Kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng 2013

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng 2013

19/04/2015 05:47 AM
461

Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông. Sóc Trăng có 72km bờ biển, 30.000ha bãi bồi.  Cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng 2013 để chuẩn bị hành trang cho chuyến đi sắp tới của bạn nhé


Khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương hai mùa: mùa mưa từ giữa tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 26ºC - 28ºC.





Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm

  • Thành phố Sóc Trăng
  • Long Phú
  • Cù Lao Dung
  • Mỹ Tú
  • Thạnh Trị
  • Vĩnh Châu
  • Ngã Năm
  • Kế Sách
  • Mỹ Xuyên


Các thành phố và huyện lại được chia làm 105 xã, phường và thị trấn

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)


Đi đâu, chơi gì?

Chùa Kh

Chùa Kh'leng


Đến
Sóc Trăng, bạn có thể đến những địa điểm sau đây

Vườn còTân LongVườn cò này thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, cách thị trấn Phú Lộc 17km (theo tỉnh lộ 42). Gần ba mươi năm, nơi đây hình thành một sân chim với hàng ngàn con cò sống trên những cây tre, cây dừa quen thuộc của gia đình ông Huỳnh Văn Mười.
Khu du lịchBình An

Khu du lịch Bình An

Khu du lịchBình An

Nằm bên quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, là "bản sao" với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú... Hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay... được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vừa yên tĩnh nhưng vẫn sinh động. Khu du lịch có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.

  • Chợ nổiNgã Năm

Chợ nổi ngã năm


Tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.Tờ mờ sáng sớm, chợ nổiNgã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổiNgã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau. Ðến nay chợ nổiNgã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổiNgã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

  • Cồn Mỹ Phước  thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, giữa sông Hậu, cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, đi canô mất nửa giờ. Người dân cồn Mỹ Phước đã tạo dựng những khu vườn sinh thái trồng cây ăn trái, làm nơi ăn nghỉ dành cho du khách tham quan. Cồn Mỹ Phước với không gian bao la rộng mát, với sông nước hữu tình thơ mộng, đã trở thành một điểm thu hút khá đông khách tới thăm quan.
  • Chùa Kh'leang 


Toạ lạc ở số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, Chùa Kh'leang là ngôi chùa cổ nhất ở
Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Nơi chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo kiểu tam cấp và mỗi cấp được chia thành 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ. Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatuc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Ðặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.
Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.

  • Chùa Đất Sét

Chùa đất sét

Tọa lạc tại 163A, đường Lương Đình Của, các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật. Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt. Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thành phố Sóc Trăng.

  • Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng nằm trong khu rừng tràm thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Ở cách huyện lỵ Mỹ Tú 13km (theo đường thủy), cách thành phố Cần Thơ 81km. Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hiện nay khu căn cứ tỉnh ủy chỉ còn lại nền hội trường, hồ chứa nước và hai hầm tránh pháo.
  •  Bảo tàng Khmer Sóc Trăng  nằm đối diện với chùa Khleang tại thành phố Sóc Trăng, Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ... Đến thăm Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, du khách hiểu hơn về cộng đồng người Khmer - bộ phận cư dân quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.


Đặc sản

  • Bánh pía là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuát khẩu đến các nước trên thế giới.
  • Lạp xưởng
  • Bún nước lèo là đặc sản của toàn tỉnh Sóc Trăng đi đâu trong tỉnh bạn cũng sẽ gặp được những quán Bún nước lèo này, thậm chí ở một số Thành phố lớn ở Việt Nam bạn cũng có thể bắt gặp được món Bún nước lèo này.
  • Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.
  • Bò nướng ngói dặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm.
  • Ngoài ra con một số món như: bún xào Thạnh Trị, bún gỏi già....


Lễ hội

  • Lễ Ooc-om-Bok

Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Đua ghe Ngo


Lễ cúng trăng: lễ cúng trăng vào tối ngày 14 tháng 10 (âm lịch), thời gian hành lễ trước khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu. Vị trí hành lễ đặt tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi không bị che khuất ánh trăng. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn đặt lễ vật. Lễ vật gồm có cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.

Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.

Tại các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả đèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này.

Đua ghe ngo


Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (15/10) là tục

đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi. Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.
Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại.

Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông. Trong
đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.

Hội
đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam.
Sóc Trăng là một tỉnh mang nhiều đặc trưng văn hóa của người Chăm, tới đây, bạn như được đắm mình trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc này, từng ngôi chùa, từng lễ hội và từng cách ứng xử đều mang đậm nét văn hóa Chăm. Đến đây vào đúng dịp lễ Ooc-Om-Bok, du khách sẽ càng thấy thù vị hơn khi đến tỉnh này.



Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng


Cập nhật ngày 25/09/2012

Điểm nhấn của Sóc Trăng là ngôi chùa với hàng ngàn con dơi vắt vẻo trên cây trong khuôn viên, nụ cười chân chất của người dân Khmer và lễ hội Ooc-Om-Bok sôi động.

Địa điểm vui chơi

Có thể chia các địa danh của Sóc Trăng thành 4 nhóm là: chợ nổi, du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng và du lịch lịch sử.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Thả hoa đăng trong lễ hội Oc Bom Bok. Ảnh: yume

Chợ nổi Ngã Năm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của 5 con sông đi 5 ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống.

Du lịch sinh thái gồm các điểm như
vườn cò Tân Long với hàng ngàn con cò làm tổ, sinh sống là nơi thích hợp để bạn cắm trại và thư giãn trong không gian trong lành, dễ chịu. Đến vườn cò, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng của hàng ngàn cánh cò sải dài mỗi sáng khi rời tổ, tiếng râm ran khi hoàng hôn về. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức những món ăn đậm chất dân dã.

Cồn Mỹ Phước, nơi bạn thử làm nông dân với trò be mương tát cá hay thoải mái thả bước trong vườn, vịn cành, hái và thưởng thức trái cây tươi ngọt và khu du lịch Bình An, "bản sao" với quy mô nhỏ của công viên văn hoá Đầm Sen Sài Gòn.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Vườn cò Tân Long thơ mộng vào buổi sáng... (Ảnh: myt)

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

... Và yên bình khi trong hoàng hôn . (Ảnh: Ngô Tấn Đạt)

Nhóm tham quan tín ngưỡng có các chùa như chùa Sà Lôn, chùa Đất Sét, chùa Kh’lieng và chùa Dơi với nét đặc trưng về kiến trúc và văn hóa. Bên cạnh đó, mỗi chùa cũng có một điểm nhấn riêng. Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) là nét duyên của ngôi chùa sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường để trang trí; chùa Đất Sét với các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét sống động như thật. Ngoài ra, chùa có pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.

Chùa Kh'leang được xây dựng vào năm 1933 được xem là ngôi chùa cổ nhất tỉnh. Trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Nổi bật nhất trong 4 chùa có thể kể đến chùa Dơi với kiến trúc tuyệt đẹp, cảnh quan trong lành cùng hàng ngàn con dơi treo mình vào ban ngày.

Nhóm du lịch lịch sử của Sóc Trăng gồm căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp và bảo tàng Khmer Sóc Trăng, một công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer. Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Đêm ở Sóc Trăng. Ảnh: dulichgo
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Múa Khmer. Ảnh: tourdulichtrongnuoc

Di chuyển

Có thể chọn Sài Gòn làm điểm xuất phát, ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở bến xe của tỉnh.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể mua vé xe tuyến Sài Gòn – Sóc Trăng tại bến xe Miền đông hay của hãng xe Mai Linh. Giá vé dao động từ 160.000 – 200.000 đồng tùy chất lượng xe. Đến Sóc Trăng, để tiết kiệm và tiện lợi, bạn có thể thuê xe máy.

Bằng phương tiện cá nhân

Sóc Trăng cách Sài Gòn 240km, quãng đường vừa tầm cho một chuyến phượt thú vị. Hướng đi như sau, từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.

Lưu ý mang đầy đủ giấy tờ nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Trang bị bao tay, khẩu trang, mắt kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

Đến vào mùa nào?

Bạn có thể đến Sóc Trăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Ngoài ra, nếu muốn hòa mình vào 2 lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ, bạn nên thu xếp để tới đây vào dịp tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Chùa Sà Lôn. Ảnh: vinabooking.
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

 Một góc chùa Sà Lôn. Ảnh: phnhan.vncgarden
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Chùa Đất Sét. Ảnh: otofun

Lưu trú

Khu vực trung tâm Sóc Trăng gồm các tuyến đường 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng… bạn có thể dựa vào địa điểm lưu trú để lên lịch trình cho mình. Lưu ý gọi điện đặt phòng trước khi đến.

Một số khách sạn bạn có thể tham khảo giá trước khi đến như khách sạn Phong Lan, khách sạn Công Đoàn.

Đặc sản Sóc Trăng

Là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên Sóc Trăng có khá nhiều đặc sản (cả mặn và ngọt) như vịt nấu chao, khô thịt heo, hủ tiếu cá, những món ăn ngon được làm từ xá pấu, bánh gừng của người Khmer..

Một số địa chỉ ăn uống tham khảo

Búng gỏi già đường Phạm Ngũ Lão và đường Nguyễn Văn Hữu; canh rong biển nấu cá thác lác ở quán Hưng; bánh pía ghé mấy tiệm dọc quốc lộ; bún nước lèo: Quán Cây Nhãn nằm trên đường Võ Đình Sâm; bò nướng ngói: Mỹ Phượng, 63 Phan Bội Châu Ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng…


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Chùa Dơi. Ảnh: otosaigon
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

 Chùa Dơi. Ảnh: skyscrapercity
 


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng



Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng


Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng

Chùa Kh'Leang. Ảnh: otofun

Mang gì khi đến Sóc Trăng?
- Mang theo quần áo, giày dép tùy ý.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng, dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.
- Mang theo lều nếu có ý định cắm trại.

Một số cung đường thường gặp
Sài Gòn – Cần Thơ – Sóc Trăng
Sài Gòn – Sóc Trăng – Cà Mau
Sài Gòn – Sóc Trăng – Bạc Liêu


 Di Chuyển

Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Sài Gòn sau đó sẽ đi các tỉnh, các bạn ở nơi khác thì chịu khó tham khảo thêm.



Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng Ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Sóc Trăng như: 

Xe MAI LINH Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

Tuyến Sài Gòn - Sóc Trăng Bến xe Sóc Trăng ĐT (079)3621777.
Chỉ sử dụng xe 15 chỗ. Giờ xuất phát: Tại Sóc Trăng buổi sáng từ 5h30 đến 11h30 mỗi tiếng một chuyến, buổi chiều 13h30, 15h30. Buổi tối 17h30-22h30-23h30. Tại Sài Gòn khởi hành từ bến xe miền Tây lúc 6h30-7h30-8h30-9h30-10h30-13h30-15h30-17h30-22h30. 

xe HOÀNG VINH Chạy tuyến Sài Gòn - Sóc Trăng. Xe loại 15 chỗ. Đưa rước tận nơi trong nội ô Sóc Trăng.

Sài Gòn: Đón trả khách tại trạm 06 Lô E Chung cư điện máy Hùng Vương, đường Tản Đà-Q5 (phía sau bệnh viện Đại học Y Dược), điện thoại (08) 3853.9268 - 3853.9269 - 2241.6664 hoặc bến xe miền Tây, điện thoại (08) 2241.6665. Xuất bến 8h-10h-12h-15h-17h-23h. Đưa rước khách miễn phí tại các quận 5-6-8-10-11. 

Sóc Trăng: 63 Xô Viết Nghệ Tĩnh. Điện thoại (079) 362.7627 - 362.4633 - 362.4644. Xuất bến nhiều chuyến từ 6h sáng đến 1h đêm.


Sài Gòn đi Sóc Trăng khoảng 6 tiếng

Một vài gợi ý nhỏ cho bạn trong việc chọn lựa phương tiện đi lại nội tỉnh khi đến Sóc Trăng

Nếu dư dã chút đỉnh bạn có thể chọn taxi là phương tiện đi lại của mình. Bạn có thể gọi Taxi Mai Linh Sóc Trăng: (079) 621621

Nếu muốn hoà nhịp cùng cuộc sống nơi đây thì có thể chọn xe buýt làm phương tiện đi lại. Hệ thống tuyến xe buýt như sau:

+ Tuyến 1: TP. Sóc Trăng - Thạnh Trị - Ngã Năm

+ Tuyến 2: TP. Sóc Trăng - Châu Thành - Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)

+ Tuyến 3: TP. Sóc Trăng - Long Phú

+ Tuyến 4: TP. Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề)

+ Tuyến 5: TP. Sóc Trăng - Kế Sách

+ Tuyến 6: TP. Sóc Trăng - Mỹ Tú

+ Tuyến 7: TP. Sóc Trăng - Vĩnh Châu

+ Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng - Đại Ngãi-An Lạc Thôn

Tổng cộng 8 tuyến với 50 đầu xe


Lưu Trú

Khách sạn Ngọc Thu
Địa chỉ: 49 KM 2127 Quốc lộ 1A, An Hiệp, Châu Thành, Sóc Trăng
Điện thoại: 079. 3613108

Khách sạn Hoàng Long
Địa chỉ: 107 Hùng Vương, phường 6, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 829324

Khách sạn Vinh Phong

Địa chỉ: 290-292 Khóm 1 Quốc Lộ 1, Phường 7, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 612444

Khách Sạn Quê Hương

Địa chỉ : 128 Đường Nguyễn Trung Trực, Phường 2, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại : 0793. 616122

Khách sạn Khánh Hưng

Địa chỉ : 15 Trần Hưng Đạo, P3, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại : 0793. 821026 - 3821027

Khách sạn Phú Quý
Địa chỉ : 41 Đường Phan Chu Trinh, Phường 1, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại : 079.3611911

Khách sạn Ngọc Lan

Địa chỉ : 182 Lê Hồng Phong, phường 3, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại : 0793. 622696

Khách sạn Hùng Vương
Địa chỉ: Hẻm 24 Hùng Vương, phường 6, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 079. 624666

Nhà nghỉ Miền Tây

Địa chỉ: 22 Đường Hùng Vương, Phường 6, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 891239

Khách sạn Công Đoàn

Địa chỉ: 4 Đường Trần Văn Sắc, Phường 2, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại:

Khách sạn Xuân Quỳnh

Địa chỉ: 111 Đường Hùng Vương, Phường 6, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 613099

Khách sạn Thành Hưng

Địa chỉ: 49 khóm 4 Quốc lộ 1A, P2, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 614455

Khách sạn Phú Lợi

Địa chỉ: 295 đường Phú Lợi, K3, P2, Tp. Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 823933

Khách sạn Phong Lan 1
Địa chỉ: 124 Đồng Khởi, Tp. Sóc Trăng.
Điện thoại: 0793. 821619

Khách sạn Phong Lan 2

Địa chỉ: 133 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Sóc Trăng.
Điện thoại: 0793. 821757

Khách sạn Hồng Cúc
Địa chỉ: 765 Khóm 3 Quốc Lộ 1, Phường 2, Tp. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 620306

Khách sạn Gia Huy
Địa chỉ: 179-181 Phú Lợi, Phường 2, Tp. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0793. 627234

Nhà hàng Khách sạn Sóc Trăng
Số: 64~72, LK02, Đường B, KDC Minh Châu, P.7, TP.Sóc Trăng. 
ĐT: ( 079 ) 3637878 - Fax: ( 079 ) 3637989.

Khách sạn Việt Nghĩa
Địa chỉ: 04 Đào Duy Từ, P1, TPST, Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 079 3889 889 - 3 899888 - Fax: 079.3889887

Khu vực trung tâm Sóc Trăng gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé: 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng


Ẩm Thực:


Bánh Pía Sóc Trăng:

Bánh pía có màu vàng cam, bẻ đôi bên trong bạn sẽ thấy màu đỏ của lòng đỏ trứng muối cùng với vị thơm của sầu riêng, vị bùi bùi của đậu xanh, khoai môn. Để có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn thì bánh pía phải trải qua nhiều công đo��n khác nhau từ công đoạn trộn bột, phân chia bột đậu xanh để làm nhân, công đoạn làm vỏ bánh cho đến công đoạn nhồi trứng và làm nhân bánh và cuối cùng là cho bánh vào lò nướng. Một chiếc bánh ngon là bánh phải có hình dáng tròn nhỏ, không quá bở, mềm và có độ dẻo khi ngậm vào miệng mà không tan ngay cùng với vị ngọt thơm nguyên chất của hương sầu riêng.

Khi đến Sóc Trăng thì bánh pía là một món quà mà bạn không thể không mua về làm quà cho gia đình và bạn bè. Hiện nay bánh pía ngày càng được mở rộng không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Số lò bánh và cửa hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) và An Trạch (nằm trên Quốc lộ 1), cách trung tâm thành phố Sóc Trăng vài cây số về hướng Cần Thơ.

Bánh Rây Sóc Trăng:

Bánh dứa Sóc Trăng còn được gọi là bánh rây, có lẽ là do bánh được làm bằng cách rây bột trên xửng. Đây cũng là một khâu quan trọng quyết định tới chất lượng cũng như hình thức của chiếc bánh. Nguyên liệu để làm bánh dứa rất đơn giản, gồm bột nếp trộn thêm chút bột mì, lá dứa, đậu phộng rang giập nhỏ, dừa và đậu xanh.

Muốn bánh dứa ngon, dẻo phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng,  vì nếp này vừa thơm, dẻo và hạt lại mọng. Gạo nếp đem ngâm kỹ rồi xay chung với lá dứa để tạo mùi thơm, và nước bột xay có màu vàng xanh hấp dẫn, khi thành bánh sẽ có màu sắc bắt mắt. Nhân bánh gồm dừa nạo, đậu xanh bóc vỏ nấu chín và đánh nhuyễn trộn với đường.


Muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị, phải ăn bánh dứa lúc còn nóng. Khi ấy mùi thơm của nếp, lá dứa, đậu phộng rang hòa quện với cái giòn tan của bột chín vàng, vị ngọt của dừa, đường và vị bùi bùi, beo béo của đậu xanh sẽ tạo nên cảm giác là lạ nơi đầu lưỡi. Thêm vào đó là màu sắc bắt mắt của bánh, bánh mềm, dẻo, vị ngọt của bánh cũng vừa phải nên ăn nhiều cũng không ngán.
Tới Sóc Trăng du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn làm nên thương hiệu như bún nước lèo, bún mắm, bánh gừng… mà còn được nếm thử hương vị độc đáo của bánh dứa - món quà dân dã mà chỉ riêng nơi đây mới có.

Cá Bống Sao:

Đó là một loài cá mình tròn và dài như cá bống dừa nhưng nhỏ hơn thòi lòi. Vảy bống sao có nhiều đốm trắng li ti giống như những chòm sao.
Cá bống sao thường làm hang sống trong bùn nơi các bãi bồi ven biển, nhiều nhất là Đất Mũi - Cà Mau và nơi rừng Cù Lao Dung - Sóc Trăng. Vì trữ lượng cá không nhiều nên bà con ngư dân mỗi khi đánh bắt được chỉ mang bán cho người địa phương, người thành thị ít ai được thưởng thức loại cá này.



Muốn bắt cá bống sao, dân biển bơi xuồng ra bãi biển, tìm các hang ngách hoặc theo dõi các dấu vết trên mặt bùn để phát hiện ra chúng. Nếu cá ở hang, người bắt phải dùng tay thọc sâu xuống bùn để tóm gọn từng con. Công việc rất vất vả, dù người có kinh nghiệm cỡ nào cũng chỉ kiếm khoảng 2 ký sau mỗi con nước. Dân sành ẩm thực coi cá bống sao là đặc sản của Cù Lao Dung, là món ngon hấp dẫn mà ai đến đây cũng muốn tận hưởng hương vị ngọt ngào của nó. Tuy là cá của người nghèo nhưng nó đã làm nên nhiều “kỳ tích” với hai món ngon tuyệt chiêu, đó là kho sả ớt và nấu canh chua bần.

Cá bống sao thịt màu hồng, săn chắc. Nếu mổ ruột sẽ thấy lá gan to màu hồng, khi nấu chín có vị béo, bùi và nhân nhẩn đắng do mật tiết ra. Cá bống sao ngon nhất là kho với sả ớt. Sau khi ướp xong nước mắm, đường, tỏi, sả, ớt cho thấm đều rồi bắt lên bếp cho lửa cháy riu riu. Khi cá sôi vài dạo mới cho thêm mỡ hành vào. Lúc ấy, mùi thơm sẽ tỏa ra ngào ngạt. Chính vị ngọt của cá hòa cùng với mùi cay cay của sả ớt đã làm cho ơ cá bốc lên mùi thơm lựng khiến ai nấy cũng cảm thấy đói, bụng cồn cào muốn ăn.


Còn đối với món canh chua nấu bần thì hết chỗ chê. Ai đã thưởng thức một lần khó mà quên được cái hương vị chua thanh, dìu dịu, cay cay, thơm mát của thứ nước đậm đà được chắct lọc từ cá, tinh hoa của nước và bần chua tạo thành.
          
Nếu có dịp về Cù Lao Dung một chuyến, rồi bao thuyền ra bãi biển xem bà con thụt cá bống sao, lúc về nhớ chọn mua vài kí, hái vài trái bần rồi ghé quán ăn nhờ cô chủ nấu cho một nồi canh chua bần và kho với sả ớt, ăn với gạo lúa thơm Sóc Trăng, chắc chắn sẽ không có gì thú vị bằng.

Bánh Ống Sóc Trăng:

Bánh ống là loại bánh dân dã của bà con người dân tộc Khmer. Tuy nó không phổ biến lắm nhưng đây cũng là loại bánh ăn chơi ngon, rẻ mà lớp trẻ con rất thích.
Cái ống tre làm khuôn được cưa ngang một khúc dài cỡ 20cm. Ở giữa có que nhú lên gắn vào đồng xu cạo gió làm đáy khuôn. Ngày nay, ít ai xài bằng ống tre mà người ta chỉ làm bằng nhôm cho giản tiện. Đặt ống thẳng đứng trên nắp nồi, ở trong  nồi có chứa nước. Bột gạo xay nát, tơi nhỏ và mịn trộn với đường, nước cốt dừa… 

Cho bột vào ống tre giống như chưng cách thuỷ. Để chừng hai phút là bánh đã chín. Khi bánh chín kéo chiếc que và đưa nhẹ chiếc bánh đặt lên miếng lá chuối. Mùi thơm của nước dừa ngào ngạt, hương lá dứa bay thoang thoảng. Bởi vậy, có nơi người ta còn gọi là bánh lá dứa vì có mùi lá dứa. Bánh ống ăn kèm với chút dừa nạo, trên rải một ít muối mè trắng hoặc đậu phộng đâm nhỏ.

Bánh ống tròn dài, trắng tinh mềm và xốp. Có người lại trộn phẩm màu xanh vào bột, nhưng ăn không tốt. Bánh vừa mới đem ra phải ăn nóng mới ngon và thưởng thức được hết cái đậm đà của nó. Ai ăn lần đầu bánh ống đều có cảm giác như ăn bánh bò bông, có thể do chúng đều làm bằng bột gạo dù cách chế biến có khác nhau. Đối với những đứa trẻ con ở quê ngày trước, được ăn những cái bánh đơn sơ như vậy đã là ngon lắm.

Mỗi chiếc bánh ống ngày nay giá chỉ có một ngàn đồng. Đó là món quà quê rẻ tiền mà trẻ con nào cũng thích. Ở góc chợ Sóc Trăng, có chị Sơn Thị Nga bán bánh ống. Nơi cái góc nhỏ của ngôi chợ này, chị đã ngồi đây vào mỗi buổi sáng hơn mười năm qua. Trừ hết sở phí mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng.

Bánh ống là một trong số ít bánh có sức lan toả vượt ra khỏi cộng đồng bà con người Khmer. Nó không chỉ quen thuộc trong các phum sóc mà còn tiến dần ra phố chợ.



Kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp
Kinh nghiệm du lịch bụi Mũi Né
Kinh nghiệm du lịch bụi Vũng Tàu
Kinh nghiệm du lịch Bình Định
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Thơ
Kinh nghiệm du lịch bụi Ninh Chữ
Kinh nghiệm du lịch bụi Lào



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý