Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh 2013

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh 2013

19/04/2015 05:47 AM
357

Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh 2013. Những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn khi muốn đi du lịch Tây Ninh đấy nhé


Tổng quan:

Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền đông Nam bộ. Phía bắc giáp 3 tỉnh của Cam-pu-chia với đường biên giới dài 240 km, phía đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh và Long An. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc gia là Mộc Bài và Sa Mát.
Phía bắc tỉnh, từ thị xã Tây Ninh trở lên, nhiều rừng núi, trong đó núi Bà Đen cao 986 m. Phía nam, đất khá bằng phẳng, gần như đồng bằng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng - công trình thuỷ lợi lớn nhất nước, tưới tiêu cho 17.500 ha đất nông nghiệp.
Tây Ninh là nơi tiếp giáp vùng núi cao nguyên Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền đất cao của Nam bộ. Phần lớn là đất đỏ và đất xám, rất tốt cho việc trồng trọt, nhất là trồng rừng và trồng cây công nghiệp.
Thị xã Tây Ninh cách Tp. Hồ Chí Minh 99 km. Quốc lộ 22A từ thành phố qua Trảng Bàng, Gò Dầu tới cửa khẩu Mộc Bài. Quốc lộ 22B từ Gò Dầu qua thị xã Tây Ninh đi cửa khẩu Sa Mát.
Giữ vị trí nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pêng (Cam-pu-chia), Tây Ninh là địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng, từng là căn cứ địa cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày xưa đây là đất Phù Nam. Sau đó thuộc phủ Gia Định (thời Nhà Nguyễn). Năm 1936 đặt phủ Tây Ninh gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá, sau đổi thành tỉnh Tây Ninh.


Tây Ninh đón du khách với vẻ đẹp của ngọn núi Bà Đen trung hậu, tòa thánh thất Cao Đài thâm nghiêm và những đặc sản nổi tiếng như bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối tôm….

Hoàng hôn trên núi Bà Đen.

Địa điểm tham quan

Danh thắng nổi tiếng nhất Tây Ninh là núi Bà Đen, ngọn núi gắn với truyền thuyết về người phụ nữ kiên trung và tiết hạnh. Có ba cách để chinh phục núi Bà Đen là đường bộ (hơn một giờ), cáp treo và hệ thống máng trượt. Trong quá trình chinh phục núi, bạn cũng đồng thời khám phá các hang như hang Heo, hang Sơn Tinh… Ngoài khám phá núi, bạn còn có dịp tham quan, vui chơi, mua sắm ở khu vực rộng lớn dưới chân núi.

Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng năm 1933, hoàn thành năm 1947 nhưng năm 1955 mới khánh thành. Điểm nhấn của tòa thánh là khu nội ô vườn hoa kiểng, rừng và ngôi tòa dài 140m, rộng 40m, có tam đài cao 36m, hiệp thiên dài (hai lầu chuông và trống) cao 25m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30m. Bên cạnh khu nội ô, bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp củaTrí Huệ Cung, Trí Giác Cung, và Vạn Pháp Cung…cũng thuộc tòa thánh.

Hồ Dầu Tiếng xanh biếc, sâu thẳm in bóng dãy núi Cậu sừng sững được chấm phá với những những hòn đảo nhỏ tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Bạn có thể chọn nhiều hình thức trải nghiệm như theo thuyền của dân địa phương ra hồ đánh cá, thả mình xuống trảng cỏ xanh mượt xen lẫn những cây hoa dại nhiều màu sắc, thưởng thức hải sản tươi sống, tham gia các trò chơi trên nước như thuyền buồm, xuồng máy tốc độ cao, lướt ván...;ay thực hiện chuyến hành trình lên núi Cậu, chiêm bái chùa Ông, thu vào tầm mắt khung cảnh tráng lệ của hồ hoặc đến thăm KDL Cần Nôm tuyệt đẹp, suốc Trúc thơ mộng.

Qua khỏi rừng cao su...

Bạn sẽ đến với hồ Cần Nôm tuyệt đẹp.

Suối Trúc lãng mạn...

... và thơ mộng.

Nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km là căn cứ Trung ương cục - gọi tắt là R: Bộ phận đầu não chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. R là vẻ đẹp yên bình của những mái nhà đơn sơ nép mình dưới tán lá, của những con đường mòn lốm đốm hoa, ríu rít tiếng chim song cũng đầy hoài niệm với vật dụng của những tên tuổi đã đi vào lịch sử cách mạng: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Ðáng, Trần Nam Trung, Phạm Thái Bường... Ngoài ra, đến R, bạn còn có dịp ngả mình trong những mái lều dã chiến hay ngả lưng trên những chiếc võng dù, thưởng thức những món ăn được nấu bằng bếp Hoàng Cầm dung dị.

Buổi trưa ở rừng Chàng Riệc (khu rừng rộng trên 70 ha, nối với Campuchia) với tiếng chim hót, tiếng gió thổi, màu xanh ngan ngát của những tán lá, cái vững chắc của những thân cổ thụ nhiều năm tuổi mang đến cảm giác an tâm và thanh bình. Đâyy cũng là nơi lý tưởng cho những chuyến du ngoạn, trò chơi đối lửa trại hay thử thách lòng can đảm.

Ra đời những năm gần đây nhưng siêu thị miễn thuế Mộc Bài chiếm vị trí không nhỏ trong lòng du khách. Tuy hàng bán ở đây khá phong phú và giá rẻ, song việc mua sắm ở đây có khá nhiều điểm trừ. Đầu tiên là phải khai giấy tờ, trình chứng minh nhân dân, mỗi người chỉ mua được một lần và số tiền miễn thuế là 500.000 đồng, khá ít cho những món hàng hiệu hay đồ kim khí điện máy.

 

 

Hồ Dầu Tiếng thanh bình.

Ngoài ra, đến Tây Ninh, bạn đừng quên ghé thăm vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, nơi chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam bộ và KDL Long Điền Sơn mô phỏng công viên văn hóa Đầm Sen của Sài Gòn, KDL Ma Thiên Lãnh, vẻ đẹp trung du giữa đồng bằng.

Di chuyển

Bài này sẽ lấy Sài Gòn là điểm xuất phát. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thông tin ở bến xe của mỗi tỉnh.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể mua vé tuyến Sài Gòn – Tây Ninh tại bến xe miền Đông. Giá vé dao động từ 60.000 – 100.000 đồng tùy chất lượng xe. Ngoài ra, có một tuyến xe bus đi chợ Mộc Bài - Thánh thất xuất phát từ bến xe bus chợ Bến Thành hàng ngày.

Bằng phương tiện cá nhân

Tây Ninh cách Sài Gòn 100km, quãng đường vừa đủ cho một chuyến phượt bằng xe máy trong ngày hay cuối tuần. Từ Sài Gòn có hai hướng đi Tây Ninh, một là từ ngã tư An Sương, hai là từ ngã ba Tân Vạn.

Lưu ý khi di chuyển bằng xe cá nhân là mang đầy đủ giấy tờ xe. Mang bao tay, khẩu trang, mắt kính, áo khoác để an toàn khi vận hành. Mang điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.


Tây Ninh thanh bình.

Đến vào mùa nào?

Bạn có thể đến Tây Ninh bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời gian nhộn nhịp nhất rơi vào hai dịp là rằm tháng giêng và rằm trung thu (có lễ hội).

Lưu trú

Có 3 phương án qua đêm tại Tây Ninh là cắm trại, ngủ nhà dân và thuê phòng. Mỗi phương án đều có điểm cộng và điểm trừ riêng nên tùy theo số lượng, tính chất chuyến đi mà lên phương án trước.

Một số khách sạn có thể gọi điện thoại trước khi đến là hách sạn Thanh Phong, khách sạn Hoà Bình, khách sạn Du lịch Công đoàn…

Đặc sản Tây Ninh

Tây Ninh có 4 đặc sản nổi tiếng là bánh tráng phơi sương, bánh canh thịt heo, muối tôm, mãng cầu Bà Đen (trái na).

Mang gì khi đến Tây Ninh?

Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.

Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.

Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.

Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu

Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.

Chùa trên núi Cậu.

Khu di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam. Ảnh: Tayninhtour

KDL Long Sơn Điền. Ảnh: Tayninhtour

Các cung đường thường gặp:

Sài Gòn - Tây Ninh - Bình Dương - Bình Phước

Sài Gòn - Đồng Nai - Tây Ninh

Sài Gòn - Củ Chi - Tây Ninh


Các điểm thăm quan
Địa đạo Củ Chi (trên đường về Tây Ninh)
Tòa Thánh Tây Ninh
Núi Bà Đen
Hồ Dầu Tiếng
Tw cục miền Nam
Cửa khẩu Mộc Bài
Chợ Long Hoa...Đặc sản
Bánh canh Trảng Bàng, Bánh Tráng Phơi sương, muối tôm Tây Ninh...

Đi & về:

Xe máy

Khởi hành từ Tp.HCM bạn chạy xe theo QL22 (nếu để ý bạn sẽ thấy con đường này chạy song song với Sông Vàm cỏ Đông). Theo người viết nhận thấy thì đi Tây Ninh bằng xe máy là hợp lý nhất: nó giúp bạn chủ động về thời gian hơn và cũng rất thuận tiện khi đi tham quan các điểm du lịch tại Tây Ninh

Xe Bus
Từ Tp.HCM có nhiều tuyến xe Bus đi về Tây Ninh và Mộc Bài , xem các tuyến xe bus tại Tp.HCM. Tuy nhiên đi xe Bus sẽ rất “vất vả”.

Xe khách
Mua vé xe về Tây Ninh tại bến xe An Sương. Xe chạy tuyến Tp.HCM – Tây Ninh theo người viết nhận thấy thì rất ít xe chất lượng cáo chạy tuyến này. Hầu hết là xe loại nhỏ (14 – 16 chổ). Xe thường dừng tại bến xe Tây Ninh nhưng nếu bạn muốn xuống đâu đó trên đường thì cũng..được.
Bến xe An Sương
QL22, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 38832 516

Bến xe Tây Ninh
Đường Trưng Nữ Vương
Điện thoại: (066). 3823 363

Đi lại tại Tây Ninh
Các điểm du lịch tại Tây Ninh tương đối cách xa nhau. Trong khi phương tiện đi lại giữa các điểm thì..hơi khó kiếm (trước đây có xe lôi để di chuyển nay thì….). Đây cũng là một lý do là bạn nên đi xe máy nếu có ý định đi “bụi” về Tây Ninh (hoặc là thuê xe đi từ Tp.HCM).

Taxi
Taxi: 066.376.76.76


Bạn có thể ở qua đêm tại khu vực Núi Bà hoặc lưu trú tại một số khách sạn, nhà nghỉ tại thị xã Tây Ninh
Tại Núi Bà Đen
Ngủ trên Chùa (trên núi)
Tại chùa Bà (trên núi) có một số nhà nghỉ cho người hành hương hoặc khác du lịch muốn lưu trú qua đêm tại đây (giống nhà ngủ tập thể hơn). Bạn không phải đóng phí khi ngủ tại đây. Có thể mang theo túi ngủ hoặc lien hệ thuê chiếu ngủ tại ban quản lý (gần Chùa). Giá thuê chiếu khoảng 5000 đ/chiếc, khi thuê phải để lại chứng minh nhận dân.
Chú ý: giữ gìn tài sản cá nhân.
Nhà nghỉ tại Núi Bà (trong khuôn viên Núi Bà)
Nhà nghỉ Thùy Dương 1Nhà nghỉ Thùy Dương 2
Địa chỉ: Xã Ninh Sơn - Thị xã Tây Ninh (Khu du lịch Núi Bà)
Điện thoại: 066.823378

Ngoài ra gần khu vực cũng có một số phòng trọ

Tại Thị xã Tây Ninh
Khách sạn Hòa Bình (2 sao)
Địa chỉ: 20B Đại lộ 30/4 Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.820304066.822345

Nhà nghỉ Hòa Bình
Địa chỉ: 15 Đường CMT8 Ấp Ninh Phước, xã Ninh Thạnh, Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.825682

Khách sạn Anh Đào (1 sao)
Địa chỉ: 146 - ĐạI lộ 30/4 Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.827306

Nhà nghỉ, nhà hàng Thiên Ngân
Địa chỉ: 815 Đường CMT8 Phường Hiệp Ninh - Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.822393

Khách sạn Việt Phương
Địa chỉ: 1B Đường 30/4 Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.815444

Ăn
Khu vực Núi Bà
Tại chân Núi có một số quán ăn, nhà hang phục vụ du khách tham quan Núi Bà.
Thùy DươngĐịa chỉ: Xã Ninh Sơn - Thị xã Tây Ninh (Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà)Điện thoại: 066.820741

Quán cơm Nhật Thanh
Điện thoại: 066.826.347 - 0913.107.607 (gặp gì Út)

Trên Núi
Chùa có phục vụ ăn sáng miễn phí cho du khách hành hương, thức ăn chay với các món đơn giản… Buổi tối trên đó dịch vụ tương đối ít. Nên mang theo một ít thức ăn dự trữ.

Tại thị xã Tây Ninh
Hòa Bình
Địa chỉ: 210B Đại lộ 30/4 - Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.822636
Fax: 66.822345

Hoàng Tuấn
Địa chỉ: 35B Quốc lộ 22B, Phường 3, Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.823683

Hảo Hảo
Địa chỉ: 045 - Nguyễn Thái Học, Khu phố 3, Phường 3, Thị xã Tây Ninh

Thiên Khang I
Địa chỉ: 457 CMT8, Khu phố 3, Phường 3, Thị xã TN
Điện thoại: 066.821992

Hai Râu
Địa chỉ: Long Bình, Long Thành Nam, Hòa Thành, TN
Điện thoại: 066.841563
Địa chỉ: E/24 - Ngô Tùng Châu, Khu phố 4, Phường 4, Thị xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.621507999

Sài GònĐịa chỉ: A/9A, Ca Bảo Đạo, cửa số 4, Hòa Thành, TN
Điện thoại: 066.880351

Leo Núi Bà Đen
Núi Bà Đen với chiều cao 998m, là ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam bộ, nhìn từ xa núi như một chiếc nón mập mờ trong sương núi.
Để lên núi bạn có thể đi bằng cáp treo, máng trượt hoặc là leo núi. (Vé vào núi Bà: 8.000 đ/người, Cáp treo, máng trượt tại núi Bà: 25.000 đ/lượt).
Leo núi được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thử sức mình với lại …vui.
Thời gian leo: nên leo vào buối sáng hoặc vào buổi chiều – lúc đó thời tiết mát hơn nên dễ leo.
Trên đường lên núi có một số trạm dừng chân cho người leo núi, bên cạnh dó cũng có nhiều hàng quán bán nước giải khát, thức ăn phục vụ người leo núi.
Điểm dừng chân sẽ là Chùa Linh sơn (Chùa Bà) nằm lưng chừng Núi (nhiều bạn cứ tưởng là đã leo lên đỉnh núi nhưng không phải vậy).

Mua sắm
Bạn có thể mua một số đặc sản của Tây Ninh như: muối tôm, bánh tráng phơi sương… tại một số của hàng dưới chân núi hoặc tại chợ Long Hoa.

Bưu điện
Đường 30 tháng 4, thị xã Tây Ninh
Điện thoại: (066). 3822 432 – 3822 125

Bệnh viện
Bệnh viên Tây Ninh
Đường 30 tháng 4, Phường 3, thị xã Tây Ninh
Điện thoại: (066). 3822 145

Ngân hàng
• Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT
Đường cách mạng tháng8, thị xã Tây Ninh
Điện thoại: (066). 3822 830

• Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển
Đường30 tháng 4, thị xã Tây Ninh
Điện thoại: (066). 3827 316

Chỉ với kinh phí khoảng 200.000 đồng bạn sẽ có chuyến du lịch bụi thật thú vị ở xứ nắng Tây Ninh, nơi có ngọn núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ.

Rãnh 2 ngày vào cuối tuần tôi và đám bạn rủ nhau đi du lịch Tây Ninh vì đã nghe nhiều nhưng chưa đứa nào được đặt chân đến đây cả. Bắt xe bus ra Bến Xe An Sương, chúng tôi leo lên xe khách thẳng tiến ra Tây Ninh với giá vé 50.000đ/lượt (bạn có thể chọn xe chất lượng cao như Đồng Phước hoặc Thùy Linh với giá nhỉnh hơn một tí xíu là 55.000đ). Đi khoảng một tiếng rưỡi thì đến, do có dặn dò với chủ xe nên xe chở chúng tôi đến tận cổng 4 của Tòa Thánh. Đi Tòa Thánh xong bạn có thể đi ngược lại tham quan Công Viên Hòa Thành và chợ Long Hoa gần đó (một trong những chợ sầm uất của Tây Ninh) 

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu trên mạng thì khuôn viên Tòa Thánh rộng khoảng 100ha có hàng rào xung quanh bao bọc, gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo của đạo Cao Đài như Tòa Thánh, Báo Ân Từ, các cơ quan Đạo,…

Tuy đi giữa trời trưa nắng và hơn 2km nhưng không khiến chúng tôi nản lòng, bởi những công trình nơi đây quá tuyệt, ngoài việc mang dáng dấp của tôn giáo ra thì còn là sự hòa quyện giữa cổ kính phương Đông và một chút nét tân thời Phương Tây . Có cả quang cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và mát mẻ, nào là “vườn cao su” rộng lớn, vườn cây với những con khỉ phá phách hoặc nằm ườn ra ngủ, rồi Hoa Viên mà trong đó cây cảnh được chăm sóc và uốn lượn một cách nâng niu

Đường đi xa dịu vợi ^^

Cuối cùng chúng tôi đã nhìn thấy Đền Thánh, đúng như tìm hiểu thì tổng thể Đền Thánh mang hình tượng Long Mã bái sư, hướng về phía Tây, có 2 lầu chuông và hướng thẳng lên như 2 cái sừng nhọn. Xung quanh vách thì là những khung cửa sổ được trang trí họa tiết bằng hoa sen có hình Thiên Nhãn, chúng tôi đếm tất cả là có 24 Thiên Nhãn. Điều đặc biệt, chúng tôi nghe nói Công Trình Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng bằng bê tông cốt tre.

Sau khi tham quan Tòa Thánh một cách đầy đủ thì chúng tôi đi xe thẳng lên Núi Bà Đen. Giá xe ôm hơi chát, nếu không rành thì có thể bị “chặt” đến 60.000đ/người nhưng bạn có thể thỏa thuận để có giá hợp lí chừng 20.000đ đến 30.000đ vì Tòa Thánh chỉ cách núi Bà Đen khoảng 8km. Nếu nhóm bạn đi đông thì tốt nhất nên bắt taxi vừa mát vừa an toàn. Chúng tôi ngã giá xe ôm thì được 25.000đ/người. Quá được, thẳng tiến lên Núi Bà Đen nào!!!!

Dọc 2 bên đường đi là cánh đồng ngô, khoai mì, ruộng lúa nhìn mát mắt. Từ xa chúng tôi đã nhìn thấy ngọn núi to đùng, cao sừng sửng, tôi thầm nhủ trong lòng một cách phấn khởi: “Chờ đó, chẳng mấy chốc nữa ta sẽ chinh phục được mi thôi. Haha!”

Đến chân núi, bạn mua vé vào 12.000đ. Ở đây có 3 phương tiện đi để lên núi là cáp treo 60.000đ/lượt, máng trượt 30.000đ và leo bộ thì miễn phí. Với ý định là chinh phục núi nên chúng tôi quyết định sẽ leo bộ.

Lúc đó trời đã về chiều tối dù cũng có người lên xuống nhưng bọn tôi xin chùa ngủ lại một đêm, sáng mai chinh phục sau (một phần định sẽ leo lên tận đỉnh núi cao, một phần là muốn an toàn và cuối cùng là có thể chụp ảnh đẹp lưu lại). Theo lời chú xe ôm dặn dò thì chúng tôi vào thưa với sư cô: “Chúng con là sinh viên, hôm nay đến tham quan Núi Bà và Viếng Chùa, Sư cô cho con xin tá túc, ngủ lại một đêm”. Sư cô dễ tính nên sắp xếp chỗ ngủ cho bọn tôi.

Nếu bạn không muốn ngủ tại chùa vì sợ làm phiền thì bạn khoan hãy đến núi Bà Đen sớm, mà kiếm nhà nghỉ hoặc khách sạn nào gần Tòa Thánh ngủ vì giá ở đây khá rẻ, nhà nghỉ phòng 2 người chỉ chừng 80.000đ/1 đêm, khách sạn thì 180.000đ.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm, bắt đầu leo núi. Ban đầu con bạn định đếm xem từ đây lên núi có bao nhiêu bậc thang nhưng cuối cùng nhiều quá không đếm nổi, theo dự đoán chắc cũng gần 1500 bậc.

Leo không được bao lâu thì bắt đầu than mệt mỏi, theo tôi thấy thì càng than vãn ý chí càng giảm xuống, chẳng lợi ích gì cho mình nên chúng tôi thống nhất với nhau là “Mỗi lần than thở là đóng 5000đ” cũng nhờ thế mà mọi người tự vui vẻ, động viên nhau, vừa đi vừa chụp ảnh nên cảm thấy bớt mệt và hứng thú trở lại. Điều đặc biệt hơn là bạn có thể dễ dàng làm quen và nói chuyện vui vẻ với những người cùng leo núi như mình, chúng tôi cũng kết thân được với một gia đình gồm cô chú và 3 đứa nhóc. Mấy leo núi mà tung tăng cứ như đi chơi, bọn tôi nhìn trầm trồ bái phục. Hihi! Quang cảnh 2 bên đường leo quả thật là rất tuyệt! Những ô vuông màu xanh rì của đồng lúa, đồng bắp và đồng khoai mi thiệt là đã mắt, lại cộng thêm gió thổi nữa,… ui chùi, cảm giác mình cao thật cao cứ như muốn bay ý!

Cáp treo...

Máng trượt...

những cánh đồng....

Điểm đến đầu tiên là Linh Sơn Thiên Thạch Tự, ở đây bạn có thể cúng viếng và cầu nguyện, đồng thời có thể xin săm hoặc xin keo…

Lúc này có bản chỉ dẫn là Đường lên đỉnh núi 150m. Chúng tôi không vội leo lên đỉnh núi sớm và theo mọi người qua chùa Hang, bước xuống gần 70 bậc thang rồi lại leo lên 100 bậc thang nữa mới tới chùa Hang. Bình thường thì mọi người chỉ đi đến chùa Hang là dừng lại nhưng tốt nhất bạn nên đi tiếp đến điểm cuối cùng cách chùa 150m là chùa Quan Âm (Động Ba Cô), ngoài việc đứng nhìn phong cảnh phía dưới ở vị trí thật cao thì chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng động với những thạch nhũ thật đẹp và lung linh dưới ánh đèn, kì ảo đến lạ thường.

Ở đấy cũng có lối lên đỉnh núi 150m nhưng chúng tôi không thử vì chưa có kinh nghiệm leo núi, sợ rắn rếch và bò cạp nguy hiểm.

Lúc xuống núi, bạn có thể đi bộ xuống hoặc đi dịch vụ máng trượt để thử cảm giác phiêu lưu và mạo hiểm (vì hiếm có địa điểm du lịch núi nào có máng trượt, đa phần chỉ có cáp treo).

Lúc này chúng ta có thể chào tạm biệt núi Bà Đen và bắt xe quay trở về Thị Xã Tây Ninh. Ở đây bạn có thể ra Bến Xe Tây Ninh để đi xe về thẳng Sài Gòn, hoặc ghé dọc đường để ăn đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh là bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng phơi sương. Ăn rất ngon, đến phát ghiền! Không thì từ Bến Xe bạn có thể đi xe bus lên thẳng Mộc Bài để tham quan và mua sắm tại Siêu Thị Miễn Thuế Mộc Bài nhưng nhớ là đem theo giấy CMND theo đấy, rồi sau đó bắt xe 703 tuyến Mộc Bài – Bến Thành với giá 35.000đ để về lại Sài Gòn.

Kết thúc một chuyến đi dành cho những người bạn trẻ muốn đi du lịch mà không có xe máy. Về kết toán chúng tôi chỉ tiêu sài khoảng 200.000đ cho cả chuyến.

Vô cùng tiết kiệm và thú vị phải không các bạn? Vậy thì ngay bây giờ hãy chuẩn bị hành trang và lên đường nào, hè đến rồi đấy!!! 

Ăn uống tại Tây Ninh

Đến Tây Ninh người ta không thể quên những tô bánh canh, những dĩa thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rồi món bì ram, cháo lòng hay cháo bồi là những đặc sản “rất Tây Ninh”.
1) Cháo lòng:
Cháo lòng Tây Ninh gồm đủ lục phủ ngũ tạng của loài heo như dồi trường, lá mía, tim, cật, huyết và gan. Gạo được rang cho thơm xong ta nấu cho gạo nhuyễn nhừ cho các thứ lòng vào nấu chung cho chất ngọt do cốt trong các món lòng heo tiết ra. Công phu nhất là món dồi nướng sả. Ruột già của heo mua về lật ngược bề trong bằng chiếc đũa, xong chà sát bề trong ruột với muối cho thật sạch trong dung dịch dấm hoặc rượu đế để khử mùi hôi. Xong phơi ruột cho ráo. Khi dồn nhân làm dồi, ta lật lại chiều của ruột nguyên thủy. Nhân là thịt heo bằm nhuyễn trộn chung với tỏi sả ớt bằm, cho tiêu sọ hột vào nêm muối cho vừa ăn (tùy khẩu vị, người viết ăn khá lạt). Nhân được nhồi vào ruột mà một dầu được thắt bằng chỉ sợi. Đầu kia được cột khi dồi được căng đều. Xong ta nướng dồi bằng lửa than hay lò điện. Món dồi này ăn với cháo hay lai rai ba sợi với bia hay cognac pha Perrier cũng bắt mồi không kém.

2) Cháo bồi:
Cháo bồi là gì? Nó chính là món cháo bột báng mà phần thịt lại giống với món bánh canh. Do vậy nhiều hàng bánh canh bán song song với cháo bồi bột báng. Cháo được rang thơm xong nấu thành cháo chín nhừ với bột báng. Điểm dặt biệt của cháo bồi khác cháo thường ở món bột báng. Bột báng khi nóng làm cho cháo sền sệt với độ lỏng trơn trui dễ nuốt. Thịt heo nạc phần giò heo khi ta cắt khoanh ra có da, thịt và gân. Điểm thêm hành ngò, tiêu và nước mắm thì đúng điệu cháo bồi.

3) Bánh canh:
Nói tới bánh canh thì bột bánh canh có hai loại là loại bột gạo trắng đục và loại bột năng trắng trong. Theo ký ức cũ của tôi thì hình như người Tây Ninh chỉ dùng loại bột gạo. Nước lèo cho món bánh canh nấu tương tự như món hủ tiếu hay mì nước, tức chúng ta nấu nước dùng bằng xương heo. Thịt cho món bánh canh thì tận dụng tối đa 4 cái giò của con heo, nghiã là chúng ta dùng giò phần thịt và phần bàn chân heo có cả móng. Tôi nhớ bà nội tôi dạy tôi ăn món này đầu đời là lấy nước mắm ngon (có nước mắm nhỉ thì càng tuyệt vời tâm tư) cho ớt chín đỏ cắt khoanh vào, nặn chanh cho vị cay, chua và mặn hòa lẫn lộn cho lâm li vị giác. Món này được tìm thấy nhiều nơi từ Trảng Bàng về tới Tây Ninh.

4) Thịt và lòng heo cuốn bánh tráng:
Vì các gian hàng hay các quầy bán cháo lòng và bánh canh dùng các sản phẩm heo, nên món khác được tạo ra là món giò heo, thịt heo hay lòng heo luộc cuốn bánh tráng chấm nước pha thật ngon. Món này cần có rau sống đi kèm. Tây Ninh là miền đất trù phú do thiên nhiên ưu đãi nên Tây Ninh có đủ loại rau từ rau sống đến các loại rau đọt chiết, hay những lá xanh non, có vị chua rất bắt với món ăn cuốn bánh tráng như bì cuốn, nem cuốn, cá hấp hay cá nuớng cuốn bánh tráng đến món thịt hay lòng heo cuốn bánh tráng.

5) Nước mắm chấm:
Theo công thức mẹ tôi lưu truyền trước ngày tôi lên xe hoa về nhà vợ thì nước mắm được pha theo tiêu chuẩn như sau:
- 2/3 chén nước mắm loại ngon hoặc khá (loại dở có nồng độ mặn hơn, độ đạm ít hơn, cần pha chế gia giảm theo kinh nghiệm)
- 1/2 chén dấm trắng (có thể thay bằng chanh)
- 1/3 đường cát trắng
- 2 chén nước lọc (nếu ăn lạt dùng 3 chén)
- Ớt, tỏi bằm tùy khẩu vị mà nêm vào.
Theo kinh nghiệm khẩu vị, mỗi người ta biến chế theo cung cách riêng.

6) Món bì ram:
Tây Ninh làm món bì có phần hơi khác với các tỉnh khác vì cách làm thịt cho món bì theo cung cách khác. Đa số các tỉnh luộc thịt heo xong rồi thái sợi. Kiểu Tây Ninh là ram hay chiên thịt heo cho tỏi vào dầu phi thơm, khi thịt chín vàng óng ả, vớt ra dùng chầy hay bề sống của dao phay (phần lưng không nhọn) dần cho mềm và tưa ra. Xong ta trộn thính và bì tươi vào thịt tưa nêu trên. Bì thịt này dùng chung cho cơm tấm, bì bún hay bì cuốn.





Kinh nghiệm du lịch Ao Vua
Kinh nghiệm du lịch bụi Cửa Lò
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Thơ
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha
Kinh nghiệm du lịch bụi Cần Giờ
Kinh nghiệm du lịch bụi Sapa

Kinh nghiệm du lịch An Giang





(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý