạn có thể tự làm trà gừng để giải cảm đấy.

Nguyên liệu: hai chén nước, một muỗng canh gừng tươi xắt lát, cho đường tùy thích, một nhúm lá trà hoặc từ một - bốn túi trà.

Cách làm:

- Đun sôi nước, gừng và đường rồi để lửa liu riu trong 10 phút.

- Thêm lá trà tươi, để lửa nhỏ trong vòng 3-5 phút, khuấy lên. Lọc bỏ gừng và xác trà, có thể thêm sữa.

Các lợi ích mà trà gừng đem lại:

Chữa đau họng; làm giảm triệu chứng dị ứng, cảm lạnh thông thường, và các chứng rối loạn hô hấp; chữa bệnh đầy hơi, giảm chứng đổ mồ hôi trộm; giúp phụ nữ bớt đau bụng kinh, chữa hôi miệng. Đặc biệt, trong "chuyện ấy", trà gừng cũng giúp tăng cường sức lực. Trà gừng còn  điều trị chứng say xe, chứng buồn nôn và ói mửa trong lúc mang thai.

Trà gừng còn là một phương thuốc tuyệt vời chữa chứng ngứa và rát bàn chân. Chỉ cần nấu trà gừng để nguội, sau đó ngâm chân của bạn trong 15 phút.






CÔNG DỤNG KHÁC CỦA GỪNG'

1. Lở loét khoang miệng

Dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày, hiệu quả sẽ khiến bạn thấy bất ngờ, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến mất.

2. Viêm nha chu

Thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Nếu cổ họng bị dát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần.

3. Phòng ngừa và trị sâu răng

Mỗi buối sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

4. Đau một bên đầu

Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

5. Say rượu bia

Dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say.

Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.

6. Sắc mặt nhợt nhạt

Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp.

Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.

7. Trị gàu

Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

8. Đau lưng và đau vai

Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.

9. Trị giun kim

Trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1-2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.

10. Hôi chân

Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

11. Cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.



Cách chữa bệnh hôi miệng hiểu quả trong vòng 2 ngày bằng bài thuốc nam gia truyền


Bệnh hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm chết người, nhưng nó lại là một rào cản lớn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, dưới đây là một trong những nguyên nhân:

1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình.
Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp kể sau:
• Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.
• Nhiễm trùng ở nướu răng;
• Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh;
• Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
• Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;
• Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.
Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS.
Ngoài ra một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu… cũng làm giảm nước bọt trong miệng.
Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.
2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo.
Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.
3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như:
Nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.
4. Khi có rối loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo , ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.
Trái với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản.
5. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng.
Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.
6. Một nguyên nhân Tâm Lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu.
Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt.
7. Một trường hơp rất hiếm là Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.
Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.
8. Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.
9. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.
Đo hôi miệng để xác định bệnh
Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng.
• Người giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.
• Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng.
• Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng và khá hữu hiệu.
Về điều trị hôi miệng thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:
1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG.
Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiềm độc nớu thì xin chữa.
Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích.
2. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, fo mát có mùi mạnh.
4. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars.
5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.
6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.
7. Bớt uống cà phê
8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm mọt lần để lau chùi răng
Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.
Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.

Một số bài thuốc dân gian chữa hôi miệng

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt, có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh.
Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.
- Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn 30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.
- Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
- Dưa hấu ép lấy nước uống.
Chữa hôi miệng trong khoang miệng:
- Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.
- Hạt hoa quế 3 g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần.
- Quả vải khô 2-3 quả, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.
- Đu đủ 30 g, hoắc hương 6 g, đem sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.
- Cau bổ thành từng miếng, ngậm dần trong miệng hàng ngày.
Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu
- Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn.
- Lá cây đậu xanh 15 g, hoắc hương 10 g, sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần.
- Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống thay nước trong vài ngày liền.
Khi bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không hết mùi, thì bạn hãy tìm đến bài thuốc nam gia truyền đặc trị hôi miệng của Cô Lan.
Thuốc gia truyền đặc trị hôi miệng, nhiệt miệng, viêm họng
I. Bản chất
Thuốc nam: Không tác dụng phụ

Hiệu quả chỉ trong 2 ngày sử dụng
II. Tác dụng:
Chữa đau răng – Chữa hôi miệng – nhiệt lợi – nhiệt miệng – điều trị viêm họng – Chữa ho lâu ngày – Chữa ho gà, các bệnh Họng Răng Miệng.
Cùng một lúc súc miệng, ngậm từ 5-10 phút . Sau đó nhổ bỏ chữa được các bệnh về miệng như:
1.Sâu răng, đau răng, sưng mộng răng…
2.Viêm họng hạt
3.Sưng Apidan
4.Viêm chân răng, tụt lợi, viêm lợi
5.Nhiệt miệng, lở mép
6.Hôi mồm ( do thuốc lá, hoặc các bệnh về miệng)
7.Viêm tuyến nước bọt
III. Cách sử dụng:
Giai đoạn 1: Chữa bệnh
Súc miệng ngày từ 2-3 lần vào mỗi buổi sáng và tối
Mỗi lần súc miệng ngậm từ 5-10 phút sau đó nhổ bỏ đi
4 ngày đầu súc miệng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối
4 ngày tiếp theo súc miệng 1 lần vào buổi tối. Khi đó bệnh sẽ đỡ và khỏi.
Giai đoạn 2: Phòng bệnh
Tốt nhất mỗi ngày súc miệng một lần vào buổi tối hoặc buổi sáng để vệ sinh họng- răng – miệng
Ghi chú:
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng sát trùng chữa các loại bệnh ngoài da như: Sâu nước ăn chân, hắc lào ezecma, vết thương lở loét
Cách dùng: Rửa sạch vết viêm nhiễm ngoài da sau đó lấy bông chấm thuốc bôi vào ngày 1 vài lần sẽ khỏi.

IV. Thận trọng khi dùng thuốc

Súc miệng rồi đổ bỏ đi.
Lưu ý: Khi nước súc miệng bị nuốt vào trong người thì súc miệng bằng nước sôi nguội sau đó nhổ bỏ đi. Uống luôn một cốc nước lọc cho đỡ nóng ruột

CÁCH CHỮA BỆNH HÔI MIỆNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ


Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi vốn được xem là vấn đề tế nhị, khó nói. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn.
Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt
Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt. Ảnh: minh họa

Vệ sinh răng miệng

Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt. Sâu răng, bệnh nướu răng có thể là nguyên nhân gây mùi hôi. Vì vậy bạn nên đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu đồng thời nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Làm sạch lưỡi

Bề mặt lưỡi là nơi lý tưởng sản sinh ra vi khuẩn có hại và là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhưng hầu hết chúng ta lại bỏ qua khu vực này khi đánh răng. Hãy dùng bàn chải lông mềm để chải sạch lưỡi hàng ngày hoặc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn.

Nói không với đường

Nhai kẹo bạc hà hay kẹo cao su không phải là giải pháp chống hơi thở có mùi mà ngược lại nó lại là nguyên nhân gây nên mùi hôi ở miệng nếu kẹo có chứa đường. Đường trong miệng sẽ lên men dẫn đến mùi hôi rất khó chịu. Nếu bạn đang gặp rắc rối với hơi thở, cũng nên cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của mình.

Thường xuyên uống nước là cách để giảm hôi miệng
Thường xuyên uống nước là cách để giảm hôi miệng. Ảnh: minh họa

Uống đủ nước

Nước bọt có chứa các enzyme quan trọng bảo vệ răng miệng, tiêu di��t những vi khuẩn gây mùi, do đó nếu miệng khô có thể góp phần vào tình trạng hôi miệng. Vì vậy uống đủ nước mỗi ngày (2l/ngày) sẽ kích thích các tuyến nước bọt và giữ ẩm cho miệng. Nếu bạn uống đủ nước mà vẫn khô miệng thì có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc cao huyết áp. Nếu bạn thường khô miệng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm xoang do phải thở bằng miệng.

Ăn bánh mỳ

Một chế độ ăn lượng carbohydrat thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Khi đốt cháy mỡ, hóa chất được gọi là xeton sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hơi thở khó chịu. Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm hàm lượng carbohydrat, hãy ăn một vài lát bánh mỳ. Trong bánh mỳ có lượng carb (tinh bột) giúp bạn cải thiện hơi thở rõ rệt.

Uống trà

Các nghiên cứu của Đại học Illinois tại Chicago cho thấy polyphenol, thành phần hóa học được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi cũng như sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và đã thử tất cả các biện pháp trên mà hơi thở vẫn có mùi có thể đó là triệu chứng của một loạt các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, viêm xoang nặng, rối loạn tiêu hóa, hoặc các vấn đề về gan và thận. Và hãy đến bác sĩ khi bạn gặp những rắc rối này

ông y cho rằng bệnh viêm răng lợi, hôi miệng là do tỳ vị tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ gây nên. Ngoài các bài thuốc, vị thuốc sắc, ngậm còn có các món ăn hỗ trợ trị bệnh. Sau đây xin giới thiệu món canh, cháo thuốc chữa đau răng, hôi miệng để bạn đọc tiện áp dụng.


Cao bong bóng cá: bong bóng cá 30g, rượu, gừng, hành. Rửa sạch bong bóng cá, cho vào nồi đất, nước 250ml, đun sôi, làm tan bong bóng cá thành chất dịch keo để nguội thành keo, lấy keo bóng cá cho vào nồi, cho nước sôi vừa đủ, rượu, gừng, hành, vừa đun vừa khuấy để keo tan hết. Uống nóng ngày 1 lần. Tác dụng bổ âm, ích tinh, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị chảy máu chân răng và các chứng xuất huyết khác.


Bì lợn nấu táo tàu: bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch thái nhỏ cho vào nồi đất, nước vừa đủ đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa. Táo rửa sạch cho vào, khi bì chín nhừ thì cho đường phèn khuấy đều là ăn được. Tác dụng bổ âm, ích khí, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị chảy máu chân răng, bệnh máu không đông.


Cháo lệ chi: vải (lệ chi) 5-7 quả (bỏ vỏ và hạt), gạo lức 50g, táo đỏ 5 quả. Tất cả rửa sạch cho vào nồi đất, nước vừa đủ nấu cháo, khi trên mặt có mỡ cháo là được. Chia 2 lần ăn trong ngày. Trị răng đau nhiều, miệng hôi, đầu đau, ho, khát.


Cháo hoàng qua (dưa chuột): hoàng qua 50g, gạo 100g, dưa thái lát, gạo vo sạch đem nấu cháo ăn. Trị hôi mồm, họng đau.


Cháo rễ lau: rễ lau tươi 30g, gạo 50g, trước đun lấy nước rễ lau, dùng nước đó cho gạo vo sạch vào nấu cháo, ăn. Trị ung thư thực quản, miệng hôi răng đau.








Hôi miệng và cách chữa trị
Cách chữa hôi miệng hiệu quả bạn nên biết
Bí quyết chữa hôi miệng đơn giản
Hôi miệng nặng -
Mẹo chữa hôi miệng an toàn mà hiệu quả
Hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng vì sao?
Làm sao để hết hôi miệng






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý