Tác dụng của việc uống bia với sức khỏe

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng của việc uống bia với sức khỏe

19/04/2015 05:47 AM
10,629

Bia giàu các vitamin B1 và B2, selen, độ ẩm cần thiết đối với hệ miễn dịch và thần kinh, cũng như giàu vitamin PP là axit nicotinic hỗ trợ hoạt động của tim. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của việc uống bia nhé!



TÁC DỤNG CỦA VIỆC UỐNG BIA VỚI CƠ THỂ


Bia chất lượng được làm từ cây hoa bia, men bia, nước và mạch nha. Mạch nha được làm từ mầm lúa mạch, carbonhydrates, protein thực vật và muối khoáng. Men bia có chứa các chất enzyme có tác dụng giảm đau, khử trùng và có tác dụng giảm đau. Ngoài ra bia còn có một số tác dụng tốt như sau:

uong bia 7 tác dụng của việc uống bia

Bia giàu các vitamin B1 và B2

1- Bia giúp kích hoạt việc sản xuất các loại nước ép dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa.

2- Có tác dụng làm dịu và giảm đau cũng như ức chế sự tăng trưởng và sinh sản của vi khuẩn.

3- Có tác dụng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng với công thức: 0,5 lít bia làm ấm đến 50 độ, thêm một chút hạt thì là, đậu Hà lan và mù tạt, nửa thìa củ cải ngựa đã sấy khô. Đậy nắp lại và uống khi bắt đầu có dấu hiệu bị cảm lạnh.

4- Bọt đặc của bia tươi giúp loại bỏ các nếp nhăn, có thể sử dụng để đắp lên mặt như một loại mặt nạ.

5- Làm sạch tóc sau khi sau khi xoa bằng bia tươi sẽ làm cho tóc được linh hoạt và phát triển tốt hơn.

6- Bia làm trẻ hóa tế bào mạch máu do sự tăng tốc của một số quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

7- Giúp duy trì mật độ xương và độ đàn hồi của các khớp do trong bia có chứa chất silic ở dạng dễ hấp thụ.

Những lưu ý khi sử dụng bia

ruou bia2 7 tác dụng của việc uống bia

Không nên uống bia khi bụng đói

Tất cả những kết luận trên hoàn toàn có cơ sở khoa học và có thể áp dụng, song không được lạm dụng. Bởi dẫu sao bia cũng là một đồ uống có chất cồn với hàm lượng cồn tinh chất từ 3,5-6 độ. Lưu ý đến liều lượng uống an toàn của bia sạch là không quá 0,5 lít/ngày đối với đàn ông và 0,33 lít/ngày đối với phụ nữ. Không được uống bia khi bụng đói, bởi nó kích thích niêm mạc dạ dày cũng như nếu uống bia trước khi ăn có thể gây say ngay cả khi uống với một lượng nhỏ. Không nên uống bia để làm dịu cơn khát, trái lại khi đó bia sẽ làm khô và làm mất nước do đó làm tăng gánh nặng cho thận.

Uống bia có nhiều lợi ích nhưng cũng nên thận trọng khi sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả và ngăn ngừa tác hại không mong muốn.


LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA VIỆC UỐNG BIA

Từ lâu bia đã là loại thức uống ưa thích của các đấng mày râu và đặc biệt trong những ngày hè nóng nực này thì bia luôn được chọn là thứ đồ uống giải nhiệt hàng đầu. Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ rằng bia không đơn thuần chỉ là một loại “nước giải khát” mà nó còn có chứa vô vàn tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

Giảm nguy cơ đột nguy và tránh bệnh tim mạch
Các chuyên gia cho rằng việc uống đều đặn 2 cốc bia với nam giới và 1 cốc bia với nữ giới sẽ giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Một nghiên cứu thuộc trung tâm chăm sóc sức khỏe nằm ở phía nam bang Texas của Mỹ đã cho thấy rằng những người uống bia đều đặn mỗi ngày tối đa là 2 cốc có thể giảm được từ 30-40% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch so với những người không uống bia.

Tăng cholesterol có lợi
Đừng lầm tưởng rằng cholesterol luôn gây hại cho sức khỏe con người, mà trên thực tế có 2 loại cholesterol khác nhau đó là cholesterol có lợi và cholesterol có hại.

Uống bia đều đặn có tác dụng làm tăng cholesterol HDL (loại cholesterol có lợi cho cơ thể) và điều này đồng nghĩa với việc làm giãm hiện tượng tắc nghẽn mạch máu.

Không chỉ dừng lại ở đó, làm tăng oxy trong các tế bào của cơ thể, giúp cho các cơ bắp được săn chắc và linh hoạt hơn.

Tham gia vào quá trình tạo haemoglobin
Như bạn đã biết trong bia có chứa vitamin B6, cần thiết cho quá trình tạo haemoglobin – một thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu.

Nó giúp “vận chuyển” oxy đi khắp cơ thể và có tác dụng khống chế hàm lượng đường trong máu.
Có tác dụng bình ổn huyết áp và hàm lượng insulin trong máu

Không giống như lầm tưởng của nhiều người khi cho rằng bia chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Ngược lại uống bia có kiểm soát khoảng 1 cốc/ ngày sẽ giúp bạn bình ổn huyết áp và giảm lượng insulin trong máu.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận
Không chỉ có lợi cho tim mạch và những người mắc bệnh sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thì cũng có thể uống bia một cách điều độ để loại trừ và làm thuyên giảm chứng bệnh này.

Giúp cho xương chắc khỏe
Các chuyên gia của trường đại học California đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng bia có tác dụng phòng ngừa chứng bệnh loãng xương – căn bệnh thường “viếng thăm” hơn một nửa phụ nữ trên thế giới khi bước vào độ tuổi trung niên. Lý giải cho điều này là bởi canxi là một thành phần thiết yếu của xương lại là loại vi chất điển hình có trong bia.

Làm đẹp da
Bên cạnh những hữu ích đối với sức khỏe, chị em phụ nữ còn có thể sử dụng bia như một loại “mỹ phẩm” làm đẹp da, giúp da mịn màng và không mụn trứng cá.

Rất đơn giản chỉ cần uống bia đều đặn mỗi ngày 1 cốc là chị em đã có thể chăm sóc và gìn giữ vẻ láng mịn, tươi sáng cho làn da của mình.

Lưu ý: Bia quả đúng là loại đồ uống có rất nhiều hữu ích và tác dụng đối với sức khỏe nhưng tác dụng đó chỉ được phát huy nếu như bạn biết thu nạp chúng một cách có điều độ và kiểm soát. Ngược lại uống nhiều hơn 2 cốc bia mỗi ngày sẽ gây nên tác dụng ngược, đi ngược lại những lợi ích vốn có của nó.


NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI UỐNG BIA


Bên cốc bia người ta có thể bàn bạc công việc một cách thân tình và thoải mái cũng như vơi đi những phiền muộn của cuộc sống. Nhưng đối với sức khỏe, bia cũng có mặt lợi và không lợi. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít. Tốt nhất nên giới hạn ít nhất là 2 ngày một tuần không uống rượu, bia. Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không nên uống bia khi:

Ăn hải sản: Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gut.

Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.

Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.

Đang trong thời gian uống thuốc: Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.

Đang uống rượu: Khi đã uống bất kỳ một loại rượu nào thì không nên dùng bia để uống chung để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu.

Những bệnh cần kiêng bia

Bệnh tim mạch: Tuy người bị bệnh tim không phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối, nhưng cần uống có chừng mực và luôn xin lời khuyên của bác sĩ.

Nhưng nếu bạn mắc bệnh cơ tim do rượu, thì bạn phải kiêng rượu bia hoàn toàn.

Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thức uống có cồn rất dễ bị hạ đường huyết. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc đang chích Insulin nếu dùng bia rất dễ gây phản ứng phụ.

Người mắc bệnh tiểu đường có đi kèm bệnh gan, bệnh gút, bệnh mắt, bệnh thận, bệnh tim tuyệt đối không dùng rượu, bia.

Bị kết sỏi ở niệu đạo: Trong quy trình sản xuất bia, quá trình lên men mạch nha làm xuất hiện nhiều chất tạo sỏi, do đó nếu uống bia càng thúc đẩy quá trình tạo sỏi đường tiết niệu vì vậy những người đang bị kết sỏi ở niệu đạo không nên uống bia.

Viêm dạ dày mãn tính: Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến ta có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.

Bị loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.

Viêm gan: Khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Thai phụ nên kiêng bia rượu: Một nghiên cứu của Đại học New Mexico (Mỹ) cho thấy, việc phụ nữ có thai dùng đồ uống có cồn, dù chỉ một chút thôi, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Phụ nữ cho con bú: Bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống bia sẽ dễ bị mất sữa.

Khi nào uống bia có lợi?

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị những người luyện tập thể thao nên uống mỗi ngày 250ml bia (nữ) - 500ml bia (nam) và coi bia như một phần trong chế độ dinh dưỡng dành cho vận động viên.

Sau khi tập luyện, cơ thể đang bị thiếu nước, bia sẽ giúp bổ sung lượng chất lỏng đang thiếu hụt trong cơ thể. Chỉ một lượng nhỏ bia cũng giúp bù nước cho cơ thể một cách hiệu quả. Vì trong bia có thành phần cacbon dioxide giúp “giải khát” nhanh hơn trong khi cacbon hydrat trong bia cũng thay thế phần nào lượng calo hao hụt trong quá trình luyện tập.

Uống bia đúng cách

Bia là thức uống giải nhiệt mùa nóng nhưng mùa đông bạn cũng có thể uống bia ở nhiệt độ 15 độ C, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho bia mất đi hương vị không còn cảm giác hấp dẫn. Vì vậy nếu chai bia bị ướp quá lạnh bạn có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độ C để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết. Không nên để nhiệt độ bia quá cao sẽ làm một số chất bổ dưỡng có trong bia bị hao hụt và bia có vị đắng.

Uống bia nên uống nhanh, nếu để lâu chất cacbon dioxide trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải tỏa.

Nên dùng cốc lớn để rót bia để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.

Trong bữa tiệc hay bữa nhậu, dầu mỡ từ thức ăn rất dễ bị dính vào cốc uống bia, do đó cần luôn lau sạch cốc vì dầu mỡ sẽ nhanh chóng nuốt mất bọt bia.

Nhiều loại bia có khoảng 5% cồn, do đó không nên uống bia “chay” mà hãy ăn thứ gì đó trong khi uống ví dụ như bánh sandwich hoặc khoai tây rán, loại thức ăn này sẽ giúp hấp thụ lượng cồn để cồn không thể ngấm thẳng vào máu. Tránh uống bia rượu khi đói.


NHỮNG CÁCH UỐNG BIA CÓ LỢI CHO CƠ THỂ

Bia từ lâu đã được biết đến là thức uống bổ dưỡng tuyệt vời và sẽ càng tuyệt vời hơn nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý.
Nhiệt độ lý tưởng khi uống 

Trong bia có chứa CO2 , sau khi đi vào cơ thể, chất này lập tức được thải ra, mang đi một phần nhiệt từ trong cơ thể, làm cho ta có cảm giác tươi mát. Chính vì thế bia là một thức uống được nhiều người ưa chuộng vào mùa nóng.

Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, nhiệt độ thích hợp nhất khi uống bia là ở khoảng 12 độ C. Nhiệt độ bia quá cao sẽ làm lượng doxit cacbon có trong bia bị thất thoát khiến bia thiếu đi sức hấp dẫn cần có (thức uống hấp dẫn này sẽ có vị đắng).

Ngược lại, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho người uống mất đi cảm giác và hương vị của bia. Vậy mùa đông có nên uống bia? Rất nên và uống bia ở 15 độC là vừa. Nếu gặp phải chai bia ướp quá lạnh trong mùa đông có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độ C để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết.

Phương pháp uống bia

Bọt là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bia vì vậy cần phải biết cách rót sao cho cốc bia thật hấp dẫn. Khi rót bia chai ra cốc, không được dốc ngược hay lắc mà phải để chai hơi nghiêng rồi rót từ từ vào mép cốc.

Những người sành uống bia thường thích uống nhanh vì cho rằng nếu để lâu dioxit cacbon trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải toả. Họ cũng thích uống vào cốc lớn để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.


Không nên uống quá nhiều

Dĩ nhiên là không nên uống quá nhiều bia bởi nó sẽ gây ra béo phì (bụng bia, mất thẩm mỹ), ảnh hưởng rất lớn đối với các tạng phủ và sinh dục, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.

Bia có tác dụng kích thích đường ruột, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, gout (thống phong), bệnh tiểu đường, tim mạch, sỏi đường tiết niệu không thích hợp uống bia.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít.

Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc thì không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng sự phân giải và hấp thu thuốc, càng không thể dùng bia để uống thuốc. Cũng không nên uống bia chung với bất kỳ một thứ rượu khác để tránh phần lớn cồn rượu nhanh chóng được hấp thu.


Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý