Tác hại của việc ăn mì ăn liền với sức khỏe

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác hại của việc ăn mì ăn liền với sức khỏe

19/04/2015 05:47 AM
2,448

Với nhịp sống hối hả của  thời hiện đại thì mỳ ăn liền là một món ăn không thể thiếu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sử dụng mì ăn liền liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Chúng ta cùng xem tác hại của việc ăn mì ăn liền với sức khỏe nhé!


TÁC HẠI CỦA MÌ ĂN LIỀN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE



Tác hại của mì ăn liền đối với sức khỏe - Sức Khỏe - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức gia đình - Sức khỏe gia đình - Vệ sinh an toàn thực phẩm

 Gây bệnh tim mạch

Nếu thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn là người có nguy cơ  cao mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ. Nguyên nhân chính là các  thành phần chất béo có trong đa số các loại mì ăn liền. Loại chất béo này có tên gọi là transfat và  các chất béo bão hòa, chúng gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối vớ  người có tiền sử bệnh tim mạch và người cao tuổi.

Thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng

Mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc trong khẩu phần ăn, nó có thể “làm no” thay cho cơm, bánh mì, ngô, khoai, lại tiện dụng, làm nhanh, mùi vị cũng đa dạng.Tuy nhiên cảm giác no do mì tôm mang lại do một chất goi là carbohydrate . Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Nếu dùng nhiều mì liền trong thời gian dài thì cơ thể sẽ thiếu nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm, chất xơ…mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Đối với xương và thận

Tác hại của mì ăn liền đối với sức khỏe - Sức Khỏe - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức gia đình - Sức khỏe gia đình - Vệ sinh an toàn thực phẩm

Mì tôm là thức ăn rất tiện lợi, lại có thể chế biến thành nhiều món ngon, lạ, lại hấp dẫn. Nhưng ít ai biết rằng, trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối,và với nồng độ muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, hệ thống tim mạch và thậm chí nó có thể gây sỏi thận.

Bên cạnh đó, mì ăn liền còn chứa nhiều chứa phosphate, một chất giúp bạn ngon miệng. Nếu chúng ta dùng nhiều mì ăn liền  sẽ làm cho các bạn dễ bị  loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần.

Chất gây ung thư

Mì ăn liền chứa nhiều thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… các chất này đều có thể gây hại cho sức khỏe cho chúng ta. Theo kết quả của hầu hết các nghiên cứu, nếu dùng mì ăn liền trong một thời gian dài thì có thể gây ung thư.

 Làm bạn bị dị ứng

Trong mì ăn liền thường có chứa một phụ gia được gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn là người mẫn cảm với chất phụ gia nói trên thì cũng nên cẩn thận. Các triệu chứng dị ứng bao gồm:

- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt

- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay

- Buồn nôn, khó thở, uể oải

- Đau đầu, đau ngực

- Bị tê tay chân.


MÌ ĂN LIỀN VÀ NHỮNG LẦM TƯỞNG TAI HẠI CỦA TEEN


Nhiều ấy lại nghĩ rằng ăn mì thay cơm thì có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo rằng thành phần của mì tôm có chứa đến 15 – 20% chất béo (shotrening), chủ yếu là dạng acid béo no, khó tiêu hóa. Trong khi đó, nó lại hầu như không có chất xơ nên măm măm mì ăn liền hoàn toàn không tốt cho quá trình dậy thì của chúng mình đâu.

Không những thế, mì ăn liền còn có chất béo dạng transfat nếu được sản xuất rút gọn theo phương pháp hydrogen hóa. Khi chúng mình măm măm phải những gói mì có chất béo dạng này, mức cholesterol xấu trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy, nếu có sử dụng, các ấy nhớ chỉ nên dùng những sản phẩm được ghi trên nhãn là có hàm lượng transfat từ 0 – 2g thôi nha!

Một tô mì bự là đủ để tớ thay thế một bữa cơm rồi
Về mặt dinh dưỡng, món ăn này chỉ có khả năng cung cấp cho chúng mình bột và đạm thực vật thôi. Nó không thể cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đi các chất đạm động vật hay vitamin từ rau quả tươi. Vậy nên, việc đánh chén món ăn này hàng ngày thay cho bữa ăn chính sẽ khiến cho chúng mình bị thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể trong khi carbonhydrate lại dư thừa rất nhiều.

Mặt khác, gia vị đi kèm trong các gói mì thường chứa nhiều chất phụ gia để tăng thêm cảm giác ngon miệng. Những chất này hoàn toàn không những không bổ sung được cho chúng mình thêm dinh dưỡng mà nó còn cay, nóng, gây bất lợi cho bạn nào có huyết áp hay thân nhiệt cao nữa cơ.

Vậy là tớ phải cho mì ăn liền vào black list cả đời???

Nhiều bạn rất thích mì tôm, thậm chí là còn “nghiện” món ăn này mặc dù biết nó “hại” nhiều hơn “lợi”. Nếu ấy nằm trong trường hợp đó, hãy học cách ăn mì tôm thật thông minh nha! Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, một phương pháp khá hiệu quả để hạ bớt hàm lượng chất béo trong món ăn này là dùng 2 lần nước. Nếu các ấy nấu thì có thể đun sôi nước, cho mì vào khuấy đều rồi đổ nước này đi, nấu lại bằng nước khác rồi mới cho gia vị.

Nguyên nhân vì trong quá trình nấu hay úp mì ở lượt nước đầu, chất bảo quản trong đó sẽ được hòa tan. Khi các ấy đổ nước này đi thì chúng sẽ theo đó mà tiêu mất đi khá nhiều. Cụ thể là transfat bên ngoài mỗi sợi mì sẽ bị cuốn trôi, giúp hạn chế tối đa lượng hấp thụ nó vào cơ thể teen. Thêm nữa, dù đã nấu lại nước mới thì chúng mình cũng không nên húp sạch phần nước còn dư trong bát sau khi ăn để tránh những chất có hại còn sót lại nghen!

Cuối cùng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng teen cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì tôm vì trong anh bạn này vốn chỉ có carbonhydrate và chất béo thôi. Do vậy, các ấy đừng quên bổ sung rau xanh cùng các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt. Đặc biệt, với những bạn nào bị mắc những chứng bệnh liên quan đến tim mạch thì các ấy nên hạn chế tối đa việc ăn món này. Ngay cả với những teen bình thường khác, chúng mình cũng chỉ nên ăn tối đa 3 lần/tuần thôi nhé!

E102 trong mì gói ảnh hưởng “chuyện ấy” của các chàng?

Mấy ngày qua, trên nhiều diễn đàn cư dân mạng lại xôn xao chuyện có hay không việc sử dụng chất nhuộm màu thực phẩm E102 trong mì ăn liền và những tác hại mà chất này có thể gây ra, đặc biệt là có hại cho “chuyện ấy” của các đấng mày râu.

Độ nóng của các topic tăng dần lên khi ngày càng nhiều thành viên tìm thấy các tài liệu cả trong và ngoài nước chỉ ra rằng hầu hết mì ăn liền ở Việt Nam đều có chất E102 và đây là một trong các phẩm màu hóa chất nguy hại cho sức khỏe. 

Theo chia sẻ của các thành viên trên mạng, Tartrazine (hay còn gọi là E102) là chất nhuộm màu vàng tổng hợp, dùng trong thực phẩm, đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước do nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN, gây hiếu động thái quá và kém tập trung ở trẻ nhỏ, và thậm chí là ảnh hưởng xấu đến “chuyện ấy” của các quý ông.

Thành viên Veronika.becker trên diễn đàn này cho rằng: “Ở Việt Nam không có lệnh cấm sử dụng E102 trong thực phẩm nên mì ăn liền nào cũng có chất này cũng là điều dễ hiểu”. Thành viên này còn làm nhiều thành viên khác “phát hoảng” khi đưa link về hàng loạt loại mì có chứa phẩm màu vàng E102 nguy hại mà hàng ngày, các bà nội trợ vẫn vô tư sử dụng.

Bàn về tác hại của phẩm màu vàng E102 đến “chuyện ấy” của các quý ông, thành viên belenbacanhatapnoi (webtretho) cho rằng đây sẽ là “ảnh hưởng kép” vì: “nếu mà ảnh hưởng đến các anh, thì tức là gián tiếp ảnh hưởng đến chị em mình rồi còn gì”.

Đứng giữa “muôn trùng vây” về thông tin và chưa tìm ra được phương pháp đối phó, tình cảnh chung của nhiều bậc phụ huynh là rất hoang mang. Thành viên Mebechuoi trên webtretho đặt câu hỏi nghi vấn “Mình được người bạn cảnh báo có nghiên cứu khoa học chứng minh được ảnh hưởng của việc sử dụng lâu dài chất này tới trẻ con là gây hiếu động thái quá, có xu hướng bạo lực, còn nam giới thì suy giảm chức năng sinh lý".

Đáng sợ nhất là chất độc cứ ngấm dần dần vào cơ thể, sau vài năm mới thành ung thư và đủ các kiểu bệnh. Tuy nhiên, do chưa có một thông tin chính thống nào nên cũng không thể khẳng định được là mì nào độc, mì nào không hay tất thảy các loại mì cùng…độc?”. Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều thành viên khác, là các ông bố bà mẹ về loại thực phẩm phổ biến này bởi nếu là chất nguy hại cho sức khỏe con người như thế, tại sao lại chưa bị cấm.

Một chủ đề cũng sôi nổi không kém là việc “ứng phó” với thông tin này như thế nào. Ngoài một số ít vẫn tiếp tục ăn mì ăn liền với lý luận “bao nhiêu năm nay ăn có sao đâu” hoặc “nhà nước có cấm đâu”, đa phần các thành viên đều chọn phương án an toàn: tạm thời ngừng ăn các loại mì ăn liền có chứa E102, xem kỹ thành phần khi chọn mua mì và chờ kết luận chính thức của các cơ quan chức năng để đảm bảo không gặp phải những rủi ro về sức khỏe.

 “Sau vụ việc thạch rau câu chứa độc thì mình thực sự lo lắng về chất lượng những thực phẩm ăn liền. Mặc dù cả gia đình đều thích mì, từ chồng, con cho đến ông bà nhưng trước mắt, gia đình mình sẽ tạm dừng không ăn mì nữa. Vì một khi đã có tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em thì cần phải thận trọng”, thành viên Jackiepicky cho biết.

Rõ ràng, sau hàng loạt vụ việc liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm được phanh phui gần đây, người dân đang ngày càng mất lòng tin vào những thực phẩm được đóng mác “an toàn” mà mình sử dụng hàng ngày. Đối với mì ăn liền, loại thực phẩm vốn dĩ đã quá quen thuộc với người Việt, thông tin này chắc chắc sẽ còn làm nhiều người tiêu dùng “tá hỏa” trong một thời gian dài nếu như các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc để đưa ra kết luận chính thức về chất E102 đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH

Chúng ta đều là những người đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc mình đã chế biến mì gói đúng cách trước khi ăn.

Thường thì chúng ta ăn đến mì gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, ăn mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém... Chúng ta nấu mì bằng cách là cho mì vào nước sôi, cho gia vị, mì tôm đầy đủ vào nồi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn >> nhanh, gọn, lẹ.


Chế biến mì sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn

Tuy nhiên cách chế biến đó lại là SAI cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mì tôm chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

Thứ nữa là sợi mì ăn liên được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

Mặt tốt của mỳ ăn liền như rẻ tiền, tiện dụng, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian... thì ai cũng rõ nhưng ít người biết đây là một loại thức ăn không lợi mấy về mặt sức khỏe

Sau đây là cách chế biến mì ăn liền ĐÚNG cách. Các bạn chú ý và cố gắng làm đúng nhé:

  1. Đun sôi cọng mì trong nồi nước sôi chứ không nên đổ nước vào tô rồi ăn ngay

  2. Đến khi các cọng mì bắt đầu rời nhau, cọng mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi

  3. Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa

  4. Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào

  5. Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm

Mặt khác, cách nấu mì an toàn này giúp chúng ta ăn mì không bị nóng trong người, không bị nổi mụn.

Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.

Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ.




Tác hại của đeo kính áp tròng
Tác hại của việc đi giày cao gót quá đà
Tác hại khôn lường của thuốc tránh thai khẩn cấp
Tác dụng làm đẹp của nghệ cực kì thú vị
Những điều cần biết về thuốc tránh thai cấp tốc
Tác dụng chữa bệnh của muối ăn




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tac hai an mi tom nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý