Tác dụng của việc ăn gừng hàng ngày

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của việc ăn gừng hàng ngày

19/04/2015 05:45 AM
404

Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của việc ăn gừng với sức khỏe nhé!


TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CỦ GỪNG


Chống nôn

Nhai dập rồi ngậm 1 - 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
Giảm đau, kháng viêm
Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
Ảnh minh họa.

Phòng chữa cảm mạo

Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.

Chữa bất lực sinh lý


Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường.


13 CÔNG DỤNG CỦA GỪNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


 Những công dụng này có thể giúp chữa những bệnh dạ dày, buồn nôn, đau tim, khó tiêu, viêm, các vấn đề về hô hấp, rối loạn kinh nguyệt v.v.

gung chua benh 13 công dụng của gừng có thể bạn chưa biết

Gừng là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong chế biến những món ăn như thịt, gia cầm vì gừng giúp làm mềm thịt và thêm hương vị vào món ăn. Ngoài ra, gừng cũng thường được sử dụng làm chất bảo quản. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn được cho là mang lại nhiều công dụng sức khỏe trong những trường hợp như:

1. Dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

2. Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

3. Buồn nôn và nôn: Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

4. Các vấn đề tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

5. Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như l¬¬ạnh, ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở. Gừng rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Việc sử dụng mật ong và gừng trong điều trị các vấn đề hô hấp rất phổ biến tại một số nước Châu Á.

6. Viêm và đau:
 Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các
n đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.

7. Vấn đề kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.

8. Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.

9. StressTinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng,, chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

10. Điều trị liệt dương: Gừng có ích cho sức khỏe nam giới bởi công dụng kích thích sinh dục, hiệu quả trong việc loại bỏ bất lực và điều trị xuất tinh sớm. Gần đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, gừng còn có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tinh hoàn.

11. ThậnNước gừng được cho là có thể làm tan sỏi thận.

12. Chăm sóc tóc: Gừng hiệu quả cho chăm sóc tóc. Nước gừng có thể ngăn ngừa gàu.

13. Ung thư: Báo cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ theo một nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể hữu ích trong điều trị ung thư thông qua hóa trị liệu.
Tinh dầu gừng có thể pha trộn với nhiều loại dầu khác như
chanh, gỗ tuyết tùng, vôi, bạch đàn, nhũ hương, phong lữ, hương thảo, gỗ đàn hương, hoắc hương, cây sim, cam bergamot, gỗ hồng, dầu hoa cam, cam và cây ylang-ylang.

Cần lưu ý rằng tinh dầu gừng có tác dụng rất mạnh nên cần cẩn thận tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng.



CỦ GỪNG ĐA TÁC DỤNG


Gừng không chỉ là bài thuốc dân gian trong việc chửa trị cảm cúm, say tàu xe... mà còn rất hữu ích trong cuộc sống hằng ngày như khử mùi tanh thực phẩm.

Gừng có vị cay, tính ấm, được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm làm cho các món ăn thơm ngon, dễ tiêu và có tác dụng giải độc, làm mất tính gây dị ứng của thực phẩm, giúp tiêu hoá tốt thức ăn, chống bệnh đường ruột. 

gung-1351657674-500x0-jpg[1332088530].jp
Gừng tươi không chỉ là thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày. Ảnh: Khánh Hòa.

Vị thuốc dân gian

- Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức ở bộ máy tiêu hóa, giúp dễ tiêu, chống đầy hơi và nôn ói.

- Nhai một củ gừng nhỏ với muối trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút sẽ tránh được chuyện say tàu xe.

- Khi bị cảm cúm, dùng lá gừng, tía tô, lá sả… nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt. Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…

- Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: gừng tươi giã nát, cho vào ly nước sôi hoặc trà nóng, có thể cho thêm ít đường để dễ uống.

- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.

- Trong gừng có nhiều tinh dầu có tính diệt nấm và diệt khuẩn nên thường được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát gừng tươi với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi) và giảm đau kháng viêm (dùng xoa bóp với muối khi đau nhức).

Những lợi ích trong đời sống hằng ngày

- Gừng có tác dụng khử mùi tanh rất tốt nên đối với các loại gà, vịt, cá, hải sản… có thể làm sạch bằng cách dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, xát đều hai mặt. 

- Trước khi rán các loại thịt gia cầm hay hải sản đã để đông lạnh, hãy ngâm chúng vào nước gừng, thực phẩm sẽ có vị tươi ngon như mới mua về.

- Lấy nước gừng bôi lên quần áo bị ố bùn sau đó giặt sạch, vết bẩn sẽ không còn.

- Chà một ít gừng tươi và dầu vừng lên lưỡi dao là có thể cắt được dễ dàng các loại cá khô, cá muối…

- Giúp chiên cá không bị dính chảo (với chảo thường): để chảo nóng, dùng gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo sau đó mới cho dầu vào. Dầu và gừng sẽ tạo ra một lớp màng trơn giữa da cá và thành chảo làm da cá không thể bám dính vào.

- Giặt sạch màn cửa: lấy 100g gừng tươi thái lát cho vào nước, luộc khoảng 3 phút, sau đó cho màn vào ngâm trong nước gừng, ngoài ra cho thêm vài hạt axit oxalic, vài giọt mực xanh, dùng tay ấn mạnh màn vài lần, rồi giặt màn như bình thường, màn cũ sẽ lại trắng như mới.

10 LỢI ÍCH SỨC KHỎE TỪ TRÀ GỪNG

Trà gừng là đồ uống phổ biến, có lợi cho sức khỏe, nhất là vào mùa đông lạnh giá. 10 tác dụng dưới đây được rút ra từ hàng trăm tác dụng của trà gừng nói chung đối với sức khỏe của con người vừa được tạp chí Health cập nhật.

10 lợi ích sức khỏe từ trà gừng - 1

Lợi thế lớn nhất của trà gừng là tốt cho sức khỏe của dạ dày, khắc phục sự cố liên quan đến tiêu hóa kém, đầy hơi và bệnh dạ dày, thậm chí cả ung thư ruột kết. Khả năng kỳ diệu này của trà gừng tập trung ở tính kháng khuẩn của gừng, có chứ nhiều tác nhân trung hòa môi chất gây bệnh như khuẩn E. Coli, Candia, Salmonella và loại khuẩn nguy hiểm có tên là Psendomonasaeruginosa.
Hạn chế tình trạng ốm, nôn nghén ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Cách làm như sau: cho nửa inxo(1,25cm) củ gừng thái lát ngâm vào nước nóng, uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra đồ uống này còn có tác dụng tang cường tiết dịch nước bọt và dịch tiêu hóa, giúp cơ thể chống chọi sự mất cân bằng trong giai đoạn thai kỳ.
Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở đàn ông, đó là kết luận rút ra từ ngiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Havard Mỹ thực hiện ở gừng. Cũng theo ngiên cứu đàn ông uống trà gừng đều đặn sẽ có số lượng lẫn chất lượng tinh dịch cao hơn trước khi uống nước gừng và so với nhóm người không dung đồ uống này.
Giàu chất chống oxi hóa: Trà gừng nói riêng và các món có chứa trà gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá hủy tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Trà gừng ổn định máu mỡ: từ thời cổ đại xa xưa con người đã biết dùng gừng cho mục đích chữa bênh, ngày nay khoa học hiện đại cũng phát hiện thấy lợi ích này, đặc biệt là tác dụng ổn định mỡ máu, hạn chế nguy cơ liên kết tiểu cầu, làm giảm mỡ máu xấu LDL và làm tang mỡ máu tốt ( HDL) hạn ché mỡ hấp thụ vào thành ruột, tang cường sức khỏe cho máu, giúp loại bỏ những chất độc hại này, cuối cùng loại bỏ nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tác dụng giảm viêm nhiễm xương, hạn chế bênh viêm khớp thong qua trình ức chế các enzyme và prostaglanding gây viêm, phát sinh đau ở những người mắc bệnh khớp. Ngoài việc dung gừng trực tiếp, có thể dung dưới dạng dầu, kem bôi trơn tại các vị trí khủy khớp bị đau nhức.
Phòng ngừa bệnh ung thư: Qua ngiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mo và các bộ phận khỏe mạnh khác.
Hạn chế bệnh tiểu đường đường túp II: Những người có rủi ro mắc bệnh tiểu đường cao, như nhóm có tiền sử mắc bệnh, mắc bệnh chuyển hóa…nếu tang cường ăn gừng hàng ngày, sử dụng trà gừng là ở hợp chất gingerol, nó kích thích làm tăng độ nhạy insulin và giảm độ đường tích tụ trong máu.
Lợi thế giảm béo của gừng: Gừng có chứa nhiều hợp chất hữu ích, tang cường quá trình chuyển hóa của cơ thể, hạn chế hấp thụ mỡ và tích tụ mỡ trong cơ thể. Có thể sử dụng trà gừng với mật ong. Cách làm như sau, cho vài lát gừng pha cùng trá, sau khi trà ngấm có thể pha them một chút mật ong vào, mỗi ngày dung 2-4 tách sẽ có tác dụng tích cực.
Đẩy lùi bệnh cảm lạnh: khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông, nên uống trà gừng sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu uống đều đặn 2-4 tách trà gừng tươi sẽ có tác dụng xoang thong suốt, long đờm, hạn chế chất gây nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virut và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.


CHIA SẺ MẸO PHÂN BIỆT GỪNG TA VÀ GỪNG TRUNG QUỐC


Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN-PTNT cho hay: Có rất nhiều giống gừng, trong nước cũng có nơi trồng loại giống gừng củ to gần giống như gừng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất cứ giống gừng nào trồng trong nước cũng có củ nhỏ hơn một chút, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.

Thêm một đặc điểm có thể phân biệt khá tốt là gừng trồng trong nước bao giờ cũng có dính thêm ít đất bên ngoài lớp vỏ, gừng Trung Quốc thì không có. Lý do là theo quy định, Trung Quốc phải làm sạch tất cả bùn đất cho các loại thực vật, trong đó có gừng trước khi mang vào Việt Nam. Do đó, gừng Trung Quốc bao giờ vỏ cũng rất sạch, láng mịn hơn hẳn các gừng được trồng trong nước.

Gừng Việt Nam thơm, ngon hơn và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Ở trong nước, có rất nhiều vùng trồng gừng ở các tỉnh trung du, miền núi, các hộ gia đình cũng thường tự trồng gừng để làm gia vị vì diện tích đất cần thiết để trồng gừng nếu đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình là không lớn.

Về việc gừng Trung Quốc nhiễm hoạt chất thuốc trừ sâu cực độc, ông Hồng khuyến nghị thêm người dân không nên lo lắng quá bởi có thể chỉ có một số người dân ở vùng đó trồng gừng không an toàn chứ không phải là tất cả. Nói một cách công bằng thì tùy thuộc vào ý thức của người trồng, ở trong nước cũng vậy, không thể khẳng định cứ gừng trồng trong nước là an toàn.

Hiện tại, đang có rất nhiều thông tin gừng Trung Quốc nhiễm độc được bán tràn lan tại các chợ ở Việt Nam khiến chị em lo lắng rất nhiều.

Nếu chỉ đơn thuần gừng Trung Quốc được trồng như gừng Việt Nam và đem bán thì chắc đã không có điều gì phải bàn. Nhưng theo một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất Aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy,  buồn nôn và tim đập chậm vô cùng nguy hiểm.

Còn ở trong nước, trước thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu gừng để kiểm tra, đầu tuần tới có kết quả. Chính vì thế, trước khi có kết quả chính thức, chị em cũng đừng quá lo lắng.

Theo kinh nghiệm chọn mua gừng mà các bà nội trợ hay chia sẻ, chị em có thể phân biệtgừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm sau:

- Kích thước, màu vỏ: Rất dễ nhận ra, gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Những củ gừng Trung Quốc nhìn vỏ rất sạch sẽ, sáng màu, mịn và dễ bóc. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ hơn, nhiều nhánh, vỏ hơi sần, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh.

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 1

Củ gừng Trung Quốc da sáng, mịn, dễ bóc

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 2

Một trong các loại gừng ta: thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 3

Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, trông rất mọng hơn gừng ta rất nhiều

- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng, chị em có thể thấy với gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ. Còn gừng Trung Quốc thì ngược lại, màu sắc nhạt hơn, ít xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn nào cả.

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 4

Gừng Trung Quốc màu sắc vàng nhạt hơn, ít có xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 5

Gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 6

Rất dễ phân biệt gừng Trung Quốc (bên trái) với gừng ta

- Mùi, vị: Gừng ta rất thơm có hương vị cay đậm, đặc trưng. Chỉ cần một chút gừng ta cho vào chế biến đã dậy mùi trong khi gừng Trung Quốc không thơm, cay nhẹ, phải cho rất nhiều vào món ăn mới thấy có mùi.

Chị em nào biết các cách khác để phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc, hãy chia sẻ với độc giả nhé!




Công thức làm mứt gừng cực ngon
Cách ngâm rượu gừng nghệ
Tác dụng chữa bệnh của củ gừng
Cách làm nước mắm gừng ngon
Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn
Thịt bò bắp kho gừng cực ngon,cực dễ làm





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý