Tác dụng của việc ăn rau muống

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng của việc ăn rau muống

19/04/2015 05:46 AM
420


 Rau muống có nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại dương. Đặc biệt đây là món ăn rất phổ biến và quen thuộc của người dân nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của việc ăn rau muống nhé!


RAU MUỐNG VÀ TÁC DỤNG THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC




Tác giả : BS. PHÓ ĐỨC THUẦN

Rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Theo y học cổ truyền, rau muống còn là một vị thuốc có thể chữa được nhiều căn bệnh.

Công dụng của rau muống theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín (?), khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn. Tên chữ Hán là Úng thái, Không tâm thái, Thông thái... Tên khoa học Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae.

Một số cách dùng cụ thể

Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Xin giới thiệu một số công dụng cụ thể sau:

Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).

Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.

Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (tuy nhiên không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao huyết áp thay thuốc đặc hiệu).

Chứng kiết lỵ thường xảy ra vào mùa hè thu, ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt, sau chuyển sang kiết lỵ - phân có chất nhầy, màu đỏ trắng, đau thắt bụng. Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, để lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): Dùng một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g, trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.

Giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn) do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc lá ngón, thạch tín (?). Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi lại trong nhiều sách thuốc. Ngày nay, ta chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức thời nhằm hạn chế độc tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu tích cực vì những chất nói trên rất độc và dễ gây tử vong.

Các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; Tiêu tiểu ra máu, trĩ, lỵ ra máu... Giã rau muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay mật ong.

Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.

Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

Phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g; Sắc nước uống một lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con. Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước.

Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g. Nấu nước uống (Dùng rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).

Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.

Chứng đẹn trong miệng hoặc lở khóe miệng ở trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá 50g, nấu canh, nêm muối vừa ăn.

Lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo): Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa thật sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Rắn giun (loài rắn chỉ bằng con giun đất), ong cắn: Lấy rau muống tía 7 cái (?) giã nhuyễn, vắt nước uống, bã đắp vào vết cắn.

Rôm sẩy, mẩn ngứa; Sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm.

Có một tài liệu còn đề cập đến công dụng phòng chữa liệt dương của rau muống. Phải chăng là do vai trò của các acid amin trong rau muống tạo ra, chẳng hạn Arginine với tác dụng tăng NO nội sinh?

Liên hệ Tây y, vì rau muống giàu caroten, vitamin C, sắt và calci nên ta có thể dùng rau muống khi bị thiếu các chất này.

Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng

- Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.

- Suy nhược nặng, hư hàn.

- Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.

- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Chú thích ảnh: Rau muống có thể phòng còi xương cho trẻ.


CÁCH CHỌN RAU MUỐNG AN TOÀN


Tôi thường xuyên mua rau muống ăn nhưng đôi khi thấy có nhiều loại rau khác nhau cũng như nước luộc lúc đen lúc xanh. Xin hỏi, nên chọn bó rau muống ngon thế nào? Hà Khánh (Hà Nội)
 
Trả lời: Khi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường.

Cách chọn rau muống an toàn - 1
Khi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. (ảnh minh họa)

Ngoài ra, cũng không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.

Đặc biệt, khi rửa rau muống nếu thấy nổi bong bóng quá nhiều cũng không nên dùng vì có nguy cơ rau bị nhiễm hóa chất nước rửa bát.


MỘT SỐ MÓN NGON TỪ RAU MUỐNG

Bạn đã bao giờ chế biến rau muống thành các món ăn khác nhau chưa

Rau muống vốn là thứ rau rất dân dã, được bán hầu như là quanh năm trong các phiên chợ. Tuy giản dị nhưng rau muống cũng là lựa chọn của hẩu hết các chị em trong nhiều bữa cơm vì nó dễ ăn mà nước luộc rau lại ngon, rất trôi cơm.

Tuy nhiên, rau muống có thể được chế biến thành nhiều các món khác nhau khiến mâm cơm tăng phần hấp dẫn hơn rất nhiều.

Chỉ cần chú ý một chút là bạn đã có thể có những biến tấu khác nhau của rau muống để mê hoặc những cái “dạ dày” sành ăn trong gia đình bạn.

Dưa rau muống

Mọi người thường hay làm dưa cà, dưa cải, dưa rau cần… nhưng ít khi lại nghĩ đến việc làm món dưa rau muống nhưng quả thực độ giòn, ngon mà dưa rau muống đem lại vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu: gồm rau muống là chủ đạo, các thành phần kèm theo là đường, dấm, muối, ớt, tỏi.

Cách làm:

Làm dưa rau muống rất dễ, chị em nào cũng có thể làm được.

3 món ngon từ rau muống - 1

Dưa rau muống chua chua, giòn giòn đầy hấp dẫn (Ảnh minh họa)

- Rau muống chọn loại có cọng to và rỗng nhặt bỏ lá, chỉ lấy cọng, rửa sạch, nhúng tái qua nước sôi rồi thả ngay vào bát nước đun sôi để nguội, vớt ra cho vào rổ/rá sạch để ráo.

- Xếp các cọng rau thẳng hàng với nhau, cắt thành từng đoạn dài khoảng 2-3 đốt ngón tay.

- Pha nước đun sôi để nguội với đường, dấm, muối thành hỗn hợp nước chua mặn ngọt vừa miệng, cho thêm tỏi để nguyên nhánh và ớt để cả quả hoặc băm nhỏ.

- Gắp toàn bộ rau muống đặt vào thố thủy tinh hoặc men, đổ nước vừa pha cho ngập rau, đóng nắp lại.

Một, hai ngày sau, lấy dưa ra ăn, cọng dưa màu vàng, giòn, chua dịu, ngòn ngọt, cay cay.

Nộm rau muống

Rau muống cũng có khá nhiều cách làm nộm khác nhau, nhưng bạn hãy thử nộm rau muống với tép xem sao nhé.

Nguyên liệu:

- Rau muống: 01 bó
- Lạc rang: 50 g
- Tép: 100 g
- Kinh giới, rau ngổ, húng quế
- Chanh tươi: 2 quả
- Tỏi: 2 củ
- Ớt tươi: 2 quả
- Đường, súp. mì chính.

Cách làm:

- Rau muống rửa sạch, bỏ bớt phần lá đem luộc chần qua nước đun sôi rồi thả rau muống vào chậu nước đá. Cách này sẽ làm cho rau xanh và giòn.

3 món ngon từ rau muống - 2

Nộm rau muống với tép ngon

- Tép tươi rửa sạch đem rang chín với một chút xíu dầu ăn.

- Lạc khô rang chín, xát bỏ vỏ và đập dập.

- Rau kinh giới, rau ngổ, húng quế đem rửa sạch thái nhỏ

- Tỏi bóc vỏ, giã dập. Ớt thái sợi, bỏ hạt.

- Cho tỏi, ớt, nước cốt chanh cùng với 3 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê súp, mì chính khuấy đều cho tan.

- Vớt rau muống ra vẩy ráo nước rồi trộn với nước tỏi ớt chua ngọt.

- Tiếp đó cho tép vào. Kế tiếp là lạc rang. Cuối cùng là hỗn hợp rau thơm.

- Dùng đũa và muôi trộn đều các hỗn hợp lên là được. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt và cả vị giòn giòn của rau muống nữa nhé.

Canh rau muống nấu ngao

Rau muống ít người đem nấu canh, tuy nhiên sự kết giữa ngao và rau muống sẽ đem lại cho bữa cơm một món canh tuyệt vời. Độ giòn của rau muống, vị ngọt của ngao thật hấp dẫn.

Làm món canh ngao rau muống cũng rất đơn giản, chẳng tốn nhiều thời gian của bạn đâu.

Nguyên liệu:

- 1kg ngao
- 1 mớ rau muống
- Gia vị

Cách làm:

- Ngao mua về rửa thật sạch vì nước luộc ngao sẽ dùng để nấu canh. Sau khi rửa sạch ngao, bắc nồi lên bếp đun to lửa, khi ngao há miệng thì vớt ra lọc lấy phần con bên trong, bóp ruột  rồi cho lại vào nồi đun sôi.

3 món ngon từ rau muống - 3

Canh ngao nấu cùng rau muống đầy hấp dẫn

- Cho thêm gia vị, rồi cho rau muống vào nấu chín. Món ăn này vừa nhanh, khi ăn lại rất đậm đà và ngon miệng.

Bữa ăn đôi khi chỉ cần làm bát cơm trắng, canh rau muống nấu ngao và miếng cà pháo là cũng đủ ấm lòng rồi.

Cách xào rau muống ngon như nhà hàng


Trước khi xào, cần chần rau muống vào nước sôi sùng sục trên lửa lớn, có chút muối (đừng luộc kỹ vì rau sẽ kém xanh và mất độ giòn).

Nhà bạn thường xuyên có rau muống xào nhưng khi đi nhậu, chồng bạn vẫn cứ gọi món này, chỉ cũng là rau xào nhưng nhà hàng làm ngon hơn hẳn.

Món rau muống xào tỏi ở nhà hàng thật hấp dẫn xanh mướt, giòn, ngọt, thơm…Để cũng nấu được như vậy, bạn hãy áp dụng một số bí quyết sau:

Trước khi xào, cần chần rau muống vào nước sôi sùng sục trên lửa lớn, có chút muối (đừng luộc kỹ vì rau sẽ kém xanh và mất độ giòn). Sau đó vớt ra thả ngay vào nước mát có thả đá lạnh rồi vớt ra cho ráo nước. Những thao tác này đảm bảo cho rau có độ xanh mát mắt.

Cách xào rau muống ngon như nhà hàng - 1

Xào sớm ngay sau khi rau ráo nước (càng để lâu, món rau xào sẽ càng mất ngon). Nếu thích các món xào, bạn nên sắm chảo gang vì loại chảo này giữ nhiệt rất tốt, các loại rau xào sẽ rất xanh. Bật lửa lớn tối đa, cho chảo thật nóng rồi cho dầu ăn vào (không cho quá nhiều như nhà hàng vì sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng cũng đừng cho ít quá vì rau sẽ không ngon).

Cho một phần tỏi băm vào dầu sôi, rồi cho rau vào, nêm gia vị, xào thật nhanh tay rồi nhắc xuống, cho nốt chỗ tỏi băm còn lại. Món rau của bạn sẽ thật xanh, giòn, thơm, ngọt.

Một điều cần lưu ý nữa là món rau xào của bạn chắc chắn sẽ không ngon nếu bạn xào quá nhiều cùng lúc. Nếu bó rau lớn, bạn hãy chia ra nhiều lần xào (kể cả khi chần cũng nên chia ra mất lần), rau mới xanh và giòn được.




Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý