Tác dụng của việc ăn mì tôm

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng của việc ăn mì tôm

19/04/2015 05:46 AM
24,316



Có một số người cho rằng ăn mì tôm tăng cân,
trong khi các chuyên gia thực phẩm đang khuyến cáo chúng ta không nên ăn nhiều mì gói vì rất độc hại. Vậy tác dụng của việc ăn mì tôm tăng cân, đúng hay sai?




ĂN MÌ TÔM TĂNG CÂN- ĐÚNG HAY SAI?



Chị gái tôi là bác sĩ dinh dưỡng và công việc của chị hàng ngày là chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch. Cả nhà tôi nhớ như in những gì chị khuyến cáo với gia đình là hạn chế ăn mì gói cũng như những thực phẩm ăn liền và không ăn càng tốt.

Tôi cũng gầy nên những câu chuyện chia sẻ về cách tăng cân hoặc ăn như thế nào cho khỏe của bạn đọc, tôi đều vào đọc và tham khảo.

Trước đây, tôi đã đọc một bài bài nói về mì tôm và bố tôi còn cẩn thận cắt hẳn bài báo đó ra và dán vào gần tủ bếp nhà tôi để mọi người nhớ “cạch” mì gói.

Nhiều lần đọc đi đọc lại tôi thành thuộc lòng những kiến thức về mì gói như “Quá trình sản xuất mì ăn liền được chiên trong dầu shorterning ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị oxy hóa và nếu dầu dùng nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng Trans fat.

Đây là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Nó làm tăng mức LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu do đó làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch.

Và các bạn cũng cần biết có đến 38% các loại mì gói được bán trên thị trường có chứa hàm lượng Trans fat cao. Mì tôm thực chất chỉ là hình vẽ hoặc có chút nước vỏ tôm, đầu tôm phế liệu của ngành công nghiệp thủy sản.

Mì ăn liền rất tiện lợi
Ăn mì tôm nhiều chỉ mọc mụn và hại tim mạch. Ảnh minh họa

Ngoài ra, gói gia vị của mì chứa rất nhiều chất phụ gia, tuy chúng có tác dụng tạo sự ngon miệng cho người ăn nhưng sẽ rất nóng, người huyết áp cao hoặc thân nhiệt cao nên dùng ít loại mì có gia vị cay. Kiến thức này là do những chuyên gia về thực phẩm nghiên cứu hẳn hoi đó không phải là bịa đâu".

Khi nghe ai đó nói tăng cân bằng cách ăn mì tôm tôi thấy rất phản khoa học vì thực tế mì tôm không có protein cũng cũng như các dinh dưỡng cần thiết khác. Đơn cử, có thời gian tôi ăn mì tôm để đi học thì mặt và lưng mọc mụn.

Không chỉ riêng tôi, nhiều bạn bè của tôi lúc còn là sinh viên mỗi khi có thêm một cái mụn nào mới lên là lại than thở thủ phạm là mì tôm. Có nhiều đứa còn nghe bạn bè mách ăn 6 gói mì tôm/ngày sẽ tăng cân được 5kg/tháng và chúng nó cũng nhắm mắt làm theo.

Kết quả chỉ có gầy hơn, xanh hơn và sợ mì tôm hơn. Không thấy đứa nào ăn mì “chung thủy” được như bạn đã ăn cả. Sau vụ đó, đứa nào cũng bảo mì tôm làm tăng cân là điều mơ hồ nhất.

Tôi mang băn khoăn về việc tăng cần nhờ mì tôm và nước lọc, chị gái tôi cười nói rằng “em cứ thử đi rồi sẽ biết chứ chưa ai nghiên cứu về cân nặng với mì tôm cả nhưng 10 người ăn thử thì 10 người bỏ dỡ giữa chừng”.

Mới đây, cơ quan của chị tôi cũng tiếp nhận một trường hợp cháu bé nghiện mì tôm. Chị ấy nói “cu cậu thích ăn mì tôm hơn ăn cơm và có thể ăn liền lúc hết 4 gói mì, nhưng khi tiến hành kiểm tra thì cháu bị thiếu máu và thiếu canxi và rất nhiều vi lượng khác, đo mật độ xương mặc dù không loãng như thấy rõ sự kém phát triển”.

Thi thoảng lại xuất hiện những game thủ mải cầy game chỉ ăn mì tôm với nước lọc và sau một thời gian thì ai cũng trở thành “bộ xương khô” hết cả – vậy ai dám ăn mì tôm để tăng cân nữa không?

Tôi nghĩ bạn Mến không phải tăng cân thực sự nhờ mì tôm mà có thể những dưỡng chất trước đó bạn đã bồi bổ vào người và khi đó mới phát huy tác dụng và về mặt tinh thần bạn cảm thấy thoải mái. Còn nếu bạn béo thực sự thì cũng chỉ là béo bệu tức là chỉ có mỡ mà phần cơ hay sức bên trong không có. Nếu bạn tin rằng mình béo chắc, béo khỏe bạn thử chạy bộ khoảng 100 mét xem bạn có hổn hển, mệt nhoài không?

Có những người rất béo nhưng lại yếu, khi đó phần cơ còn thiếu mà chỉ béo mỡ. Vậy cũng chẳng cần béo để làm gì.


SỬ DỤNG MÌ ĂN LIỀN NHIỀU GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE

Tại buổi tọa đàm “Hiểu đúng về dinh dưỡng của mì tôm” do báo Khoa học và Đời sống tổ chức ngày 30/8, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mì ăn liền liên tục và trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không nên ăn mì thay cơm

Thừa nhận mì ăn liền là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp, song phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ.

Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) nếu sản xuất shortening theo phương pháp hydrogen hóa.

Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.

Thiếu dinh dưỡng cho não 
Ảnh chỉ có tính minh họa (Nguồn: Internet)

"Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao,” bà Sửu nói.

Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.

Phải công bố dinh dưỡng của sản phẩm

Hiện nay, trên các gói mì ăn liền, đa phần các nhà sản xuất chưa nêu cụ thể giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để làm ra thành phẩm.

“Ngoài ra, trên bao bì cần công bố giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, phần trăm chất béo, hàm lượng muối, chất lượng chất béo trong mì ăn liền để người dân chọn lựa” bà Mai nói.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nội tiết) thì cho hay, mì tôm là thức ăn nhanh, rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ Phan Hướng Dương còn cho biết, hiện nay tỷ lệ béo phì của trẻ em thành phố gia tăng. Gần đây nhất, ông đã khám và tư vấn cho một cậu bé mới 12 tuổi nhưng có cân nặng 62kg và cao 1m63. Bệnh nhân này đã bị bệnh đái đường tuýp 2.

Ông Dương cho rằng, nếu các gói mì đều ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ hoàn toàn có thể lựa chọn xem có phù hợp với thể trạng của mình không trước khi sử dụng. Nếu không, họ sẽ vô tình tự làm bệnh tình của mình gia tăng.

Các nhà khoa học cũng đưa ra kiến nghị cơ quan quản lý cần có những tiêu chuẩn rõ ràng đối với mặt hàng mì ăn liền như hàm lượng chất béo, nhất là chất béo dạng Trans, chất xơ… là bao nhiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chặt đối với các mặt hàng không đúng quy định. Có như vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện đúng việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và có như vậy mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.

Sử dụng mì ăn liền đúng cách

Để bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.

Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng) đưa ra dẫn chứng, có trường hợp bố của một cậu bé 7 tuổi đến nhờ bà Hải tư vấn bởi từ khi biết ăn, cậu bé chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, gia đình cậu bé luôn bổ sung thịt, trứng, rau vào mì ăn liền nên cậu vẫn đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường.

Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu thì khuyên người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế HACCP/ISO 22000.


ĂN MÌ TÔM QUÁ NHIỀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH DỤC



Em thường xuyên thủ dâm lại ăn rất nhiều mì tôm, vậy có ảnh hưởng tới tình dục?

Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the!

Em có một thắc mắc, mong chuyên mục giải đáp giúp em.

Bài liên quan: Ăn mì tôm quá nhiều, ảnh hưởng tới tình dục?

Em năm nay còn khá trẻ nhưng em đã thủ dâm. Không biết việc thủ dâm nhiều có hại hay không ạ? Ngoài ra, ngày nào em cũng ăn mì tôm, không biết ăn nhiều mì tôm như vậy có ảnh hưởng gì tới sự quan hệ tình dục và chuyện sinh sản của em sau này hay không? Mong chuyên mục giải đáp giúp em! Em xin chân thành cảm ơn! (Em trai)

Trả lời:

Em trai thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáo như sau:

Việc thủ dâm ở độ tuổi mới lớn như em là hành động nhiều chàng trai đều trải qua. Xét ở một khía cạnh nào đó, thủ dâm giúp giải tỏa những bức bối do ham muốn tình dục gây ra và giúp tìm hiểu được chính bản thân, khám phá cơ thể mình.

Ăn mì tôm quá nhiều, ảnh hưởng tới tình dục? - 1

Nam giới nên ăn uống hợp lí, khoa học để tăng cường sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc lạm dụng thủ dâm sẽ là khong tốt. Nó có thể gây hại cho sức khỏe, suy nhược, cơ thể mệt mỏi, đau đầu. Nếu thủ dâm quá nhiều trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tình dục thực sự. Do đó em cần tiết chế việc thủ dâm của mình để không chịu tác động xấu từ nó.

Việc em thường xuyên ăn nhiều mì tôm không trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và khả năng quan hệ tình dục nhưng nó lại có tác hại tới cơ thể. Khi em ăn quá nhiều mì, không ăn uống các thực phẩm, thức ăn khác cơ thể ắt sẽ thiếu chất, gây suy nhược, gầy gò, ốm yếu. Khi cơ thể không đảm bảo khỏe mạnh, "chuyện ấy" bị giảm sút là điều không có gì khó hiểu.

Do đó để có một đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản tốt em nên hạn chế thủ dâm, ăn uống đầy đủ chất, tăng cường tập thể dục, thể thao. Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!


HIỂU ĐÚNG VỀ DINH DƯỠNG CỦA MÌ TÔM


Ăn mỳ tôm không đúng cách sẽ dẫn đến thiếu máu, chậm phát triển chiều cao…

“Mì tôm chủ yếu cung cấp năng lượng (bột mì, bột sắn) từ chất bột đường và chất béo, lượng chất đạm chỉ chiếm khoảng 7-9%… Do đó, nếu liên tục cho trẻ ăn mì ăn liền mà không bổ sung thêm rau, thịt hoặc trứng… sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, chậm phát triển chiều cao, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ”, Ths.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng,

Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, tại buổi tọa đàm “Hiểu cho đúng về dinh dưỡng của mì tôm” do báo Khoa học và Đời sống tổ chức ngày 30/8, ở Hà Nội.

Theo PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam: “Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (shorterning- một loại dầu dạng cứng chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít chất xơ. Đáng chú ý là thành phần chất béo (chủ yếu là dạng axít béo no) trong mì ăn liền chiếm từ 15-20% trọng lượng của gói mì”.

Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên trong dầu shorterning ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị oxy hóa và nếu dầu dùng để chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng "trans fat" nhiều hơn. "Trans fat" sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Ngoài ra, khi xâm nhập vào cơ thể, chất béo này tạo ra những mảng mỡ bám vào thành mạch máu, dần dần bịt kín mạch máu, hậu quả là làm cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa rất nhiều chất phụ gia, tuy chúng có tác dụng tạo sự ngon miệng cho người ăn nhưng không tốt cho người bệnh tim mạch, huyết áp cao.

Khá lo ngại về tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp trong mì ăn liền, PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho rằng: Nhà quản lý cần sớm ra quy định về lượng "trans fat" cùng với các tiêu chí về giá trị dinh dưỡng khác của sản phẩm như: Giá trị về năng lượng (kcal), chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ… Các nhà sản xuất cũng cần công bố chi tiết về chất lượng chất béo có trong sản phẩm: PUFA, MUFA, axít béo bão hòa. Bởi vì, chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày là rất quan trọng đối với các vấn đề về rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… Mặt khác, việc các doanh nghiệp công bố thành phần axít béo không no có lợi cho sức khỏe của sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng có thêm tiêu chí để lựa chọn thực phẩm tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Đặc biệt, cũng cần công bố thành phần Natri (Sodium) có trong sản phẩm vì lượng muối trong khẩu phần ăn ảnh hưởng nhiều đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận và ung thư đường tiêu hóa…

Trong lúc chờ đợi những quy định về "trans fat" trong các sản phẩm thực phẩm ở Việt Nam, các chuyên gia y tế khuyến cáo người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm đạt chất lượng. Trước mắt, các bà nội trợ nên bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protêin thiếu hụt của mì ăn liền.


MÌ ĂM LIỀN VÀ NHỮNG LẦM TƯỞNG TAI HẠI CỦA TEEN


Nhiều ấy mắc phải lắm đấy!

Giảm cân bằng mì ăn liền ư??? Đừng hòng!!!

Nhiều ấy lại nghĩ rằng ăn mì thay cơm thì có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo rằng thành phần của mì tôm có chứa đến 15 – 20% chất béo (shotrening), chủ yếu là dạng acid béo no, khó tiêu hóa. Trong khi đó, nó lại hầu như không có chất xơ nên măm măm mì ăn liền hoàn toàn không tốt cho quá trình dậy thì của chúng mình đâu.

Không những thế, mì ăn liền còn có chất béo dạng transfat nếu được sản xuất rút gọn theo phương pháp hydrogen hóa. Khi chúng mình măm măm phải những gói mì có chất béo dạng này, mức cholesterol xấu trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy, nếu có sử dụng, các ấy nhớ chỉ nên dùng những sản phẩm được ghi trên nhãn là có hàm lượng transfat từ 0 – 2g thôi nha!

Một tô mì bự là đủ để tớ thay thế một bữa cơm rồi
Về mặt dinh dưỡng, món ăn này chỉ có khả năng cung cấp cho chúng mình bột và đạm thực vật thôi. Nó không thể cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đi các chất đạm động vật hay vitamin từ rau quả tươi. Vậy nên, việc đánh chén món ăn này hàng ngày thay cho bữa ăn chính sẽ khiến cho chúng mình bị thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể trong khi carbonhydrate lại dư thừa rất nhiều.

Mặt khác, gia vị đi kèm trong các gói mì thường chứa nhiều chất phụ gia để tăng thêm cảm giác ngon miệng. Những chất này hoàn toàn không những không bổ sung được cho chúng mình thêm dinh dưỡng mà nó còn cay, nóng, gây bất lợi cho bạn nào có huyết áp hay thân nhiệt cao nữa cơ.

Vậy là tớ phải cho mì ăn liền vào black list cả đời???

Nhiều bạn rất thích mì tôm, thậm chí là còn “nghiện” món ăn này mặc dù biết nó “hại” nhiều hơn “lợi”. Nếu ấy nằm trong trường hợp đó, hãy học cách ăn mì tôm thật thông minh nha! Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, một phương pháp khá hiệu quả để hạ bớt hàm lượng chất béo trong món ăn này là dùng 2 lần nước. Nếu các ấy nấu thì có thể đun sôi nước, cho mì vào khuấy đều rồi đổ nước này đi, nấu lại bằng nước khác rồi mới cho gia vị.

Nguyên nhân vì trong quá trình nấu hay úp mì ở lượt nước đầu, chất bảo quản trong đó sẽ được hòa tan. Khi các ấy đổ nước này đi thì chúng sẽ theo đó mà tiêu mất đi khá nhiều. Cụ thể là transfat bên ngoài mỗi sợi mì sẽ bị cuốn trôi, giúp hạn chế tối đa lượng hấp thụ nó vào cơ thể teen. Thêm nữa, dù đã nấu lại nước mới thì chúng mình cũng không nên húp sạch phần nước còn dư trong bát sau khi ăn để tránh những chất có hại còn sót lại nghen!

Cuối cùng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng teen cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì tôm vì trong anh bạn này vốn chỉ có carbonhydrate và chất béo thôi. Do vậy, các ấy đừng quên bổ sung rau xanh cùng các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt. Đặc biệt, với những bạn nào bị mắc những chứng bệnh liên quan đến tim mạch thì các ấy nên hạn chế tối đa việc ăn món này. Ngay cả với những teen bình thường khác, chúng mình cũng chỉ nên ăn tối đa 3 lần/tuần thôi nhé!


Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu

(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mỗi ngày em ăn 1 gói mỳ tôm hảo hảo xong đi ngủ. em đã ăn đc 10 tháng rồi
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
roi ban co bi map len ko?
an mi tom co nong ko
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
mình ăn 1 gói , sáng lên nồi mụn , chứ hk có nóng , bơi vì mik bật quạt ngày tối
Ăn nhiều nóng đó bạn!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý