Tác hại của việc ăn bánh tráng trộn đường phố

seminoon seminoon @seminoon

Tác hại của việc ăn bánh tráng trộn đường phố

19/04/2015 05:47 AM
4,923


Bánh tráng trộn đang là món ăn vặt được ưa thích của nhiều người dân TPHCM. Tuy nhiên, bên cạnh cảm giác ngon miệng,
kích thích cơn thèm dạ dày, món ăn vặt này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khoẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu về những tác hại của việc ăn bánh tráng trộn nhé!



TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN BÁNH TRÁNG TRỘN


Biết bẩn nhưng vẫn khoái ăn

Bánh tráng trộn: Vừa ít dinh dưỡng vừa dễ ngộ độc
Bánh được làm từ những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, tay người bán "bẩn trông thấy" đựng trong những chiếc túi ni-lon tái chế... nhưng vẫn được người tiêu dùng hâm mộ
 

Tầm bốn giờ chiều hàng ngày, bên hông bưu điện TPHCM và dọc theo các vỉa hè thuộc khu vực công trường Lam Sơn (quận 1, TPHCM) luôn có những gánh hàng rong và khá đông người ghé lại tìm mua bánh tráng trộn. Đông khách, người bán trở tay không kịp, liên tục lấy tay bốc trứng cút, xé bánh tráng, bò khô, cắt rau răm, cắt xoài, rắc đậu phộng, vắt nước quất, rưới nước bò, trộn muối tôm... rồi để nguyên tay trần bóp, trộn cho bánh tráng hoà với các nguyên liệu. Khách ăn xong, người bán đưa tay lấy tiền trả, cất vào túi, rồi cũng bàn tay đó trộn bánh tiếp cho khách khác.

Tại góc đường Nguyễn Lâm giáp với Bà Hạt (quận 10), đường Trần Hưng Đạo (quận 1)… mỗi chiều cũng luôn có nhiều xe đạp bán bánh tráng trộn. Trên xe chở sẵn hàng chục bịch bánh đã trộn, chưa rưới nước bò, để khách tiện ghé mua cho nhanh. Những bịch bánh này có người bán cho vào tủ kính, nhưng cũng có người bày luôn trên mẹt thúng đặt vệ đường, bất kể bụi đường bay mờ mịt. Thậm chí có những thúng bánh đặt cạnh nhà vệ sinh công cộng, khách vào vệ sinh xong bước ra tiện tay mua luôn, ăn tại chỗ.

Chị Yến Nhi, nhân viên của toà cao ốc đối diện nhà thờ Đức Bà, chia sẻ: “Biết bẩn thật, thậm chí tôi còn thấy rõ qua bàn tay người bán. Nhưng thèm thì cứ ăn thôi. Giờ mấy tiệm bán bánh tráng trộn cũng mọc lên nhiều nhưng thiệt tình tôi vẫn thích ăn bánh tráng trộn lề đường hơn”.

Một lý do khác khiến người tiêu dùng hâm mộ món này là vì cho rằng nó bổ dưỡng nhưng theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng trong 1 bịch/gói như vậy là không đáng kể so với những ẩn họa đằng sau đó.

Nguy cơ ngộ độc rất cao

BS Lê Thị Tuyết Phượng, phó khoa Nội tiêu hoá – Gan mật, bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho biết, gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm giun sán, đặc biệt giun đũa. Hàng rong là một trong những con đường trực tiếp dẫn đến nguy cơ này, trong đó bánh tráng trộn là món không thể loại trừ khỏi nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng, bởi các loại giun đũa từ chó, mèo có thể thâm nhập vào món ăn qua bàn tay người bán; hoặc do chó, mèo trực tiếp truyền vào khi các nguyên liệu làm bánh tráng phơi ngoài đường, hoặc được sản xuất qua loa, không an toàn vệ sinh.

Vì giá bán rẻ, chỉ vài ngàn đồng nên rất có khả năng người bán đã mua nguyên liệu như muối tôm, bò khô, xoài xanh, trứng cút, gan bò… từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.

Theo ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), với những mẹt hàng bánh tráng trộn bán rong, hầu hết không an toàn cho sức khoẻ người dùng. Yếu tố đầu tiên kể đến là các loại bịch nilông đựng bánh. Nguồn gốc các loại nilông này luôn không rõ ràng, và đa số sản xuất từ nhựa tái chế, thậm chí có sản phẩm còn mùi nhựa. Điều này không tốt cho sức khoẻ người sử dụng. Thêm vào đó là các loại thực phẩm như muối tôm khô trộn nhiều phẩm màu, bò khô và nước bò cũng ướp tẩm nhiều phẩm màu cho đẹp mắt nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Đã thế, một số thực phẩm chưa bán hết, có thể đã ôi thiu nhưng vẫn được chế biến lại.

Vì bánh tráng trộn là món nguội nên không được tiệt trùng như nhiều thực phẩm khác. Người ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu, có những biểu hiện di chứng về thần kinh rất nguy hiểm. Nếu ăn bánh khi bụng đói, vitamin C và các chất chát trong xoài xanh có thể gây táo bón, cồn cào ruột gan. Đặc biệt với trẻ con, nếu ăn bánh trước bữa cơm, món này gây no hơi, kích thích gia tăng đường huyết, trẻ sẽ biếng ăn, dần dà bị suy dinh dưỡng.

“Món ăn này không khó thực hiện nên tốt hơn hết, nếu muốn ăn, bạn nên chuẩn bị nguyên liệu và làm tại nhà để đảm bảo sức khoẻ của mình và người thân”, BS Yến Phi khuyến cáo.


Nguy cơ ngộ độc rất cao

BS Lê Thị Tuyết Phượng, phó khoa nội tiêu hoá – gan mật,
bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm giun sán, đặc biệt giun đũa.
Hàng rong là một trong những con đường trực tiếp dẫn đến nguy cơ này, trong đó bánh tráng trộn là món không thể loại trừ khỏi nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng, bởi các loại giun đũa từ chó, mèo có thể thâm nhập vào món ăn qua bàn tay người bán; hoặc do chó, mèo trực tiếp truyền vào khi các nguyên liệu làm bánh tráng phơi ngoài đường, hoặc được sản xuất qua loa, không an toàn vệ sinh. Vì giá bán rẻ, chỉ vài ngàn đồng nên rất có khả năng người bán đã mua nguyên liệu như muối tôm, bò khô, xoài xanh, trứng cút, gan bò… từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.
Theo ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng,
đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), với những mẹt hàng bánh tráng trộn bán rong, hầu hết không an toàn cho sức khoẻ người dùng. Yếu tố đầu tiên kể đến là các loại bịch nilông đựng bánh. Nguồn gốc các loại nilông này luôn không rõ ràng, và đa số sản xuất từ nhựa tái chế, thậm chí có sản phẩm còn mùi nhựa. Điều này không tốt cho sức khoẻ người sử dụng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, nên tự làm món bánh tráng trộn ở nhà để bảo đảm
an toàn cho sức khoẻ - Ảnh minh họa.
Thêm vào đó là các loại thực phẩm như muối tôm khô trộn nhiều phẩm màu, bò khô và nước bò cũng ướp tẩm nhiều phẩm màu cho đẹp mắt nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Đã thế, một số thực phẩm chưa bán hết, có thể đã ôi thiu nhưng vẫn được chế biến lại. Vì bánh tráng trộn là món nguội nên không được tiệt trùng như nhiều thực phẩm khác. Người ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu, có những biểu hiện di chứng về thần kinh rất nguy hiểm.
Nếu ăn bánh khi bụng đói, vitamin C và các chất chát trong xoài xanh có thể gây táo bón, cồn cào ruột gan. Đặc biệt với trẻ con, nếu ăn bánh trước bữa cơm, món này gây no hơi, kích thích gia tăng đường huyết, trẻ sẽ biếng ăn, dần dà bị suy dinh dưỡng. “Món ăn này không khó thực hiện nên tốt hơn hết, nếu muốn ăn, bạn nên chuẩn bị nguyên liệu và làm tại nhà để đảm bảo sức khoẻ của mình và người thân”, BS Yến Phi khuyến cáo.
Điều kiện vệ sinh của những gánh hàng rong không đảm bảo an toàn sức khỏe - Ảnh minh họa.
Hàm lượng dinh dưỡng không đáng kể

Có một số thông tin trên mạng cho rằng, bánh tráng trộn là món tổng hợp nhiều nguyên liệu như: trứng cút, muối tôm khô, gan bò, xoài xanh, nước quả quất, rau răm. Mỗi nguyên liệu có một đặc tính dinh dưỡng riêng. Ví như ngoài lượng tinh bột từ bánh tráng, loại tôm khô có trong muối sẽ giúp bổ sung calori, đạm, chất béo, vitamin A… Xoài xanh chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức đề kháng cơ thể. Trứng cút chứa nhiều vitamin A, giàu chất đồng, các axít amin, sắt, tyrosine giúp da khoẻ mạnh.
Nhiều người dựa vào đây đã cho rằng bánh tráng trộn chứa nhiều dưỡng chất nên cứ ăn vô tư. Thậm chí có trường hợp còn dùng món quà vặt này thay cơm bữa để thực hiện chế độ giảm cân. Theo BS Yến Phi, đây là quan niệm sai lầm, bởi hàm lượng dinh dưỡng từ các nguyên liệu trên trong một bịch bánh tráng không đáng kể. Trái lại, những nguy cơ ngộ độc, nhiễm giun sán… thì lại luôn cao.


BÁN BÁNH TRÁNG TRỘN, THU TIỀN TRIỆU HÀNG ĐÊM


Trung bình mỗi đêm bày hàng ra từ 18h đến 22h, anh Thành bán được từ 250 đến 300 túi bánh, mang về doanh thu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu đồng.

"Em đã gọi điện đặt trước chưa? Nếu chưa thì chịu khó ngồi chờ lát nhé, em thông cảm ai cũng phải chờ...!", anh Thành nói giọng ngọt như ca cải lương trò chuyện khi khách đến hỏi mua bánh tráng.

Mặc dù bọc bánh giá 15.000 đồng thuộc hạng đắt nhất Sài Gòn nhưng để mua được loại bánh do chính tay anh Thành trộn, khách phải gọi điện đặt trước cả tiếng đồng hồ nếu không muốn phải đợi lâu.

Anh Tô Tiến Thành "triệu phú bánh tráng". Ảnh: Sonata Thi

Quầy bánh của anh Thành tọa lạc tại một góc vỉa hè cuối đường Hòa Hảo (quận 10, TP HCM), cứ 18h tối quầy bánh tráng khô bò của anh Thành lại nườm nượp người đến mua. Khách quen của anh thường là các bạn trẻ, sinh viên, dân văn phòng hay các bà nội trợ.

Bánh tráng trộn vốn là món ăn vặt được ưa chuộng rộng rãi ở Sài Gòn khoảng chục năm trở lại đây. Món này có vị lạ miệng, lấy bánh tráng, trứng cút luộc, thịt bò khô, tôm khô, xoài xanh xắt nhỏ, đậu phộng (lạc) rang, hành củ và hành lá phi thơm, cho thêm nước tắc vào trộn đều. Món này thường được bán ở vỉa hè Sài Gòn, trung bình mỗi túi nilon cho một người ăn có giá từ 6.000 đến 10.000 đồng.

Khách xếp hàng nườm nượp để mua bánh tránh trộn trên đường Hòa Hảo. Ảnh: Sonata Thi

Mặc dù đắt hơn gấp đôi so với mặt bằng giá ở TP HCM, song do biết cách chế biến ngon, hài hòa và bắt mắt lại sạch nên khách đến mua bánh ở chỗ anh Thành rất đông. Càng về đêm, cảnh mua bán bàng tấp nập. Để khách khỏi đợi lâu, anh Thành dặn dò tốt nhất nên gọi điện trước, rồi chỉ số điện thoại di động anh dán phía trước quầy để mọi người tiện liên hệ.

Chia sẻ về "bí kíp kinh doanh" và giữ chân khách, anh Thành cho biết, anh luôn chú trọng khâu chọn bánh tráng và các nguyên liệu sao cho vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh. Chẳng hạn khô bò anh không mua lẻ từng bọc sẵn như bình thường mà mua cả cây thịt về rồi dùng tay tước ra, bánh tráng cũng phải lấy ở một chỗ quen, đảm bảo uy tín...

Trung bình mỗi đêm bày hàng ra từ 18h đến 22h, anh Thành bán được từ 250 đến 300 túi bánh, mang về doanh thu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Dù ai cũng xuýt xoa khi biết doanh số "khổng lồ" từ một quầy hàng rong nhỏ như thế, song khi hỏi về lợi nhuận, anh Thành lại khiêm tốn cười xòa "chỉ lời được chừng vài trăm nghìn thôi, không nhiều".

Quầy hàng rong đơn sơ nhưng mỗi đêm đem về cho anh Thành doanh thu từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Ảnh: Sonata Thi

Theo ước lượng của những người làm trong nghề thì ít nhất mỗi túi bánh tráng như thế anh Thành sẽ lời được 5.000 đồng. Cụ thể tính phí cho mỗi bịch bánh tráng 15.000 đồng chỉ tốn từ 8.000 đến 10.000 đồng tiền vốn bao gồm: 4.000 đồng bò khô, 2.000 đồng tôm khô, 1.000 đồng bánh tránh, 1.000 đồng hai trứng cút, 1.000 đồng rau và gia vị...


NHỮNG MÓN ĂN VẶT ĐƯỜNG PHỐ GIÁ RẺ NHƯNG NHIỀU NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM


Gỏi cuốn, bánh tráng trộn, bánh cam, khoai lang nướng... là những món ăn vặt khoái khẩu của giới văn phòng vào những buổi chiều bởi giá cả phải chăng và hương vị đậm đà, vừa miệng.

Xiên que

Cá viên, bò viên, tôm viên, đậu bắp, đậu hũ… sau khi xâu lại thành từng xiên sẽ được đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi chín vàng đều và dậy mùi thơm phức. Món này hấp dẫn người ăn bởi vị cay nồng của tương ớt và giòn dai của xiên thịt. Mỗi xiên que có giá 5.000 đồng.

Gỏi cuốn

Tầm 3h30 chiều, chị Hạnh, nhân viên marketing ở công ty truyền thông quận 10, TP HCM mua cả chục cuốn gỏi cho chị em cùng phòng. "Vừa ăn vặt vừa nói chuyện xả stress rất hiệu quả. Chúng tôi chỉ mất khoảng 15 phút giải lao nhưng ai nấy đều vui và hào hứng với công việc trở lại", chị kể. Mỗi cuốn gỏi ở khu vực này giá 4.000 đồng, ăn kèm với tương hột hoặc mắm nêm giã hành ớt hòa lẫn với một ít thơm bằm nhuyễn.

Bánh tiêu

Nhiều chị em văn phòng mê mẩn những chiếc bánh tiêu có vị ngọt, dai, thơm mùi vừng, béo ngậy, vỏ giòn, ruột đậm đà. Bánh được bán rong trên những chiếc xe đẩy vào buổi chiều tà. Giá một chiếc bánh là 6.000 đồng.

Bánh cam

Chiếc bánh cam vàng ươm với lớp mật óng ánh bọc bên ngoài là món quà vặt yêu thích của trẻ con, người lớn. Chị Tâm, nhân viên văn phòng một công ty xuất nhập khẩu, quận Tân Bình cho hay, bánh cam là món ăn vặt ưa thích của phòng chị. Sau khi ăn trưa, ai cũng tậu cho mình 1-2 cái để dành ăn bữa xế tầm 4h chiều. Mỗi chiếc bánh giá 4.000 đồng.

Bánh tráng trộn

Với nguyên liệu đơn giản như bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô, phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua thái sợi nhỏ, sốt tương, đậu phộng,... trộn đều với nước mắm sốt me ngọt là có ngay một bịch bánh tráng trộn. Đây là món ruột của nhiều chị em văn phòng, giới sinh viên. Giá trung bình 10.000 đồng một bịch.

Chuối nếp nướng

Chuối được bọc bởi cơm nếp, cuốn bên ngoài lớp lá chuối và bắc lên vỉ than nướng. Sau khi chuối chín, gắp ra đĩa và cắt thành từng khoanh, rưới nước cốt dừa và đậu phộng lên trên. Sự kết hợp giữa vị ngọt của chuối, bùi và thơm của nước dừa và cơm nếp tạo nên sức hấp dẫn đặt biệt cho món này. Giá một trái chuối nếp nướng là 7.000 đồng, được bán trên đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1), Tô Hiến Thành (quận 10), Lê Văn Sỹ (quận 3), Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức), Điện Biên Phủ (quận 10).....

Chuối chiên

Chuối chiên đã có từ lâu ở Sài Gòn, bán ở khắp các khu chợ và quanh mặt tiền nhiều doanh nghiệp. Món này có giá 5.000 đồng một cái.

Bắp rang bơ

Bắp rang bơ là món có thể nhâm nhi bất cứ khi nào. Vị ngọt của ngô kết hợp với vị béo và thơm của bơ khiến cho người ăn luôn có cám giác thèm thuồng. Cô Lan, ở quận Thủ Đức cho biết, chiều nào cô cũng "chất một đống như núi" trên đường Linh Trung, Thủ Đức nhưng chưa đầy 3 tiếng đồng hồ là bán hết. Giá mỗi bịch là 5.000 đồng.

Khoai, bắp nướng

Mỗi trái bắp nướng giá 5.000-7.000 đồng, khoai lang nướng 4.000-6.000 đồng một củ.

Bánh lọt, hột é, sương sáo

Món này bán rất chạy vào mùa nóng. Một bịch có giá 3.000-5.000 đồng.





Tác hại của đeo kính áp tròng
Tác hại của việc đi giày cao gót quá đà
Tác hại khôn lường của thuốc tránh thai khẩn cấp
Tác dụng làm đẹp của nghệ cực kì thú vị
Những điều cần biết về thuốc tránh thai cấp tốc
Tác dụng chữa bệnh của muối ăn




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bánh tráng trộn có hại đến cơ thể đến vậy sao ? Sao nhìu người vẫn thích ăn món này ?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý