Chữa bệnh đau mắt của trẻ sơ sinh bằng bằng sữa mẹ an toàn

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh đau mắt của trẻ sơ sinh bằng bằng sữa mẹ an toàn

19/04/2015 05:47 AM
37,054

Chữa bệnh đau mắt của trẻ sơ sinh bằng bằng sữa mẹ an toàn. Bé sơ  sinh bị đau măt và bạn rât lo lắng. Hãy tham khảo cách chữa đơn giản sau nhé!

Image result for trẻSO SINH BI DAU MAT

 

TRẺ ĐỂ NON HAY BỊ VÕNG MẠC
 

Võng mạc là lớp trong cùng của mắt, nhận ánh sáng và chuyển thành thông tin, đưa lên não. Mạch máu nuôi võng mạc chỉ phát triển hoàn thiện ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Vì vậy, trẻ đẻ càng non thì số mạch máu đã phát triển càng ít.

Ở một số trẻ đẻ non, nhất là trẻ quá nhẹ cân, mạch máu võng mạc phát triển bất thường, gây bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, gọi tắt là ROP. Tỷ lệ bệnh càng cao nếu trẻ sinh càng non tháng và càng nhẹ cân.

Biểu hiện bệnh

Giai đoạn đầu, bệnh không thể hiện ra ngoài. Chỉ đến giai đoạn cuối cùng mới thấy con ngươi mắt của trẻ bị trắng đục. Thường với những trẻ sơ sinh đẻ non, nên khám để phát hiện bệnh vào tuần thứ 5-7 sau khi sinh, lúc bệnh mới bắt đầu có biểu hiện. Khám sớm hơn sẽ không an toàn cho trẻ.

Các khả năng tiến triển của bệnh:

- Trong đa số trường hợp, các mạch máu bất thường sẽ tự lành (khoảng 90%).

- Ở một số trẻ, các mạch máu này chỉ lành một phần, dẫn đến hiện tượng cận thị hoặc lác mắt sau này.

- Đôi khi, bệnh để lại sẹo ở võng mạc, khiến thị lực giảm.

- Trường hợp nặng, mạch máu võng mạc tiếp tục phát triển bất thường và tạo thành mô sẹo gây co võng mạc, kéo nó khỏi vị trí bình thường, dẫn tới giảm thị lực trầm trọng.

Phương pháp điều trị

Có 2 phương pháp để chữa bệnh này: Dùng laser quang đông và áp lạnh. Phương pháp thứ nhất thì Việt Nam chưa có, còn phương pháp thứ 2 lại làm các cháu đau đớn và chấn thương tinh thần nặng nề mà hiệu quả không cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị được với kết quả rất khả quan.

Chương tình nghiên cứu

Trước đây, hầu hết những trẻ đẻ quá non đều chết nên vấn đề này chưa được chú ý. Hiện nay, Bệnh viện Từ Dũ đã cứu được rất nhiều trẻ đẻ non nhẹ cân (có trẻ chỉ nặng 500 g) nên số bệnh nhân mang bệnh này được phát hiện nhiều hơn. Từ giữa tháng 2, Trung tâm Mắt TP HCM bắt đầu tiến hành nghiên cứu bệnh ROP ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Từ Dũ.

Bác sĩ Trần Thị Phương Thu, Giám đốc Trung tâm Mắt cho biết: Sắp tới, trung tâm sẽ cố gắng tìm thêm các nguồn tài trợ để có kinh phí đầu tư trang thiết bị và đào tạo bác sĩ chuyên khoa điều trị ROP cho trẻ sơ sinh. Riêng các bà mẹ có con đẻ non, cân nặng dưói 1.500 g nên đưa các cháu đến Khoa Mắt nhi của trung tâm để khám sớm. Nếu muốn tham gia "Chương trình Nghiên cứu Võng mạc ở Trẻ sinh non" có thể đưa các cháu đến khám tại Phòng Kanguru, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ vào các buổi sáng thứ tư hằng tuần.

 

Image result for trẻSO SINH BI DAU MAT

Một số bệnh lý về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Những bệnh lý thường gặp

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tập trung hướng dẫn những điều quan trọng cho các bà mẹ. Chuyện chăm sóc mắt trẻ thơ ra sao ít vị quan tâm, vị nào chu đáo hơn thì nói qua loa… Bạn cần có những kiến thức cơ bản về các bệnh mắt ở trẻ sơ sinh để xử trí kịp thời.

- Viêm kết mạc: thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Phát hiện được là đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa trị ngay.

- Viêm kết mạc do hóa chất: thường xảy ra 24-48 giờ đầu sau sanh. Bệnh thường tự khỏi sau 48-72 giờ. Bệnh này do kết mạc mắt phản ứng với nitrat bạc – thuốc nhỏ mắt phòng ngừa viêm kết mạc do lậu cầu khuẩn.

- Viêm kết mạc lậu: do lậu cầu lây từ mẹ sang con trong giai đoạn xổ thai, biểu hiện sau sinh từ 3-5 ngày. Ban đầu, mắt trẻ tiết dịch lẫn máu, về sau mi mắt sưng đỏ tiết ra mủ. Có thể phòng ngừa hữu hiệu bệnh này bằng cách nhỏ nitrat bạc sau sinh, 1 giọt/lần/mắt. Khi mắt trẻ nhiễm bệnh, muốn trị tận gốc phải trị cả cha mẹ và bé. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc khiến trẻ bị mù.

- Viêm kết mạc do Chlamydia: bệnh lây từ mẹ sang con trong lúc mang thai. Khi nhiễm bệnh, sau sinh 5 ngày mắt sẽ tiết dịch, sau đó tiết ra mủ, 2 mắt sưng đỏ. Trị bằng Erythromycin và Teytacycline thuốc mỡ 1% bôi mắt 4-5 lần/ngày cho đến khi hết sưng đỏ.

- Viêm kết mạc do tụ cầu vàng: thường khởi phát sau 3 ngày tuổi, có thể chỉ một mắt bị bệnh, mủ không nhiều. Trị bệnh này bằng Teytacyline thuốc mỡ 1%, bôi mắt 4 lần/ngày, dùng trong năm ngày.

- Viêm kết mạc do virus: thường do Herpex simplex virus (HSV) gây nên. Trẻ nhiễm bệnh này từ mẹ, trong khi sanh. Bệnh phát trễ, thường từ 7-14 ngày sau sinh, có thể viêm ở một hoặc hai mắt. Nên cách ly bé với mẹ, dùng các thuốc kháng virus như Acyclovir (uống) và Nevirapin 3% thuốc mỡ bôi mắt 5 lần/ngày,  trong vòng 10 ngày.

Lưu ý: Các viêm kết mạc, trừ viêm do hóa chất, có thể phòng ngừa hữu hiệu nếu người mẹ khám thai định kỳ thường xuyên.

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh: tương đối hiếm gặp, nhưng thường trẻ sơ sinh bị nặng hơn người lớn và gây mù nếu không được điều trị sớm (mổ). Biểu hiện: đồng tử trắng đục một phần hoặc toàn phần, lé hoặc mù.

- Tăng nhãn áp bẩm sinh (glaucoma): là bệnh tăng áp lực trong mắt kết hợp với mất thị lực. Khi cả cha và mẹ đều bị bệnh này, thì con cũng có nguy cơ bị, thường ở cả hai mắt. Biểu hiện: hay chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhãn cầu to hơn trẻ bình thường. Cần đưa trẻ đi điều trị ngay mới có thể tránh mù vĩnh viễn.

- Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng (ROP): là bệnh lý mạch máu ở võng mạc. Bệnh này thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt là những trẻ được cho thở oxy liều cao (nồng độ oxy trên 40%). Có thể phát hiện bệnh này sớm nhất lúc bé từ 6-8 tuần tuổi nhờ đèn soi đáy mắt. Chỉ phát hiện bệnh sớm mới hy vọng điều trị tốt, vì điều trị bệnh này rất phức tạp. Cho nên, ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, chỉ nên cho trẻ thở oxy khi thật cần thiết, nếu lạm dụng thì nguy cơ bị ROP càng cao. Ngoài ra, nồng độ oxy cung cấp cho những trẻ này không nên vượt quá 40%, ngoại trừ các trường hợp bệnh lý nặng.

Lưu ý: Nên vệ sinh mắt trẻ sơ sinh bình thường trong tháng đầu bằng nước muối sinh lý NaCl 9%, liều: 1 giọt/mắt/lần sau khi tắm trẻ.


Image result for trẻSO SINH BI DAU MAT

CHỮA ĐAU MẮT CHO TRẺ BẰNG SỮA MẸ

 

Mấy hôm nay bé nhà em bị đau mắt quá các mẹ à. Nhìn con mới được 4 tháng tuổi mà mắt mũi cứ lèm nhèm nhử mắt khiến em xót xa lắm.

Em cũng đã rất chăm chỉ vệ sinh các hốc mắt và mắt cho con bằng nước muối sinh lý loãng 0,9% rồi đấy nhưng tình hình có vẻ không cải thiện nhiều.

Thậm chí em còn nhỏ ướt hết cả chiếc khăn sạch mềm để lau rửa mắt cho con bằng nước muối này mà sáng hôm sau ngủ dậy, mắt của con vẫn có cảm giác lèm nhèm cả. Nhử mắt cứ bám dính chặt cả 2 mi mắt khiến con cảm thấy rất khó khăn để mở mắt ra ấy ạ.

 

Em đang tính cho con đi bác sĩ khám mắt để được dùng thuốc xem sao chứ để ở nhà thì xót con lắm. Nhưng bà nội cháu mấy hôm về chơi thấy cháu như vậy thì cứ động viện mẹ cháu nhỏ thử sữa mẹ vào mắt cho con.

Thực lòng em không tin lắm vào kinh nghiệm này mặc dù bà nội cháu có nói ngày xưa bà cũng thường làm vậy khi các con bị đau mắt.

Em thì em nghĩ thế này ạ, sữa mẹ tuy khá tự nhiên nhưng không phải là loại thuốc nhỏ mắt hay sát trùng gì hết vì thế chúng sẽ không thể giúp ích được cho con em hiện giờ.
 

Chưa kể em thấy cứ tự ý dùng thuốc tràn lan còn sẽ khiến mắt bé bị nhiễm khuẩn nhiều hơn vì sữa là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì thế khỏi đâu chẳng thấy mà em lại sợ mắt cháu bị viêm nhiễm nhiều hơn thì nguy hiểm lắm. Chính vì nghĩ vậy, em cứ nấn ná chưa áp dụng mẹo của bà nội.

 

Nhưng hôm trước, phải nói là em rất ngạc nhiên khi hỏi cô bạn thân của em về việc mẹo điều trị cho con khi bị đau mắt đỏ. Ngay lập tức, cô bạn thân của em bảo em rằng, em cứ lấy chính sữa mẹ để nhỏ mắt cho con sẽ khỏi liền.

Em lấy làm lạ và hỏi lý do thì cô ấy nói rằng một lượng nhỏ sữa mẹ vào trong mắt bị đau có thể giúp điều trị bệnh nhiễm trùng viêm kết mạc một cách nhanh chóng.

Bởi vì một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng các kháng thể trong sữa mẹ rất tốt và có hiệu quả trong việc trừ khử một số các loại bệnh nhiễm trùng về mắt cho bé đấy. Có thể nói nó được coi là loại thuốc kháng sinh điều trị cho việc đau mắt của bé rất tốt. Thậm chí ngoài để điều trị đau mắt cho con, em còn có thể dùng nó làm thuốc nhỏ mũi cho con nữa.

 Bạn thân của em cũng nói, ngoài khả năng chữa đau mắt và ngạt mũi của sữa mẹ, sữa mẹ thực sự có rất nhiều khả năng chữa các bệnh khác.
 

Chẳng hạn như nó có thể được sử dụng để điều trị cho các nốt mụn trứng cá, vết bỏng và cháy nắng, đôi môi nứt nẻ, lở loét lạnh và vết cắt, vết xước, phát ban tã, nhiễm trùng tai, côn trùng cắn, phát ban da, đau cổ họng, mụn cóc…

 

Nghe thấy bạn em nói về các kháng thể có trong sữa mẹ nhiều công dụng như vậy em thực sự muốn liều một lần để kiểm chứng xem sao.

Nhưng em còn chưa dám nhỏ mắt cho con bằng sữa mẹ vì vẫn thấy có điều gì đó chưa tự tin để tiến hành quá.

Nếu các mẹ nào đã có kinh nghiệm về vụ nhỏ thuốc mắt cho con bằng sữa mẹ khi trị đau mắt cho con thì chia sẻ cùng em với nhé. Em đang rất cần ạ. Cảm ơn các mẹ nhiều!

 

Image result for trẻSO SINH BI DAU MAT

BẢO VỆ ĐÔI MẮT CHO TRẺ

 
Gia tăng tật khúc xạ học đường hiện đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Các số liệu mới nhất do GALEPO và Cục Y tế dự phòng thực hiện đầu năm 2005 trên 10.000 học sinh tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy tỉ lệ học sinh mắc tật khúc xạ nói chung là 49,16%, tỉ lệ cận thị là 48,1%, cận thị nhẹ cả hai mắt là 56%, cận thị vừa 27,7% và cận thị nặng chiếm đến 15,5%.

65%-70% cận thị là do mắc phải

Theo các nhà chuyên môn, trong 100 trường hợp cận thị thì chỉ khoảng 30%-35% cận thị bệnh lý do di truyền (có yếu tố gia đình), còn 65%-70% cận thị là do mắc phải.

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị mắc phải ở học sinh như: điều kiện học tập (ánh sáng, bàn ghế, bảng…) tại trường, tại nhà chưa đúng tiêu chuẩn, chế độ học tập và sinh hoạt (đọc sách, truyện, chơi game xem ti vi…) không hợp lý.

Các nhà chuyên môn cho biết các bệnh về mắt ở tuổi học đường có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân: chế độ học tập quá tải trong khi thời gian nghỉ ngơi vui chơi lại bị thu hẹp; cường độ làm việc của mắt lại nhiều lên do các em đọc nhiều sách báo, xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính nhiều…

Vấn đề ánh sáng tại các lớp học cũng đáng lo ngại. Theo số liệu của Bộ Y tế khi kiểm tra 500 mẫu chiếu sáng tại các trường học, cho thấy có 11% mẫu thấp dưới mức quy định. Tại Nam Định chỉ có 5/20 trường đạt tỷ lệ chiếu sáng tự nhiên; tại Thừa Thiên-Huế chỉ có 59% trường cấp I (30% số trường được kiểm tra) có đủ ánh sáng.

Song nguyên nhân đáng lo ngại nhất lại xuất phát từ nhận thức chưa đúng mức của các phụ huynh trong việc chăm sóc và hướng dẫn trẻ cách bảo vệ mắt cho tốt, phòng ngừa cận thị.

Image result for trẻSO SINH BI DAU MAT

Một số biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đôi mắt của trẻ

1. Giảm mọi căng thẳng của mắt: Không thức quá khuya để đọc sách - nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

2. Cải tiến các phương tiện phục vụ học tập: kích cỡ bàn ghế phải phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng, sách vở học tập phải được in rõ ràng và sáng sủa, dễ đọc.

3. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý: Khi học ở nhà, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ học. Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.

4. Ngồi học phải giữ đúng tư thế: Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 - 15 độ. Không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học. Luôn để mắt xa sách vở với một khoảng cách thích hợp: khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái (hoặc ngón trỏ cong lại) đến cùi chỏ ở HS cấp THPT là 35 cm, tương ứng 30cm, 25cm ở HS cấp THCS và cấp tiểu học.

5. Khám mắt định kỳ: Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, thấy chữ viết hoặc hình vẽ trên bảng mờ mờ, hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.

6. Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt: Nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác, chẳng hạn chất chondroitin được chiết suất từ sụn vi cá mập thiên nhiên rất tốt cho mắt.

Thành phần sụn vi cá mập thiên nhiên không chỉ giúp duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể và giác mạc mắt, mà còn tăng tính đàn hồi của thấu kính và thể mi giúp mắt luôn điều tiết tốt, hạn chế tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ của trẻ trong học tập và sinh hoạt.

7. Phát hiện sớm tật khúc xạ và tuyên truyền phòng chống tật khúc xạ học đường là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng học tập cũng như sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục sức khỏe và bảo vệ đôi mắt cho các em tuổi học đường.

(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi chau moi duocnua thang nhung tu khi chau sinh ra cho toi nay chau cu bi dau mot mat xin cac bac si chuyenkhoamat huong dan cho gia dinh toi biet cach dieu tri
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Lay sua cua mih nho vao mat be truoc khi di ngu
Con toi moi sinh duoc 3ngay nhung bi dau mat.xin bsj huong dan
Con toi sinh dc 20 ngay chau bat dau dau mat tu 2 ngay dau toi co nho thuoc natriclorid0,9% cho chau duoc vai ngay chau do nhung nho keo dai 2 tuan thi van chi the mat be van co di mat vay bs hay giup toi cho toi loi khuyen de doi mat con toi dc mau khoi toi sin chan thanh cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Mấy ngày mắt bé nhà e cứ mở ti hi khi được bốn ngày thì mở to nhưng lại dính rất nhiều gen mắt e đã vệ sinh sach nhưng không hiệu quả vậy e lên làm gì
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Tre so sinh bi dau mat co nhie mà mat
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý