Thuốc chữa bệnh đầy hơi chướng bụng rất đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thuốc chữa bệnh đầy hơi chướng bụng rất đơn giản

19/04/2015 05:47 AM
7,985



Đầy bụng, ăn uống khó tiêu có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn. Tình trạng này thường xuất hiện trong khoảng quý II và quý III của thai kỳ.




Thuốc chữa bệnh đầy hơi chướng bụng rất đơn giản. Khó tiêu đầy bụng là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn ói. Khó tiêu đầy bụng có thể kèm theo ợ chua do dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, hầu họng.








  THUỐC CHỮA ĐẦY BỤNG KHO TIÊU


Nguyên nhân của chứng khó tiêu đầy bụng

Nguyên nhân thông thường đưa đến chứng khó tiêu đầy bụng có thể kể như sau:

1. Do cách ăn uống: Có người chỉ cần ăn nhiều tinh bột, chất xơ hoặc bữa ăn có nhiều chất béo, gia vị là bị chứng rối loạn này. Hoặc do ăn quá nhanh, nhai không kỹ, có người chan nước vào thức ăn thật nhiều để ăn được mau, trong khi ăn không được thoải mái về mặt tinh thần, ăn no xong là nằm ngay cũng có thể bị khó tiêu đầy bụng.

2. Do lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá: các chất này làm tăng tiết acid dịch vị, có thể gây thêm cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và gây ợ chua.

3. Do nuốt nhiều không khí: người có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, căng thẳng hay nuốt nhiều không khí trong và giữa các bữa ăn. Đặc biệt đối với trẻ con còn bú, cách cầm bình sữa không đúng có thể làm cho trẻ nuốt nhiều không khí: sau đó lại không làm cho ợ hơi có thể làm trẻ không tiêu, bị trớ, ọc sữa.

4. Do hệ tiêu hóa yếu kém: như có người thiếu dịch men (còn gọi là enzyme) tiêu hóa hoặc có sự giảm nhu động dạ dày đưa đến dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột chậm gây nên tình trạng ứ trệ thức ăn ở dạ dày. Hoặc do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo.

Các nguyên nhân thông thường kể trên còn gọi là nguyên nhân chức năng do khi được thăm khám bệnh, làm xét nghiệm thăm dò, không tìm được một bệnh nào cả.

Ta nên lưu ý, khó tiêu đầy bụng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh gọi là nguyên nhân thực thể như sau:

Các bệnh của hệ tiêu hóa: như viêm loét dạ dày - tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh gan mật.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa: như đái tháo đường, cường giáp...

Do dùng thuốc chữa bệnh: như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, thuốc dãn phế quản v.v...

Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: hiện nay người ta đặc biệt lưu ý về vai trò của loại vi khuẩn này trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và chính nó có thể gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ợ chua.

Các thuốc trị chứng khó tiêu đầy bụng

Về thuốc trị chứng khó tiêu đầy bụng, có thể dùng các thuốc sau đây:

Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do dư acid dịch vị tức dư chất chua trong dạ dày.

Có thể dùng thuốc kháng tiết acid như thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton. Thông dụng là các thuốc kháng acid dùng dạng sủi bọt. Dùng dạng thuốc này sẽ hòa tan thuốc trong lượng nước thích hợp cho sủi bọt và hòa tan hết trước khi uống. Thuốc chứa dược chất là các chất kiềm yếu có tác dụng trung hòa acid dịch vị, làm giảm độ chua trong dạ dày xuống. Thuốc có mùi vị thơm ngon dễ uống và bọt khí do thuốc sinh ra sẽ lôi kéo hơi trong dạ dày thoát ra ngoài, giải quyết vấn đề tích khí trong dạ dày gây đầy hơi, nặng bụng.

Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: Được dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Có thể dùng thuốc chứa dược chất làm tăng trương lực dạ dày (như metoclopramid, domperidon).

Thuốc giúp tiêu hóa: Đó là thuốc chứa các men tiêu hóa (pancreatin lấy từ dịch tụy heo, bò) hoặc dược chất có tác dụng lợi mật, thông mật.

Trên đây là các thuốc mà người bị chứng khó tiêu đầy bụng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn. Liều lượng và cách uống có thể hỏi dược sĩ, nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc để được hướng dẫn dùng đúng.

Một số điều lưu ý khi dùng thuốc khó tiêu đầy bụng

Có một số điều chúng ta cần lưu ý như sau:

1. Nên quan tâm đến cách ăn uống để tránh chứng khó tiêu đầy bụng như ăn chậm, nhai kỹ, tạo các yếu tố thoải mái trong bữa ăn, tránh dùng các thực phẩm mà kinh nghiệm cho thấy gây chứng khó tiêu (như thức ăn chiên quá nhiều dầu mỡ), không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích, gây tiết nhiều acid.

2. Chỉ nên dùng các thuốc ở trên khoảng 5-7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu đầy bụng không cải thiện rõ rệt ta nên đi bác sĩ khám bệnh.

Có một số trường hợp rất cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu chậm trễ trong chẩn đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị. Đó là người đã ngoài 45 tuổi, triệu chứng khó tiêu đầy bụng ở những người này có thể khởi đầu của viêm loét dạ dày - tá tràng, thậm chí của ung thư dạ dày. Hoặc ở những người có dấu hiệu sụt cân, đi tiêu phân đen, bị vàng da, nuốt khó.

3. Đối với thuốc nói chung trong đó có thuốc trị khó tiêu đầy bụng ợ chua, khi dùng phải biết rõ những điều thận trọng. Nếu dùng thuốc dạng sủi bọt kháng acid cần biết rằng thuốc dạng này luôn chứa natri. Người đang kiêng muối nghiêm ngặt (như người bị bệnh tăng huyết áp bác sĩ dặn ăn lạt không được ăn mặn, kiêng ăn mặn hay kiêng muối thực chất là kiêng natri) nên tránh không dùng thuốc dạng sủi bọt chứa natri.

Cách uống thuốc trị khó tiêu đầy bụng

Thuốc uống sau bữa ăn (1 giờ):

» Thuốc là chất hấp thu khí: Carbophos, Smecta.

» Thuốc chứa chất chống đầy hơi Simethicone: Pepsan, Siligaz, Maalox Plus, Mylanta II, Kremil-s, Simelox...

 » Thuốc dạng sủi bọt: Normogastryl, Orthogastrin, Alka-Seltzer.

Thuốc uống trước bữa ăn: thường 3 lần/ngày

 » Thuốc điều hòa nhu động: Metoclopramid (Primperan), Domperidon (Motilium-M), Cisaprid (Prepulsid).

» Thuốc là men tiêu hóa: Các men tiêu hóa (enzymes digestives) cũng là thuốc giúp tiêu hóa, được chiết xuất từ các cơ quan súc vật heo, bò, được trình bày trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzyme. Nên uống ngay trước hoặc cùng với bữa ăn.

Enzyme dịch tụy (Alipase, Festal, Pancréalase, Néo-peptin).

Amylodiastase Thépéier (Amylase từ mầm ngũ cốc).

Askenzyme Laleuf (môi trường cấy các chủng chọn lọc

Aspergillus aureus).

» Thuốc là mật hoặc làm tăng tiết mật: (còn trị táo bón).

+ Mật: Déchophyline, Spasmenzyme, Biliflurine.

+ Thuốc lợi mật (cholérétiques): có tác dụng tăng sản xuất     mật bằng cách kích thích tế bào gan tiết ra mật.

Trị đầy bụng, chậm tiêu, táo bón, giải độc gan.

Chống chỉ định: suy gan, tắt nghẽn đường mật.

Gồm có:

- Artichaut: chiết xuất từ Cynara scolymus L.Compositae và bào chế thành cao lỏng hay cao mềm, chứa loạt chất Cynarin có tác dụng tăng tiết mật, làm giảm nhẹ cholesterol trong máu, còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ (Chophytol, Phytol, B.A.R.)

- Hymecromon (Cantabiline).

- Anethol Trithion (Sulfarlem, Sulfarlem-Cholin).

- Nébulisat De Fumeterre (Oddibil).

- Cyclovalon (Vanolone, Vanllone Infantile).

- Cyclobutyrol (Hébucol).

- Acid dimecrotic (dạng muối Mg: Hépadial).

+ Thuốc thông mật: (Cholagogues)

 Không ảnh hưởng đến tế bào gan và khả năng sản xuất mật mà có tác dụng kích thích làm túi mật co bóp, dãn nở ống dẫn mật để tống mật có sẵn vào ruột. Gồm có:

- Natrium Thiosulfat (Hyposulfène, Sagofène)

- Sorbitol (Sorbitol Delalande).




CÁCH CHỮA ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG CHO TRẺ









Cách xử trí khi bé đầy hơi, trướng bụng


Đầu tiên, cha mẹ cần kiểm tra xem bé ăn cái gì, hệ tiêu hóa của bé mới đây có tốt không (đi tiêu thế nào), bé có bị ốm, bị bệnh không… Nếu cần, nên đưa bé đi khám. Hoặc đơn giản là thử vài gợi ý như sau:

Mẹo với củ hành (tỏi): Nướng một củ hành (hoặc tỏi) bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

Ôm bé: Ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé nhẹ nhàng hoặc bế bé hơi ngả người xuống, với bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Vị trí này giúp bé xì hơi tốt và một số người mẹ nhận thấy, bé xì hơi được thì đỡ bị đầy bụng.

Khiến bé phân tâm: Bế bé trước gương, cho bé lại gần để lắng nghe âm thanh của máy hút bụi hay máy giặt; hoặc đơn giản là bế bé sang phòng khác để thay đổi khung cảnh. Đưa bé đi dạo một chút cũng có thể giúp ích vì nó khiến bé tạm quên cơn đầy bụng.

Massage: Massage là cách làm giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Đưa bé đi khám: Nhiều bé bị trướng bụng kèm nôn trớ, rối loạn tiêu hóa cần được bác sĩ cho uống men tiêu hóa để khắc phục.

3 mẹo giúp bé hết đầy hơi.

 

Một trong những chứng làm cho bé khó chịu nhất là chứng đầy hơi. Bé không thể nói cho bạn biết cảm giác của bé như thế nào, bé chỉ có biết khóc thôi.

Dưới đây là 3 cách giúp bé hết đầy hơi tự nhiên nhất mà không cần đến thuốc:

 Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và bạn cần phải giúp bé một tay.

Bạn nên làm điều này thường xuyên. Trước tiên, bạn nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng bạn và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay bạn nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Bạn dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Bạn có thể cho bé bú hoặc cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi bé ăn xong, bạn nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.

 3 mẹo giúp bé hết đầy hơi - 1


Bạn chỉ nên làm sau khi bé ăn.

 Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé

Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

3 mẹo giúp bé hết đầy hơi - 2


 Cử động chân bé giống như đạp xe có thể giúp bé hết đầy hơi

Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Thực hiện thật nhẹ nhàng. Sau đó lại đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên. Cử động này tương tự như khi ta đạp xe đạp. Nó khiến cho bé thích thú mà lại có thể giảm được khí trong bụng.

Chú ý là không nên làm động tác này sau khi bé ăn no. Cần cho bé nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi mới được thực hiện

Cách chữa đầy hơi chướng bụng

Cách chữa đầy hơi chướng bụng :Nếu đang bị đầy hơi, bạn dứt khoát không được ăn dưa hay cà muối, bánh mỳ, bánh bao, sữa, cũng đừng có nhai kẹo cao su.


Một khi đã mắc phải tình trạng này, dù xung quanh có thú vị, vui vẻ đến mấy, bạn cũng không thể tận hưởng. Dù cố gắng, nụ cười của bạn cũng trở nên gượng gạo và vẻ duyên dáng biến mất. Thật phiền là nỗi khó chịu này lại là vị khách thường xuyên, có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.
Thực phẩm là tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng này, vì vậy để tránh chướng bụng, đầy hơi, điều cần lưu tâm nhất là ăn uống.
Những món cần hạn chế
Thức ăn giàu tinh có ủ men (bánh mỳ, bánh bao…), các loại đồ ngọt như bánh kẹo, hoa quả chín nẫu có độ ngọt cao, sữa và sản phẩm từ sữa… là thứ bạn không nên dùng nhiều khi sắp phải tham gia một sự kiện nào đó, vì nó sẽ sinh ra rất nhiều khí trong hệ tiêu hóa của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những thứ sau: Nước ngọt hay nước khoáng có gas, bia rượu, các thực phẩm có mạch nha, đồ ăn có dấm, các loại dưa muối, nấm, phô mai xanh…
Nên bỏ thói quen nhai kẹo cao su vì việc này gây tích rất nhiều khí trong bụng, dẫn đến hoặc làm nặng thêm chứng đầy hơi.



cách chữa đầy hơi chướng bụng



Những món cần ưu tiên
Bạn nên ăn nhiều các loại rau xanh. Về tinh bột, khoai tây, khoai lang và các loại ngũ cốc cũng là lựa chọn phù hợp. Về thực phẩm giàu đạm, bạn có thể ăn cả cá và thịt và trứng, ưu tiên cá. Về gia vị, ưu tiên tỏi vì nó chứa chất allicin chống chướng hơi. Còn với hoa quả, hãy ăn cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa cơm ê hề dinh dưỡng.
Tuy sữa dễ gây đầy hơi nhưng sữa chua lại tốt cho đường ruột do chứa vi khuẩn lactobacillus, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi.
Lưu ý, khi ăn bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói để không khí không lọt vào.
Mẹo giảm đầy hơi
Nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng xảy ra, bạn có thể khắc phục bằng các cách sau:
- Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ.
- Uống nước chanh gừng, gồm nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng.
- Ăn vài lát gừng tươi chấm muối.
- Uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà; hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi.
- Xoa nhẹ nhàng vùng bụng, thoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại. Có thể bôi bút dầu nóng khi thoa.
- Dùng túi chườm ở vùng bụng và bẹ sườn phải (hoặc dùng khăn nóng để chườm).



1. Nước chanh và gừng


Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.


2. Ăn cam


Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.


3. Ăn nho


Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.


4. Nước chanh nóng


Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.


5. Dầu tỏi và dầu đậu nành


Bất cứ khi nào bạn đau bụng, trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da.


6. Nước đá


Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.


7. Uống sữa và trà


Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề về bao tử.





CÁCH CHỮA ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG CHO BÀ BẦU



7 cách khắc phục đầy bụng, ăn uống khó tiêu ở bà bầu

Nguyên nhân

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày (khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi); đồng thời, nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu.

Tình trạng ăn uống khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ; do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh; sử dụng thức ăn, đồ uống ăn uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng.

Nếu bạn cảm thấy đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn, có thể áp dụng những cách đơn giản sau mà không cần đến thuốc tiêu hóa.

1. Kiểm tra thức ăn. Cách đơn giản nhất để tránh đầy bụng là bạn nên nói “không” với cafe, nước hoa quả đóng hộp, nước ngọt, thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ… Bạn cũng nên tránh rượu vì nó làm tăng tiết dịch vị dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn.

2. Nhai kẹo dẻo vị đu đủ. Loại kẹo này chứa những enzym hỗ trợ hệ tiêu hóa một cách tự nhiên.

3. Nằm ngủ bằng cách kê lưng và đầu hơi cao một chút. Tư thế này giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược lên trên – yếu tố làm gia tăng chứng đầy bụng.

4. Tránh xa khói thuốc lá. Khói thuốc lá gây đảo lộn dịch vị dạ dày nên khiến bạn có cảm giác đầy bụng ngay khi ăn.

5. Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, nên ăn chậm, nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày của bạn không bị quá tải và tránh được tình trạng “chậm tiêu”. Cũng không nên vừa ăn vừa uống nước; thay vào đó, bạn nên uống nước trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn.

6. Khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn nên đi dạo bộ. Đi bộ có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Đợi khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên đi nằm.

7. Nếu những lưu ý trên không làm dịu được chứng đầy bụng, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc có chứa chất làm giảm axit trong dạ dày.







Cách chữa khó tiêu tại nhà
Tác dụng chữa bệnh của tỏi.
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bé bị đầy bụng
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Tác dụng chữa bệnh của quả cam
Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả -








(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý